您现在的位置是:Công nghệ >>正文
Nhận định, soi kèo Pyunik vs West Armenia, 20h00 ngày 21/11: Đòi lại ngôi đầu
Công nghệ2331人已围观
简介 Pha lê - 20/11/2024 16:40 Nhận định bóng đá g ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Al Fateh vs Damac, 21h55 ngày 22/1: Tương lai mù mịt
Công nghệPha lê - 22/01/2025 08:41 Nhận định bóng đá g ...
阅读更多Tuyển thủ Việt Nam biểu cảm gây sốt trước trận đấu với Lào
Công nghệĐại sứ Nguyễn Minh Tâm tặng hoa chúc mừng tuyển Việt Nam và tin tưởng đội tuyển hoàn thành mục tiêu đề ra trong trận ra quân. Ảnh: VFF Trận tuyển Việt Nam đấu với Lào lăn bóng lúc 20h ngày 9/12 trên SVĐ Quốc gia Lào.
Trực tiếp bóng đá Việt Nam đấu với Lào: Rộn ràng ra quân
Trực tiếp bóng đá Lào đấu với Việt Nam, thuộc khuôn khổ bảng B ASEAN Cup 2024 (AFF Cup), SVĐ quốc gia Lào, 20h hôm nay (9/12).">...
阅读更多Nhận định, soi kèo Livyi Bereh Kyiv vs LNZ Cherkasy, 18h00 ngày 7/12: Nỗi đau kéo dài
Công nghệ...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Al
- Quốc hội xem xét, quyết định công tác nhân sự vào tuần tới
- Quang cảnh buổi Khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ chín, khóa XIII
- Kết quả tỷ số U20 Việt Nam vs B.Bình Dương
- Siêu máy tính dự đoán Galatasaray vs Dynamo Kyiv, 22h30 ngày 21/1
- Nhận định, soi kèo Shabab Al Ahli vs Nasaf Qarshi, 23h00 ngày 4/12: Đòi nợ?
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Thanh Hóa vs Svay Rieng, 18h00 ngày 22/1: Hướng tới ngôi đầu
-
Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi (đoàn Bến Tre) Trả lời, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, giai đoạn năm 2022, vấn đề nhân viên ngành y nghỉ việc rất là bức xúc. Khi đó thống kê có hơn 9.000 nhân viên y tế nghỉ việc.
Để giữ chân đội ngũ nhân viên y tế sau dịch Covid-19, nhiều chính sách, giải pháp được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng, các địa phương đã triển khai thực hiện.
Ví dụ như hiện nay, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Y tế đang tập trung sửa Nghị định 56/2011 quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập; sửa đổi Quyết định 73/2011 về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch; sửa Quyết định 75/2009 liên quan chế độ với nhân viên y tế thôn bản.
Bên cạnh đó nhiều địa phương đánh giá tình hình, sử dụng nhân viên y tế với nhiều chính sách thông qua HĐND để thu hút giữ chân nhân viên đội ngũ y tế công lập.
"Hiện nay đội ngũ nhân viên y tế công lập chiếm 95% trong tổng số cán bộ nhân viên y tế phục vụ cho người dân. Đây là lực lượng rất quan trọng. Nếu không có chính sách tốt để giữ chân đội ngũ này sẽ khó khăn trong quá trình đảm bảo đời sống của anh em và cũng không đáp ứng được yêu cầu mong mỏi của các cơ sở y tế khi mà cử họ đi học", Bộ trưởng Y tế nói.
Bà Đào Hồng Lan mong muốn các địa phương quan tâm thực hiện các giải pháp liên quan đến nội dung này.
Ở vị trí điều hành, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Bộ trưởng Đào Hồng Lan trả lời nội dung này bằng văn bản vì “câu hỏi của đại biểu Yến Nhi không thuộc lĩnh vực trả lời chất vấn”.
430.000 người hành nghề khám chữa bệnh đưa vào hệ thống quản lý
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) cho biết, thời gian qua, cử tri ngành y tế rất bức xúc về tình trạng cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Người hành nghề có thể nộp hồ sơ xin cấp giấy phép hành nghề tại bất kỳ địa phương nào dẫn đến "một người có nhiều giấy phép hành nghề" và có thể phụ trách chuyên môn kỹ thuật nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn nhiều tỉnh, thành khác nhau.
“Đề nghị Bộ trưởng có giải pháp quản lý để đảm bảo mỗi người hành nghề chỉ được cấp một giấy phép hành nghề và đứng tên một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật?”, đại biểu Thúy chất vấn.
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Y tế cho hay, hiện nay theo quy định Luật Khám bệnh chữa bệnh và Nghị định 96/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Khám chữa bệnh 2023 và sửa đổi một số nội dung của Nghị định 98/2021 về quản lý trang thiết bị y tế có quy định "1 người chỉ có 1 giấy phép hành nghề".
"Ngành y đang tiến tới quản lý trên toàn quốc việc sử dụng giấy phép của người hành nghề", Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói.
Bà cho biết, trước năm 2023, ngành y tế đã có phần mềm quản lý người hành nghề khám chữa bệnh trên toàn quốc. Đến thời điểm đó có hơn 430.000 người đưa vào quản lý trên tổng số hơn 600.000 hành nghề trên toàn quốc. Tuy nhiên, hệ thống này được xây dựng từ 2015 đến nay, khi xây dựng trên cơ sở hệ thống đóng.
Vì vậy, để quản lý, cập nhật, sử dụng, Bộ đang điều chỉnh nội dung, nâng cấp phần mềm này trên cơ sở kết nối hệ thống dịch vụ công trực tuyến của các địa phương, quốc gia và sử dụng các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Trong thời gian tới Bộ triển khai các giải pháp để có hệ thống thống nhất trên toàn quốc.
Với hệ thống toàn quốc, ngành y tế, lãnh đạo các cấp, y tế các địa phương có thể tham khảo, nắm được thông tin người hành nghề và quản lý theo đúng quy định.
Giơ biển tranh luận, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy trao đổi lại rằng “không phải làm khó Bộ trưởng” mà mong nhân phiên chất vấn này, Bộ Y tế sớm tìm ra công cụ quản lý giấy phép hành nghề.
Bà Thúy bày tỏ đồng tình với Bộ trưởng là phải hoàn thiện, nâng cấp phần mềm kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia. Tuy nhiên, phần mềm này phải liên thông trên toàn quốc và phải tra cứu được.
“Còn phần mềm Bộ trưởng nói chỉ là danh sách đăng ký hành nghề do các bệnh viện thuộc Bộ Y tế quản lý đưa lên, cho nên không thể kết nối liên thông với các địa phương được, trong khi Sở Y tế là nơi cấp giấy phép hành nghề cho tất cả các bác sỹ mở phòng khám tư nhân”, bà Thúy nêu thực tế.
Nhấn mạnh chuyển đổi số là xu thế tất yếu của thời đại, bà Thúy cho rằng bên cạnh việc xây dựng phần mềm Bộ Y tế cần ban hành quy định bắt buộc các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề, trong đó có cả Bộ Y tế và Sở Y tế của 63 tỉnh thành, đẩy dữ liệu lên hệ thống. Nếu không thực hiện thì phải có biện pháp xử lý.
Bên cạnh đó, Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần quan tâm hỗ trợ cho Bộ Y tế sớm xây dựng phần mềm, bởi đây là công cụ quản lý hữu hiệu.
“Tôi nghĩ nếu làm được điều này thì Bộ Y tế cũng làm được việc liên thông kết quả xét nghiệm mà Quyết định 316/2016 của Thủ tướng về phê duyệt đề án đã xác định rằng đến năm 2025 sẽ liên thông kết quả xét nghiệm đối với các phòng xét nghiệm trên toàn quốc”, đại biểu Thúy nói.
Trân trọng cảm ơn đại biểu, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng “chúng ta muốn làm cái gì thì phải có sự đầu tư, có quyết tâm mới triển khai được”.
Bà cũng nhấn mạnh, việc quản lý giấy phép hành nghề, giấy phép hoạt động của các cơ sở nếu quản lý thông thường thì rất khó khăn và không quản lý được. Cho nên việc nâng cao năng lực của hệ thống quản lý bằng phần mềm là yêu cầu rất cấp thiết.
“Nói thật, trong thời gian qua hệ thống này chúng tôi cũng “đi nhờ và làm chay”, làm không mất đồng nào. Tuy nhiên, với dữ liệu rất lớn của hệ thống hành nghề cùng số người rất lớn, phải quản lý thì không đáp ứng được yêu cầu. Cho nên đây là nhiệm vụ chúng tôi tập trung triển khai trong thời gian tới”, bà Lan nói.
Đại biểu ngành y kể về nỗi khổ đấu thầu thuốc, thiết bị y tế
Các Đại biểu Quốc hội ngành y đề nghị Luật Đấu thầu (sửa đổi) cần có quy định một chương riêng về đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế." alt="Hơn 9.000 nhân viên y tế nghỉ việc, cần chính sách giữ chân">Hơn 9.000 nhân viên y tế nghỉ việc, cần chính sách giữ chân
-
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Ảnh: VGP/Nhật Bắc Chính phủ giao Bộ Nội vụ khẩn trương đề xuất việc thành lập ban chỉ đạo, tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng trước ngày 20/11.
Báo cáo Chính phủ về tổng kết thi hành Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Chính phủ.
Trong đó, tiếp tục thực hiện chủ trương của Đảng về phát huy hiệu quả mô hình bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; thực hiện có lộ trình giảm hợp lý số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ; tăng cường vai trò, nâng cao trách nhiệm của bộ trưởng với tư cách thành viên phủ trong quản lý vĩ mô và xây dựng chính sách...
Để tiếp tục hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Bộ Nội vụ kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
Đề nghị bỏ cấp “Tổng cục”
Ngày 12/11 vừa qua, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ.
Theo Bộ Nội vụ, việc sửa đổi, bổ sung luật này là cần thiết nhằm hoàn thiện các quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ; nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ.
Đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn hợp lý, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm sự thống nhất, thông suốt của bộ máy hành chính nhà nước; phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Các thành viên hội đồng thẩm định đều tán thành cao với việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ lần này đáp ứng yêu cầu cấp bách trong việc tổ chức xây dựng bộ máy nhà nước hiện nay.
Một trong những ý kiến đáng chú ý là đại diện Bộ Công an quan tâm đến địa vị pháp lý của Tổng cục hiện nay chưa được quy định rõ ràng; chính sách đối với cấp cục trực thuộc bộ và cục trực thuộc tổng cục như nhau nên chưa khuyến khích tinh gọn bộ máy.
Do đó, đại diện Bộ Công an đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu theo hướng bỏ cấp “tổng cục” trong cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo quy định cụ thể vị trí, nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của Chính phủ ngay tại dự thảo luật.
Trong đó, chú trọng làm rõ định hướng quy định về phân cấp, phân quyền giữa các chủ thể: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và chính quyền địa phương. Quy định rõ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng mà không phân cấp, phân quyền; những vấn đề có thể phân cấp, phân quyền; phạm vi phân cấp, phân quyền…
sửa đổi, bổ sung 11 nhóm vấn đề với 5 nhóm chính sách lớn- Hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo yêu cầu đổi mới quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả.
- Hoàn thiện quy định về mối quan hệ phân công, phối hợp trong thực hiện quyền lực nhà nước; cơ chế kiểm soát quyền lực giữa Chính phủ với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền tư pháp, bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 27.
- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các bộ, cơ quan ngang bộ, giữa Chính phủ với chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, bảo đảm đề cao trách nhiệm của người đứng đầu bộ, ngành và trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với các nội dung được phân cấp, phân quyền theo quy định của pháp luật.
- Hoàn thiện các quy định để đổi mới phương thức tổ chức hoạt động của Chính phủ phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh chuyển đổi số và xây dựng Chính phủ số, bảo đảm tăng tính công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý nhà nước.
- Hoàn thiện các quy định về tổ chức của Chính phủ để tạo khung pháp lý sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
" alt="Xây dựng phương án sắp xếp lại bộ máy theo hướng 'bộ đa ngành, đa lĩnh vực'">Xây dựng phương án sắp xếp lại bộ máy theo hướng 'bộ đa ngành, đa lĩnh vực'
-
Kỳ họp 34 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương UBKT Trung ương nhận thấy: Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Bộ Công Thương và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác tham mưu, ban hành cơ chế phát triển điện mặt trời, điện gió; trong thực hiện Quy hoạch điện VII điều chỉnh; trong tham mưu, ban hành cơ chế kinh doanh, điều hành nguồn cung ứng, cấp phép kinh doanh xăng, dầu; quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá; trong lập, thẩm định, phê duyệt, tổ chức đấu thầu, thực hiện các dự án/gói thầu do Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) thực hiện; nhiều cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự.
Trách nhiệm đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Ban cán sự đảng Bộ Công Thương các nhiệm kỳ 2016-2021, 2021-2026; Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ, Đảng ủy các Cục, Vụ liên quan và các nhân sự: Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương;Đỗ Thắng Hải, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng.
Ngoài ra còn có các ông:Hoàng Quốc Vượng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Công Thương; Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ; Trần Hữu Linh, Bí thư Đảng ủy, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường; Hoàng Tiến Dũng, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo; Trần Duy Đông, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu; Phương Hoàng Kim, Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững; Đặng Huy Cường, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam, nguyên Bí thư Đảng ủy, Tổng Cục trưởng Tổng cục Năng lượng; Lý Quốc Hùng, Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ; Võ Văn Quyền, nguyên Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương.
Liên quan đến những vi phạm, khuyết điểm trên còn có trách nhiệm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025 và các ông: Trịnh Đình Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Dương Quang Thành, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Trần Đình Nhân, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Nguyễn Danh Sơn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Giám đốc Công ty Mua bán điện.
Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục; nguy cơ thiệt hại rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước, lãng phí nguồn lực xã hội; dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cơ quan quản lý Nhà nước, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
UBKT Trung ương yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và cấp ủy, tổ chức đảng ở một số bộ, ngành, địa phương, đơn vị liên quan phối hợp, chỉ đạo kiểm điểm, xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật các tổ chức đảng và đảng viên có vi phạm, báo cáo kết quả về UBKT Trung ương.
UBKT Trung ương sẽ tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra, xem xét, xử lý các tổ chức đảng, đảng viên tại các địa phương, đơn vị có liên quan trong thực hiện các dự án năng lượng tái tạo.
Bộ Quốc phòng xem xét xử lý kỷ luật 29 cá nhân
Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương bỏ phiếu đề nghị Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xem xét kỷ luật 29 cá nhân, trong đó có 23 trường hợp vi phạm pháp luật." alt="Nhiều cán bộ cấp cao liên quan đến sai phạm ở Bộ Công Thương và EVN">Nhiều cán bộ cấp cao liên quan đến sai phạm ở Bộ Công Thương và EVN
-
Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Ajman Club, 20h05 ngày 21/1: Cửa trên thắng thế
-
Soi kèo góc Auxerre vs PSG, 3h00 ngày 7/12