当前位置:首页 > Nhận định

Phụng sự Tổ quốc sẽ là ngọn cờ để VINASA phát triển trong chặng đường mới

Tiếp nối khát vọng tiên phong,ụngsựTổquốcsẽlàngọncờđểVINASApháttriểntrongchặngđườngmớlịch thi đấu euro hôm nay chinh phục thế giới bằng công nghệ

Kỳ đại hội thứ 5 nhiệm kỳ 2021 - 2025 vừa diễn ra đã ghi dấu mốc quan trọng, mở ra hành trình phát triển mới của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA).

Điểm nhấn quan trọng của VINASA trong kỳ đại hội này là hoàn tất bước chuyển giao thế hệ lãnh đạo theo hướng trẻ hóa nhưng vẫn đảm bảo sự kết hợp giữa những người giàu kinh nghiệm và những người trẻ, giữa đổi mới và truyền thống.

{ keywords}
VINASA vừa thực hiện chuyển giao thế hệ lãnh đạo Hiệp hội. (Ảnh:Tuấn Bùi).

Với mong muốn tiếp tục nhận được những kinh nghiệm, kiến thức của thế hệ đi trước, Đại hội nhiệm kỳ V đã thành lập Hội đồng sáng lập VINASA gồm 10 thành viên là những nhà sáng lập, lãnh đạo Hiệp hội các nhiệm kỳ trước.

{ keywords}
10 thành viên Hội đồng sáng lập VINASA.

Theo hồi tưởng của ông Trương Gia Bình, thời điểm những năm 2000, khi VINASA chưa ra đời, ngành CNTT Việt Nam mới chỉ có 250 doanh nghiệp, 5.000 lập trình viên, doanh thu khoảng 50 triệu USD và các doanh nghiệp chủ yếu buôn bán máy tính, linh kiện và phần mềm của nước ngoài.

Ý tưởng thành lập VINASA, một tổ chức nghề nghiệp hỗ trợ thúc đẩy CNTT Việt Nam phát triển, ghi tên Việt Nam trên bản đồ CNTT thế giới đã xuất phát từ suy nghĩ: “Chúng ta không thể đi bán máy tính mãi như thế này được. Ấn Độ, Trung Quốc đang phát triển công nghệ phần mềm ầm ầm, doanh thu hàng chục tỷ USD… Việt Nam ta dân trẻ, thông minh, giỏi toán… không lẽ chịu thua, không lẽ chịu bó tay nghèo mãi sao?” của những người sáng lập.

Với khát vọng, niềm tự hào cùng tinh thần đoàn kết, sự dấn thân của nhiều thế hệ những người làm phần mềm, dịch vụ CNTT nước nhà, hiện VINASA đã là tổ chức uy tín có 438 hội viên là những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành, chiếm 60% nhân lực và 70% năng lực sản xuất của ngành. Hiệp hội đã có những đóng góp tích cực, quan trọng vào sự phát triển của ngành CNTT Việt Nam.

So với năm 2000, doanh thu công nghiệp phần mềm và nội dung số năm 2020 đạt trên 6 tỷ USD, tăng 120 lần và nhân lực có gần 300.000, tăng 60 lần. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam nằm trong nhóm những địa điểm mới nổi cung cấp dịch vụ CNTT, là quốc gia hấp dẫn nhất về cung cấp dịch vụ ủy thác CNTT. Đặc biệt, công nghiệp CNTT trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực quan trọng của tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

Chia sẻ trên cương vị mới, tân Chủ tịch VINASA Nguyễn Văn Khoa nhấn mạnh, Ban chấp hành nhiệm kỳ V cam kết sẽ kế thừa một cách tốt nhất những thành tựu và tâm huyết mà các vị trong Hội đồng sáng lập cũng như nhiệm kỳ trước đã gây dựng, truyền lại.

“Sự kế thừa ấy là khát vọng tiên phong, khát vọng hưng thịnh quốc gia, chinh phục thế giới bằng công nghệ. Khát vọng ấy sẽ được thực hiện bằng mồ hôi, nước mắt và quan trọng nhất là sự đoàn kết của tất cả doanh nghiệp làm phần mềm, CNTT trong nước”, ông Khoa chia sẻ.

Phụng sự Tổ quốc sẽ là một yếu tố then chốt của VINASA

Tại Đại hội nhiệm kỳ V của VINASA, lãnh đạo Chính phủ, Bộ TT&TT đã đặt nhiều kỳ vọng, đồng thời giao cho VINASA nhiều trọng trách trong chặng đường mới.

Đáp lại sự kỳ vọng của các lãnh đạo cùng các thế hệ đi trước, tân Chủ tịch VINASA Nguyễn Văn Khoa khẳng định, VINASA nhận trách nhiệm tiên phong trong đổi mới sáng tạo, thúc đẩy công nghệ số và chuyển đổi số để đưa Việt Nam thành nước phát triển có thu nhập cao theo Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII. VINASA cũng góp sức để biến Việt Nam thành quốc gia thông minh nhất thế giới, đồng thời cùng các doanh nghiệp phần mềm, dịch vụ CNTT Việt Nam chinh phục thế giới.

“Ban chấp hành VINASA nhiệm kỳ V cam kết sẽ quyết tâm, sẽ làm bằng được ba việc trên. Những kết quả qua những chặng đường sẽ phải đem lại lợi ích cho Tổ quốc và lợi ích cho mỗi thành viên VINASA”, ông Khoa cho hay.

{ keywords}
Tân Chủ tịch Nguyễn Văn Khoa cho biết: Phụng sự Tổ quốc sẽ được đưa thành văn hóa, triết lý của VINASA. (Ảnh: Tuấn Bùi)

Ông Khoa cho biết, các thành viên trong Ban chấp hành VINASA nhiệm kỳ mới có một giấc mơ rất lớn, đó là giấc mơ tô đậm tên Việt Nam trên bản đồ CNTT thế giới, lấy phụng sự Tổ quốc trở thành ngọn cờ cho VINASA trong chặng đường tiếp theo.

Phụng sự Tổ quốc, phụng sự quốc gia phải được đưa thành văn hóa, triết lý của VINASA. Mong muốn này sẽ được Ban chấp hành nhiệm kỳ V trình bày với Hội đồng Sáng lập VINASA để phụng sự quốc gia trở thành một trong những yếu tố then chốt của Hiệp hội.

{ keywords}
Ông Nguyễn Tử Quảng cho rằng trong lĩnh vực công nghệ, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước nên phân công công việc (Ảnh: Tuấn Bùi).

Là một trong những người mới tham gia Ban lãnh đạo VINASA, CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng cho rằng, trong lĩnh vực công nghệ, để cùng nhau tạo ra sức mạnh, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước nên phân công nhau. Trong đó, doanh nghiệp nhà nước nên tập trung vào vấn đề hạ tầng vốn là thế mạnh, còn doanh nghiệp tư nhân làm các vấn đề sáng tạo, làm ra những sản phẩm chất lượng cao.

Theo Chủ tịch MISA, Phó Chủ tịch VINASA Lữ Thành Long, các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đang có cơ hội lớn trong việc tham gia chuyển đổi số cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và các hộ cá thể.

{ keywords}
Theo ông Lữ Thành Long, các doanh nghiệp công nghệ trong nước nên giành lấy sứ mệnh giúp doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, các hộ cá thể ở Việt Nam chuyển đổi số. (Ảnh: Tuấn Bùi)

Ông Long phân tích, Việt Nam hiện có hơn 500.000 doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, khoảng 5 triệu hộ cá thể. Thách thức với đối tượng này là họ không thể dùng sản phẩm chuyển đổi số của nước ngoài vì giá cao, hơn thế am hiểu của họ về công nghệ, ngành nghề không đủ sâu để có thể áp dụng thành công. Nhưng nếu không chuyển đổi số, họ rất khó vượt qua khó khăn trong đại dịch Covid-19 cũng như tận dụng cơ hội để phát triển.

Vì thế, ông Long cho rằng, doanh nghiệp công nghệ trong nước nên giành lấy sứ mệnh giúp các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và các hộ cá thể ở Việt Nam chuyển đổi số, thông qua cung cấp các giải pháp Make in Vietnam với giá thành hơp lý cùng sự phục vụ tận tình, am hiểu và đồng hành. 

Ban lãnh đạo của VINASA nhiệm kỳ mới gồm có Chủ tịch, 8 Phó Chủ tịch, 4 Ủy viên Ban Thường vụ và 40 Ủy viên Ban chấp hành. Sau 4 nhiệm kỳ liên tiếp PGS.TS Trương Gia Bình giữ vai trò “thuyền trưởng” VINASA, trong nhiệm kỳ 2021 - 2025, Tổng giám đốc sinh năm 1977 của FPT, ông Nguyễn Văn Khoa, đã được giao trọng trách Chủ tịch Hiệp hội.

Bên cạnh những “người cũ” như Tổng thư ký VINASA Nguyễn Thị Thu Giang, Phó Chủ tịch VINASA Lê Xuân Hòa, Chủ tịch MISA Lữ Thành Long, Tổng giám đốc Công ty Công viên phần mềm Quang Trung Lâm Nguyễn Hải Long và Giám đốc TFI Accelerator Mai Duy Quang, Ban lãnh đạo mới của VINASA đã có thêm các lãnh đạo doanh nghiệp ICT hàng đầu Việt Nam là Chủ tịch BKAV Nguyễn Tử Quảng, Tổng giám đốc VNPT IT Ngô Diên Hy và Tổng giám đốc Viettel Solutions Nguyễn Mạnh Hổ.

分享到:

相关推荐