Cuối mỗi khóa, các startup sẽ xây dựng và bảo vệ kế hoạch kinh doanh trước một hội đồng đầu tư đứng đầu bởi Shark Bình (Nguyễn Hòa Bình). Nếu được “cá mập” lựa chọn, họ sẽ có cơ hội nhuận khoản đầu tư lên đến 1 triệu USD để thực hiện ước mơ khởi nghiệp.
Ngoài vốn và kiến thức, startup tham gia chương trình còn được hỗ trợ về cơ sở vật chất, mạng lưới quan hệ với chuỗi cung ứng và sản xuất, công thức vận hành và quản trị bán hàng online, mạng lưới hậu cần kho vận và hoàn tất đơn hàng cùng các công cụ phần mềm và công nghệ dữ liệu.
Theo Quỹ đầu tư Next100, nếu chứng minh được năng lực, startup sẽ có cơ hội tham gia gọi vốn trên chương trình Shark Tank Việt Nam, đồng thời được đầu tư để mở rộng hoạt động ra thị trường các nước Đông Nam Á.
Đây là nỗ lực nhằm hâm nóng thị trường trong bối cảnh năm 2023 được đánh giá là một “mùa đông khởi nghiệp”. Theo Báo cáo Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam năm 2023 do BambuUP thực hiện, 9 tháng đầu năm 2023, số vụ đầu tư vào các startup Việt giảm 40% về số lượng và 13% về giá trị.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ảm đạm, hoạt động đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam tiếp tục chững lại, đánh dấu mức giảm 2 năm liên tiếp kể từ năm 2021.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, tổng giá trị các thương vụ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam giảm 13%, đạt tổng cộng 427 triệu USD. Xu hướng này thể hiện rõ ràng hơn khi chỉ có 56 giao dịch được ghi nhận, giảm 40% về số lượng thương vụ. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ năm 2018.
Số thương vụ đầu tư vào startup đã giảm đáng kể ở quy mô gọi vốn nhỏ và trung bình. Các thương vụ rót vốn dưới 500.000 USD chứng kiến mức giảm lên tới 50%. Với quy mô 10-50 triệu USD, số lượng thương vụ đầu tư có giảm nhưng không đáng kể và vẫn duy trì ở mức cao hơn so với giai đoạn trước năm 2022.
Mang tên Ransomware Task Force (RTF - đội đặc nhiệm mã độc tống tiền), tổ chức mới sẽ tập trung vào đánh giá giải pháp kỹ thuật hiện tại đang cung cấp bảo vệ trước các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền. RTF sẽ thực hiện nghiên cứu về chủ đề này, kết nối các bên liên quan trong nhiều lĩnh vực, xác định lỗ hổng trong giải pháp, sau đó cùng phát triển lộ trình chung để giải quyết vấn đề.
Kết quả cuối cùng có thể trở thành khung tiêu chuẩn hóa để đối phó với những cuộc tấn công mã độc tống tiền, dựa trên sự đồng thuận của ngành thay vì lời khuyên từ các nhà thầu đơn lẻ. 19 thành viên sáng lập của RTF bao gồm:
Aspen Digital, Citrix, The Cyber Threat Alliance, Cybereason, The CyberPeace Institute, The Cybersecurity Coalition, The Global Cyber Alliance, The Institute for Security and Technology, McAfee, Microsoft, Rapid7, Resilience, SecurityScorecard, Shadowserver Foundation, Stratigos Security, Team Cymru, Third Way, UT Austin Stauss Center, Venable LLP.
Hiện nay, mã độc tống tiền không phải hình thức mã độc phổ biến nhất, cũng không phải loại tấn công mạng gây thiệt hại tài chính lớn nhất cho doanh nghiệp hàng năm. “Danh hiệu” này thuộc về lừa đảo qua email BEC, theo FBI. Tuy nhiên, nó vẫn là nguy cơ lớn và có xu hướng gia tăng.
Website của RTF, bao gồm chi tiết và vai trò của từng thành viên, sẽ được ra mắt vào tháng 1/2021, sau đó là cuộc chạy nước rút kéo dài từ 2 tới 3 tháng để tổ chức chính thức hoạt động.
Du Lam(Theo ZDN)
Ransomware CoderWare yêu cầu người dùng trả 500 USD bằng Bitcoin, nếu không toàn bộ tập tin trong thiết bị có khả năng bị xóa.
" alt=""/>Microsoft và McAfee thành lập ‘đội đặc nhiệm' chống mã độc tống tiền