当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo AS Roma vs Juventus, 01h45 ngày 7/4: Tiếp đà thăng hoa 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Xạ trị là một trong nhiều biện pháp điều trị ung thư cổ tử cung (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy).
Bức xạ có thể được nhắm vào cổ tử cung từ một máy bên ngoài cơ thể (được gọi là xạ trị chiếu ngoài - xạ trị gia tốc). Hoặc một nguồn phóng xạ có thể được đưa vào âm đạo gần cổ tử cung (được gọi là xạ trị áp sát).
Xạ trị thường được thực hiện sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, nhưng đôi khi nó được thực hiện trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u. Đôi khi nó được sử dụng nếu bệnh nhân không thể phẫu thuật.
Một số tác dụng phụ của xạ trị có thể là mệt mỏi, cơ thể uể oải, không muốn vận động. Tuy nhiên, bệnh nhân nên thường xuyên vận động để nâng cao sức khỏe và hiệu quả điều trị.
Đối với phương pháp sử dụng bức xạ bên ngoài, bệnh nhân thường bị rụng tóc và khu vực chiếu xạ trên da trở nên đỏ, khô, ngứa. Bệnh nhân nên hạn chế tiếp xúc phần da xạ trị với ánh sáng mặt trời. Mặc quần áo rộng thoải mái đồng thời không tự ý sử dụng các loại thuốc hay hóa chất lên vùng da bị chiếu xạ. Bệnh nhân đã và đang xạ trị cũng có thể gặp vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy.
Theo thống kê Globocan năm 2018, mỗi năm ở nước ta phát hiện hơn 4.100 phụ nữ mắc mới ung thư cổ tử cung và 50% số người bệnh tử vong. Đa số bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn, tế bào ung thư phát triển mạnh đã lan rộng, xâm lấn ra các vùng xung quanh, di căn vào hệ thống mạch máu và các cơ quan. Khi đó, bệnh nhân không chỉ được điều trị bằng một mà phải kết hợp nhiều phương pháp.
Đa số trường hợp ung thư cổ tử cung do virus HPV - loại virus gây u nhú ở người, lây truyền qua da và phổ biến nhất là qua đường tình dục. Trong hơn 100 chủng HPV thì có 14 chủng HPV gây trên 90% trường hợp ung thư cổ tử cung. Đặc biệt là type HPV 16 và HPV 18 gây nên 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung.
Các bác sĩ khuyến cáo ngay khi phát hiện ra máu, khí hư âm đạo bất thường, người bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám. Hàng năm, phụ nữ cần khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần, thực hiện các xét nghiệm ung thư cổ tử cung như Thinprep Pap, HPV - DNA genotype… để tầm soát, phát hiện sớm và điều trị ung thư cổ tử cung hiệu quả ở giai đoạn đầu, tăng tỷ lệ sống.
Cà phê là một thức uống lành mạnh cho sức khỏe khi bạn tiêu thụ ở mức độ vừa phải (Ảnh: Imlpuse)
Tiến sĩ - Lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển Y dược Cổ truyền Việt Nam, cho biết, trên toàn thế giới, cà phê là đồ uống được tiêu thụ nhiều thứ hai sau nước lọc ở nhiều quốc gia và là nguồn cung cấp caffeine hàng đầu trong chế độ ăn uống của người bình thường.
Vẫn còn nhiều ý kiến bất đồng về việc cà phê tốt hay xấu đối với sức khỏe. Cà phê dường như là con dao hai lưỡi. Mặc dù nó có thể khiến chúng ta cảm thấy tỉnh táo, năng suất và có động lực hơn, nhưng đối với một số người, nó lại có tác dụng ngược lại, khiến họ cảm thấy lo lắng, bồn chồn và không thể tập trung.
"Cà phê không chỉ chứa nhiều caffeine mà còn giàu chất chống oxy hóa và chứa một lượng nhỏ một số vi chất dinh dưỡng mà cơ thể chúng ta cần", TS Giang nhấn mạnh.
Nhiều chuyên gia y tế tin rằng đây cũng là một trong những thức uống lành mạnh nhất. Đối với một số người, đây là nguồn chất chống oxy hóa lớn nhất trong chế độ ăn uống, vượt trội hơn cả trái cây và rau quả cộng lại.
Theo TS Giang, hai loại cà phê được trồng phổ biến nhất là Arabica và Robusta. Mặc dù không phải là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất lớn cho chế độ ăn uống nhưng cà phê là sự lựa chọn tốt hơn nhiều so với nước tăng lực, soda và nước giải khát có đường. Nó không chứa đường hoặc carbs và hầu như không có calo.
Sau đây là một số mẹo để biến cà phê của bạn từ lành mạnh thành siêu lành mạnh.
Không uống caffeine sau 2 giờ chiều
Theo Healthline, cà phê là một trong những nguồn tự nhiên giàu caffeine nhất trong chế độ ăn uống. Caffeine là chất kích thích, đây là một trong những lý do chính khiến cà phê trở nên phổ biến. Nó cung cấp cho bạn một nguồn năng lượng và giúp bạn tỉnh táo khi cảm thấy mệt mỏi.
Nhưng nếu bạn uống cà phê vào cuối ngày, nó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngủ kém có liên quan đến đủ loại vấn đề sức khỏe.
Vì lý do này, điều quan trọng là không nên uống cà phê vào cuối ngày. Nếu bắt buộc phải uống, hãy chọn loại không chứa caffeine hoặc thay vào đó là một tách trà, loại này chứa ít caffeine hơn nhiều so với cà phê.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nhạy cảm với caffeine như nhau và một số người vẫn có thể ngủ ngon ngay cả khi họ uống cà phê vào cuối ngày.
Không cho nhiều đường vào cà phê
Bản thân cà phê rất tốt cho sức khỏe, nhưng bạn có thể dễ dàng biến nó thành thứ có hại. Đó là khi bạn cho thật nhiều đường vào cà phê. Đường bổ sung được cho là một trong những thành phần tệ nhất trong chế độ ăn uống hiện đại.
Đường, chủ yếu là do hàm lượng fructose cao, có liên quan đến đủ loại bệnh nghiêm trọng như béo phì và tiểu đường.
Nếu bạn không thể tưởng tượng được cuộc sống của mình mà không có chất tạo ngọt trong cà phê, hãy sử dụng chất tạo ngọt tự nhiên như stevia.
Chọn một thương hiệu chất lượng, tốt nhất là hữu cơ
Chất lượng cà phê có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào phương pháp chế biến và cách trồng hạt cà phê. Hạt cà phê có xu hướng được phun thuốc trừ sâu tổng hợp và các hóa chất khác không dành cho con người tiêu thụ.
Tuy nhiên, tác động của thuốc trừ sâu trong thực phẩm đối với sức khỏe vẫn còn gây tranh cãi. Hiện tại, có rất ít bằng chứng cho thấy chúng gây hại khi được tìm thấy ở mức thấp trong sản phẩm.
Vì thế, nếu bạn lo lắng về hàm lượng thuốc trừ sâu trong cà phê, hãy cân nhắc mua hạt cà phê hữu cơ. Chúng sẽ chứa lượng thuốc trừ sâu tổng hợp thấp hơn nhiều.
Tránh uống quá nhiều
Một lượng cà phê vừa phải tốt cho sức khỏe, nhưng uống quá nhiều có thể làm giảm lợi ích tổng thể của nó. Tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể gây ra nhiều tác dụng phụ bất lợi, mặc dù mức độ nhạy cảm của mỗi người là khác nhau.
Nhìn chung, Bộ Y tế Canada khuyến cáo không nên uống quá 2,5mg cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.
Uống cà phê là để cân bằng giữa rủi ro và lợi ích. Vì thế, hãy lắng nghe cơ thể bạn và không tiêu thụ quá nhiều so với mức bạn có thể chịu đựng được.
Thêm một ít quế vào cà phê
Quế là một loại gia vị ngon, đặc biệt kết hợp tốt với hương vị của cà phê. Các nghiên cứu cho thấy quế có thể làm giảm lượng đường trong máu, cholesterol và chất béo trung tính ở bệnh nhân tiểu đường.
Nếu bạn cần thêm hương vị, hãy thử thêm một chút quế. Thật ngạc nhiên là nó rất tốt.
Thêm một ít ca cao vào cà phê
Ca cao chứa nhiều chất chống oxy hóa và có liên quan đến nhiều loại lợi ích cho sức khỏe, bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Bạn hãy thử thêm một chút bột ca cao vào cà phê để tăng thêm hương vị.
" alt="6 cách biến tách cà phê của bạn trở thành thức uống siêu lành mạnh"/>6 cách biến tách cà phê của bạn trở thành thức uống siêu lành mạnh
Mỗi ngày có hàng trăm người đến thăm khám các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa, gan - mật - tụy. thận, tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn.
Nội soi trong điều trị bệnh lý tiêu hóa gan - mật - tụy, tiết niệu mang lại hiệu quả cao
Phẫu thuật nội soi trong điều trị các bệnh lý tiêu hóa gan - mật - tụy, tiết niệu mang lại hiệu quả cao.
Trường hợp của chị T. 37 tuổi, ở TPHCM được các bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn (ĐKQT Nam Sài Gòn) điều trị mới đây là một ví dụ điển hình cho thấy: ngay cả với người có độ tuổi còn trẻ vẫn có thể mắc các bệnh lý nguy hiểm ở đường tiêu hóa.
Chị T. đến Bệnh viện ĐKQT Nam Sài Gòn để khám với triệu chứng đau thượng vị, buồn nôn và nôn sau ăn kéo dài. Tình trạng này diễn ra liên tục khiến chị không thể ăn uống bình thường, dẫn đến suy nhược cơ thể. Sau khi thực hiện nội soi ống tiêu hóa, X-quang dạ dày và CT scan bụng, các bác sĩ kết luận chị T. bị u dưới niêm ống môn vị làm tắc sự lưu thông thức ăn và dịch vị dạ dày. Đồng thời, chị còn dương tính với vi khuẩn HP gây ra viêm loét dạ dày - tá tràng.
Sau hơn 2 giờ phẫu thuật bằng phương pháp phẫu thuật nội soi cắt bán phần dạ dày, ê-kíp khoa Ngoại Tổng hợp của bệnh viện đã thành công loại bỏ tổn thương, phần dạ dày còn lại được nối với đoạn đầu ruột non cho người bệnh. Phương pháp phẫu thuật nội soi với đường mổ nhỏ, ít xâm lấn giúp người bệnh giảm đau, phục hồi nhanh hơn bình thường. Vì thế, chị T. có thể ra viện chỉ một tuần sau ca phẫu thuật và sớm trở lại cuộc sống thường ngày.
Phẫu thuật điều trị bệnh lý tiêu hóa bằng phương pháp nội soi tại Bệnh viện ĐKQT Nam Sài Gòn.
ThS.BS.CKI Nguyễn Trung Đương - Phó khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện ĐKQT Nam Sài Gòn cho biết, hiện nay, bệnh viện ưu tiên áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi trong điều trị như: cắt bán phần, toàn phần dạ dày trong điều trị ung thư dạ dày, bệnh lý hẹp môn vị; cắt bỏ đại tràng trong điều trị ung thư đại tràng, cắt bỏ bàng quang trong điều trị ung thư bàng quang; cắt khối u gan, u tụy; bướu giáp, bướu đường tiết niệu; cắt túi mật; điều trị thoát vị bẹn; lấy sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang; cắt u phì đại tuyến tiền liệt… với ưu điểm đường mổ nhỏ, ít đau, ít chảy máu, giảm nguy cơ nhiễm trùng, thời gian nhập viện ngắn, ít biến chứng, giúp người bệnh hồi phục nhanh.
Bên cạnh việc áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi trong điều trị bệnh lý tiêu hóa, gan - mật - tụy, thận, tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn còn là một trong số ít các đơn vị y tế có thể làm chủ những kỹ thuật phẫu thuật tiên tiến và phức tạp như: phẫu thuật tạo hình niệu đạo và bàng quang; cắt bàng quang và tạo hình bàng quang bằng ruột; tán sỏi niệu quản và sỏi thận ngoài cơ thể.
BS.CKII. Lê Văn Hiếu Nhân - Phụ trách khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện ĐKQT Nam Sài Gòn chia sẻ thêm, cùng với nỗ lực của đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của bệnh viện trong việc cập nhật các phương pháp phẫu thuật tiến bộ của y học thế giới, khoa Ngoại Tổng hợp còn được đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại phục vụ điều trị như: máy nội soi ổ bụng, máy cắt nối ruột, dụng cụ cắt trĩ Longo, máy nội soi tiết niệu, máy tán sỏi laser, máy cắt đốt tuyến tiền liệt nhằm nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiêu hóa - tiết niệu.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn còn nhận được sự hỗ trợ chuyên môn từ bác sĩ đầu ngành trong tư vấn, chẩn đoán và điều trị bệnh, đặc biệt đối với những ca bệnh nặng.
" alt="Phẫu thuật nội soi mang đến kết quả điều trị vượt trội ở nhiều bệnh lý"/>Phẫu thuật nội soi mang đến kết quả điều trị vượt trội ở nhiều bệnh lý
Việc lựa chọn tỏi sống có thể giúp tối đa hóa giá trị dinh dưỡng của tỏi (Ảnh: Times of Inida).
Bạn có thể ăn tỏi sống không?
Theo Healthline, trong hầu hết các công thức nấu ăn, tỏi thường được nấu chín hoặc sử dụng ở dạng bột. Nấu tỏi làm thay đổi hương vị và kết cấu của tỏi, làm cho tỏi mềm hơn, nhẹ hơn và béo hơn, đồng thời mang lại hương vị và mùi thơm tinh tế hơn.
Tuy nhiên, tỏi cũng có thể được ăn sống thay vì nấu chín. Mặc dù tỏi sống có xu hướng có hương vị nồng hơn, cay hơn, nhưng bạn có thể sử dụng tỏi sống một cách an toàn và là một thành phần tuyệt vời trong nhiều món ăn. Trên thực tế, tỏi sống thường được thêm vào nước chấm, nước sốt…
Hơn nữa, tỏi sống thậm chí có thể giữ lại nhiều hợp chất có lợi hơn tỏi đã nấu chín và cải thiện một số khía cạnh sức khỏe của bạn.
Lợi ích sức khỏe của tỏi sống
Tỏi là nguồn cung cấp allicin tuyệt vời, một hợp chất chứa lưu huỳnh liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe. Allicin, chất tạo nên hương vị và mùi đặc trưng của tỏi, được tạo ra khi tỏi tươi được nghiền nát hoặc băm nhỏ.
Điều thú vị là một số nghiên cứu cho thấy allicin có thể giúp tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch và có thể bảo vệ bạn khỏi một số tình trạng như bệnh tim và ung thư. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng việc rang, luộc, đun nóng hoặc ngâm tỏi có thể làm giảm đáng kể hàm lượng allicin của tỏi.
Do đó, mặc dù ăn tỏi nấu chín có thể có lợi, nhưng việc lựa chọn tỏi sống có thể giúp tối đa hóa giá trị dinh dưỡng của tỏi.
Sau đây là một số lợi ích sức khỏe của tỏi sống:
- Cải thiện khả năng miễn dịch: Một số nghiên cứu cho thấy tỏi có thể giúp giảm viêm và tăng cường chức năng miễn dịch, có thể là do hàm lượng chất chống oxy hóa và các hợp chất chứa lưu huỳnh như allicin.
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Một số nghiên cứu cho thấy tỏi có thể giúp hạ huyết áp và giảm mức cholesterol để hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
- Ổn định lượng đường trong máu: Tỏi có thể giúp giảm lượng đường trong máu khi đói và cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, có thể có lợi cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường type 2.
- Bảo vệ sức khỏe não bộ: Mặc dù nghiên cứu trên người còn hạn chế, các nghiên cứu trên động vật cho thấy tiêu thụ một lượng lớn tỏi tươi hoặc chiết xuất tỏi lâu năm có thể cải thiện trí nhớ và hỗ trợ sức khỏe não bộ.
Nhược điểm tiềm ẩn của việc ăn tỏi sống
Mặc dù tỏi sống có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, nhưng vẫn có một số nhược điểm tiềm ẩn cần cân nhắc.
Đầu tiên, tỏi sống có mùi và vị nồng hơn nhiều so với tỏi nấu chín, một số người có thể thấy không ngon miệng. Ngoài ra, những người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường được khuyên nên hạn chế ăn tỏi để ngăn ngừa chứng ợ nóng.
Trên thực tế, một số hợp chất có trong tỏi sống có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, có thể gây cảm giác nóng rát ở ngực hoặc dạ dày. Tỏi cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu bằng cách ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
Mặc dù việc ăn tỏi sống ở mức độ vừa phải không gây ra bất kỳ vấn đề nào cho hầu hết người lớn khỏe mạnh, nhưng những người dùng thuốc làm loãng máu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn nhiều tỏi hoặc sử dụng thực phẩm bổ sung tỏi.
Bạn nên ăn bao nhiêu?
Không có liều lượng khuyến nghị chính thức nào cho tỏi. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều phát hiện ra rằng ăn khoảng 1-2 tép tỏi mỗi ngày có thể có lợi. Ở dạng thực phẩm bổ sung, liều lượng lên tới 3.600mg chiết xuất tỏi lâu năm cũng đã được chứng minh là có hiệu quả.
Tuy nhiên, bạn hãy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm bổ sung tỏi, đặc biệt là nếu bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nào hoặc đang dùng thuốc. Đồng thời, cân nhắc giảm lượng tiêu thụ hoặc ngừng tiêu thụ nếu bạn nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ tiêu cực nào sau khi ăn tỏi sống.
Bạn có thể chuyển sang tỏi nấu chín thay vì ăn sống cũng có thể giúp làm giảm các tác dụng phụ về tiêu hóa như ợ nóng hoặc trào ngược axit.
Như vậy, mặc dù tỏi sống có hương vị đậm hơn và mùi hăng hơn tỏi nấu chín, nhưng vẫn an toàn khi tiêu thụ. Tỏi sống cũng giữ lại nhiều allicin hơn, đây là hợp chất chứa lưu huỳnh chịu trách nhiệm cho nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe của tỏi.
Ngoài ra, nếu bạn ăn quá nhiều, nó có thể gây ra các tác dụng phụ như hôi miệng, trào ngược axit, các vấn đề về tiêu hóa và tăng nguy cơ chảy máu. Do đó, tốt nhất là bạn nên thưởng thức loại gia vị thơm ngon này ở mức độ vừa phải.
" alt="Ưu và nhược điểm khi ăn tỏi sống bạn cần biết"/>GS.TS Nguyễn Thanh Liêm phát biểu tại hội thảo (Ảnh: TT).
GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tế bào và công nghệ Gen Vinmec cho biết, ở Việt Nam mỗi năm có khoảng 300 ca ghép tế bào gốc do mắc bệnh lý ung thư máu. Tuy nhiên, có không ít ca tái phát bệnh sau ghép, cơ hội sống rút ngắn lại.
Trong điều trị ung thư máu, liệu pháp tế bào CAR-T đang được xem là một giải pháp tối ưu mang lại hy vọng sống cho bệnh nhân ung thư máu kháng trị hoặc tái phát sau điều trị hóa chất.
Liệu pháp tế bào miễn dịch CART (Chimeric Antigen Receptor T-cell) là một trong những phương pháp tiên tiến nhất hiện nay trong điều trị ung thư huyết học. CART giúp biến đổi tế bào T của bệnh nhân để chúng có thể nhận diện và tiêu diệt các tế bào ung thư, giúp giảm nguy cơ tái phát và tăng tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân.
"Trước đây các bệnh nhân bạch cầu cấp dòng lympho tái phát, kháng trị thì thường không có phương pháp điều trị nào khác. Bệnh nhân không đáp ứng với hóa trị hoặc tái phát sau điều trị sẽ tử vong rất nhanh. Nhưng với phương pháp liệu pháp tế bào CAR-T, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy cơ hội cứu chữa người bệnh", GS Liêm thông tin.
Tại hội thảo, GS Liêm trình bày kết quả ban đầu của việc điều trị liệu pháp tế bào CAR-T cho bệnh nhân u lympho không Hodgkin (NHL) và bạch cầu cấp (ALL) tái phát hoặc kháng thuốc.
Một trường hợp được điều trị thành công nhờ liệu pháp tế bào CAR-T (Ảnh: TT).
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8/2023 đến nay và đã có 8 bệnh nhân ALL và 7 bệnh nhân NHL được điều trị bằng tế bào CAR-T CD19.
Trong quá trình theo dõi, có 5 bệnh nhân NHL và bốn bệnh nhân ALL duy trì tình trạng lui bệnh hoàn toàn, một bệnh nhân NHL và 3 bệnh nhân ALL tái phát.
"Đến giờ, trong số các trường hợp được điều trị CAR-T tại Vinmec và kết quả đánh giá ở giai đoạn sớm đạt 70%, còn 30% có thể tái phát", GS Liêm nói.
Giá thành còn cao, hướng tới sản xuất tế bào tại Việt Nam
Theo GS Liêm, dù mang lại hiệu quả điều trị tích cực, nhưng chí phí một ca điều trị bằng liệu pháp tế bào còn rất cao. Tại các quốc gia như Mỹ và châu Âu, chi phí điều trị bằng CART có thể lên đến 10-15 tỷ VNĐ. Tại Việt Nam, chi phí khoảng từ 2 tỷ VNĐ.
"So với ghép tế bào gốc đồng loài, chi phí này không cao hơn nhiều, nhưng diễn biến sau làm CAR-T nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Chúng tôi đang nghiên cứu hạ giá thành bằng cách tự sản xuất tế bào CAR-T. Nếu Việt Nam chủ động sản xuất, hi vọng giá thành thấp hơn nữa, sẽ có nhiều người bệnh có cơ hội tiếp cận.
Đặc biệt, khi đó chỉ định điều trị CAR-T có thể sớm hơn. Trước đây, những trường hợp điều trị không thành công hóa chất sẽ ghép tế bào gốc, nhưng ghép tế bào gốc đồng loài nhiều nguy cơ biến chứng. Xu hướng trên thế giới tiến hành điều trị CAR-T sớm hơn, kết quả tốt hơn", GS Liêm cho biết.
Ông cũng thông tin thêm, trên thế giới, nhiều nước ứng dụng điều trị CAR-T vào các bệnh tự miễn, như lupus, xơ hóa rải rác..., hi vọng Việt Nam cũng sớm ứng dụng điều trị các bệnh lý này.
GS Liêm cho biết, hiện nay, Vinmec đã có thể tự sản xuất tế bào CAR-T với giá thành chỉ bằng 1/5 so với ở Mỹ, chất lượng ngang bằng nhau.
Chuẩn bị môi trường nuôi cấy tế bào CAR-T (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Tại hội thảo khoa học, các chuyên gia thế giới về sử dụng liệu pháp tế bào gốc đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong điều trị cho bệnh nhân ung thư, bệnh nhi mắc rối loạn chuyển hóa bẩm sinh.
Giáo sư Candotti Fabio, Chủ tịch Hội suy giảm miễn dịch châu Âu cũng đã chia sẻ về nghiên cứu lâm sàng về liệu pháp gen và chỉnh sửa hệ gen cho các bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. 6 ca lâm sàng rối loạn miễn dịch bẩm sinh tham gia nghiên cứu đều cho kết quả điều trị tốt, không gặp nhiều phản ứng không mong muốn.
Trong khi đó, Giáo sư Hirokazu Kanegane, Chủ tịch Hiệp hội Miễn dịch châu Á-Thái Bình Dương, Viện Khoa học Tokyo, Nhật Bản đã chia sẻ về những tiến bộ gần đây trong ghép tế bào tạo máu đồng loài cho bệnh nhân mắc miễn dịch bẩm sinh.
Ông đánh giá, với những thành công của Vinmec trong ghép tế bào CAR-T, trong tương lai, Vinmec có thể mở rộng ra ghép CAR-T cho các bệnh lý khác.
" alt="Điều trị bằng liệu pháp tế bào: Cơ hội cho bệnh nhân ung thư máu"/>Điều trị bằng liệu pháp tế bào: Cơ hội cho bệnh nhân ung thư máu