Con 1,5 tuổi mẹ vẫn chưa biết đặt tên là gì
- Một bà mẹ ở Úc đã đổi tên cho con gái 18 tháng tuổi 3 lần nhưng vẫn chưa tìm được cái tên ưng ý.
Cười vỡ bụng với cách đặt tên con sinh ngày rét kỷ lục Sinh con vào đúng ngày rét nhất, một bà mẹ trẻ muốn được tư vấn cách đặt tên cho con nên đã lên mạng nhờ vả mọi người. Tuy nhiên những kết quả bà mẹ này nhận được lại khiến mọi người phải "cười vỡ bụng". (责任编辑:Giải trí) |
Một tấm bằng giả được cơ quan chức năng Nghệ An phát hiện. |
Trong báo cáo kết quả kiểm tra số 366/BC-SNV ngày 4/4/2014 của Sở Nội vụ Nghệ An cho thấy có 12 công chức, cán bộ chuyên trách và không chuyên trách tại 7 xã của huyện Thanh Chương không thi đậu tốt nghiệp Trung học phổ thông nhưng vẫn đang đảm nhiệm chức vụ trưởng, phó đầu ngành trong các xã này.
Trong kết luận thanh tra của Sở Nội vụ cũng nói rõ: Tổng số 19 người tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT (hệ bổ túc văn hóa), kỳ thi ngày 2/6/2009, hiện có 12 người là cán bộ chuyên trách, công chức và cán bộ không chuyên trách đang công tác tại xã Thanh Đức, Thanh Đồng, Võ Liệt, Thanh An, Thanh Mỹ, Thanh Ngọc, Hạnh Lâm.
Và đến thời điểm Tổ công tác kiểm tra, xác minh có 7 người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp đang theo học đại học tại chức. Đồng thời Sở Nội vụ cũng kiến nghị lên Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An một số nội dung như:
Báo cáo xác minh của Sở Nội vụ về "nạn" sử dụng bằng giả, không đỗ tốt nghiệp vẫn làm lãnh đạo trên địa bàn huyện Thanh Chương. |
Đề nghị Huyện ủy, UBND huyện Thanh Chương xem xét, xử lý kỷ luật các trường hợp vi phạm theo đúng các quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước hiện hành; Đề nghị cơ quan công an vào cuộc điều tra các trường hợp cấp, mua bán bằng không hợp pháp; UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo UBND các cấp huyện kiểm tra, rà soát việc sử dụng bằng cấp đối với cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn toàn tỉnh và xử lý nghiêm cán bộ sử dụng bằng không hợp pháp (nếu có).
Sau khi có kết luận của Sở Nội vụ ngày 30/5, ông Nguyễn Xuân Đường - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cũng đã có văn bản số 3616-UBND-TH chỉ đạo và yêu cầu Công an tỉnh Nghệ An tiến hành điều tra các trường hợp cấp, mua bán bằng không hợp pháp và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; Đề nghị Huyện ủy, UBND huyện Thanh Chương xem xét, xử lý kỷ luật các trường hợp theo đúng các quy định hiện hành của Đảng, pháp luật của nhà nước.
UBND huyện, thành, thị kiểm tra, rà soát việc sử dụng bằng cấp đối với cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn và xử lý nghiêm cán bộ, công chức sử dụng văn bằng không hợp pháp (nếu có); báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét, chỉ đạo.
Trước sự kiên quyết xử lý các cán bộ, công chức sử dụng bằng không hợp pháp trên của UBND tỉnh Nghệ An, ông Lê Quang Đạt - Bí thư Huyện ủy huyện Thanh Chương cho biết, Huyện ủy Thanh Chương đã tiến hành xử lý kỷ luật các cán bộ, công chức xã sử dụng bằng không hợp pháp. Huyện ủy sẽ tiến hành kiểm tra, rà soát đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại địa phương. Nếu có trường hợp vi phạm sẽ kiên quyết xử lý theo đúng quy định của Nhà nước.
(Theo Dân Trí)
" alt="Phát hiện 12 cán bộ công chức chưa tốt nghiệp THPT" />Phát hiện 12 cán bộ công chức chưa tốt nghiệp THPTCô cũng tiết lộ muốn dành thời gian để đọc sách, luyện tập thể thao, giọng hát và tận hưởng mỗi ngày sống giản dị cùng hai con Tôm và Tép.
Hồng Nhung tuyên bố tạm ngưng dùng mạng xã hội để chăm sóc con. |
"Những ngày sắp tới xin phép cả nhà cho vắng mặt tí tẹo, để mẹ Bống cháu kiêng hóng chuyện thiên hạ, tập trung thời gian và tâm tưởng vào tận hưởng mỗi ngày sống giản dị với hai con Tôm và Tép. Các bé đã đến lúc cần luyện tập thói quen sống hàng ngày ngăn nắp, chủ động, hiệu quả và quan trọng hơn là khả năng cùng nhau tạo niềm vui trong gia đình", cô viết.
Hồng Nhung cho hay, cô cũng muốn tạo thói quen tốt, cảm hứng sáng tạo cho các con từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống.
"Mẹ Bống cháu sẽ tận dụng nốt lặng êm dịu lúc này, để bình tâm, nhìn từ các con mà tìm lại con người 'trẻ con' trong mỗi người lớn. Sự trong sáng là giá trị tuyệt vời của tâm hồn", nữ ca sĩ chia sẻ.
Nữ ca sĩ muốn tận hưởng những ngày giản dị bên các con. |
Quyết định của nữ ca sĩ được nhiều người dùng mạng xã hội ủng hộ. Tuy một số cảm thấy tiếc nuối khi Hồng Nhung không thường xuyên cập nhật tình hình mới nhất với mọi người nhưng họ cũng mong cô sẽ luôn được vui vẻ, bình yên với hai con.
Tháng 6/2018, Hồng Nhung khiến nhiều khán giả lẫn đồng nghiệp ngỡ ngàng khi thông báo chuyện hôn nhân đổ vỡ với chồng ngoại quốc Kevin Gilmore sau gần 10 năm sống chung một mái nhà.
Sau nửa năm ly hôn, chồng cũ của Hồng Nhung bất ngờ tái hôn với người phụ nữ Myanmar có tên Thiri Thant Mon. Dù cô không lên tiếng nhưng nhiều bạn bè đã dành những lời động viên tình cảm gửi gắm tới nữ ca sĩ.
Trải qua một năm 2018 với nhiều xáo trộn, đến thời điểm này, Hồng Nhung đã lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống và trở lại mạnh mẽ hơn. Cô cũng hướng tới việc nuôi dạy để các con Tôm và Tép phát triển theo hướng tự nhiên nhất có thể.
Hà Lan
'Về nhà đi con' tập 34: Bị chồng cưỡng bức, Huệ chống cự dữ dội
Biết không còn kiểm soát được vợ, Khải (Trọng Hùng) càng điên cuồng muốn sở hữu Huệ. Tuy nhiên Khải không ngờ đã bị vợ chống cự dữ dội khi anh định cưỡng bức cô.
" alt="Hồng Nhung tuyên bố tạm ngưng dùng mạng xã hội để chăm sóc con" />Hồng Nhung tuyên bố tạm ngưng dùng mạng xã hội để chăm sóc conKhông chịu thất bại
Lê Ngọc Tường Vân (sinh năm 1995) bắt đầu sang Mỹ du học từ năm lớp 6. Bố Vân là Lê Văn Minh Đức (SN 1965), mẹ là Trần Thị Chinh Chiến (1968) - là chủ một doanh nghiệp tư nhân ở Thừa Thiên-Huế.
Trong lần về VN này, Lê Ngọc Tường Vân mong muốn chia sẻ kinh nghiệm du học với các bạn học sinh, phụ huynh có nhu cầu. (Ảnh: Văn Chung) |
Thấy con cứ nằng nặc đòi theo anh trai Lê Văn Minh Trí (SN 1991) đi du học, học xong lớp 6 tại trường THCS Nguyễn Tri Phương (TP.Huế), bố mẹ đồng ý cho Tường Vân đi theo anh sang Mỹ du học. Vậy là vào năm 2007, hai anh em sang Mỹ du học và ở với dì.
Thời gian đầu, khó khăn lớn nhất của cô bạn là vốn tiếng Anh còn hạn chế.
Tối nào, bạn cũng lấy các bài tập ra về nhà của trường để làm, khi làm dịch ra tiếng Anh. Trước khi vào các buổi học, Vân thường đọc sách trước để có thể tìm hiểu thêm những từ mới chưa biết.
Vân cũng dành rất nhiều thời gian để mình tivi, các bộ phim hoạt hình có tiếng Anh để luyện khả năng nghe. Vừa nghe bạn vừa viết những từ mới ra một quyển sổ được chia 2 cột: bên là tiếng anh 1 bên là tiếng Việt. Và ngày nào cũng học.
Xa nhà, sang Mỹ học một mình, Vân nhớ đã khóc rất nhiều vì nhớ gia đình, bố mẹ. Đây cũng chính là nội dung được cô bạn đề cập trong bài viết luận khi nộp hồ sơ vào Harvard.
“Từng nghe nhiều chuyện về việc gia đình là một thành phần quan trọng trong cuộc sống nhưng thực sự mình chưa cảm nhận được hết điều này. Nhưng đi du học rồi mới cảm thấy không có nơi nào thoải mái và hạnh phúc như khi được sống với ba mẹ. Qua Mỹ mình đã phải làm rất nhiều việc, mới thấy được công ơn của bố mẹ” – Tường Vân chia sẻ.
Nhưng càng nhớ cô bạn càng quyết tâm phải học thật tốt, không chịu thất bại để “phải về nước sớm như một số bạn do không quen môi trường văn hóa và tiếp thu ngôn ngữ nước bạn”.
Với nỗ lực của mình, ngay cuối năm học đầu tiên, cô bạn đã được trường Kernan Middle tặng danh hiệu "Học sinh toàn diện".
Lên THPT, Tường Vân tiếp tục được nhận 3 lần bằng khen của Tổng thống Mỹ Obama và thống đốc bang Florida về thành tích học tập. Không luyện thi ở các lò mà chỉ làm bài tập trên mạng nhưng điểm SAT của Vân đạt 2.310/2.400 điểm và TOEFL là 118/120 điểm; điểm tốt nghiệp cuối cấp của cô bạn cũng cực tốt: 3.93/4.0.
Bên cạnh học tập, Tường Vân thường xuyên tham gia và điều hành nhiều tổ chức tình nguyện. Nữ sinh Việt đạt được nhiều bằng khen của các tổ chức xã hội. Lớp 12, cô bạn còn vinh dự được nhận huân chương của Tổng thống Mỹ Obama về thành tích hoạt động từ thiện. Tốt nghiệp cấp 3 loại ưu, Tường Vân đã nhận được học bổng toàn phần của 7 đại học đại học danh tiếng như Harvard, Yale, Stanford...
Hiện Tường Vân đang học năm nhất trường ĐH Harvard chuyên ngành kinh tế và thống kê.
Muốn được giúp nhiều người
Vân cho biết: “Đến nay mình đã có 4-5 năm đi dạy thêm. Có giai đoạn mình dạy tới 20 người, cứ một kèm một. Mình dạy từ TOEFL cho tới toán, hóa học, ai thuê môn gì thì dạy môn ấy. Mỗi tuần, đi dạy cũng mất từ 40-50 giờ đồng hồ dù nay có ít hơn chút”. Vân nói bản thân mình không đặt nặng vấn đề thù lao mà chỉ muốn giúp đỡ, hướng dẫn cho họ. Số tiền nhận được đủ giúp bạn có tiền thuê phòng chung cư.
Với Tường Vân: “Hạnh phúc là khi bạn giúp đỡ được nhiều người. Đó cũng là đam mê của mình”.
Tại trường ĐH Harvard, hàng năm Vân lên kế hoạch tổ chức một chuyến đi đến một đất nước để nhiều bạn trong trường tìm hiểu về đất nước, con người nơi đó.
Những ngày tháng 6 này, Vân tranh thủ thời gian nghỉ hè tại ĐH Harvard cùng nhóm bạn người Việt tại Mỹ trở về VN để tham gia nhiều hoạt động của chương trình IM Venture hay tổ chức Viet Abroader.
Đây là những chương trình để các bạn học sinh đang du học ở nước ngoài có thể giao lưu với các bạn học sinh ở VN để giúp các bạn có thể làm quen, trao đổi những kinh nghiệm về việc đi du học. Đồng thời, đây cũng là một chuyến đi cho các bạn khám phá thêm về đất nước, tìm về cội nguồn của dân tộc.
Vân là người đứng ra tổ chức, kết nối các bạn cũng như thực hiện các chương trình để giúp các bạn trẻ ở VN tìm đến các hoạt động ngoại khóa, bao gồm Huế, TP HCM và Hà Nội.
Chia sẻ những dự định trong tương lai của mình, Tường Vân bộc bạch: “Mình có mong muốn là làm một điều gì đó để có thể cống hiến cho đất nước VN. Có thể sau này, mình sẽ làm cho một công ty nước ngoài có chi nhánh ở VN hoặc làm một công ty nào đó mà có thể được đi công tác ở VN thường xuyên. Lần này về VN, mình tổ chức chương trình IM Venture mong cống hiến mình là một người có kinh nghiệm về du học nên rất muốn chia sẻ cho các bạn thêm thông tin”.
Văn Chung
" alt="9x Việt đỗ Harvard du học từ lớp 6" />9x Việt đỗ Harvard du học từ lớp 6- Nhận định, soi kèo Persita vs Madura United, 19h00 ngày 24/1: Cửa dưới thất thế
- Vẻ đẹp của nữ sinh trong ngày xa trường
- Hương Tràm: 'Chú Hoài Linh đưa một viên thuốc ngủ, tôi không dám uống'
- Đổi mới Giáo dục Đại học Việt Nam: 3 năm thành công
- Nhận định, soi kèo Lazio vs Sociedad, 03h00 ngày 24/01: Điểm tựa Olimpico
- Cách chuyển đổi eSIM để tận hưởng 15GB cực đã
- “Trồng lúa thông minh” giúp Trung Quốc đủ gạo cho 1,4 tỷ dân
- Cười ra nước mắt với bài văn tả người mẹ bán... thịt lợn
-
Soi kèo phạt góc Valladolid vs Real Madrid, 03h00 ngày 26/01
Nguyễn Quang Hải - 25/01/2025 08:20 Kèo phạt ...[详细] -
Cậu học trò nghèo mồ côi cha, nuôi mẹ bệnh tật
14 tuổi, cậu học trò Ngô Phương Nam (Lớp 8A3, Trường THCS Nguyễn Tất Thành, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) đã trở thành lao động chính, đi làm thuê, làm mướn những mong có tiền mua thuốc cho mẹ. Hoàn cảnh gia đình vô vàn khó khăn, nhưng liên tục 8 năm học, Nam đều đạt học sinh tiên tiến, học sinh giỏi toàn diện.Nam bên góc học tập của mình Bố mất, mẹ mắc bệnh hiểm nghèo
Ghé thăm nhà Nam tại thôn 4, thị trấn Ea Pốk (huyện Cư M’gar) vào một ngày nắng như đổ lửa. Con đường đất đỏ dẫn vào nhà bụi mù, khiến chúng tôi như muốn ngạt thở. Căn nhà cấp bốn xập xệ hiện ra trước mắt, trong nhà không có tài sản gì đáng giá ngoài những tờ giấy khen dán kín tường, sáng một góc nhà.
Mẹ Nam, bà Nguyễn Thị Nẩy nằm trên giường ở cuối nhà dáng gầy gò, xanh xao. Thấy khách lạ bước vào, bà cố gượng ngồi dậy chào khách. Hỏi về Nam, bà thều thào cho biết, Nam đang đi cuốc cỏ cà phê thuê cho hàng xóm. Chúng tôi cất tiếng gọi, hơn 20 phút sau, Nam chui từ rẫy cà phê trở cùng chiếc cuốc xạc cỏ trên vai. Áo quần ướt đẫm mồ hôi, khuôn mặt non nớt mồ hôi chảy dài lăn xuống thành dòng thấm vào chiếc áo nâu đã bạc màu. Nam để dụng cụ xuống góc sân, lễ phép cất tiếng chào khách.
Khi được hỏi về hoàn cảnh gia đình, mặt Nam thoáng buồn, rồi em kể: bố là bộ đội phục vụ tại chiến trường Campuchia và được hưởng chế độ thương binh 4/4. Trở về từ chiến trường, bố Nam mang trong mình nhiều bệnh tật, trong đó nặng nhất là bệnh thận. Gia đình đã phải bán hết tài sản để lo chữa bệnh cho bố. Một ngày năm 2011, bố Nam ra đi, bỏ lại 2 mẹ con trong căn nhà trống huơ, trống hoác sau nhiều năm bệnh nặng, lúc này Nam vừa bước vào lớp 5.
Sau giờ học, Nam lại thay mẹ làm 2 sào rẫy sau nhà để có cái ăn Mọi gánh nặng đổ lên đôi vai gầy của bà Nẩy. Không nghề nghiệp, mọi thu nhập của gia đình trông chờ cả vào 2 sào đất rẫy trồng hoa màu. Khoản tiền vay nợ lo chữa bệnh cho chồng trước đó vẫn chưa trả hết, bà Nẩy quần quật làm thuê, làm mướn khắp nơi chỉ mong trả hết nợ.
Ông trời cũng khéo bắt tội người nghèo khó, một ngày bà Nẩy đi làm thì phát bệnh đau, bà về nhà nằm nghỉ cả tháng vẫn không hết, kiếm được ít tiền, đi khám thì bác sĩ cho biết bị u nang và bị đau ruột thừa phải đi mổ. Bà Nẩy chạy vạy vay mượn khắp nơi mới có tiền mổ, từ ngày mổ sức khỏe giảm sút, bà sinh ra nhiều bệnh khác, trong đó bệnh hở van tim ngày càng nặng khiến bà không còn sức để lao động, chỉ quanh quẩn làm việc nhẹ trong nhà. Ngoài bệnh hở van tim, bà Nẩy còn mắc thêm chứng bệnh thoái hóa đa khớp, bệnh gan, viêm xoang.
Học để thành bác sĩ, chữa bệnh cho mẹ
Bà Nẩy sinh được 3 người con, trên Nam còn có hai chị gái, nhưng do nhà nghèo nên cũng nghỉ học lấy chồng sớm, cuộc sống cũng khó khăn, phải chạy ăn từng bữa. Trong đó, người chị cả lấy phải anh chồng ham rượu chè, lười lao động lại thường xuyên đánh đập vợ con, vợ chồng không sống được với nhau hai mẹ con đành dìu dắt nhau về ở nhờ bên ngoại, hàng ngày đi làm thuê kiếm tiền nuôi con. Là út nên Nam được ưu tiên học hành hơn cả. Dù chịu nhiều thua thiệt so với bạn đồng trang lứa, nhưng Nam học rất giỏi.
Suốt các năm học cấp một, Nam liên tục đạt học sinh giỏi toàn diện. Thành tích ấy được Nam tiếp tục duy ở các năm học cấp hai. Đặc biệt, năm học lớp 8 này, điểm tổng kết trung bình môn của Nam đạt 8,7. Trong đó, nhiều môn như vật lý, toán đạt trên 9 phẩy; các môn địa lý, lịch sử, ngữ văn, hóa học, tin học đều đạt trên 8 phẩy. Với thành tích học tập xuất sắc này, năm nào Nam cũng “ẵm trọn” học bỗng học sinh nghèo vượt khó học giỏi do Hội Khuyến học huyện Cư M’gar trao tặng.
Từ ngày mẹ bệnh tật, Nam trở thành lao động chính trong nhà. Để có tiền ăn và mua thuốc cho mẹ, sau giờ học trên lớp về đến nhà Nam tranh thủ thời gian làm đủ mọi việc ngoài vườn như trồng rau, chăm sóc vườn bắp, đậu tương. Các ngày nghỉ cuối tuần rảnh là Nam xin đi làm thuê như cuốc cỏ, bẻ chồi cà phê hoặc xin làm bưng bê cho các nhà hàng phục vụ đám cưới…
Một góc tường trong căn nhà xập xệ sáng rực, dán kín giấy khen của Nam Thầy Trần Mẫn, Phó hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Tất Thành, cho biết: “Hoàn cảnh của Nam rất đáng thương, các thầy cô trong trường ai cũng biết. Ở trường Nam rất ngoan và lễ phép, em học đều các môn, tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp với tinh thần hăng say, nhiệt tình và có trách nhiệm và là tấm gương để học sinh toàn trường noi theo, học tập. Ban giám hiệu nhà trường đã miễn các khoản đóng góp trong năm, ngoài ra còn vận động phụ huynh học sinh và giáo viên hỗ trợ thêm cho Nam”.
Nói về ước mơ của mình, Nam cho biết: “Em sẽ phấn đấu học thật giỏi để sau này trở thành bác sĩ chữa bệnh cho mẹ và cho người nghèo không có tiền mua thuốc”.
Bà Nẩy cho biết, gia đình thuộc diện hộ nghèo, những năm qua chính quyền địa phương đã tạo điều kiện hỗ trợ sản xuất nhưng cuộc sống vẫn không khá được, bởi bà bệnh tật mất sức lao động, hàng ngày phải mua thuốc uống và hầu như tháng nào cũng phải đi Sài Gòn chữa bệnh. Tuy có thẻ bảo hiểm y tế của hộ nghèo, nhưng vẫn rất tốn kém bởi còn phải lo chi trả các khoản tiền xe đi lại, ăn uống, tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm chi trả.
“Tôi bệnh tật thế này, không còn sức lao động, và cũng không biết còn cầm cự được bao lâu. Thằng Nam nó thương tôi lắm, nó hứa sẽ gắng học giỏi để sau không phải khổ. Tôi chỉ lo một ngày tôi qua đời, sẽ không ai lo cho thằng Nam, không biết tương lai nó sẽ đi về đâu” – bà Nẩy nói trong nghẹn ngào.
- Trùng Dương
-
Mẹ bán xôi, con mặc vest ngày bảo vệ tốt nghiệp
- Bức ảnh người mẹ bán xôi đứng cùng con trai trong ngày bảo vệ đồ án tốt nghiệp được chia sẻ trên một trang Facebook nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.Bức ảnh cảm động nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Ảnh: Facebook
Trên trang Facebook của “Hội sinh viên phát điên vì đồ án” do sinh viên ĐH Xây dựng lập ra, bức ảnh cảm động vừa được chia sẻ trong 1 ngày đã nhận được hơn 3.500 lượt like.
“Niềm vui của người mẹ bán xôi cổng trường ĐH Xây Dựng, trong ngày đứa con yêu bảo vệ đồ án tốt nghiệp. Mẹ của bạn Minh, lớp 54VL4” – chú thích bức ảnh ghi.
Trong ảnh, hai mẹ con trông rất hạnh phúc trong ngày quan trọng của con trai. Bên dưới là thúng xôi cùng những đồ đạc lỉnh kỉnh khác.
Theo comment của các bạn sinh viên ĐH Xây dựng thì người phụ nữ trong ảnh đúng là cô bán xôi ở cổng trường ĐH Xây dựng nhiều năm nay. Và chàng trai trong ảnh đúng là con trai của cô. “Hai mẹ con thật mà, mình học cùng với bạn ý từ cấp 3 mà” – bạn Đinh Quốc Cường nói.
Nhiều bạn chia sẻ đã từng ăn xôi của cô nhiều lần và bây giờ mới biết con trai cô cũng học ĐH Xây dựng. “Mình ngồi nói chuyện với bác ấy nhiều, lần nào bác ấy cũng khoe về cậu ấy. Mình thích nụ cười bác ấy, và vẫn nhớ những lần ăn xôi ế giúp bác” – một bạn sinh viên chia sẻ.
Còn rất nhiều những bình luận khác sau khi bức ảnh được chia sẻ: “Bài đăng tuyệt vời nhất của page từ trước tới giờ. Đẹp!”, “Mấy năm ăn mỗi xôi của bác này”, “Thích xôi của cô này, ngon nhất cổng trường!”, “Bác hay kể chuyện con trai bác khi mình ngồi ăn xôi”, “Người mẹ vĩ đại”…
Bạn Duy Hưởng thì nhận xét một cách ví von: “Mẹ luôn là dây đai bảo hiểm cho con tự tin leo lên nhưng ngôi nhà cao tầng kia”.
Theo một bạn cho biết thì bức ảnh đã được chụp khá lâu và bây giờ cậu con trai đã ra trường đi làm, nhưng cô vẫn ngồi bán xôi ở cổng trường Xây dựng.
Bức ảnh giản dị nhưng lại gợi nhiều cảm xúc cho người xem, đặc biệt là những sinh viên nghèo có bố mẹ vẫn đang vất vả nơi quê nhà nuôi con ăn học.
- Nguyễn Thảo
-
VN giành 3 HC Vàng Olympic tiếng Nga quốc tế
- Sáng 12/6, Cục Khảo thí&Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết, 5 thí sinh dự thi Olympic tiếng Nga quốc tế 2014 đều đoạt giải với 03 HC Vàng và 02 HC Bạc.Ngày 11/6/2014, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) nhận được thông tin chính thức từ Liên bang Nga về kết quả dự thi Olympic tiếng Nga quốc tế năm 2014 của đội tuyển quốc gia Việt Nam.
Theo đó, cả 5/5 thí sinh dự thi đều đoạt giải; gồm 3 HC Vàng và 2 HC Bạc. Cụ thể:
Em Nghiêm Bá Trí, học sinh lớp 11 Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, thành phố Hà Nội đoạt Huy chương Vàng đồng thời đoạt giải nhất nhà đọc thơ trẻ.
Em Đỗ Anh Tùng, học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ, thành phố Hà Nội: Đoạt Huy chương Vàng.
Em Nguyễn Thị Minh Nguyệt, học sinh lớp 11 Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định đoạt HC Vàng đồng thời đoạt thêm 2 giải nhất: Giải nhất về nhà Hùng biện trẻ và giải nhất phần thi đọc hiểu.
Em Nguyễn Phương Trang, học sinh lớp 11 Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An đoạt HC Bạc;
Em Dương Hồng Ngọc, học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, thành phố Hà Nội đoạt HC Bạc.
Theo lịch trình, đoàn cán bộ, học sinh Việt Nam tham gia Olympic tiếng Nga quốc tế sẽ về đến sân bay quốc tế Nội Bài vào hồi 5 giờ 30 phút ngày 13/6/2014.
- Văn Chung
-
Nhận định, soi kèo Farense vs Rio Ave, 22h30 ngày 25/1: Áp sát đối thủ
Phạm Xuân Hải - 25/01/2025 05:25 Bồ Đào Nha ...[详细] -
Hồng Vân đến thăm mộ Anh Vũ, kể ước nguyện lúc sinh thời của nghệ sĩ
Chỉ trong vòng một tháng, nền điện ảnh Việt Nam đã mất đi hai nghệ sĩ gạo cội là Anh Vũ và Lê Bình. Nghệ sĩ Anh Vũ qua đời đột ngột vào ngày 1/4, tại Mỹ. Sự ra đi của anh đã để lại nỗi mất mát to lớn cho mẹ già cũng như bạn bè, đồng nghiệp thân thiết.Sáng 6/5, nghệ sĩ Hồng Vân đã đến thăm mộ của cố nghệ sĩ Anh Vũ tại nghĩa trang Phúc An Viên, TP.HCM. Cô cho biết lúc còn sinh thời, nam nghệ sĩ muốn mua xe hơi để đi diễn cho đỡ nguy hiểm vì đã có tuổi. Khi đến thắp hương, nghệ sĩ Hồng Vân đã mua một chiếc "xe hơi" để gửi cho anh.
Nghệ sĩ Hồng Vân đến thăm mộ cố nghệ sĩ Anh Vũ vào sáng nay. "Hôm qua, cúng thất 5 của Vũ cũng là lúc gia đình đã xây xong cho Vũ ngôi nhà an khang và ấm cúng. Hôm nay, lên 'tân gia' nhà em chị gửi cho em cái xe hơi 4 chỗ để chạy show tỉnh nè. Lúc còn sống cứ ước mua được cái xe hơi để chạy show tỉnh cho đỡ nguy hiểm vì 'em già rồi chị, không thì khi nào chị đổi xe thì để lại cho em cái xe chị đang đi, rồi em trả góp từ từ nha chị'.
Rồi thì 'chị ơi kỳ này đi Mỹ về chắc em ráng gom góp gửi anh Lê Bình và chị Hoàng Lan mỗi người một ít, chứ bữa thấy anh chị ở 'Ký ức vui vẻ' em thấy xót quá. Vậy mà em đi trước anh Bình luôn. Hai anh em ráng tìm nhau nha", cô viết.
Cô gửi cho người em thân thiết chiếc "xe hơi" theo như mong ước khi còn sống của cố nghệ sĩ. Nghệ sĩ Hồng Vân cho hay khi còn sống, nghệ sĩ Anh Vũ có nhiều điều chưa thực hiện được, nhưng trước 49 ngày mất của nam diễn viên, gia đình cố nghệ sĩ sẽ giúp anh thực hiện một tâm nguyện.
"Thương em tôi có quá nhiều điều chưa thực hiện được nhưng chắc chắn trước 49 ngày của em, gia đình sẽ làm một điều em chưa kịp làm là chuyển 10 triệu cho chị Hoàng Lan, em nhé. Thương em tôi quá!", cô cho biết.
Nữ diễn viên gạo cội cho biết cũng có nhiều khán giả đã đến thắp hương tại một của nghệ sĩ Anh Vũ.
Lưu Hằng
Quách Ngọc Tuyên: 'Tôi không ngại bị so sánh với Trường Giang'
- Tuy thành công đến muộn hơn so với bạn bè đồng trang lứa nhưng với những thành quả mà Quách Ngọc Tuyên gặt hái được trong thời gian gần đây đã giúp anh tự tin khẳng định mình không còn ngại bị so sánh với Trường Giang.
" alt="Hồng Vân đến thăm mộ Anh Vũ, kể ước nguyện lúc sinh thời của nghệ sĩ" /> ...[详细] -
...[详细]
-
Thay chương trình Cambridge: Sự đã rồi!
Học sinh lớp tăng cường tiếng Anh ở Trường Tiểu học Võ Trường Toản, quận 10, TP HCM. Ảnh: Tấn Thanh
Rút khỏi Cambrigde thì học gì đây?
“Tôi từng muốn rút con ra khỏi lớp Cambridge nhưng lúc đó có thông tin nếu muốn rút thì con phải chuyển vào học tại cơ sở 2 của trường ở khu chợ tạm nên phải cố cho con theo để được học ở trung tâm. Nay, với việc ngừng tuyển sinh Cambridge, tôi càng muốn rút con ra khỏi lớp này nhưng không học Cambrdge thì con tôi sẽ học chương trình tiếng Anh nào khi đang lỡ cỡ ở giữa cấp?” - chị H. lo lắng.
Hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận 5 cho biết trong 2 ngày vừa qua, rất nhiều phụ huynh hỏi thông tin muốn chuyển con sang lớp tiếng Anh thường - tức là tiếng Anh tự chọn, tiếng Anh tăng cường và tiếng Anh theo đề án - thì phải làm thế nào? Theo vị hiệu trưởng này, tiếng Anh tự chọn càng ngày càng ít đi và phụ huynh cũng không thích chương trình này; tiếng Anh theo đề án hiện cũng rất ít lớp. Còn tiếng Anh tăng cường lại yêu cầu học sinh phải qua khảo sát, đạt các chứng chỉ: hết lớp 2 phải lấy được chứng chỉ Starters, xong lớp 4 phải có chứng chỉ Movers, xong lớp 5 phải có chứng chỉ Flyers. Mà các lớp tiếng Anh tăng cường cũng chỉ có hạn, nếu đột ngột chuyển học sinh đang theo học Cambridge sang lớp tăng cường thì khó có khả năng đáp ứng.Bên cạnh đó, lâu nay tuyển sinh đầu cấp tại TP HCM không phân tuyến theo Cambridge mà theo hộ khẩu. Tức là những học sinh dù hoàn thành chương trình Cambridge ở bậc tiểu học nhưng khi lên bậc THCS, theo phân tuyến vào trường không dạy Cambridge (ở bậc THCS, chỉ có một vài trường dạy Cambridge) thì xem như việc học gián đoạn.
Ông Đinh Thiện Căn, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 1, cho biết với những học sinh học Cambridge, khi lên bậc THCS, muốn vào trường có tổ chức Cambridge thì chuyển hồ sơ về phòng để xem xét, giải quyết. Thế nhưng, một hiệu trưởng khác tại quận 1 nói rằng khi chương trình Cambridge ngưng tuyển sinh thì với những học sinh vừa hoàn thành chương trình ở bậc tiểu học xem như đứt đoạn.
Bất bình đẳng, khó thành công
Ở góc độ giáo dục, PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP HCM, cho rằng thật phi lý khi ngưng chương trình này để triển khai chương trình khác một cách đột ngột. Đáng ra Sở GD-ĐT TP HCM cần có sự đánh giá, cân nhắc, phải báo động trước khi ngưng.
PGS Tống băn khoăn: Liệu chương trình tiếng Anh tích hợp thay thế có hay hơn, ưu việt hơn so với chương trình Cambridge? Sở phải thuyết minh được chương trình mới hay hơn, ưu việt hơn cụ thể ở những mặt nào để cho học sinh, phụ huynh được biết, tránh triển khai một chương trình mà chất lượng không rõ ràng, để rồi lại không đạt như kỳ vọng. “Việc thay đổi một chương trình học không thể do các nhà quản lý dùng quyền lực quyết định mà phải có hội đồng thẩm định gồm các nhà chuyên môn, những người giảng dạy, nghiên cứu tiếng Anh trực tiếp đánh giá trên cơ sở khoa học và khách quan. Không nên tạo tiền lệ “sự đã rồi” như vậy” - PGS Tống nói.
PGS Tống nêu thêm: Học sinh học chung trường, mặc cùng bộ đồng phục nhưng lại phân biệt có tiền mới được học chương trình này, không có tiền thì phải học chương trình khác là một điều rất sai lầm về mặt giáo dục. Những gia đình khá giả có thể cho con học thêm tiếng Anh như một môn học ngoại khóa ở bên ngoài, sở không nên đưa những chương trình có tính phân biệt như vậy vào trường công, gây sự bất bình đẳng trong giáo dục.
Cũng theo PGS Tống, Sở GD-ĐT TP cần cân nhắc việc sử dụng cơ sở vật chất công để triển khai các chương trình tiếng Anh nước ngoài và phải hạch toán, tính khấu hao hợp lý. Nếu được thì phải lấy thặng dư để bù cho các trường nghèo, học sinh nghèo để tránh bất công, lãng phí.
Một chuyên gia về tiếng Anh tại TP HCM - người đã từng tham gia biên soạn nhiều sách giáo khoa về tiếng Anh - cho rằng chương trình tích hợp tiếng Anh mà sở sắp triển khai ông đã được biết qua và không thể đánh giá được chương trình này tốt hơn chương trình Cambridge. “Hiện chỉ có 10% trường học đủ điều kiện để triển khai chương trình tiếng Anh tích hợp. Với điều kiện giảng dạy không phù hợp thì khó có thể duy trì một chương trình tiếng Anh thành công” - chuyên gia này nhận định.
Mù mờ về chuẩn chương trình
Nhận xét về chuyên môn, chuyên gia này cho rằng chương trình tích hợp tiếng Anh mà sở sắp triển khai là do các tác giả người Anh và Úc viết, vì vậy không thể phù hợp với học sinh Việt Nam, đặc biệt là học sinh dưới 10 tuổi. Chương trình này không viết những câu chuyện gần gũi với các em như đi thăm bà nội, món ăn em ưa thích…, mà nói về những chuyện ở không gian rất xa. “Tôi nghĩ phải thành lập lại ban chuyên môn người Việt để viết lại sách giáo khoa cho chương trình này” - vị chuyên gia nói.
Ông cũng tỏ ra lo lắng khi triển khai chương trình tiếng Anh tích hợp thay thế mà đa số giáo viên chưa đạt chuẩn về chuyên môn.
Theo một số chuyên gia, chương trình này được nghiên cứu và áp dụng mà không dựa trên một chuẩn nào cụ thể. Theo bà Vũ Hà Thủy, chuyên gia giáo dục Anh - Mỹ, các chương trình của Anh đều yêu cầu phải được kiểm định. Muốn giảng dạy chương trình của Anh, phải đại diện cho Cambridge hay Edexcel. Cũng không có chuyện Bộ Giáo dục Anh Quốc cấp bằng nếu học sinh không thi chương trình tiếng Anh của 2 tổ chức này.
Ông Trịnh Quang Đồng, thành viên HĐQT Trường Quốc tế Canada (CIS), nói: “Kiểm định chất lượng đào tạo và chương trình là cực kỳ quan trọng. Chương trình không có kiểm định, chất lượng đào tạo sẽ tùy hứng lắm!”.