Thể thao

Nuôi dạy kiểu 'gà công nghiệp', người Việt mãi lùn nhất châu Á!

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-02-20 14:10:45 我要评论(0)

- “Ở nhà thì cha mẹ ép ăn đến phát phì mới thôi. Đến trường sáng tối học thêm cắm mặt vào sách,ôidạytinthethaotinthethao、、

- “Ở nhà thì cha mẹ ép ăn đến phát phì mới thôi. Đến trường sáng tối học thêm cắm mặt vào sách,ôidạykiểugàcôngnghiệpngườiViệtmãilùnnhấtchâuÁtinthethao chả có thời gian vận động. Nuôi trẻ như nuôi gà công nghiệp thì vài chục năm nữa người Việt vẫn thấp còi”, chị Hà bày tỏ.

Lùn không phải do di truyền!

Theo thông tin mới đây từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người Việt Nam hiện thấp nhất khu vực châu Á. Cụ thể, trong 30 năm qua, người Việt cao lên nhưng rất chậm, 10 năm chỉ cao thêm được 1cm. Chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam hiện là 164cm, thua 8cm so với Nhật và 10cm so với Hàn Quốc.

Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, nguyên nhân không phải vì người Việt di truyền thấp bé, nhẹ cân, bởi theo nghiên cứu của Viện thì trong các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao thì di truyền chỉ chiếm 23%.

Theo bà Lâm, có 4 lý do hạn chế chiều cao của trẻ Việt. Một là do thai phụ không được chăm sóc tốt trong thời kỳ mang thai, dễ bị bệnh khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng hoặc giảm hấp thụ dinh dưỡng. Thứ hai là nhiều trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu khiến trẻ thiếu canxi.

Thứ ba là chế độ dinh dưỡng thiếu hụt nhiều dưỡng chất quan trọng như protein, vitamin, khoáng chất, không tiếp cận được hệ thống y tế, nguồn nước sạch và hệ thống vệ sinh tốt. Tình trạng này khiến các em dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ cơ xương khớp. Thứ tư là lười vận động. Vận động đúng cách sẽ giúp trẻ ăn ngon, ngủ sâu, tăng cân, kích thích sự phát triển của tế bào xương, tăng chiều dài của xương.

{ keywords}

Theo công bố của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, gần 80% chiều cao của trẻ phụ thuộc vào yếu tố dinh dưỡng, rèn luyện thể lực và môi trường, tâm lý.

Đa số ý kiến cho rằng, yếu tố di truyền chỉ tác động nhẹ đến sự phát triển chiều cao của mỗi người, yếu tố dinh dưỡng và vận động mới quyết định. Chị Lê Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, bố cao 1m6, mẹ cao 1m5, nhưng nhờ tập luyện thể thao và năng vận động mà chị và em trai đều cao trên 1m68.

“Giờ nuôi con, tôi cũng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng và tạo thói quen cho cháu vận động, tập thể dục 15 phút mỗi sáng, chiều đi bộ hoặc bơi lội, hạn chế cháu chơi game, nghịch điện thoại.

Tôi đọc báo thấy người Mỹ nuôi con khoa học lắm. Họ nuôi bé phát triển chiều cao trước, đến khi phát triển hết chiều cao họ mới chú trọng đến cân nặng. Người Việt mình thì ngược lại, nuôi con theo kiểu gà công nghiệp, cứ thấy con không béo là cho ăn đủ thứ đến phát phì mới thôi. Ở thành phố ít sân chơi nên trẻ chỉ ở nhà dán mắt vào nghịch ipad, điện thoại. Lịch học ở trường dày đặc cũng không có nhiều cơ hội vận động. Nếu các bậc cha mẹ Việt không hiểu biết dinh dưỡng, không chủ động tạo thói quen vận động cho con thì vài chục năm nữa người Việt vẫn thấp còi”, chị chia sẻ.

Bữa ăn đủ dinh dưỡng

Theo các chuyên gia, có 3 giai đoạn phát triển chiều cao vượt trội đó là giai đoạn bào thai, giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi và giai đoạn dậy thì (con gái từ 10-16 tuổi, con trai từ 12-18 tuổi). Để phát triển tối đa chiều cao của trẻ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý theo từng chu kỳ vòng đời.

Trong giai đoạn bào thai, thai phụ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nếu người mẹ ăn uống tốt, tăng đủ từ 10-15kg thì con sẽ đạt được chiều cao từ 50cm trở lên và có cân nặng khoảng 3kg lúc chào đời.

Giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn bổ sung đúng cách khi đủ 6 tháng tuổi. Thức ăn cần đủ 4 nhóm chất là đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Chất đạm (protein) có trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đậu nành... rất cần để cơ thể tăng trưởng và phát triển.

{ keywords}

Để phát triển tối đa chiều cao của trẻ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý theo từng chu kỳ vòng đời.

Giai đoạn 3-10 tuổi, chế độ ăn cần đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Chú ý các vi chất cần thiết cho sự phát triển chiều cao như canxi, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin D... Canxi có nhiều trong sữa, cua, ốc, tôm, tép, đậu nành và các loại rau. Vitamin A có nhiều trong sữa, trứng, cá, gan, thịt... Sắt có nhiều trong thức ăn động vật như gan, huyết, thịt, cá... và các loại đậu đỗ, rau dền. Kẽm có trong con hàu, gan heo, thịt bò, sữa, lòng đỏ trứng, sữa đậu nành...

Giai đoạn dậy thì nếu được nuôi dưỡng tốt trẻ có thể cao từ 8-12cm mỗi năm. Một ngày trẻ phải đảm bảo ăn được 2.200 - 2.700 calo tùy tuổi và giới, tức tương đương với lượng ăn của người trưởng thành. Trẻ dậy thì phát triển cơ bắp nên lượng đạm cần cao hơn người trưởng thành. Mỗi ngày trung bình trẻ cần 200 - 300g thịt, cá, trứng, các loại đậu.., 50 - 60g chất béo, 300 - 400g thực phẩm giàu bột đường như gạo, bột mỳ, khoai củ..., 300 - 500g rau quả các loại và ít nhất 500ml sữa, vẫn trên nguyên tắc đủ 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa và ăn đa dạng các loại thức ăn.

Thực tế, bữa ăn truyền thống của người Việt đã thay đổi, đầy đủ hơn nhưng không cân đối. Trong đó việc sử dụng nước ngọt, nước có ga nhiều trong bữa ăn cũng ảnh hưởng đến việc tăng trưởng chiều cao.

Tiến sĩ Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam cho rằng, loại đồ uống này khiến cơ thể mất canxi. Nước ngọt vào cơ thể, vi khuẩn trong miệng lên men thành axit ăn mòn canxi trong răng. Nước ngọt có ga còn gây hại lớn hơn vì phân tử CO2 sục vào nước tạo thành H2CO3 - axít cacbonic. Để trung hòa môi trường này, cơ thể rút canxi trong xương, răng, sau đó thải ra ngoài qua nước tiểu. “Khẩu phần ăn của người Việt hàng ngày đã thiếu canxi, nay lại mất canxi theo nước tiểu, làm chậm tăng chiều cao, loãng xương”, tiến sĩ Mai nói.

Một bà mẹ Việt chia sẻ rằng, bữa ăn đủ dinh dưỡng không nhất thiết phải là cao lương mĩ vị, mà chỉ cần mẹ Việt hiểu biết về dinh dưỡng thì dù thu nhập thấp vẫn có thể nuôi con cao lớn.

“Xin nêu ví dụ nhà tôi. Tôi cao 1m50, chồng cao 1m72. Khi có bầu tôi ăn nhiều cá, như đầu cá thu khi ăn tôi chịu khó nhai xương; tôi còn ăn cá khô chứ không ăn nhiều thịt. Tôi cho con bú tới khi nào hết sữa (gần 3 tuổi); cháu ăn tất cả các thứ rau, củ, cá, trứng... Tôi không cưng chiều con mà bắt làm việc nhà từ nhỏ, biết cầm là phải tự xúc ăn, đi học võ, tập bơi, cho con chơi thể thao chứ không ép học thêm. Tôi nuôi 2 con hết sức bình dân và kết quả là con trai hết cấp 3 cao 1m8; con gái 1m70”, chị chia sẻ.

Kim Minh

Bài tiếp: Các phương pháp vận động giúp trẻ tăng chiều cao

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Thung lũng Silicon đang náo loạn vì 2 lỗ hổng "Meltdown" và "Spectre" mà tin tặc lợi dụng để xâm nhập vào các bộ xử lý Intel, AMD và cả ARM.

Google là công ty đầu tiên phát hiện ra điều này, trong bản công bố chính thức công ty cho biết 2 lỗ hổng có thể được dùng để "đọc những thông tin nhạy cảm trong bộ nhớ của một hệ thống như mật khẩu, khóa để mở nội dung được mã hóa hay bất kỳ thông tin nhạy cảm nào". Ngoài ra, có thể xảy ra những vụ khai thác được sử dụng để tiết lộ thông tin nhạy cảm bao gồm mật khẩu và hình ảnh.

Apple tự tin về khả năng "vá lỗi" của mình

Không nằm ngoài vùng ảnh hưởng, hôm thứ 5 vừa qua Apple đã xác nhận Meltdown, Spectre cũng xâm nhập vào hệ thống iPhone và máy tính Mac của công ty. 

"Tất cả hệ thống Mac và các thiết bị iOS đều bị ảnh hưởng nhưng hiện tại vẫn chưa có vụ khai thác nào ảnh hưởng đến khách hàng vào thời điểm này", Apple cho biết trong một bài đăng trên blog khi nhận xét lần đầu về tính dễ bị tổn thương của bộ vi xử lý.

Sau khi cố gắng làm dịu tình hình thì Apple đã cho ra mắt các hệ điều hành "phiên bản sửa lỗi" nhằm giảm thiểu sự khai thác của lỗ hổng Meltdown nói riêng. Phiên bản này sẽ dành cho điện thoại di động, máy tính để bàn và ti vi thông minh Apple TV là - iOS 11.2, macOS 10.13.2 và tvOS 11.2. 

" alt="Apple đưa ra bản sửa lỗi đầu tiên vá lại lỗ hổng bảo mật Meltdown" width="90" height="59"/>

Apple đưa ra bản sửa lỗi đầu tiên vá lại lỗ hổng bảo mật Meltdown

“Không ai biết chính xác tác động của sự thay đổi trên. Nhưng theo nhiều cách, nó giống như sự kết thúc kỷ nguyên tin tức trên mạng xã hội”, Jacob Weisberg, Chủ nhiệm kiêm Tổng biên tập Slate Group cho biết. “Hoạt động trên Facebook của người dùng sẽ giảm xuống trong cả năm, vì vậy họ sẽ không chú trọng đến tin tức. Nhưng để cộng đồng báo chí thực hiện một sự thay đổi cơ bản trên nền tảng mạng xã hội - tôi không nghĩ rằng ngành báo thực sự dự đoán được điều này”.

Mặc dù người dùng Facebook khao khát những cuộc trò chuyện và các nhà báo đã trao cho họ những điều kiện để tương tác, mối quan hệ giữa nền tảng News Feed trên Facebook và các hãng báo chí là không hoàn hảo ngay từ đầu.

Facebook đã trở thành một nhà cung cấp tin tức với sự miễn cưỡng. Vậy nên, các nhà quản lý báo chí cần liên minh với Facebook.
Qua nhiều năm, Facebook và các hãng báo chí đã bắt đầu vướng vào những rắc rối khi cùng chung tồn tại.

Các báo lớn loay hoay tìm giải pháp

Bên cạnh đó, một vấn đề khác cũng xảy ra với Facebook: Mạng xã hội lôi kéo người sử dụng nán lại để nó có thể phân phối nhiều quảng cáo nhắm mục tiêu cao hơn. Đây là cách mạng xã hội này đã đạt được lợi nhuận ròng 10,2 tỷ đô la vào năm 2016.

" alt="Facebook cải tổ News Feed, hệ lụy đến các hãng báo chí" width="90" height="59"/>

Facebook cải tổ News Feed, hệ lụy đến các hãng báo chí