Thái Nguyên hiện đại hoá hành chính gắn với chuyển đổi số
Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99,áiNguyênhiệnđạihoáhànhchínhgắnvớichuyểnđổisốgiá đô úc68%
Nhằm tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức khi giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC), từ đầu năm 2022 đến nay, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành 17 quyết định công bố danh mục TTHC thuộc chức năng quản lý của các sở, ngành với tổng số 770 TTHC. Trong đó ban hành mới 381 thủ tục, sửa đổi 18 và bãi bỏ 371 TTHC. Các TTHC sau khi công bố đều được cập nhật, tích hợp, công khai trên Cổng dịch vụ công Quốc gia và công khai trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên.
UBND tỉnh cũng đã ban hành 10 quyết định phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền quản lý của các sở, ban, ngành với tổng số 529 quy trình nội bộ, đảm bảo đúng quy trình theo quy định của pháp luật.
Trong 6 tháng đầu năm, Thái Nguyên tiếp nhận 427.662 tổng số hồ sơ giải quyết TTHC. Trong đó, các sở, ngành tiếp nhận 110.893 hồ sơ, UBND cấp huyện tiếp nhận 27.085 hồ sơ, UBND cấp xã tiếp nhận 289.684 hồ sơ; tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99,68%.
Cũng trong 6 tháng, số lượng tổ chức, cá nhân đến Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh đề nghị giải quyết, nhận kết quả giải quyết TTHC là 38.791 lượt. Số lượng tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá chất lượng phục vụ là 17.075 lượt, trong đó có 17.042 lượt đánh giá rất hài lòng và hài lòng, đạt tỷ lệ 99,8%.
Hiện tổng số TTHC tại Thái Nguyên đang có hiệu lực là 1.860 thủ tục; số TTHC liên thông cùng cấp là 73 thủ tục, số TTHC liên thông giữa các cấp chính quyền là 59 thủ tục; 100% TTHC được phê duyệt quy trình nội bộ.
Trong đó có 1.231 TTHC tại 3 cấp ở mức độ 4 (cấp tỉnh có 1.072 TTHC thuộc 18 nhóm lĩnh vực; cấp huyện có 115 TTHC thuộc 7 nhóm lĩnh vực; cấp xã có 44 TTHC thuộc 4 nhóm lĩnh vực).
Tỉnh đã triển khai phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ 5 nhóm tiện ích gồm: Nhóm tiện ích giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; nhóm tiện ích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; phục vụ phát triển công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.
Các dịch vụ công trực tuyến theo lộ trình Đề án 06 (Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030) đang được các sở, ngành trong tỉnh tích cực triển khai, trong đó lực lượng công an đã hoàn thành 11/11 dịch vụ công trực tuyến theo đề án.
Chuyển đổi số - động lực thúc đẩy cải cách hành chính
Lời giải cho việc đơn giản hóa, rút ngắn thời gian giải quyết TTHC trong bối cảnh hiện nay là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trên nền tảng trực tuyến. Thái Nguyên là một trong những tỉnh sớm ban hành nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công cuộc chuyển đổi số tại địa phương.
Đến nay, sau 1,5 năm thực hiện nghị quyết, Thái Nguyên đã thành lập Trung tâm Điều hành thông minh (IOC); cung cấp 100% thủ TTHC đủ điều kiện mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; triển khai các ứng dụng nhằm phát triển chính quyền số, xã hội số như C-ThaiNguyen, ThaiNguyen ID, Sổ tay đảng viên điện tử…
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan nhà nước được thông suốt từ tỉnh đến huyện và từng bước tới cấp xã. Công tác cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt là cơ chế một cửa, một cửa liên thông và cung cấp dịch vụ công qua các ứng dụng chuyển đổi số đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong phục vụ người dân, tổ chức.
Nhờ những nỗ lực trong triển khai thực hiện CCHC, đặc biệt là việc đẩy mạnh chuyển đổi số trên 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, năm 2021 Thái Nguyên thuộc nhóm các địa phương được đánh giá cao cả 2 chỉ số CCHC (PAR index) và chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS). Tỉnh xếp vị trí thứ 6/63 tỉnh, thành phố về CCHC với tổng số 89.20%, tăng 3.59% và tăng 6 bậc so với năm 2020; đứng thứ nhất (1/14 tỉnh, thành phố) trong số các tỉnh khu vực trung du miền núi phía Bắc. Đây cũng là năm thứ 5 liên tiếp Thái Nguyên cải thiện thứ hạng chỉ số PAR index.
Về chỉ số hài lòng của tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, Thái Nguyên xếp thứ 11 với 89.42%, tăng 1.76% và tăng 11 bậc so với năm 2020.
Mới đây, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành kế hoạch “Duy trì, cải thiện và nâng cao chỉ số PAR index, chỉ số SIPAS tỉnh Thái Nguyên năm 2022”. Theo đó, Thái Nguyên phấn đấu chỉ số PAR index, SIPAS tăng cả về điểm số, thứ hạng so với năm 2021 và 2 chỉ số có điểm số đạt từ 90% giá trị trở lên.
Tỉnh đã đưa ra những mục tiêu cụ thể ở từng lĩnh vực, tiêu chí: Tối thiểu có 3 sáng kiến trong công tác CCHC, giải pháp được công nhận phạm vi ảnh hưởng; hoàn thành 100% nhiệm vụ tại Kế hoạch CCHC năm 2022 và thực hiện đảm bảo hiệu quả, chất lượng; 100% số vấn đề qua kiểm tra được xử lý hoặc kiến nghị xử lý; 100% số văn bản quy phạm pháp luật đã được xử lý/kiến nghị xử lý; phấn đấu tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận được giải quyết đúng hạn bình quân toàn tỉnh, tối thiểu đạt từ 99,9% trở lên; tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC đạt 100%.
Thái Nguyên cũng phấn đấu trong năm 2022, toàn tỉnh đạt tối thiểu 50% số TTHC có phát sinh hồ sơ trực tuyến so với tổng số TTHC đang cung cấp trực tuyến; tối thiếu 55% hồ sơ tiếp nhận, xử lý trực tuyến so với tổng số hồ sơ đã tiếp nhận trong năm của các TTHC được công bố cung cấp; bình quân toàn tỉnh đạt tối thiểu 50% số TTHC có phát sinh hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích so với tổng số TTHC đang triển khai thực hiện qua dịch vụ này…
Ngọc Minh
(责任编辑:Nhận định)
- Nhận định, soi kèo Al Wehda vs Al
- Chịu thiệt, nhiều giáo viên tiếng Anh dễ dứt áo ra đi
Nữ chính ‘Hẹn hò chốn công sở’ thừa nhận suýt yêu nam chính ngoài đời
Kim Se Jeong thẳng thắn chia sẻ cảm xúc rung động đến từ chính cô, không phải từ nhân vật Shin Hari trên phim.
" alt="Hẹn hò chốn công sở: Ahn Hyo Seop và Kim Se Jeong hôn nhau nồng say" />Hẹn hò chốn công sở: Ahn Hyo Seop và Kim Se Jeong hôn nhau nồng say- - Cả 3 nàng Ngọc: Ngọc Hân, Ngọc Anh, Ngọc Nữ cùng nhau xuất hiện với hình ảnh cuốn hút và thần thái rạng rỡ khi góp trong một sự kiện làm đẹp.
Ngọc Hân lo lắng vì tân Hoa hậu Trần Tiểu Vy quá trẻ và non nớt
Ngọc Hân ủng hộ bỏ phần thi bikini tại các cuộc thi hoa hậu ở VN
Những thứ không ngờ Hoa hậu Ngọc Hân mang theo người
Không xuất hiện trong những tà áo dài quen thuộc, Hoa hậu Ngọc Hân nổi bật trong chiếc váy trắng. Người đẹp gần đây khá bận rộn khi với công việc kinh doanh cũng như tham gia vào các hoạt động nghệ thuật. Trong một bài phỏng vấn mới đây, Hoa hậu Việt Nam 2010 chia sẻ bản thân cô chưa từng cảm thấy lo sợ khi chứng kiến đàn em lên xe hoa. Đối với Ngọc Hân, người đẹp chẳng sợ "ế", quan trọng lấy ai và người đó ở bên mình bao lâu. Ca sĩ Ngọc Anh cũng là một khách mời trong sự kiện lần này.
Nữ ca sĩ xuất hiện thướt tha trong chiếc váy vô cùng điệu đà. Ngọc Anh đọ sắc bên Hoa hậu Ngọc Hân. Dù hơn đàn em 14 tuổi nhưng Ngọc Anh vẫn không hề kém cạnh về độ trẻ trung, rạng rỡ. Người đẹp Ngọc Nữ cũng xuất hiện trong sự kiện. Sau khi lọt top 10 Hoa hậu Hoàn Vũ 2017, cô nhận được rất nhiều lời mời. Gần đây, Ngọc Nữ cũng trở thành gương mặt được chú ý trên mạng xã hội sau nghi vấn hẹn hò tuyển thủ U23 Việt Nam Phan Văn Đức. Có thể nói đây là dịp hiếm hoi mà bộ 3 “Tam Ngọc” có dịp đọ sức hút cùng nhau. Cả ba trò chuyện vô cùng thân thiết
Tùng NguyễnẢnh: Hải Bá
Hoa hậu Ngọc Hân: Người đẹp sợ gì ế, quan trọng là lấy ai
Hoa hậu Việt Nam 2010 chia sẻ bản thân cô chưa từng cảm thấy lo sợ khi chứng kiến đàn em lên xe hoa. Đối với Ngọc Hân, người đẹp thì chẳng sợ "ế", quan trọng là lấy ai và người đó ở bên mình bao lâu.
" alt="Ngọc Hân, Ngọc Anh, Ngọc Nữ lần hiếm hoi hội ngộ" />Ngọc Hân, Ngọc Anh, Ngọc Nữ lần hiếm hoi hội ngộ - Nhận định, soi kèo Chiangrai United vs BG Pathum United, 18h00 ngày 18/1: Cửa dưới thắng thế
- Nhận định, soi kèo Al
- Hồng Diễm kín đáo vẫn sexy, Hồng Đăng già đi vì đóng phim
- Thủ tướng ban hành Quy chế hoạt động của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
- Nơi giấc mơ tìm về tập 4: Quý tử phản ứng vì bị bà kiểm soát
- Nhận định, soi kèo Union Berlin vs Mainz, 21h30 ngày 19/1: Khách phá dớp
- Thầy giáo 'tố' lương với Bí thư Thăng nhận 30 triệu đồng
- Sinh viên cân não với 'cuộc chiến' đăng ký môn học
- Á quân Thần tượng Bolero Tô Ngọc Hà kể chuyện tình bỏng cháy mùa hè
-
Siêu máy tính dự đoán Espanyol vs Valladolid, 3h00 ngày 18/1
Chiểu Sương - 17/01/2025 02:13 Máy tính dự đo ...[详细] -
Hơn 82.000 lượt đăng ký trong ngày đầu Hà Nội tuyển sinh trực tuyến vào lớp 1 năm 2020
Qua thống kê, tính đến 18h ngày 1/8, hệ thống tuyển sinh trực tuyến của Hà Nội ghi nhận đã có 82.491 lượt đăng ký trực tuyến thành công vào lớp 1 (chiếm tỉ lệ 50.35%) trên tổng số 163.827 chỉ tiêu toàn thành phố (gồm công lập và ngoài công lập).Số lượt truy cập nhiều nhất trong ngày là 275.405 lượt được ghi nhận vào lúc 8h sáng. Ngay tại thời điểm hệ thống vừa được kích hoạt (lúc 0h ngày 1/8 đã có 592 lượt đăng ký thành công, có 2.724 lượt truy cập cùng một thời điểm).
Quận Hoàng Mai có tỉ lệ đăng ký thành công cao nhất với 6.348 học sinh đăng ký trên tổng số chỉ tiêu toàn quận là 9.187 chỉ tiêu (chiếm tỉ lệ 79.44%).
Hơn 82.000 lượt đăng ký trong ngày đầu Hà Nội tuyển sinh trực tuyến vào lớp 1 năm 2020 Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, trong ngày đầu, hệ thống cổng điện tử tuyển sinh trực tuyến (http://tsdaucap.hanoi.gov.vn) chạy ổn định và thông suốt, băng thông cao, không xảy ra tình trạng nghẽn mạng; cha mẹ học sinh đăng ký tuyển sinh trực tuyến thuận lợi, nhanh chóng; tổng đài hỗ trợ kịp thời qua điện thoại, email…
Toàn thành phố (Văn phòng UBND, Sở GD-ĐT, các phòng GD-ĐT và các cơ sở giáo dục) trực đầy đủ, theo dõi sát sao, cập nhật kịp thời các tình huống phát sinh để hỗ trợ cha mẹ học sinh.
Thanh Hùng
Có con năm nay vào lớp 1 và lớp 6 ở Hà Nội, phụ huynh cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
- Sở GD-ĐT Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2020-2021, trong đó nếu rõ phương thức tuyển sinh và hồ sơ cần nộp.
" alt="Hơn 82.000 lượt đăng ký trong ngày đầu Hà Nội tuyển sinh trực tuyến vào lớp 1 năm 2020" /> ...[详细] -
Phận đời éo le của dàn diễn viên 'Long thành cầm giả ca' sau 12 năm
Phim "Long thành cầm giả ca" của đạo diễn Đào Bá Sơn ra mắt năm 2010, được chọn chiếu trong lễ khai mạc "Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội". Tác phẩm từng giành 3 giải Cánh diều vàng năm đó. Quách Ngọc Ngoan đóng vai Tố Như - tên tự của Nguyễn Du, đồng thời lấy nguyên mẫu của đại thi hào ngoài đời. 12 năm sau "Long thành cầm giả ca", Quách Ngọc Ngoan hiện không thường xuyên đóng phim nữa nhưng luôn là cái tên có sức nặng, được công nhận thực lực diễn xuất. Anh ghi dấu với vai ác trong phim "Người bất tử". Về đời tư, Quách Ngọc Ngoan trải qua cuộc hôn nhân 3 năm với diễn viên Lê Phương (2012 - 2015) và 6 năm với doanh nhân Phượng Chanel (2015 - 2021). Anh và Phượng Chanel có một con chung. Trong "Long thành cầm giả ca", Nhật Kim Anh đóng vai nữ chính - cô ca kỹ tên Cầm - có duyên nợ trái ngang với Tố Như. Theo thời gian, sự nghiệp Nhật Kim Anh ngày càng thăng hoa. Từ vai trò ca sĩ, cô được công nhận thêm vai trò diễn viên qua loạt phim truyền hình, đặc biệt là "Tiếng sét trong mưa". Nhật Kim Anh cũng là một doanh nhân thành đạt, giàu có. Sự nghiệp và nhan sắc thăng hạng thì đời tư Nhật Kim Anh không suôn sẻ. Cô và chồng cũ ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con nhiều năm. Hiện nữ diễn viên giành được quyền nuôi con, sống độc thân cùng gia đình. Nghệ sĩ Trần Lực vào vai Nguyễn Khản - anh cả của Nguyễn Du. Ông thành công trong cả hai vai trò đạo diễn và diễn viên. Gần đây nhất, Trần Lực sắp ra mắt trong phim "Em và Trịnh". Nghệ sĩ hóa thân thành cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đời tư, Trần Lực có 3 đời vợ. Ông tự thấy "hơi nhiều" nhưng xuôi theo số phận. Ông lên chức ông nội khi chưa đến 60 tuổi. Hiện, ông sống hạnh phúc viên mãn bên con cháu. NSND Trần Hạnh (trái) đóng một vai nhỏ trong "Long thành cầm giả ca". Ông vào vai ông lão kéo vó, người đưa Nguyễn Du qua sông về quê hương Quỳnh Côi. NSND Trần Hạnh mất hồi tháng 3/2021, hưởng thọ 93 tuổi. Ông ra đi nhưng vô số vai diễn lớn nhỏ từ điện ảnh đến truyền hình của ông mãi ghi dấu trong lòng khán giả. Cảnh tắm bán nude của Nhật Kim Anh trong 'Long thành cầm giả ca'
Mỹ Loan
Sao 'Cô gái xấu xí': Người viên mãn bên vợ kém 16 tuổi, kẻ lẻ bóng
Sau 14 năm phát sóng, cuộc sống của dàn diễn viên 'Cô gái xấu xí' có nhiều thay đổi. Người viên mãn hôn nhân nhưng cũng không ít kẻ sống độc thân sau trắc trở tình cảm.
" alt="Phận đời éo le của dàn diễn viên 'Long thành cầm giả ca' sau 12 năm" /> ...[详细] -
Hạn chế những chuyến bay vòng tại Nội Bài nhờ phần mềm dùng chung
Giao diện NoiBai A-CDM tại màn hình cong tiện lợi cho việc theo dõi khai thác thông tin (Ảnh: N.Huyền) A-CDM là Quy trình phối hợp giữa các đơn vị để ra quyết định tại cảng hàng không, sân bay. Với một nền tảng phần mềm dùng chung các đơn vị gồm: Cảng hàng không, với hãng hàng không, đơn vị phục vụ mặt đất, đơn vị quản lý hoạt động bay… đã phối hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu kịp thời phục vụ công tác ra quyết định tại cảng hàng không, sân bay.
Theo đó, khi triển khai A-CDM sẽ giúp tối ưu hóa việc sử dụng cơ sở hạ tầng sân bay; cải thiện các chỉ số liên quan đến khai thác đúng giờ, giảm thiểu các kế hoạch phân bổ vị trí đỗ, quầy check-in, gate; tối ưu thời gian quay đầu của tàu bay; cải thiện khả năng dự báo tình huống và tiết kiệm thời gian bay; giảm thiểu tắc nghẽn trên đường lăn, sân đỗ; tối ưu thứ tự khởi hành; tiết kiệm nhiên liệu, nâng cao hiệu quả vận chuyển…
Đối với hành khách, khi bay qua các Cảng hàng không có hệ thống A-CDM sẽ được trải nghiệm những chuyến bay có tỷ lệ đúng giờ cao, hạn chế những tình huống bay vòng để chờ hạ cánh, giảm thiểu các tình huống tàu bay dừng chờ lâu trên đường băng, đồng thời công tác phục vụ hành lý, hàng hóa của chuyến bay sẽ được phục vụ tốt hơn,…
Nguyên nhân là do các chuyến bay được lập kế hoạch tốt, có thông tin rõ ràng, được tối ưu hóa các khâu trong quá trình khai thác nhờ A-CDM.
Chẳng hạn như tình huống thời tiết không thuận lợi hoặc sân bay đến đang quá tải, tàu bay sẽ phải bay vòng chờ mà không thể đáp xuống ngay. Nếu rơi vào tình huống này, nếu sân bay áp dụng A-CDM sẽ tính toán điều chỉnh lại giờ cất cánh phù hợp. Lúc này, khách chỉ phải chờ tại nhà ga và khởi hành theo thời gian mới. Như vậy, vừa tiết kiệm nhiên liệu cho hãng, hành khách cũng không còn phải căng thẳng khi máy bay vòng chờ nhiều giờ trên không trung.
Tiếp tục thử nghiệm trên tất cả các chuyến bay
Theo Cảng HKQT Nội Bài sau lần thử nghiệm thứ nhất (từ 26/3 đến 30/4) với hơn 3 ngàn lượt chuyến bay trong khung giờ áp dụng A-CDM cất hạ cánh an toàn, Cục Hàng không Việt Nam đã chấp thuận tiếp tục triển khai thử nghiệm khai thác thực tế mô hình A-CDM lần 2 kéo dài trong 3 tháng (từ 25/7 - 31/10/2023).
Đại diện Cảng cho biết thời gian thử nghiệm lần 2 sẽ chia làm 2 giai đoạn được áp dụng cho tất cả các chuyến bay nội địa và quốc tế đi/đến qua cảng.
Giai đoạn 1 áp dụng A-CDM liên tục 8 tiếng mỗi ngày, tính từ 8h-16h từ ngày 25/7 – 31/8.
Giai đoạn 2 áp dụng A-CDM liên tục 12 tiếng mỗi ngày, tính từ 8h – 20h từ ngày 1/9 – 31/10/2023.
Về quy trình A-CDM, trong đợt thử nghiệm khai thác thực tế lần 2, để tăng hiệu quả của hệ thống, đòi hỏi mọi mắt xích tham gia phải tuân thủ nghiêm 16 cột mốc quan trọng.
Theo đó, mỗi đơn vị tham gia cần xây dựng, triển khai quy trình tác nghiệp của nội bộ đến mọi cá nhân, bộ phận liên quan. Cụ thể, thống nhất thời gian gửi kế hoạch bay: Các hãng hàng không gửi kế hoạch bay đến cảng trước 10 giờ sáng hàng ngày, nếu thay đổi, gửi lại trước 18 giờ cùng ngày.
Thời gian xác định chuyến bay chậm muộn được thống nhất siết chặt, muộn từ 15 phút đến dưới 60 phút, hãng hàng không phải gửi điện thông báo chuyến bay “delay”. Nếu muộn trên 60 phút, hãng hàng không phải ban hành kế hoạch bay mới.
Trong đợt đầu triển khai, mô hình A-CDM tại Cảng HKQT Nội Bài đã được áp dụng trong nhiều tình huống và điều kiện khai thác thực tế khác nhau cho thấy chỉ số thời gian lăn của tàu bay được ghi nhận giảm so với trung bình năm 2022.
Theo tính toán thời gian lăn ra (taxi out) để cất cánh của tàu bay trong khung giờ thử nghiệm tại cảng đạt 13 phút, giảm 3 phút so với trung bình năm 2022 trước khi thử nghiệm.
Thời gian lăn vào (taxi-in) của tàu bay tính từ thời điểm tàu bay hạ cánh thực tế trên đường băng và lăn vào vị trí đỗ trung bình trong khung giờ thử nghiệm đạt 7 phút, giảm 1 phút so với trung bình trước khi thử nghiệm.
Việc giảm thời gian lăn của tàu bay sẽ giúp giảm thời gian chiếm dụng đường lăn và tối ưu hóa sử dụng hạ tầng tại Cảng hàng không, đồng thời giảm chi phí cho các hãng hàng không.
Theo tính toán sơ bộ của các hãng hàng không nội địa, mỗi phút tiết kiệm thời gian lăn sẽ tương ứng với số nhiên liệu tiết kiệm được và quy đổi chi phí như sau:
Với loại tàu bay A350 tiết kiệm được 25kg nhiên liệu/1 phút tương đương khoảng 127$ cho mỗi phút giảm thời gian lăn.
Với loại tàu bay B787 tiết kiệm được 20kg nhiên liệu/1 phút, tương đương khoảng 122$ cho mỗi phút giảm thời gian lăn.
Với loại tàu bay A321 tiết kiệm được 13,5kg nhiên liệu/1 phút, tương đương khoảng 68$ cho mỗi phút giảm thời gian lăn.
Với loại tàu bay ATR72 tiết kiệm được 13,5kg nhiên liệu/1 phút, tương đương khoảng 19$ cho mỗi phút giảm thời gian lăn.
Đặc biệt, với việc áp dụng A-CDM, hành khách sẽ có những trải nghiệm tốt hơn, do tàu bay giảm thời gian lăn, thời gian dừng chờ…, đồng thời công tác phục vụ hành lý, hàng hóa của chuyến bay sẽ được phục vụ tốt hơn do các chuyến bay được lập kế hoạch tốt, có thông tin rõ ràng, được tối ưu hóa các khâu trong quá trình khai thác nhờ A-CDM.
" alt="Hạn chế những chuyến bay vòng tại Nội Bài nhờ phần mềm dùng chung" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Abahani Chittagong vs Police FC, 15h45 ngày 17/1: Khó cho chủ nhà
Hư Vân - 16/01/2025 18:40 Nhận định bóng đá g ...[详细] -
Tranh cãi môn Địa lý thuộc Khoa học tự nhiên hay Khoa học xã hội
- Trước dự thảo của kỳ thi THPT quốc gia 2017, một trong những điều nhận được nhiều ý kiến phản biện là việc xếp môn Địa lý vào bài thi tổ hợp Khoa học xã hội liệu đã phù hợp. Bởi đây là môn học tổng hợp kiến thức cả tự nhiên và xã hội.Nhiều ý kiến thắc mắc môn Địa lý vào bài thi tổ hợp Khoa học xã hội liệu đã phù hợp khi đây là môn học tổng hợp kiến thức cả tự nhiên và xã hội.
(Ảnh minh họa: Nguyen Viet Thanh/smithsonianmag.com)Một trong những điểm mới trong dự thảo của kỳ thi THPT quốc gia 2017 là xuất hiện hai bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên và xã hội. Cụ thể, với cách chia mà Bộ GDĐT đưa ra, môn Địa lý cùng môn Lịch sử và Giáo dục công dân để hợp thành một bài thi tổ hợp mang tên Khoa học xã hội.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng việc xếp vào nhóm như thế này liệu có sai về bản chất khi đây là một môn học tổng hợp kiến thức cả tự nhiên và xã hội. Thậm chí, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) có hẳn Khoa Địa lý. Trong khi đó, ở ĐHQG TP Hồ Chí Minh, Khoa Địa lý thuộc Trường ĐH Khoa học Xã hội và nhân văn.
Một người nghiên cứu về giáo dục thắc mắc: “Tại sao ở nước ta môn Địa lý đáng ra phải học nhiều về tự nhiên mà lại xếp vào tổ hợp Khoa học xã hội?”
Về điều này, GS.TS Nguyễn Cao Huần (Khoa Địa lý, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) khẳng định bản chất Địa lý là môn học gồm cả kiến thức tự nhiên và xã hội.
“Quan niệm Địa lý là môn học khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên đều sai hết vì nó là môn khoa học liên ngành. Nó là một môn khoa học tổng hợp vừa phản ánh tự nhiên vừa phản ánh kinh tế xã hội”, GS Huần nói.
GS Huần cho rằng không nên xếp môn Địa lý vào bài thi tổ hợp mang tên Khoa học xã hội bởi điều này vô hình trung làm học sinh và xã hội hiểu sai về bản chất môn học này.
“Địa lý có quá nhiều kiến thức liên quan đến khoa học tự nhiên chứ đâu phải chỉ xã hội. Ví dụ nó phản ánh khí hậu, thời tiết, tài nguyên, thổ nhưỡng, địa lý thực vật, các vấn đề môi trường, tai biến thiên nhiên,... trong phục vụ những vấn đề phát triển dân cư, quy hoạch về các khu dân cư, phát triển kinh tế gắn với mỗi cộng đồng nào đấy”, GS Huần dẫn chứng.
Địa lý là một môn khoa học tổng hợp cả xã hội và cả tự nhiên vì vậy cần phải để làm môn độc lập.
Đồng quan điểm, GS Trương Quang Hải chia sẻ: “Tôi nghĩ nếu chỉ mảng địa lý nhân văn thì được nhưng còn mảng địa lý tự nhiên nữa, do đó nếu xếp vào bài thi Khoa học xã hội tôi cho chưa bao hết được. Xếp như vậy tiện nhóm chung để đỡ thi lẻ các môn, nhưng gộp vào tên gọi tổ hợp đó thì không hợp lý”.
Bởi địa lý dân cư, đô thị, kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch,... thuộc xã hội, còn kiến thức về khí hậu, thủy văn, thổ những, tài nguyên, địa hình,... lại thuộc về tự nhiên.
Theo GS Hải, nếu xếp vào bài thi Khoa học xã hội sẽ khiến phụ huynh, học sinh và xã hội dần có một cách nhìn nhận sai lệch. Do đó nếu tách được làm một môn thi độc lập là tốt nhất. Tuy nhiên, ông Hải cũng thừa nhận cái khó là giờ môn nào cũng “bày ra” tất cả thì học sinh phải thi nhiều môn và học quá nhiều kiến thức.
GS.TSKH. Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo (ĐH QG Hà Nội) có cách nhìn khác và đồng tình với việc xếp Địa lý vào bài thi tổ hợp này.
“Địa lý có 2 phần địa lý nhân văn và địa lý tự nhiên, nhưng ở phổ thông là địa lý nhân văn. Ví dụ đất, nước,... như thế thì dân số như thế nào, rồi cơ cấu kinh tế như thế nào... Tức là phần địa lý tự nhiên gần như không có mà chủ yếu là kiến thức tích hợp giữa nhân tố con người với điều kiện tự nhiên. Do đó theo tôi việc xếp địa lý vào khoa học xã hội là hợp lý”, ông Giang phân tích.
Thi THPT 2017: Không cần làm tất cả các môn trong bài thi tổ hợp
Với việc xuất hiện bài thi tổ hợp trong phương án dự kiến kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, nhiều thí sinh băn khoăn các trường sẽ xét điểm từng môn thành phần hay tính tổng của bài thi để xét tuyển đại học.
" alt="Tranh cãi môn Địa lý thuộc Khoa học tự nhiên hay Khoa học xã hội" /> ...[详细]Giám đốc ĐH Quốc gia HN: Sinh viên Văn học sẽ làm gì?
- Đó là câu hỏi mà PGS.TS Nguyễn Kim Sơn – Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội đã đặt ra trong bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm 60 năm truyền thống khoa Ngữ văn, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội.PGS.TS Nguyễn Kim Sơn – Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Phạm Thành Long
Là một cựu sinh viên của khoa Ngữ văn, ông Nguyễn Kim Sơn muốn nhấn mạnh thêm “một tinh thần quan trọng nữa của truyền thống, đó là tính nhân văn cao đẹp, sự kết hợp khoa học, lý tính với nghệ thuật, nhân văn với thẩm mỹ trong từng con người nhà giáo và sinh viên, trên từng trang sách, từng bài viết và lời giảng”.
Ông cũng bày tỏ lòng tri ân và tôn kính tới các nhà giáo lão thành của khoa Ngữ văn, đồng thời khẳng định: “Chúng ta tự hào về quá khứ, chúng ta trân trọng những gì đã và đang có và cùng nhau bàn về tương lai”.
PGS. TS Nguyễn Kim Sơn cho rằng khoa Ngữ văn cần phải “vận động và tiến lên để thích ứng với cuộc sống mới”.
“Cần đổi mới về mô hình phát triển và tương lai của Khoa Văn học. Khoa học cơ bản, văn chương và nghệ thuật đang đứng trước thách thức to lớn của thời kinh tế thị trường.
Sinh viên không thể có nhiều việc làm và sống bằng nghề nghiên cứu phê bình văn học, một nghề cần rất ít người và dành cho nhóm tinh hoa, có năng khiếu và đặc biệt đam mê… Vậy sinh viên văn học sẽ làm gì? Đây là câu hỏi lớn dành cho người quản lý từ cấp Khoa tới trường Đại học KHXH&NV”.
Tuy nhiên, ông cũng khẳng định ”dù biến động và đổi mới theo chiều hướng nào, có một điều đặc biệt quan trọng cần phải giữ, nó là cái lõi, cái cốt, cái hồn tủy cho tất cả và cho mọi thời đại. Đó là tinh thần nhân văn, tinh thần thẩm mỹ, sự sáng tạo không ngừng, sự truyền thừa sư đệ, tinh thần học thuật và học phong, niềm kiêu hãnh về vị trí hàng đầu của khoa học nhân văn”.
Dưới đây là nguyên văn bài phát biểu của PGS.TS Nguyễn Kim Sơn:
Kính thưa các cô các thầy giáo lão thành của khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp trước đây, nay là khoa Văn học và Ngôn ngữ học!
Kính thưa các vị khách quý từ các bộ ngành, cơ quan Trung ương!
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Trường Đại học KHXH&NV!
Thưa các anh chị đồng nghiệp, các anh chị cựu sinh viên và các em sinh viên thân mến!
Hôm nay là một ngày đặc biệt. Ngày chúng ta trang trọng kỷ niệm 60 năm truyền thống của khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cũng đúng vào ngày Nhà giáo Việt Nam nhiều ý nghĩa, ngày hội ngộ của nhiều thế hệ nhà giáo và sinh viên của Khoa. Thay mặt cho lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội và cả tư cách một cựu sinh viên khoa Ngữ Văn, một cán bộ giảng dạy của Khoa, xin được gửi tới tất cả các cô các thầy, các anh chị và các bạn lời chào mừng thắm thiết nhất.
Cách đây 8 ngày, ngày 12 tháng 11 vừa qua, trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tổ chức kỷ niệm 60 năm truyền thống của Đại học Tổng hợp Hà Nội. Rất nhiều điều của truyền thống, của ký ức, của niềm tự hào đã được nói tới. Tôi cũng đã đặc biệt nhấn mạnh tới điều thiêng liêng và đáng tự hào nhất của chúng ta, đó là tinh thần của Đại học Tổng hợp Hà Nội, đó là tinh thần khoa học, tinh thần sáng tạo không ngừng và trách nhiệm xã hội cao cả. Đó là định hướng đại học nghiên cứu, của sự truyền thừa học thuật hướng tới định hình các trường phái. Đó là tiên phong nghiên cứu giải quyết các vấn đề học thuật mới, nóng và khó, là đào tạo nhân lực chất lượng cao và đào tạo tầng lớp trí thức tinh hoa. Và hôm nay, trong buổi lễ kỷ niệm truyền thống của khoa Ngữ Văn, nay là Khoa Văn học và Khoa Ngôn ngữ học, tôi lại muốn nhấn mạnh thêm một tinh thần quan trọng nữa của truyền thống, đó là tính nhân văn cao đẹp, sự kết hợp khoa học, lý tính với nghệ thuật, nhân văn với thẩm mỹ trong từng con người nhà giáo và sinh viên, trên từng trang sách, từng bài viết và lời giảng.
May mắn được vào học tập khóa 30 (khoảng giữa của 60 năm này), tôi cũng may mắn có những trải nghiệm trực tiếp về truyền thống Khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây và Khoa Văn học trường Đại học KHXH&NV sau này.
Những tên tuổi của những thầy cô đã hạc giá vân du về Tây Phương cực lạc mà chúng ta cần trân trọng tưởng nhớ tới như: Cao Xuân Huy, Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Hoàng Xuân Nhị, Nguyễn Văn Khỏa, Trần Đình Hượu, Nguyễn Tài Cẩn, Đỗ Đức Hiểu, Phan Cự Đệ, Bùi Duy Tân, Lê Đức Niệm, Trần Thuyết, Đinh Trọng Thanh… và nhiều tên tuổi khác.
Chúng ta cũng cùng bày tỏ lòng tri ân và tôn kính đối với những nhà giáo lão thành hiện đang là chỗ dựa tinh thần và niềm tự hào của chúng ta như: Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm, Hoàng Thị Châu, Nguyễn Kim Đính, Hà Minh Đức, Đoàn Thiện Thuật, Hoàng Trọng Phiến, Lê Huy Tiêu, Nguyễn Trường Lịch, Đinh Văn Đức…
Chúng ta tự hào về quá khứ, chúng ta trân trọng những gì đã và đang có và cùng nhau bàn về tương lai.
Trước ngày diễn ra kỷ niệm này, tôi đã có một cuộc trao đổi nhỏ với lãnh đạo Khoa Văn học về việc làm thủ tục đề nghị tặng huân huy chương nhân 60 năm truyền thống của Khoa. Sau hồi cân nhắc Ban chủ nhiệm Khoa báo lại là thôi không làm hồ sơ đề nghị vì thấy trong mấy năm qua chưa có thành tựu gì thật đột xuất, chưa công bố quốc tế nhiều, chưa có đề tài, chương trình khoa học lớn. Có lẽ đây cũng là đặc điểm của khoa Ngữ Văn: Thực chất, thẳng thắn và nhiều cảm xúc trong hoạt động điều hành.
Thế gian vô thường, mọi thứ luôn biến đổi. Sự hoài niệm về Khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây rất cần được tôn trọng và coi đó là một giá trị mà Đại học Tổng hợp đã tạo ra trong quá khứ. Nhưng mọi thứ vẫn phải vận động và tiến lên. Khoa Văn học ngày nay, cần tiếp tục thay đổi và thích ứng với cuộc sống mới. Cần đổi mới về mô hình phát triển và tương lai của Khoa Văn học. Khoa học cơ bản, văn chương và nghệ thuật đang đứng trước thách thức to lớn của thời kinh tế thị trường.
Sinh viên không thể có nhiều việc làm và sống bằng nghề nghiên cứu phê bình văn học, một nghề cần rất ít người và dành cho nhóm tinh hoa, có năng khiếu và đặc biệt đam mê. Mô hình giảng dạy nghiên cứu lý luận và phê bình văn học chuyên biệt như vậy chỉ còn tồn tại ở vài ba quốc gia trên thế giới. Việc giảng dạy ở Khoa Văn học cần theo thông lệ quốc tế, nó thiên về thỏa mãn nhu cầu phát triển tinh thần và năng lực, phẩm chất thẩm mỹ và nghệ thuật cá nhân hơn là một nghề để hành nghề như nhiều nghề khác… Cần phải tạo cho sinh viên môt nghề xác định… Ai không yêu quý Khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, ai không mong muốn Khoa cứ mãi như hôm nay là không có trái tim. Nhưng sự nhận thức lý tính buộc chúng ta phải cùng nhau cân nhắc và tính toán đổi mới Khoa Văn học. Trong một thời gian dài, sinh viên học Khoa Ngữ Văn ra trường một phần làm báo, làm văn hóa, xuất bản, giảng dạy văn học và một số nghề khác. Tuy nhiên hiện nay, việc đào tạo phóng viên, các khoa Báo chí đã đào tạo ra số lượng rất lớn, số lượng giáo viên văn học cũng đã vượt quá nhu cầu ở mọi cấp… Vậy sinh viên văn học sẽ làm gì? Đây là câu hỏi lớn dành cho người quản lý từ cấp Khoa tới trường Đại học KHXH&NV. Số lượng người làm công tác lý luận phê bình văn học nghệ thuật chắc chắn cần số lượng rất ít. Đào tạo hàng năm cần thu hẹp số lượng sinh viên, nhưng cần giỏi và thực sự yêu nghề. Xã hội càng phát triển, số người sau khi thành danh trong các lĩnh vực khác, hoặc một sớm nào đó chợt thấy ham mê yêu thích văn chương nghệ thuật mà đi học cho thỏa nguyện bình sinh sẽ ngày càng nhiều. Xã hội càng phát triển, xu hướng này sẽ càng mạnh. Cần có phương án đào tạo đáp ứng nhu cầu này của xã hội. Định hướng đào tạo bồi dưỡng năng khiếu sáng tác và biên tập văn học nghệ thuật cần đẩy mạnh hơn. Nên tham khảo mô hình tổ chức đào tạo ngành này theo thông lệ thế giới. Rất rất ít các trường đại học tại các khu vực Âu Mỹ có riêng khoa nghiên cứu văn học. Nó là một phần trong Science of Art, phát triển theo định hướng văn hóa học và nghệ thuật học, cho đa dạng đối tượng học tập là hướng cần cân nhắc để điều chỉnh định hướng chiến lược, điều chỉnh và xây dựng các chương trình đào tạo mới, điều chỉnh định hướng chuyên môn.
Nhưng dù biến động và đổi mới theo chiều hướng nào, có một điều đặc biệt quan trọng cần phải giữ, nó là cái lõi, cái cốt, cái hồn tủy cho tất cả và cho mọi thời đại. Đó là tinh thần nhân văn, tinh thần thẩm mỹ, sự sáng tạo không ngừng, sự truyền thừa sư đệ, tinh thần học thuật và học phong, niềm kiêu hãnh về vị trí hàng đầu của khoa học nhân văn.
Đối với ngành Hán Nôm. Đây là ngành đặc biệt, độc đáo, đặc biệt hệ trọng với văn hóa và tinh thần nhân văn của dân tộc. Sứ mệnh truyền thừa văn hóa đã đặt ra ngay từ khi thành lập ngành và vai trò ngày càng trở nên quan trọng trong hiện tại và tương lai. Ngành này không cần đào tạo nhiều, nhưng cần chuyên sâu và cần những người yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp. Sự phát triển của ngành cũng nhiều thăng trầm. Tuy nhiên chưa bao giờ ngành được đầu tư đặc biệt tương xứng với vị trí mà nó cần được đối đãi. Tôi nói điều này không phải vì bản thân mình trưởng thành từ ngành Hán Nôm, mà giá trị tự thân và đòi hỏi của văn hóa và học thuật của dân tộc đòi hỏi dữ dội phải như vậy. Một khoa độc lập, hoặc một viện vừa đào tạo vừa nghiên cứu trong trường Đại học KHXH&NV được đầu tư đặc biệt là điều dứt khoát phải quan tâm và triển khai trong thời gian sắp tới. Đại học Quốc gia Hà Nội hiện có chủ trương ưu tiên giữ vững vị trí hàng đầu của những ngành đang có lợi thế và ưu tiên đầu tư những ngành có vị trí đặc biệt lợi thế trong gây dựng uy tín thương hiệu và cạnh tranh. Ngành Hán Nôm hai lần đáng được nằm trong số đó. Lãnh đạo trường Đại học KHXH&NV cần đặc biệt chú ý tới điều này để chỉ đạo (những chuyên ngành như Khảo cổ học, Hán Nôm, cần có ưu tiên đặc biệt…)
Trong thời gian sắp tới, Khoa Văn học cần đặc biệt quan tâm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học. Truyền thống lớn của Khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội là truyền thống học thuật, là tiên phong trong nghiên cứu khoa học, tìm tòi sáng tạo và tạo ra những sản phẩm nghiên cứu khoa học và đào tạo căn bản, chắc chắn, chất lượng cao. Cần có những chương trình, đề tài nghiên cứu quy mô lớn, giải quyết các vấn đề lớn của lĩnh vực chuyên môn này, chỉ có như vậy mới vực dậy được tinh thần học thuật, mới rèn được lực lượng cán bộ, mới có cơ hy vọng xây dựng các khuynh hướng, trường phái trong học thuật, điều đã từng manh nha trong các giai đoạn trước đây. Với lực lượng cán bộ trẻ trưởng thành khá nhanh và giàu năng lực như hiện nay, nếu thế hệ trước khích lệ và định hướng, lãnh đạo Khoa biết tổ chức nghiên cứu, thì một Khoa hùng mạnh là tương lai không xa.
Lãnh đạo trường Đại học KHXH&NV cần quan tâm đúng và hiệu quả, có những chỉ đạo mạnh mẽ, hỗ trợ kịp thời để Khoa vượt qua những thách thức, tiếp tục phát triển và khẳng định vị thế hàng đầu trong cả nước và từng bước khẳng định vị thế quốc tế.
Trên đây là mấy lời phát biểu mang tính “Tự sự kỳ tâm”, nhân dịp buổi lễ quan trọng này. Kính chúc các thầy các cô và các đồng nghiệp ngày 20.11 thật vui vẻ và tràn đầy hạnh phúc từ nghề nghiệp và từ cuộc sống. Chúc tất cả các vị khác quý và các bạn sinh viên dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và bình yên.
Xin trân trọng cảm ơn!
- Nguyễn Thảo
Nhận định, soi kèo Nacional vs AVS, 22h30 ngày 19/01: Làm khó chủ nhà
Nguyễn Quang Hải - 19/01/2025 08:37 Bồ Đào Nh ...[详细]热点阅读随机内容Nhận định, soi kèo Arsenal vs Aston Villa, 0h30 ngày 19/1: Bám đuổi ngôi đầu
Lý Á Bằng thông báo tái hôn, sinh con với vợ kém 19 tuổi
Chiều 14/3, Lý Á Bằng thông báo đã tái hôn cùng bạn gái - người mẫu Hải Hà Kim Hỷ. "Một người ở miền Tây vực, người kia từ dãy núi Thanh Sơn. Chúng ta cùng nắm tay nhau bước trên đường đời với cuộc sống mới. Tôi nguyện cầu quốc thái dân an, thế gian hòa bình...", anh chia sẻ.Lý Á Bằng kết hôn cùng bạn gái sau thời gian 3 năm yêu nhau. Theo Lý Á Bằng, anh và vợ mới cưới có sự đồng điệu về tâm hồn. Giữa họ gắn bó trong cuộc sống, công việc thiện nguyện giúp đỡ trẻ mắc dị tật hở hàm ếch. Tài tử Anh hùng xạ điêucũng thông báo anh vừa lên chức cha ở tuổi 51.
Lý Á Bằng và Kim Hỷ công khai quen nhau từ năm 2019 qua lời mai mối của một người bạn. Khác với những cặp đôi khác, họ thoải mái thể hiện tình cảm trước bạn bè, truyền thông. Lý Á Bằng và một nửa thích đi du lịch, khám phá cuộc sống, ẩm thực các vùng miền. Cả hai có nguyện vọng dọn về quê sống sau kết hôn.
Vợ mới cưới của tài tử tên Hải Hà Kim Hỷ, sinh năm 1990. Cô là một người mẫu kiêm diễn viên từng tham gia cuộc thi Hoa hậu Du lịch Thế giới Trung Quốc và giành giải Người đẹp ăn ảnh. Năm 2016, cô thử sức lĩnh vực phim ảnh, đóng vai nhỏ trong các phim Năm ấy hoa nở trăng vừa tròn, Mùa hè của Hồ Dương.
Lý Á Bằng cũng đón tin vui lên chức bố ở tuổi 51. Lý Á Bằng năm nay 51 tuổi, là ngôi sao làng giải trí Hoa ngữ với nhiều phim như Anh hùng xạ điêu, Tiếu ngạo giang hồ... Tài tử từng trải qua cuộc hôn nhân kéo dài 9 năm với Diva Vương Phi. Cả hai có một cô con gái không may bị hở hàm ếch. Sau ly hôn năm 2014, tài tử tuyên bố giải nghệ để tập trung vào kinh doanh và chăm sóc con.
Lý Á Bằng trong quá khứ được biết đến là "đại gia ngầm" của showbiz Trung Quốc khi sở hữu chuỗi nhà hàng, bất động sản có tiếng tại Đại lục. Tuy nhiên, 2 năm qua do ảnh hưởng dịch Covid-19, hoạt động kinh doanh của anh gặp nhiều khó khăn. Anh gánh khoản nợ gần trăm triệu Nhân dân tệ, nhiều tài sản bị đóng băng.
Lý Á Bằng thoải mái thể hiện tình cảm bên bạn gái
Thúy Ngọc
Lý Á Bằng về quê sau phá sản, phải làm video kiếm sống
Lý Á Bằng hiện thích quay những video cuộc sống thôn dã. Tuy nhiên, anh bị nhiều khán giả nói bắt chước cách làm clip của 'Tiên nữ đồng quê' Lý Tử Thất.
" alt="Lý Á Bằng thông báo tái hôn, sinh con với vợ kém 19 tuổi" />
- Nhận định, soi kèo Espanyol vs Valladolid, 3h00 ngày 18/1: Cơ hội thoát hiểm
- Nơi giấc mơ tìm về tập 11: Bất ngờ của Gia An tại lễ kỷ niệm công ty
- Khi không lên hình, MC Thái Trang VTV cũng sexy không ngờ
- Thành phố Ninh Bình nỗ lực cải thiện chỉ số cải cách hành chính
- Soi kèo góc Brentford vs Liverpool, 22h00 ngày 18/1
- Một chủ tịch tỉnh được công nhận là hiệu trưởng trường đại học
- Tin sao Việt 14/3: Hồ Ngọc Hà đăng ảnh ngọt ngào bên Kim Lý và gia đình
友情链接
接受PR>=1、BR>=1,流量相当,内容相关类链接。