Thái Nguyên ra Nghị quyết về chương trình chuyển đổi số tỉnh đến năm 2025

作者:Công nghệ 来源:Bóng đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-16 05:17:20 评论数:

Đặt mục tiêu lọt Top 10 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số vào 2025

Nghị quyết về chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025,áiNguyênraNghịquyếtvềchươngtrìnhchuyểnđổisốtỉnhđếnnătintuctrongngay định hướng đến năm 2030 hướng tới mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện công tác quản lý, điều hành của nhà nước tiến tới xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng ứng dụng công nghệ số, hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có sức cạnh tranh trên thị trường.

Cùng với việc phấn đấu đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực trung du miền núi phía Bắc, Tỉnh ủy tỉnh này cũng đặt mục tiêu đến năm 2025 thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tạo tiền đề đến năm 2030 thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.

{ keywords}
Giao thông là 1 trong 5 lĩnh vực Thái Nguyên xác định cần tập trung ưu tiên chuyển đổi số, cùng với: nông nghiệp, tài nguyên môi trường, cccông nghiệp và du lịch. (Ảnh minh họa)

Nghị quyết cũng đưa ra mục tiêu cơ bản Thái Nguyên cần đạt được trong các giai đoạn đến năm 2025 và đến 2030 ở 3 trụ cột: phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động; phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; và phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số.

Cụ thể, về phát triển chính quyền số, mục tiêu đến năm 2025 trên 90% dịch vụ công trực tuyến mức 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. Trên 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

Song song đó, 100% cơ sở dữ liệu dùng chung được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh, mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế xã hội.

Đồng thời, tập trung đầu tư xây dựng 3 đô thị thông minh gồm thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công và thị xã Phổ Yên.

Các mục tiêu tỉnh ủy Thái Nguyên đề ra trong phát triển kinh tế số đến năm 2025 gồm có: phấn đấu kinh tế số chiếm trên 20% GRDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%. Ngoài ra, Thái Nguyên còn phấn đấu có trên 700 doanh nghiệp số.

Về phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số, theo Nghị quyết, một mục tiêu cơ bản đến năm 2025 là hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ 100% đơn vị hành chính cấp xã, trên 80% hộ gia đình.

Cùng với đó, phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại thông minh; đưa  tỷ lệ dân số trên địa bàn tỉnh có tài khoản thanh toán điện tử đạt trên 50%. Thái Nguyên thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng.

5 lĩnh vực được Thái Nguyên ưu tiên chuyển đổi số

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã vạch rõ 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.

Các nhóm nhiệm vụ, giải pháp cũng được Thái Nguyên tập trung triển khai thời gian tới bao gồm: Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của tỉnh; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số; Quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số; Xây dựng chính quyền số, hình thành các đô thị thông minh; Phát triển kinh tế số…

Đáng chú ý, để phát triển kinh tế số ở Thái Nguyên, tỉnh ủy đã xác định cần tập trung ưu tiên chuyển đổi số trong các lĩnh vực: nông nghiệp, tài nguyên môi trường, giao thông, công nghiệp và du lịch.

Đơn cử như, với lĩnh vực công nghiệp, Thái Nguyên sẽ khuyến khích xây dựng nhà máy thông minh, tạo ra các sản phẩm thông minh, xây dựng dịch vụ về dữ liệu và phát triển kỹ năng số cho người lao động.

Tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu CNTT tập trung Yên Bình theo hướng hiện đại, đồng bộ, thu hút các nhà đầu tư lớn đến phát triển các dự án CNTT-TT.

Đối với lĩnh vực du lịch, sẽ triển khai số hóa dữ liệu các khu di tích lịch sử, văn hóa, du lịch trọng điểm như ATK Định Hóa, Khu di tích lịch sử 915, hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng… để quảng bá hình ảnh Thái Nguyên.

Đồng thời, chuẩn hóa nội dung số kết hợp công nghệ 3D, 4D để giới thiệu về điểm đến, các tour tuyến du lịch, sản phẩm, dịch vụ du lịch của tỉnh và phát triển ứng dụng thuyết minh du lịch tự động qua thiết bị di động thông minh.

(Quý độc giả có thể tham khảo toàn văn Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về chương trình chuyển đổi số tỉnh tại đây). 

M.T

Chuyển đổi số giúp Thái Nguyên hiện thực hóa những giấc mơ

Chuyển đổi số giúp Thái Nguyên hiện thực hóa những giấc mơ

“Chuyển đổi số sẽ là chìa khóa giúp Thái Nguyên thực hiện nhiều giấc mơ, giấc mơ này tiếp nối giấc mơ khác”, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải chia sẻ tại buổi làm việc chiều 12/11 với đoàn công tác của Bộ TT&TT.