Chung kết giải game online trên di động
![]() |
Các thí sinh đoạt giải tại giải vôđịch cờ caro trên Vitalk |
当前位置:首页 > Thế giới > Chung kết giải game online trên di động 正文
![]() |
Các thí sinh đoạt giải tại giải vôđịch cờ caro trên Vitalk |
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Beroe vs Hebar, 20h15 ngày 21/2: Cửa trên đáng tin
![]() |
Đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 Nghệ An năm 2021. |
Theo đánh giá chung của Tổ Ngữ văn Hệ thống giáo dục Hocmai, đây là đề thi khá hay, hoàn toàn có thể hình thành một trục chủ đề xuyên suốt là “Bóng cả yêu thương”, độ phân hoá đạt yêu cầu, đáp ứng được mục đích của một kì thi tuyển sinh, phổ điểm có thể rơi vào mức 6 - 7.
Về nội dung từng phần, ở Câu 1 - Đọc hiểu văn bản, các câu hỏi ra đúng thứ tự mức tư duy. Hai câu hỏi nhận biết kiến thức Tiếng Việt và câu hỏi vận dụng nhẹ nhàng, mang tính khuyến khích học sinh. Câu hỏi thông hiểu chính là một nội dung quan trọng để phân hoá.
Ở Câu 2 - Nghị luận xã hội, vấn đề nghị luận không xa lạ nhưng cách nêu vấn đề khá hay, có sự nối kết chặt chẽ với nội dung văn bản đọc hiểu ở phần trên, đáp ứng tốt yêu cầu tích hợp đọc - viết (tiếp
nhận văn bản - tạo lập văn bản), khơi gợi suy nghĩ, ý kiến từ những cảm xúc sâu sắc, tình cảm thiêng liêng dành cho cha mẹ.
Với độ tuổi của học sinh lớp 9, khi nhu cầu khẳng định bản thân đang dần hình thành, vấn đề nghị luận đã tạo ra “đất diễn” khá tốt để các em nói lên suy nghĩ riêng của mình. Đây cũng là câu hỏi
phục vụ cho yêu cầu phân hoá của đề thi.
Dưới đây là gợi ý đáp ándo Tổ Ngữ văn Hệ thống giáo dục Hocmai đưa ra:
Câu 1
a. Từ làm phép nối để liên kết hai đoạn văn ở phần in đậm là từ “nhưng”.
b. Từ láy được sử dụng trong câu văn: “xào xạc”.
c. Câu văn “Cây che nắng cháy gió mưa, che chở chim non đến khi đủ lông đủ cánh” vừa gợi những gian khó, vất vả trong cuộc đời cha mẹ vừa thể hiện tình yêu thương, sự chở che, bao bọc của cha mẹ với con cái trong hành trình dài rộng của cuộc đời.
d. Đây là một câu hỏi mở. Học sinh nêu cách hiểu của cá nhân. Cần lí giải thuyết phục, hợp lí. Sau đây là gợi ý:
Thông điệp tác giả muốn gửi gắm trong đoạn trích:
- Gia đình là điểm tựa vững chắc cho mỗi con người trong cuộc đời.
- Vì con, cha mẹ có thể chịu nhiều vất vả, gian khó.
- Sự thành công của mỗi con người luôn có hình bóng của cha mẹ.
- Mỗi người cần biết trân trọng những giây phút bên cha mẹ khi còn có thể.
Câu 2
1. Về hình thức
- Xác định đúng yêu cầu cần nghị luận.
- Bài viết đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Bài làm sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi ngữ pháp.
- Bài làm sáng tạo và giàu cảm xúc.
2. Về nội dung
a. Xác định vấn đề cần nghị luận
Vai trò của tính tự lập đối với giới trẻ.
b. Triển khai vấn đề
* Giải thích
Tính tự lập là khả năng tự thực hiện mọi việc, không dựa dẫm vào người khác, sử dụng tài năng, bản lĩnh của cá nhân để làm chủ cuộc sống của mình.
* Bàn luận
Vai trò của tính tự lập:
- Tính tự lập giúp chúng ta thể hiện sự tự tin, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, nỗ lực vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
- Tính tự lập giúp chúng ta tự giác chăm lo cho bản thân, hoàn thành các công việc giúp chúng ta trưởng thành, bản lĩnh, vững vàng hơn trong cuộc sống.
- Tính tự lập giúp chúng ta làm chủ cuộc sống của chính mình, sớm xây dựng kế hoạch hoàn thiện và phát triển bản thân, không trở thành gánh nặng hay sự ràng buộc cho những người xung quanh.
* Mở rộng vấn đề
Tự lập khác với tự do, thích làm việc theo cảm xúc mà không suy nghĩ.
* Bài học nhận thức và hành động
- Cần vững tin vào bản thân và những điều mình tin tưởng, chủ động tự kiểm soát cuộc sống trong mọi việc: học tập, sinh hoạt,...
- Lắng nghe ý kiến của những người xung quanh để hoàn thiện bản thân.
- Kiên cường vượt qua mọi khó khăn, tránh thụ động, ỷ lại trong cuộc sống.
Câu 3
1. Về hình thức
- Xác định đúng yêu cầu cần nghị luận.
- Bài viết đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Bài làm sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi ngữ pháp.
- Bài làm sáng tạo và giàu cảm xúc.
2. Về nội dung
a. Xác định vấn đề cần nghị luận
Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người được thể hiện trong 9 câu thơ đầu trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
b. Triển khai vấn đề
b.1. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu vị trí, nội dung đoạn thơ cần cảm nhận.
b.2. Thân bài
* Bốn câu thơ đầu nhà thơ Y Phương nói với con về cội nguồn sinh dưỡng đầu tiên của mỗi con người chính là gia đình
- Sử dụng cặp câu đăng đối trong các hình ảnh “chân phải” - “chân trái”, “cha” - “mẹ” và cách nói ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã tạo nên hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.
- Y Phương đã tái hiện được một không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt và hạnh phúc tràn đầy. Từng bước đi chập chững, từng tiếng nói cười bi bô của con đều được cha mẹ nâng đón với một tình yêu vô bờ.
* Năm câu thơ sau nhà thơ Y Phương nói với con về cội nguồn sinh dưỡng thứ hai của mỗi con người là quê hương
- Con lớn lên trong cuộc sống cần cù, đoàn kết, lạc quan của con người quê hương
+ “Người đồng mình” chỉ những người vùng mình, miền mình, những người cùng sống trên một vùng đất. Ba tiếng “người đồng mình” cùng với cách nói trực tiếp “yêu lắm con ơi” đã thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào của tác giả về con người quê hương giản dị mà gắn bó, đoàn kết.
+ Người đồng mình khéo léo trong cuộc sống lao động: Chiếc “lờ” vốn mộc mạc được đan tỉ mỉ, tài hoa, trau chuốt thành “nan hoa”.
+ Người đồng mình lạc quan trong cuộc sống sinh hoạt: Những căn nhà thô sơ được người đồng mình lấp đầy bằng cách “ken” thêm vào những “câu hát”. Cuộc sống trong thung tuy nghèo khó nhưng con người luôn vui vẻ, lạc quan, hạnh phúc.
- Con lớn lên trong sự đùm bọc, che chở của con người và rừng núi quê hương
+ “Rừng cho hoa”: Rừng núi thơ mộng đem đến niềm vui, nuôi dưỡng xúc cảm thẩm mĩ cho con người.
+ “Con đường cho những tấm lòng”: Gợi vẻ đẹp tình nghĩa gắn bó giữa người với người, quê hương đã bồi đắp, chở che cho con người.
* Đánh giá: Bằng thể thơ tự do, hình ảnh giàu sức gợi cảm, mang đậm lối tư duy của người miền núi cùng các biện pháp tu từ điệp ngữ, nhân hóa, Y Phương đã nói với con về cội nguồn sinh dưỡng, mong con hãy biết yêu, biết trân trọng gia đình, quê hương. Những tình cảm đó sẽ nâng bước con trên hành trình dài rộng của cuộc đời.
b.3. Kết bài: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.
PV
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn tại Hà Nội năm 2021
" alt="Đáp án đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 tỉnh Nghệ An năm 2021"/>Kinh tế số là trụ cột chuyển đổi số quốc gia
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhận định, tỉ trọng đóng góp của kinh tế số vào GDP của Việt Nam ngày càng tăng, tỉ trọng kinh tế số tăng từ 11,91% năm 2021 lên mức 14,26% trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 14,96%.
Báo cáo thường niên kinh tế số e-Conomy SEA do Google và Temasek nghiên cứu, công bố tốc độ tăng trưởng kinh tế số Việt Nam năm 2022 đạt 28%, dẫn đầu trong các quốc gia Đông Nam Á. Năm 2022, có hơn 1.400 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng gần 20% so với năm 2021. Hạ tầng số được tăng cường đầu tư, nhiều nền tảng số tiếp tục được phát triển.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, điểm sáng trong phát triển xã hội số tại các địa phương trong 6 tháng đầu năm 2023, một số tỉnh đã có số lượng tài khoản thanh toán được mở tại các ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác đã vượt mức dân số bình quân của tỉnh, có thể kể đến như: Thái Nguyên, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Nông, Long An, Kiên Giang.
Ngân hàng nỗ lực tham gia xây dựng kinh tế, xã hội số
Trên hành trình xây dựng “điểm sáng” phát triển xã hội số tại các địa phương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đóng góp hơn 20 triệu khách hàng sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán, hơn 15 triệu khách hàng dùng dịch vụ điện tử, luôn tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình kinh doanh mới nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng trên cơ sở hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ ngân hàng số đột phá. Từ năm 2022, Agribank triển khai dịch vụ ngân hàng số (Agribank Digital) tích hợp các ứng dụng công nghệ hiện đại. Khách hàng có thể đăng ký và sử dụng trực tuyến các dịch vụ ngân hàng trên cơ sở định danh, xác thực bằng công nghệ sinh trắc học gồm cả khuôn mặt và vân tay.
Trong những năm qua, Agribank đã ứng dụng các công nghệ tiên tiến, giải pháp mới vào hoạt động thanh toán nhằm tăng tốc độ thanh toán, tăng cường an toàn, bảo mật dịch vụ, gia tăng trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng như xác thực sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt); thanh toán qua mã QR; giải pháp chấp nhận thanh toán linh hoạt trên thiết bị di động... mang lại trải nghiệm mới cho khách hàng. Agribank cũng hợp tác với doanh nghiệp Fintech để triển khai ứng dụng thanh toán di động, ví điện tử, cổng thanh toán…, qua đó cho phép khách hàng dễ dàng thực hiện giao dịch thanh toán hàng ngày (trả tiền taxi, điện, nước, viễn thông, học phí, viện phí, chuyển tiền...) từ điện thoại, máy tính có kết nối Intetnet mà không cần đến phòng giao dịch ngân hàng; tạo thuận lợi cho khách hàng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa được tiếp cận dịch vụ tài chính.
Để có được kết quả trên, Đảng ủy, Hội đồng thành viên, Ban Điều hành, cấp ủy các cấp, người đứng đầu đơn vị xác định việc chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi về nhận thức, từ đó dần đưa chuyển đổi số hiện diện trong quản trị điều hành và mọi hoạt động của Agribank thông qua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước xây dựng môi trường làm việc trực tuyến; chú trọng phát triển cung cấp sản phẩm dịch vụ trực tuyến phục vụ khách hàng, đối tác, góp phần tạo điều kiện, giảm chi phí và tiết kiệm thời gian đi lại cho người dân và doanh nghiệp trong giao dịch thanh toán.
Thông qua Diễn đàn, Agribank không chỉ giới thiệu mà còn mang đến nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng giàu tiện ích, đem lại giá trị thiết thực đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của khách hàng, đóng góp vào quá trình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam.
Đồng thời, Agribank cùng các đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực cùng quy tụ về Diễn đàn nhằm đóng góp và chia sẻ đường hướng, chính sách, kinh nghiệm thực tiễn và các khuyến nghị để thúc đẩy tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo; sớm hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế số và xã hội số của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã đề ra, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian tới.
Agribank hiện là ngân hàng thương mại duy nhất do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ; tổng tài sản đạt trên 1,89 triệu tỷ đồng; nguồn vốn đạt trên 1,71 triệu tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,44 triệu tỷ đồng, trong đó luôn dành 70% dư nợ đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn - nông dân. |
Lệ Thanh
" alt="Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số đầu tiên tại Việt Nam"/>Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số đầu tiên tại Việt Nam
Trò chuyện với MC Nguyên Khang, NSND Hà Vy kể lại những kỷ niệm xúc động nơi chiến trường: “Anh em chiến sĩ đứng quần xắn móng lợn để nghe hát. Bên này cô đeo cành lá ngụy trang, bên kia giữ khư khư túi thuốc. Hát ở trong hang cho thương binh nghe, vừa hát vừa khóc..”.
Không chỉ vào sinh ra tử cùng những “sân khấu” đặc biệt nơi biên cương hải đảo, NSND Hà Vy còn có tài năng trời phú trong việc chỉnh lý các làn điệu dân tộc vào phần trình diễn của mình để tạo dấu ấn riêng và đạt nhiều giải thưởng danh giá.
![]() | ![]() |
NSND Hà Vy tên đầy đủ là Nguyễn Hà Vy (sinh năm 1956, tại Hải Phòng) là ca sĩ hát nhạc truyền thống và nghệ sĩ ngâm thơ nổi tiếng. Các ca khúc gắn liền với tên tuổi của bà như: Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới, Ngày mai anh lên đường, Hoa sim biên giới, Chiều biên giới, Hành khúc ngày và đêm… cùng nhiều làn điệu dân ca Việt Nam.
NSND Hà Vy đã đạt nhiều giải thưởng danh giá: Huy chương Vàng - Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc 1985; Cuộc thi đơn ca chuyên nghiệp toàn quốc lần thứ nhất (1988), NSND Hà Vy đạt giải Ba dòng nhạc dân gian dân tộc - truyền thống và giải Đặc biệt cho người hát hay nhất về đề tài Bác Hồ với bài hát Người Nùng nhớ Bác;
Huy chương Vàng - Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc 1990; Huy chương Bạc - Hội diễn ca múa nhạc toàn quốc 1995; Bằng khen Liên hoan Giọng hát Vàng Hà Nội ASEAN 1996.
" alt="Lần hiếm hoi chồng NSND Hà Vy xuất hiện trên VTV và làm điều bất ngờ cho vợ con"/>Lần hiếm hoi chồng NSND Hà Vy xuất hiện trên VTV và làm điều bất ngờ cho vợ con
Nhận định, soi kèo Valencia vs Atletico Madrid, 0h30 ngày 23/2: Bám đuổi
Các cơ quan sẽ sử dụng bản đồ làm công cụ hỗ trợ công tác quản lý nhà nước, lập chiến lược mang tính dẫn dắt, xây dựng các kế hoạch triển khai từ ngắn hạn đến trung và dài hạn, phù hợp với sự phát triển của công nghệ gắn với chiến lược phát triển ngành và lĩnh vực; hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp trong việc đưa ra quyết định về ứng dụng, triển khai công nghệ mới, tránh đầu tư quá sớm hoặc quá muộn khi công nghệ đã lỗi thời.
8 bản đồ công nghệ được giới thiệu đầy đủ tại cổng thông tin của Bộ, để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nghiên cứu, áp dụng và phối hợp cùng với các đơn vị của Bộ liên tục hoàn thiện, cập nhật hàng năm.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùngtừng nhấn mạnh: “Lĩnh vực thông tin và truyền thông đang có những thay đổi mang tính cách mạng. Chính công nghệ số đã tạo ra sự thay đổi này. Tương lai bây giờ không còn nằm trên đường kéo dài của quá khứ. Và chúng ta phải sáng tạo ra tương lai mới của mình dựa trên công nghệ số”.
Theo ông Nguyễn Khắc Lịch, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ TT&TT, bản đồ công nghệ nhằm trả lời ba câu hỏi sống còn mà thế giới công nghệ số đặt ra cho mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Đó là: các xu hướng lớn nào ảnh hưởng tới ứng dụng công nghệ số trong năm nay; Các công nghệ số nào có tiềm năng cân bằng giữa giá trị và rủi ro; các công nghệ số mới nổi nào nên thận trọng khi triển khai.
Bản đồ được xây dựng dựa trên các chiến lược đã phê duyệt; tham khảo các báo cáo chuyên đề về xu hướng nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ trên thế giới; các tài liệu của của một số tổ chức uy tín trên thế giới về cách thức, phương pháp xây dựng bản đồ công nghệ, lấy ý kiến các chuyên gia trong nước.
Mỗi bản đồ gồm một tài liệu mô tả, đánh giá chi tiết từng công nghệ và một trang đồ họa (bản đồ) thể hiện các thông tin ngắn gọn về các công nghệ có tác động đáng kể đến lĩnh vực, với các loại thông tin: Mức độ trưởng thành của công nghệ, mức độ ảnh hưởng của công nghệ, các giai đoạn của sự kỳ vọng của công nghệ theo thời gian.
Chẳng hạn, bản đồ cho lĩnh vực Chính phủ số gồm 32 công nghệ số được thể hiện theo hình radar. Trong đó, các vòng tròn đồng tâm thể hiện thời gian: Dưới 2 năm, từ 2-5 năm, từ 5-10 năm và trên 10 năm; con số trong các hình tròn chỉ mức độ trưởng thành của công nghệ, số 1 là mức phôi thai, số 2 là mức trẻ em, số 3 là mức thanh niên, số 4 là mức trưởng thành, số 5 là mức chín muồi. Độ to hay nhỏ của hình tròn biểu thị cho mức độ ảnh hưởng của công nghệ đó đối với lĩnh vực, có 3 mức là thấp, trung bình, cao. Màu sắc của các hình tròn biểu thị cho các giai đoạn của sự kỳ vọng của công nghệ: Bình minh công nghệ, đỉnh điểm của sự thổi phồng kỳ vọng, đáy của sự vỡ mộng, công nghệ dần được chấp nhận, công nghệ được ứng dụng rộng rãi và ổn định.
Trên thế giới, các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp thường chọn áp dụng sớm công nghệ từ giai đoạn đáy của sự vỡ mộng, áp dụng rộng rãi sớm là chọn giai đoạn công nghệ dần được chấp nhận, áp dụng rộng rãi muộn là giai đoạn công nghệ được ứng dụng rộng rãi, ổn định, còn sau đó là công nghệ đã lạc hậu. Như vậy, bản đồ cho lĩnh vực Chính phủ số khuyến cáo lựa chọn áp dụng công nghệ chatbot và full life cycle API management trong vòng 2 năm tới.
Lãnh đạo các cục, vụ thuộc Bộ TT&TT đều đánh giá cao 8 bản đồ công nghệ số và xem đây là tài liệu hướng dẫn trong những năm tới cho công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn… và sẽ định hướng ứng dụng một số công nghệ để giải quyết nhiều vấn đề tồn tại hay giải các bài toán lớn để phát triển mạnh mẽ ngành và lĩnh vực liên quan.
Mạnh Hưng và nhóm PV, BTV" alt="Công bố 8 bản đồ công nghệ cho lĩnh vực TT&TT"/>Nắm bắt xu hướng này, bên cạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ cho sản xuất, nhiều HTX sản xuất nông nghiệp ở thủ đô cũng tích cực tìm kiếm các kênh bán hàng hiện đại bên cạnh các hình thức truyền thống.
HTX sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý là ví dụ điển hình. Hiện nay, HTX đang sử dụng tối đa các nền tảng mạng xã hội để tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm.
Với sự chủ động trong ứng dụng công nghệ số, HTX đã quảng cáo các sản phẩm của mình thông qua mạng xã hội như Facebook, Zalo... Nhờ đó, những năm qua, thương hiệu rau hữu cơ của HTX đã nổi tiếng khắp trong và ngoài thành phố Hà Nội.
Trên mỗi bó rau được đóng gói, khách hàng chỉ cần cầm điện thoại thông minh quét mã vạch là có thể biết được địa chỉ, quy trình sản xuất... Đến nay, toàn bộ 5ha rau hữu cơ với 17 sản phẩm rau hữu cơ được công nhận OCOP đạt chất lượng 3 sao cấp thành phố và có thể truy xuất nguồn gốc rõ ràng.
Đánh giá về chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp Hà Nội hiện nay, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, để đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, Hà Nội xác định dựa trên nền tảng dữ liệu, tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành như đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản....
Theo đó, thủ đô phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng thông minh, chính xác, tăng tỷ trọng nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế; ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các khâu trong quy trình sản xuất, kinh doanh;
Đồng thời quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm minh bạch, chính xác, an toàn; cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai để người dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng.
Hiện toàn thành phố có trên 900ha ứng dụng công nghệ số. Đây là diện tích đã được quy hoạch gọn vùng gọn thửa, thuận lợi cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật và quản lý chất lượng sản phẩm.
Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp, nhiều huyện cũng đã chủ động xây dựng chính sách hỗ trợ nông dân, HTX, doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn.
Lãnh đạo Sở NN&PTNT TP Hà Nội cũng khẳng định sẽ bám sát những văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong xây dựng và hoàn thành cơ sở dữ liệu vùng sản xuất; cơ sở dữ liệu cấp, quản lý mã số vùng trồng.
Đồng thời, Sở sẽ cùng các địa phương, đơn vị tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức - kết hợp cả hình thức trực tuyến và trực tiếp - để đưa chuyển đổi số vào lĩnh vực nông nghiệp.
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng đã hợp tác với các cơ quan, đơn vị kinh tế số để triển khai thương mại điện tử thông qua những sàn giao dịch như Voso, Sendo... Đặc biệt, Hà Nội sẽ chú trọng phát triển các chuỗi sản xuất gắn với công nghệ số.
Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ hiện đại, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp còn hướng đến mục tiêu tạo mối liên kết giữa các thành phần của hệ sinh thái nông nghiệp một cách tự nhiên theo chuỗi giá trị; kết nối người dân, doanh nghiệp và thị trường; kết nối người dân, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước với thị trường.
" alt="Hà Nội ứng dụng công nghệ trong sản xuất, kết nối thị trường nông sản"/>Hà Nội ứng dụng công nghệ trong sản xuất, kết nối thị trường nông sản
Chiều 29/5, tại cuộc họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, nhiều phóng viên nêu hiện tượng ở không ít trường tiểu học có hiện tượng gần như 'cháu nào cũng có giấy khen' cuối năm. Có em được học sinh giỏi môn Toán, có em giỏi môn Tiếng Anh hay giỏi môn Tiếng Việt...
Trước thực tế này, nhiều ý kiến đặt vấn đề liệu có tình trạng “lạm phát” giấy khen hay không?
Về việc này, Bà Hoàng Thị Minh Hương, Phó Trưởng Phòng Giáo dục phổ thông (Sở GD-ĐT Hà Nội) cho hay, việc khen thưởng đối với học sinh tiểu học hiện làm theo quy định tại điều 16 Thông tư 22 ngày 22/9/2016. Theo đó, quy định rất rõ về các trường hợp khen thưởng cho học sinh vào cuối năm học.
“Cụ thể, đối tượng được khen thưởng là học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện, kết quả đánh giá các môn học. Tiêu chí để được khen thưởng cũng rất rõ ràng như các phẩm chất, năng lực phải được đánh giá tốt, các bài kiểm tra cuối năm phải được đánh giá từ 9 điểm trở lên.
Các học sinh có thành tích vượt trội hoặc tiến bộ vượt bậc ít nhất về một môn học hoặc một phẩm chất nào đó.
Ngoài ra, cũng có những khen thưởng cho những học sinh có thành tích đột xuất trong năm học, có thể diễn ra vào giữa năm, cuối năm... tùy thuộc vào thời điểm có thành tích đó.
Một đối tượng nữa được khen thưởng là những học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét và đề nghị cấp trên khen thưởng”, bà Hương cho hay.
Theo đại diện Sở GD-ĐT, khi Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư 30, việc này không chỉ diễn ra ở Hà Nội mà còn có ở nhiều tỉnh, thành khác.
Đến năm 2016, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư 22 quy định cụ thể hơn, rõ hơn đối với việc khen thưởng học sinh. Sở GD-ĐT Hà Nội cũng thành lập một đoàn kiểm tra chuyên đề về việc thực hiện Thông tư 22, Thông tư 30 đối với việc đánh giá học sinh tiểu học.
“Năm ngoái và năm nay, nhìn chung việc thực hiện Thông tư 22 và Thông tư 30 được thực hiện khá tốt và đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ và của Sở”, vị đại diện này nói.
Trước đó, những ngày gần đây khi mà nhiều trường tổ chức tổng kết năm học, một số phụ huynh băn khoăn với những tờ giấy khen của con mình khi thấy gần như 'cháu nào cũng có giấy khen'.
Thanh Hùng
Giấy khen được xét tặng dễ dãi, điểm 10 nhiều còn do một phần thầy cô, nhà trường chấm điểm lỏng tay. Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ rà soát, chấn chỉnh tình trạng này, ông Nguyễn Đức Hữu, Vụ Giáo dục Tiểu học nói với Góc nhìn thẳng.
" alt="Sở Giáo dục nói về việc học sinh tiểu học “cháu nào cũng có giấy khen”"/>Sở Giáo dục nói về việc học sinh tiểu học “cháu nào cũng có giấy khen”