Với dân kinh doanh nhỏ lẻ, đây chẳng khác nào đòn đau giáng vào "nồi cơm" của họ. Ai cũng biết, đây chính là những thương hiệu dễ gây chú ý nhất với người tiêu dùng. Từ lâu, các sản phẩm Táo khuyết đã là biểu tượng của sản phẩm di động tại Việt Nam.
Nhiều cửa hàng kinh doanh di động sử dụng các thương hiệu của Apple đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam. Ảnh: Duy Tín.
Để tiếp tục kinh doanh mà không vi phạm quyền bảo hộ thương hiệu, các cửa hàng này buộc phải thay thế bảng hiệu. Một số khác nghĩ đến việc trở thành đại lý ủy quyền của Apple - Apple Authorised Reseller (AAR).
Một đại lý ủy quyền của Apple (AAR) được định nghĩa là đối tác kinh doanh, có hợp đồng với công ty Apple Computer Inc., bán phần mềm, sản phẩm phần cứng của họ. Những đại lý ủy quyền sau khi đăng ký thành công sẽ xuất hiện trên website của Apple tại khu vực mà họ đăng ký. Đây là những khu vực Apple chưa có cửa hàng chính thức (Apple Store).
Mẫu đơn đăng ký trở thành đại lý ủy quyền của Apple. Ảnh chụp màn hình.
Để trở thành đại lý ủy quyền của Apple, bạn phải sở hữu một doanh nghiệp đang hoạt động. Apple chấp nhận cho các ứng viên đăng ký qua mạng theo một quy trình mà hãng cho là "đơn giản" nhưng yêu cầu cực kỳ nghiêm ngặt.
Điều kiện tiên quyết là cửa hàng phải tự đánh giá tình hình kinh doanh và tài chính của mình. Họ phải có một tài khoản đang hoạt động với một nhà phân phối được Apple ủy quyền và phải từng có liên hệ với ít nhất 2 đối tượng kinh doanh của Apple (nếu kinh doanh iPhone là 3). Đó có thể là khách hàng hoặc nhà cung cấp của bạn.
Theo trang Chrone, cửa hàng còn phải cam kết doanh thu tối thiểu 100.000 USD/năm (tương đương 2,2 tỷ đồng) để được trở thành đại lý ủy quyền của Apple.
Truy cập trang đăng ký trở thành đại lý ủy quyền của Apple, có thể thấy hãng chia làm 4 phần gồm có thông tin cơ bản của doanh nghiệp như tên doanh nghiệp, đại diện doanh nghiệp, hình thức kinh doanh, và sản phẩm bạn muốn đăng ký bán (iPhone, iPad, Mac, phụ kiện vv...).
" alt=""/>Phải 'làm ăn' với Apple như thế nào để được bán iPhone?