Rối loạn tiền đình- nguyên nhân chóng mặt ở người cao tuổi
Tại sao rối loạn tiền đình hay tái phát?
Rối loạn tiền đình, 'hung thủ' gây chứng ù tai
Tiền đình là một bộ phận nằm phía sau ốc tai, nó đóng vai trò duy trì sự cân bằng các hoạt động của cơ thể như: khi di chuyển, nằm, đứng, cúi xuống hay xoay người.
Với mỗi hoạt động của cơ thể, hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng, lắc theo các động tác này và giúp cho cơ thể giữ được thăng bằng. Hệ thống tiền đình được điều khiển bới nhóm thần kinh cao cấp hơn của não.
Vậy rối loạn tiền đình là bệnh gì?
Rối loạn tiền đình không phải là một căn bệnh, mà chỉ là một hội chứng mặc dù nó không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng một khi bạn bị rối loạn tiền đình thì sẽ dẫn đến các bệnh lý khác.
Hiện nay, theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế thì lứa tuổi trưởng thành thường mắc hội chứng tiền đình với tỉ lệ cao nhất. Những người lao động trí óc là đối tượng đang có xu hướng gia tăng căn bệnh này.
Người bị rối loạn tiền đình thường có biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, khi thay đổi tư thế rất khó khăn và người bệnh thường bị mất thăng bằng, dễ ngã…
Khi mắc phải hội chứng này người bệnh sẽ có cảm giác mệt mỏi, năng suất làm việc kém và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của gia đình và bản thân.
Các loại rối loạn tiền đình
Dựa vào triệu chứng của bệnh, người ta chia rối loạn tiền đình thành hai loại chính là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương.
Rối loạn tiền đình ngoại biên
Rối loạn tiền đình ngoại biên thường gặp với biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế. Đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt nhưng vẫn còn đi đứng được, cơn chóng mặt thường thoáng qua, chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi.
Bệnh thường xảy ra sau chấn thương vùng đầu, ngoài ra bệnh lý tắc mạch máu ở vùng sau cổ cũng là nguyên nhân gây nên rối loạn tiền đình ngoại biên.
Người bị rối loạn tiền đình ngoại biên thường có biểu hiện tình trạng chóng mặt thật nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể thay đổi tư thể từ nằm sang ngồi được.
Đặc biệt cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và ù tai, giảm thính lực một hoặc cả hai bên tai. Người bệnh còn có thể kèm theo tình trạng nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng…
Rối loạn tiền đình trung ương
Rối loạn tiền đình trung ương thường có biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế người bệnh bị choáng váng, chóng mặt, sa sẩm mặt mày…
Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não. Nguyên nhân của căn bệnh này có thể là do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng bởi tình trạng xơ mỡ động mạch, hạ huyết áp tư thế, thoái hoá cột sống cổ làm chèn ép mạch máu…
Các triệu chứng bệnh thường gặp khi bị rối tiền đình trung ương thường gặp với biểu hiện của bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, choáng váng mỗi khi thay đổi tư thế, có khi kèm theo bị nôn ói, khó tập trung, mau quên.
Rối loạn tiền đình gây ra nhiều phiền toái ảnh hưởng tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó khi nhận thấy các triệu chứng như bị chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng thì bạn nên đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Khuê Minh
" alt=""/>Rối loạn tiền đình là bệnh gì?
Sự việc nhầm con cách đây 4 năm xảy ra tại Bệnh viện phụ sản Thanh Hoá, hiện 2 cháu bé đã tìm được cha mẹ ruột (ảnh minh họa).
Ngay sau đó phía lãnh đạo Bệnh viện đã kết nối với 2 gia đình tại TP. Thanh Hóa và gia đình sinh sống tại Đà Nẵng để nhận lại con ruột của mình.
Theo thông tin riêng, tên gọi ở nhà của cháu bé mà anh chị H.H (đang sinh sống tại TP. Thanh Hóa) là B., cháu có nước da trắng trẻo. Còn bé gái được nuôi nấng và sống cùng gia đình tại Đà Nẵng có nước da đen hơn cháu B.
Sáng sớm ngày 22/6 lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa cho biết sự việc đã được phía Bệnh viện rà soát và khắc phục.
“Trước mắt các gia đình cũng đã nhận ra sự việc nhầm lẫn con rồi, hiện tại phía bệnh viện cũng đang nỗ lực phối hợp với gia đình để hỗ trợ cho các cháu về với gia đình cũng như giúp các cháu quen thân với cha mẹ ruột của mình”, vị lãnh đạo Bệnh viện cho biết.
Nói thêm về vụ việc, lãnh đạo Bệnh viện cho rằng: “Phía gia đình cũng nhắn nhủ qua phía lãnh đạo bệnh viên là sự việc là sự cố không ai muốn, và vì tương lai của các cháu nên rất mong muốn báo chí, truyền thông không quá đi sâu vào đời tư của gia đình cũng như 2 đứa trẻ.
Phía bệnh viện cũng đã và đang cố gắng nỗ lực cùng với gia đình để giúp tâm lý 2 cháu ổn định. Hiện nay 2 cháu cũng đang dần ổn định tâm lý cũng như cuộc sống bởi tình cảm con người nhất là trẻ nhỏ không thể ngày một ngày hai ổn định được”.
Được biết, hiện nay ngày nào phía lãnh đạo cũng cử người đến để động viên, làm cầu nối để khắc phục sự cố nói trên, hướng đến mục tiêu ổn định tâm lý và cuộc sống để các cháu phát triển bình thường như những em bé khác vì hai bé đều còn rất nhỏ.
(Theo Afamily.vn)
" alt=""/>Nhầm con ở Thanh Hóa sau 4 năm nuôiGầy như que củi vẫn mắc bệnh của người giàu
Nhậu nhiều bị gút, biến chứng khủng khiếp
10 bài thuốc dân gian hỗ trợ trị bệnh gút
Rau cần:
Rau cần trồng dưới nước là loại rau tính mát, vị ngọt. Bạn đừng lầm tưởng rằng cần nước và cần cạn giống nhau nhé, bởi vì cần cạn sẽ đắng hơn cần nước một chút đó, chỉ có công dụng của chúng là gần giống nhau thôi, cần nước trong Đông Y có công dụng là thanh nhiệt lợi thủy.
+ Cần trồng trên cạn cũng có tính mát, nhưng vị lại hơi đắng ngọt, có công dụng chính là thanh nhiệt, khu phong và lợi thấp.
+ Thực ra bạn có có thể dùng đồng thời cả hai loại, bởi vì nó đặc biệt tốt trong giai đoạn mà bạn đang chữa bệnh gút cấp tính.
+ Rau cần như đã nói là loại rau rất dồi dào các sinh tố, khoáng chất và nó hầu như không chứa nhân purin. Vì vậy mà bạn có thể dùng nó mà không cần phải lăn tăn gì cả, cần có thể ăn sống hoặc ép lấy nước uống hay nấu canh ăn hằng ngày tùy vào mục đích sử dụng của người dùng.
Súp lơ:
+ Là một trong những loại rau nằm trong top những thực phẩm giàu vitamin C và hơn hết là nó chứa ít nhân purin.
+ Theo dinh dưỡng thì súp lơ tính mát, vị ngọt, công dụng chính là thanh nhiệt, lợi tiểu, thông tiện, cho nên đây nên là thực phẩm thích hợp cho người có acid uric máu cao.
Dưa chuột:
+ Là loại rau rất kiềm tính, giàu vitamin C, đặc biệt rất dồi dào các muối kali và rất nhiều nước.
+ Muối kali trong y học được biết đến là chất có tác dụng lợi niệu vậy nên những người bị gút rất cần ăn nhiều dưa chuột. Bởi công dụng của nó là thanh nhiệt lợi thủy, sinh tân chỉ khát và quan trọng nhất chính là giải độc nên khả năng của nó là tích cực bài tiết acid uric thông qua đường tiết niệu.
Cải xanh:
+ Đây cũng là loại rau kiềm tính cho nên ai cũng có thể ăn được, và hầu như không chứa nhân purin.
+ Người bệnh nên thêm cải xanh vào danh sách ăn uống hằng ngày của mình vì nó có tác dụng giải nhiệt trừ phiền và thông lợi tràng vị, rất thích hợp với người bị bệnh gút.
Cà:
+ Cà được dân gian sử dụng nhiều trong các bài thuốc nam chữa bệnh, bởi vì nó có tác dụng là hoạt huyết tiêu thũng và khứ phong thông lạc, tuy nhiên đồng thời nó cũng thanh nhiệt chỉ thống.
+ Thêm nữa đây cũng là loại thực phẩm kiềm tính và không chứa nhân purin.
+ Theo các nghiên cứu hiện đại thì cà nói chung rất lợi niệu.
Cải bắp:
Cải bắp theo những gì chép trong y học là rau có công dụng bổ tinh tủy, lợi ngũ tạng lục phủ và ảnh hưởng tốt đến hệ bài tiết, cho nên cũng rất có ích cho khớp nhờ cơ chế thông kinh hoạt lạc, vì vậy rất tốt cho người có acid mức uric trong máu cao.
Củ cải:
+ Là rau có công dụng chính là lợi quan tiết và hành phong khí, giải độc, trừ phong thấp, hơn hết là loại thực phẩm rất thích hợp với những người bị phong thấp nói chung và bệnh gout nói riêng.
+ Cũng như các loại thực phẩm trên, đây cũng là loại rau kiềm tính, nhiều nước mà lại không có nhân purin.
Khoai tây:
Các bác sĩ vẫn khuyên người bệnh gút ăn khoai tây, bởi vì trong thành phần hóa học của khoai tây hầu như không hề có nhân purin.
Bí đỏ:
+ Đừng lầm tưởng rằng ăn bí đỏ sẽ làm bệnh trở lên nên nghiêm trọng hơn, bởi đây là loại quả tính ấm, vị ngọt, mà công dụng của nó lại là bổ trung ích khí, cho nên tác dụng giảm mỡ máu của bí đỏ cực lớn.
+ Những thực phẩm được khuyên dùng cho bệnh nhân gút đều là những loại thực phẩm kiềm tính, không chứa nhân purin, và bí đỏ không phải ngoại lệ, đây là thực phẩm lý tưởng cho những người bị cao huyết áp, cùng các bệnh lí liên quân như rối loạn lipid máu, hay là hạ đường huyết, béo phì, đặc biệt là tăng acid uric trong máu.
Bí xanh:
+ Các loại bí đều có tấc dụng tốt với người bệnh gút, bởi đây là thực phẩm tính mát, vị ngọt đạm. Đã từ lâu, Đông y luôn coi bí xanh là thuốc chữa bệnh, là thực phẩm đã được dân gian dùng với mục đích để thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giải độc cơ thể và giảm béo.
+ Đây chính là loại thực phẩm kiềm tính như các loại trên. Ngoài ra bạn có thể dùng để nấu canh, xào nấu, bởi vì nó có nhiều nước mà nó lại chứa rất ít nhân purin, vậy nên có khả năng thanh thải bớt đi các các acid uric qua đường tiết niệu khá là hiệu quả.
Nguyễn Thu Hiền
" alt=""/>Các loại thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh gút