Bên nhà người Hà Nhì luôn có những đống củi to dự trữ cho mùa đông do phụ nữ lấy.
Ngay từ khi còn nhỏ, Mờ Be cũng như nhiều em gái Hà Nhì đã phải theo mẹ, theo bà, theo chị lên rừng lấy củi. Để lấy được những loại củi chắc, cháy đượm than, họ phải vượt qua nhiều con dốc vào tận rừng già, tìm những cây gỗ bị chết khô, rồi dùng búa chặt ra thành từng khúc, dùng nêm và búa để bổ thành từng thanh nhỏ.
“Đàn ông Hà Nhì chỉ thích những phụ nữ chăm chỉ lấy được nhiều củi, nên làm con gái Hà Nhì phải biết lấy củi. Nhà nào có đống củi càng to, thì con gái càng đắt chồng”, Ly Mờ Be chia sẻ.
Trò chuyện với những phụ nữ Hà Nhì, tôi hiểu thêm về công việc thường ngày của họ. Ngoài lấy củi, phụ nữ Hà Nhì còn là lao động chính trong gia đình. Mùa cày cấy, gặt hái họ vất vả trên nương, dưới ruộng, ngày ngày còn phải cáng đáng hết những công việc gia đình như nấu nướng, giặt giũ, chăm sóc con cái, chăn nuôi lợn, gà...
Đàn ông Hà Nhì thường chỉ quan tâm đến việc dựng nhà, cày bừa trên nương, khi phụ nữ đi lấy củi, thì họ ở nhà trông con, rảnh rỗi thì rủ nhau “dư bà đu” (uống rượu).
Quanh năm vất vả lo cho gia đình, nên dường như “giàng mi già” (phụ nữ) Hà Nhì nào cũng già trước tuổi, thân hình nhỏ bé, gầy gò, nước da sạm đen vì mưa, nắng. Ánh mắt họ lúc nào cũng buồn buồn, ít khi thấy họ nở nụ cười…
![]() |
Phụ nữ Hà Nhì đi làm dâu phải ăn cơm đứng. |
Phận làm dâu ăn cơm đứng
“Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”. Những tưởng “ăn cơm đứng” chỉ là một cách nói, không ngờ đó lại là lệ tục có thật ở những bản Hà Nhì trên những đỉnh núi mờ sương.
Lần ấy, tôi đến thôn Lao Chải 1, xã Y Tý để tìm hiểu về phong tục đón Tết sớm Ga Tho Tho của dân tộc Hà Nhì. Từ tờ mờ sáng, cánh đàn ông đã hò nhau vào chuồng bắt lợn mổ thịt, phụ nữ thì dậy sớm hơn để nổi lửa đun nước, đồ xôi, giã bánh dày, chuẩn bị nồi niêu, lấy rau về làm cơm chuẩn bị cho lễ cúng ngày tết sớm.
Sau lễ cúng “À bu hơ đà” (cúng tổ tiên), trong gian nhà tường đất ấm áp của anh Chu Gì Xa, mấy chiếc mâm đan bằng mây được bày ra với đủ món ăn ngon chế biến từ thịt lợn bản và rau xanh, rượu mầm thóc rót tràn bát, bia Hà Nhì rót tràn cốc. Mọi người quây quần bên mâm cỗ tết đầm ấm, cùng ăn cơm, uống rượu, chúc nhau những lời chúc tốt đẹp.
Nhưng có điều lạ là những người đàn ông thì ngồi ăn ở mâm trên sạp gỗ, còn phụ nữ thì ngồi ở mâm dưới. Tôi để ý thấy chị Ly Mò Chúy, vợ anh Xa không ngồi ghế, mà đứng ăn cơm, lúc mỏi chân thì lại ngồi xổm bên mâm cơm, vừa ăn, vừa bón cho đứa con nhỏ ăn rất vất vả.
Ông Chu Hờ Sứ, bố anh Xa bảo, theo phong tục của dân tộc Hà Nhì, thì con dâu không được phép ngồi ăn cơm cùng mâm với bố chồng, anh chồng hay người có vai vế cao hơn, mà phải ăn ở mâm riêng.
Trong bữa ăn, nếu nhìn thấy mặt bố chồng, anh chồng, con dâu không được ngồi ghế ăn cơm, để thể hiện sự tôn trọng bề trên. Nếu muốn ngồi ghế ăn, thì phải mang cơm ra ngoài, hoặc xuống bếp ăn, chỗ không nhìn thấy bố chồng, anh chồng. Cho dù hôm nào nhà có 3 người, thì vẫn phải làm cho bố chồng một mâm, còn mẹ chồng với con dâu ăn một mâm riêng.
Không riêng ở Y Tý, mà ở tất cả các xã, thôn, bản Hà Nhì trên địa bàn huyện Bát Xát, cho đến nay phong tục con dâu Hà Nhì phải ăn cơm đứng vẫn còn hiện hữu.
![]() |
Những “a nhí” Hà Nhì này có cuộc sống vất vả ngay từ nhỏ. |
Tìm hiểu thêm, tôi được biết từ quy định này mà con dâu người Hà Nhì cũng không được ngồi cùng xe máy với bố chồng. Điều này khiến cuộc sống của phụ nữ Hà Nhì càng thêm vất vả.
Nếu bị đau ốm đúng lúc chồng đi vắng, không nhờ ai đưa tới Trạm Y tế khám bệnh được, họ đành phải nằm ở nhà chống chịu với cơn đau. Khi bố chồng, anh chồng nếu có ốm liệt giường, con dâu dù biết lái xe máy, muốn chở đến bệnh viện cũng không dám chở…
Ám ảnh nỗi sợ “sà già ừ i”
Trong những hủ tục đè nặng lên cuộc sống của những phụ nữ Hà Nhì, đáng sợ nhất vẫn là những hình phạt dành cho những cô gái trót chửa hoang, chửa trước khi lấy chồng (tiếng Hà Nhì gọi là sà già ừ i) hoặc vì tình yêu mà lỡ “Ăn cơm trước kẻng”, về nhà chồng sinh con không đủ 9 tháng 10 ngày.
Ông Chu Che Lúy, Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn Lao Chải, xã Trịnh Tường kể, năm 2013, trong thôn có người phụ nữ là Sờ Sá S. lấy chồng ở xã A Lù, sống với nhau được một thời gian thì vợ chồng mâu thuẫn, S. bỏ nhà chồng về Lao Chải.
Về thôn, Sờ Sá S. mới biết mình có thai, nhưng vì không chứng minh được cái thai đó là của chồng cũ, nên theo luật tục, S. bị làng phạt vạ và phải ra bìa rừng ngoài phạm vi của thôn làm lán để sinh con, 1 tháng rưỡi sau mới được về nhà.
Cách đây không lâu, chị Chu Gờ M. nhỡ có thai trước khi cưới chồng, về nhà chồng đẻ con thiếu tháng nên cũng bị làng phạt vạ, phải chuẩn bị 10,6 lít rượu, 16kg thịt lợn, 6kg gạo… làm mâm cơm ở ngoài địa phận của thôn để mời dân làng đến ăn.
![]() |
Ảnh: Tuấn Ngọc. |
Sau bữa ăn, thức ăn thừa đều bị vứt bỏ hết, không ai dám mang vào thôn. Người Hà Nhì quan niệm, phụ nữ mà “sà già ừ i” (chửa hoang, chửa trước khi lấy chồng) là đem về cho thôn những điều đen đủi, không may mắn…
Nhớ lại trong chuyến đi đến xã Nậm Pung, chúng tôi cũng được nghe ông Vù A Sa, người Hà Nhì, Trưởng thôn Kin Chu Phìn 2 kể nhiều câu chuyện đau lòng về những phụ nữ Hà Nhì bị làng phạt vạ. Có lẽ, chỉ có họ mới hiểu tận cùng nỗi đau về thể xác và tinh thần khi phải sinh con trong rừng, giữa sương mù, giá lạnh, đói rét và cô đơn, bị dân làng xa lánh.
Ở các thôn, bản Hà Nhì khác, hủ tục này vẫn âm thầm tồn tại như cái mầm cỏ gianh trong lòng đất. Có điều, mấy năm gần đây, trường hợp phụ nữ Hà Nhì bị làng phạt phải sinh con ngoài rừng ít hơn.
Những cô gái Hà Nhì không may “sà già ừ i” đều bí mật tìm cách đi phá thai vì không muốn phải sinh con ngoài rừng, bị dân làng chê trách. Do mang nặng những hủ tục và nhận thức hạn chế, cho đến nay, tỷ lệ phụ nữ Hà Nhì đến sinh con tại các Trạm Y tế xã rất thấp, đa số họ vẫn sinh con ở nhà.
(Theo Tienphong)
" alt=""/>Kỳ lạ nơi con dâu không được ngồi cùng mâm, đi cùng xe với bố chồngTheo ThS.BSNT Trần Tiến Tùng, việc người dân không có kiến thức y khoa giữ thói quen “tự làm bác sĩ” gây ra những hậu quả khôn lường và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Thứ nhất, không được chẩn đoán chính xác, bệnh vẫn tồn tại và tiến triển trong cơ thể, đến khi phát hiện đã chuyển giai đoạn cấp tính và mạn tính, gây khó khăn trong điều trị, thậm chí đe dọa nguy hiểm đến tính mạng.
Thứ hai, bỏ lỡ giai đoạn “vàng” có thể điều trị bệnh hiệu quả.
Thứ ba, tự đoán bệnh và tự ý mua thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ dẫn tới việc điều trị không hiệu quả, bệnh kéo dài dai dẳng, hoặc dùng sai thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Giải pháp chăm sóc sức khỏe tiện lợi, nhanh chóng
Thấu hiểu thói quen và tâm lý của người Việt, đồng thời mong muốn mang đến cơ hội chăm sóc sức khỏe ưu việt hơn cho cộng đồng, gần 30 năm trước, GS. AHLĐ Nguyễn Anh Trí - nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Hệ thống Y tế MEDLATEC đã tiên phong phát triển dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi.
Sự ra đời của dịch vụ này đã giúp người dân chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe, góp phần hạn chế tình trạng “tự làm thầy thuốc”. Đại diện MEDLATEC phân tích, dịch vụ này phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe trong cuộc sống ngày càng bận rộn; chỉ cần một cuộc gọi, người dân dễ dàng đặt lịch xét nghiệm theo thời gian, địa điểm mong muốn. Bên cạnh đó, dịch vụ thuận tiện cho các đối tượng người cao tuổi, phụ nữ có thai, người có tình trạng sức khỏe yếu đang điều trị bệnh tại nhà…; giảm bớt nỗi lo lây nhiễm chéo khi tới bệnh viện trong các thời điểm nhạy cảm.
MEDLATEC có đội ngũ chuyên gia đầu ngành, Labo xét nghiệm thực hiện đạt hai tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế CAP (Hoa Kỳ) và ISO 15189:2012; đảm bảo cho việc xét nghiệm chính xác, tin cậy. Hiện đơn vị này đáp ứng hơn 2.000 danh mục xét nghiệm y khoa từ cơ bản đến chuyên sâu.
Hiện nay, dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC đã phủ khắp 54 tỉnh thành trên toàn quốc, đáp ứng nhanh chóng, kịp thời nhu cầu xét nghiệm chăm sóc sức khỏe của người dân cả nước.
“MEDLATEC cam kết mang những lợi ích tốt nhất cho cộng đồng, bên cạnh giá xét nghiệm được niêm yết như tại hệ thống các bệnh viện/phòng khám, trong suốt gần 30 năm qua, khách hàng chỉ cần chi trả thêm 10 nghìn đồng/lượt chi phí đi lại”, đại diện hệ thống y tế nói.
Thông tin liên hệ dịch vụ hoặc đặt lịch qua tổng đài 1900 56 56 56, hoặc app My Medlatec.
Thế Định
" alt=""/>Bác sĩ MEDLATEC cảnh báo hậu quả nặng nề của việc ‘tự đoán bệnh’Về thành phần dinh dưỡng, trong 100g lòng lợn có khoảng 10g chất đạm. Chất đạm là dưỡng chất quan trọng giúp xây dựng và tái tạo tất cả các mô, là thành phần cấu thành nên cơ thể. Da, cơ, xương và cơ quan nội tạng phần lớn được tạo nên từ protein.
Để ăn lòng lợn đúng cách và không hại sức khỏe, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm đưa ra một số lưu ý. Các nội tạng động vật nói chung, lòng lợn nói riêng, có nhiều chất béo bão hoà và cholesterol cao. Ví dụ 100g bầu dục lợn có khoảng 375mg cholesterol, óc lợn có 2.500mg cholesterol, tim lợn có 140mg cholesterol, gan lợn có 400mg cholesterol… Lượng cholesterol trong 100g lòng lợn cũng tương đương với bầu dục lợn.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguy cơ lớn nhất của người ăn nội tạng động vật (trong đó có lòng lợn) là nguy cơ tăng cholesterol.
"Cholesterol là thành phần cần cho cấu trúc tế bào. Nhưng quá dư thừa cholesterol sẽ gây ra xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Để đảm bảo ăn lòng lợn và các tạng khác của động vật an toàn, chỉ nên ăn 3-4 lần/tháng.
PGS.TS Lâm cũng lưu ý, nên ăn ít các tạng màu trắng vì các tạng màu trắng thường có nhiều cholesterol so với các tạng màu sắc khác trong cơ thể.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cũng lưu ý thêm, do lòng lợn và các tạng khác của động vật có chứa nhiều cholesterol nên người cao tuổi, người bị bệnh gout (gút) cần tránh ăn để không có những cơn đau cấp xuất hiện. Người mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá: tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh thận, người thừa cân - béo phì... hạn chế ăn nội tạng động vật.
Về câu hỏi ăn lòng bao nhiêu là phù hợp, PGS.TS Lâm cho biết, đối với người khỏe mạnh, nếu thích ăn lòng cũng chỉ nên ăn 1 lần/tuần. Lượng ăn chỉ 70-80gram trong một lần sẽ không gây thừa cholesterol mà vẫn lấy được dưỡng chất.
Nếu người trưởng thành 1 bữa ăn khoảng 200g phủ tạng, có thể nạp vào cơ thể 500mg cholesterol, sẽ phải mất rất nhiều ngày mới thải hết được.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho biết, khẩu phần ăn lành mạnh một ngày chỉ nên ăn dưới 300mg cholesterol từ tất cả các thực phẩm. Lưu ý cholesterol không chỉ có trong các tạng của động vật mà còn có nhiều trong da động vật, mỡ động vật… Do vậy, để khỏe mạnh nên ăn đa dạng và cân đối các loại thực phẩm.
Đồng thời người dân nên hạn chế ăn nội tạng không rõ nguồn gốc để đảm bảo an toàn thực phẩm. Không ăn nội tạng chế biến chưa kỹ, dễ bị nhiễm bẩn, dẫn tới bệnh tả, kiết lị, thương hàn, lao, bệnh than... Khi đó, vi khuẩn và ký sinh trùng sẽ xâm nhập vào cơ thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm. Đồng thời, người dân cũng không nên ăn nội tạng để qua đêm nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, dễ bị ôi thiu, hay có mùi hôi khó chịu.
Ngọc Trang
" alt=""/>Lòng lợn là món ăn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe