Không chờ hết dịch, trường đại học chủ động xây dựng kịch bản tuyển sinh

  发布时间:2025-01-24 09:39:21   作者:玩站小弟   我要评论
Ngày 10/4,ôngchờhếtdịchtrườngđạihọcchủđộngxâydựngkịchbảntuyểquỳnh cool Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thquỳnh coolquỳnh cool、、。

Ngày 10/4,ôngchờhếtdịchtrườngđạihọcchủđộngxâydựngkịchbảntuyểquỳnh cool Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thông báo sẽ tổ chức một kỳ thi riêng, tiến hành song song, độc lập với các phương thức còn lại. Điều đáng chú ý là trường sẽ đưa một phần tự luận vào đề thi, thay vì chỉ thi trắc nghiệm.

Lãnh đạo nhà trường kỳ vọng, kỳ thi riêng này sẽ mở thêm cơ hội cho thí sinh có nguyện vọng và năng lực phù hợp theo học tại trường.

Động thái này được cho là cách để trường chủ động “ứng phó” trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, vừa giúp nâng cao chất lượng đầu vào và chất lượng giảng dạy của nhà trường.

Vài ngày sau đó, Trường ĐH Kinh tế quốc dân cũng thông báo các kịch bản cho tuyển sinh năm 2020.

PGS.TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Quản lý đào tạo khẳng định, dù kỳ thi THPT quốc gia có diễn ra hay không, nhà trường cũng sẽ đảm bảo quyền lợi cho học sinh và các em vẫn được xét tuyển một cách công bằng.

Đến thời điểm hiện tại, Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã đưa ra các kịch bản ứng phó với tình hình dịch bệnh.

Cụ thể, trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục kéo dài không thể tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, nhà trường sẽ tổ chức một kỳ thi riêng tương tự kỳ thi THPT quốc gia, trong đó, nội dung và hình thức của bài thi vẫn tương tự với đề thi tham khảo mới đây Bộ GD-ĐT đã công bố để phù hợp với những gì các em đang học và ôn tập.

“Nếu hiện tại thiết kế một bài thi mới sẽ không khác gì “đánh úp” thí sinh. Do đó, nhà trường sẽ cố gắng giữ đến mức tối đa, chỉ những gì bắt buộc phải thay đổi thì mới điều chỉnh. Theo phương án này, ngoài xét tuyển kết hợp và xét tuyển thẳng, thì khoảng 90% chỉ tiêu sẽ được xét thông qua kết quả bài thi này”, PGS Triệu cho biết.

Trong trường hợp học sinh có thể trở lại trường trước ngày 15/6, kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 vẫn sẽ diễn ra như dự kiến thì nhà trường vẫn sẽ tổ chức theo ba phương thức đã công bố trước đó.

“Tinh thần của nhà trường là luôn sẵn sàng trước mọi tình huống xảy ra và cố gắng tạo sự thuận lợi nhất để đảm bảo quyền lợi cũng như tính công bằng cho thí sinh, không gây xáo trộn”, PGS Triệu khẳng định

Việc các trường chủ động ứng phó ngay cả khi không diễn ra kỳ thi THPT quốc gia cho thấy trường đại học đã bắt đầu giảm sự phụ thuộc vào kết quả của kỳ thi này. 

Không chỉ 2 trường này, hiện nhiều trường đại học phía Bắc đang rục rịch tính phương án tuyển sinh, trong đó có cả kịch bản phòng trường hợp kỳ thi THPT quốc gia không thể diễn ra như dự kiến.
Được biết, chiều mai 16/4, Trường ĐH Thương mại sẽ họp tính đến các phương án tuyển sinh của mình.
Trong tuần này, Trường ĐH Ngoại thương cũng sẽ họp để thống nhất đưa ra các phương án phù hợp nhất với từng hoàn cảnh.

Đến thời điểm này, ĐH Quốc gia TP.HCM vẫn dự kiến tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực vào 2 đợt, trong đó đợt 1 sẽ được tổ chức vào ngày 31/5 tại Bến Tre, An Giang, Nha Trang; đợt 2 ngày 9/8 tại TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Nha Trang.

Hiện, đã có hơn 50 trường đại học, cao đẳng phía Nam đăng ký sử dụng kết quả của kỳ thi này để xét tuyển.

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tuần tới sẽ họp để đưa ra phương án phù hợp trong tình hình dịch bệnh. Các phương án đưa ra sẽ dựa trên các kịch bản như: Kỳ thi THPT quốc gia diễn ra thì thế nào; hay kỳ thi THPT quốc gia vẫn diễn ra nhưng không thi các môn tổ hợp như bình thường hoặc thậm chí không diễn ra thì ra sao. Mỗi kịch bản này sẽ có phương án đi cùng để phù hợp với tình hình hiện tại.

Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho hay tới nay, trường vẫn giữ các phương án gồm 10% chỉ tiêu tuyển theo kết quả đánh giá năng lực và xét học bạ, 80% lấy theo kết quả thi THPT quốc gia.

Tuy nhiên, trong trường hợp bất khả kháng Bộ GD-ĐT không tổ chức thi THPT quốc gia cũng như ĐH Quốc gia TP.HCM không tổ chức được kỳ thi đánh giá năng lực, trường sẽ xét tuyển qua kết quả các học kỳ lớp 11 và 12.

Từ việc bị động như hiện nay, ông Sơn cho rằng năm sau trường sẽ dần tính đến phương án thi riêng hoặc kết hợp với các trường khác để tổ chức dựa trên bài thi do Bộ GD-ĐT hoặc các cơ quan của Bộ ban hành.

Tuy nhiên, theo ông Sơn, phương án xét học bạ và điểm thi của bài thi THPT quốc gia vẫn được ưu tiên. “Cái cần của trường là một bài thi được phần lớn các học sinh tham dự và một phần là điểm quá trình của các em. Việc này vừa đảm bảo số lượng vừa đảm bảo chất lượng tương đối của các em”, ông Sơn nói.

Hiệu trưởng một trường ĐH đóng trên địa bàn quận 5, TP.HCM cho hay, do tình hình dịch bệnh nên đã tính tới 2 phương án cho tuyển sinh năm nay. Cụ thể, nếu kỳ thi THPT quốc gia vẫn diễn ra, trường dành 80% chỉ tiêu xét từ kết quả kỳ thi, 20% chỉ tiêu xét từ kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức.

Nếu kỳ thi THPT quốc gia không diễn ra sẽ điều chỉnh dành 50% chỉ tiêu xét từ kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức và 50% xét học bạ (không tính điểm học kỳ II).

Ông Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch thì cho biết dù kỳ thi THPT quốc gia có diễn ra hay không, trường cũng không tổ chức thi riêng được.

“Nếu kỳ thi THPT quốc gia vẫn diễn ra, việc tuyển sinh sẽ như các năm trước. Còn trong trường hợp kỳ thi không thể diễn ra, Bộ định hướng như thế nào trường sẽ làm như vậy. Việc tuyển sinh là do trường tự quyết nhưng xét tuyển như mọi năm là khách quan. Mặt khác, chỉ tiêu của trường không nhiều nên chúng tôi không áp lực”, ông Xuân nói.

Lê Huyền - Thúy Nga

Kế hoạch tuyển sinh năm 2020 của nhiều trường đại học

Kế hoạch tuyển sinh năm 2020 của nhiều trường đại học

 - Đến thời điểm hiện tại, nhiều trường đã công bố kế hoạch tuyển sinh năm 2020 với những điểm mới so với năm trước.

相关文章

最新评论