Bệnh nhân là anh C.V.T. (27 tuổi,ườiđànôngcogiậtméomiệngđicấpcứuvìmónănnhiềungườimêxếp hạng bóng đá ngoại hạng anh trú tại Sơn La) đến Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (Hà Nội) khám.
Chia sẻ về tiền sử bệnh, người đàn ông này cho biết trước đó, khi đang ngủ, anh từng xuất triệu chứng co giật, méo miệng. Ngay sau đó, anh tới bệnh viện ở địa phương kiểm tra. Bác sĩ phát hiện có u não, giới thiệu bệnh nhân lên tuyến trên.
Gia đình đưa anh tới một bệnh viện tại Quảng Ninh khám, chụp MRI phát hiện sán gây tổn thương não và điều trị nội trú 2 tuần. Khi ra viện được một tháng, anh T. lại có triệu chứng co giật, tần suất nhiều hơn nên đến Bệnh viện Đặng Văn Ngữ.
Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán có sán ký sinh trong não và gây ra nhiều tổn thương lỗ chỗ. Người đàn ông này chia sẻ anh có sở thích ăn tiết canh vịt, ngan và rau sống. Toàn bộ đều là sản phẩm gia đình nuôi, trồng.
Bác sĩ Phùng Xuân Hách, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (Hà Nội), cho biết nam bệnh nhân vào viện trong tình trạng tổn thương nặng, việc điều trị cần nhiều thời gian theo dõi.
Theo bác sĩ Hách, nguyên nhân dẫn đến bệnh sán não chủ yếu do thói quen ăn uống của người dân như ăn rau sống, tiết canh, thịt chưa chín kỹ. Khi nhiễm sán, bệnh nhân có các triệu chứng như co giật, đau đầu, buồn nôn, choáng váng và dễ bị nhầm lẫn với động kinh, đột quỵ. Bệnh sán não có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu đáp ứng thuốc tốt. Trung bình, người bệnh cần 3 đợt uống thuốc theo phác đồ của Bộ Y tế.
Để phòng bệnh, bác sĩ Hách khuyến cáo cộng đồng không ăn tiết canh và những thực phẩm từ thịt chưa nấu chín kỹ, bao gồm cả thực phẩm do chính gia đình nuôi, trồng. Ngoài ra, người dân nên thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh khi chế biến thịt, ăn chín uống sôi.
Người đàn ông bị sán não sau khi ăn món khoái khẩuÔng P. cho rằng ăn thịt tái, cá sống cùng với thật nhiều mù tạt và ớt cay sẽ tiêu diệt ký sinh trùng nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm.