Ngoại Hạng Anh

Thượng toạ Thích Thanh Quyết: Thầy Thái Minh mới tu nên thể hiện theo kiểu nhảy cóc

字号+ 作者:NEWS 来源:Giải trí 2025-01-18 03:18:11 我要评论(0)

Tiền đối với nhà chùa chỉ là phương tiệnNhững ngày qua,ượngtoạThíchThanhQuyếtThầyTháiMinhmớitunênthểtin tức về kia motorstin tức về kia motors、、

Tiền đối với nhà chùa chỉ là phương tiện

Những ngày qua,ượngtoạThíchThanhQuyếtThầyTháiMinhmớitunênthểhiệntheokiểunhảycótin tức về kia motors câu chuyện về chùa Ba Vàng đã khiến dư luận rất xôn xao. Với tư cách là Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh, Thượng toạ có gọi Đại đức Thích Trúc Thái Minh yêu cầu trình bày sự việc không?

- Thực ra tôi cũng không đọc nhiều báo lắm đâu. Thời gian này tôi giảng dạy ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Sóc Sơn, Hà Nội, nhưng là người quản lý Phật giáo ở tỉnh Quảng Ninh nên cũng được thông báo tình hình, tôi cũng nắm được.

Thầy Thích Đạo Hiển, Phó Trưởng Ban Trị sự, Chánh Thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh cũng mời trân trọng trụ trì chùa Ba Vàng - thầy Thích Trúc Thái Minh để làm việc nhưng mỗi người có quan điểm cá nhân riêng. Chuyển biến hay không còn phụ thuộc vào nhận thức nữa.

{ keywords}
 Thượng toạ Thích Thanh Quyết.

Theo giáo lý của Phật giáo, hoạt động thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ được hiểu như thế nào thưa Thượng toạ? Gọi vong mà vong hiện lên đòi tiền có đúng không thưa Thượng toạ?

- Trên thực tế thỉnh vong chính là cúng vong thôi. Cúng vong là một trong những nghi thức quan trọng của Phật giáo, trong Phật giáo có tiếp linh và triệu linh. Linh là vong mà. Chùa nào cũng có ban vong cả. Hàng ngày chúng tôi đều có cúng cháo, tức là cúng vong, cúng cho chúng sinh - những người không nơi nương tựa, chết oan uổng ngoài đường ngoài chợ không có người cứu vớt, không ai thờ cúng. Nhà Phật phải làm việc đó.

Còn sự việc ở chùa Ba Vàng tôi chưa thể nói gì được, còn phải chờ kết luận từ nhiều phía.

Vào chùa mà bất cứ cái gì cũng được nhà chùa quy ra tiền thế, sư lúc nào cũng gần tiền như thế có giống với chốn tu hành không thưa Thượng toạ?

- Thực ra, đối với nhà sư mà nói, tiền cũng chỉ là phương tiện để mình hành đạo. Nếu không có phương tiện, thì không ai hành được đạo. Đi ra ngoài đường chỉ cần đi xe buýt thôi, một chức sắc Phật giáo hay chức sắc Thiên chúa giáo cũng chỉ mất vài nghìn đồng, nhưng cũng phải bỏ tiền ra mua vé chứ. Lúc đó ông lái xe buýt ông có bảo tuỳ tâm đâu, không có tiền sẽ phải xin, mà lúc nào cũng có thể xin được đâu.

Nhà chùa đi ra ngoài chợ mua mớ rau, bìa đậu, người bán hàng có nói tuỳ tâm đâu. Nếu như cả thế gian này hiểu được các chức sắc tôn giáo đi đâu cũng không phải mất tiền thì nó khác. Cho nên tôi nghĩ nên nhìn mọi việc dưới nhiều góc độ, tôi xin nhắc lại, tiền với nhà chùa cũng chỉ là phương tiện, mình dùng phương tiện đó như thế nào mà thôi.

Với trường hợp của bà Phạm Thị Yến ở chùa Ba Vàng, một Phật tử bình thường nhưng ngồi giảng đạo trong chùa, lại có những bài giảng lệch đạo, ai sẽ chịu trách nhiệm việc này thưa Thượng toạ?

- Thực chất ra mà nói, người trụ trì sẽ chịu trách nhiệm toàn diện. Chưa có quy định nào nói rằng phật tử không được giảng kinh Phật cả nhưng phải giảng đúng, không xuyên tạc. Cả các chức sắc tôn giáo nói kinh của nhà Phật, Thánh, Chúa mà xuyên tạc thì đều không được phép. Phật tử giảng kinh Phật thì được, nhưng xuyên tạc, nói lái theo ý hiểu của mình, ý cá nhân của mình là không cho phép.

Kinh Phật thì nhiều nghĩa, đã tồn tại tới bây giờ rồi, dù nhiều nghĩa cũng chỉ là những ý nghĩa tích cực có lợi ích cho chúng sinh chứ không có chuyện cá nhân. Còn Phật tử vào chùa giảng không đúng, trách nhiệm của người trụ trì là phải nhắc nhở.

Bản thân người với người thôi, ngay như tôi ngồi nói chuyện với cô, cô về lại viết ra ý khác đã là không được rồi huống hồ là giảng sai các lời răn dạy của các bậc tiên thánh hiền triết. Ngoắt ngoéo theo ý cá nhân thì làm sao có thể chấp nhận được. Đây bị quy về ý thức cá nhân. Luật pháp có thể có cái quy định được, có cái chưa nhưng tất cả phải xuất phát từ phạm trù đạo đức mà ra mới giải quyết được nhiều thứ.

Cho nên trách nhiệm của trụ trì là chính nhất.

{ keywords}
Trụ trì chùa Ba Vàng hoàn toàn chịu trách nhiệm khi để bà Phạm Thị Yến có những bài giảng pháp không đúng với giáo lý nhà Phật. 

'Thầy Thái Minh tính rất lạ'

Quy trình bổ nhiệm hay truất chức danh trụ trì của một thầy nào đó vi phạm Hiến chương của GHPGVN sẽ như thế nào, trường hợp như sư trụ trì ở chùa Ba Vàng thì sẽ như thế nào thưa Thượng toạ?

- Tôi đã nói rồi, tôi mới được thông báo và nhìn sự việc dưới góc độ của tôi. Còn sự việc như thế nào tôi chưa thể đưa ra được ý kiến chính thức. Vì chưa tìm hiểu hết, kỹ mọi việc nên chưa thể quy chiếu được với Hiến chương của GHPGVN.

Thật ra quy trình bổ nhiệm một trụ trì chùa nào đó đầu tiên phải là nhân dân địa phương đó thỉnh mời, sau đó nếu chính quyền ủng hộ nguyện vọng của nhân dân, thấy nguyện vọng đó là chính đáng thì Giáo hội mới bổ nhiệm trên tinh thần niềm tin của nhân dân và đồng thuận của chính quyền.

Nhưng nếu một sư trụ trì phạm một lỗi thuộc quy định trong Hiến chương GHPGVN, trong khi niềm tin của người dân nơi đó vẫn dành cho thầy trụ trì đó, Giáo hội có truất quyền vị trụ trì này được không thưa Thượng toạ?

- Cái này tôi nói sau, còn tuỳ vào nhiều tình huống cụ thể.

Trong lần phát biểu gần đây, trụ trì chùa Ba Vàng có nói sở dĩ chùa Ba Vàng bị báo chí lên án như vậy là do có sự ganh ghét, đố kỵ. Thượng toạ nghĩ như thế nào?

- Thực tế khi xây dựng chùa Ba Vàng, tôi là người ủng hộ số 1. Chính tôi là người ký văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh cấp phép cho xây dựng chùa Ba Vàng theo quy mô to hơn. Ngày khởi công, tôi lo Thái Minh không đủ điều kiện kinh tế để xây dựng ngôi chùa to. Lễ khởi công tôi đến dự, tôi thấy mọi người phát tâm công đức vừa độ. Người nào phát tâm công đức hôm đó nhiều nhất là 50 triệu đồng.

{ keywords}
Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng.

Tôi lúc đó vô cùng khó khăn, vẫn còn nợ tiền xây dựng chùa Đồng, nhưng tôi vẫn ủng hộ 100 tấn xi măng. Với tư cách là Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh tới dự, phát biểu và kêu gọi nhân dân ủng hộ là quý lắm rồi mà tôi vẫn ủng hộ vì tôi lo cho thầy lắm. Vậy mà chỉ vài năm xây dựng, thầy đã huy động được nhiều nguồn và xây dựng ngôi chùa khang trang to đẹp như bây giờ. Chúng tôi không thể phủ nhận công lao của thầy Thái Minh.

Nhưng, khánh thành xong, tôi thấy thầy Thái Minh có những biểu hiện hơi buồn cười. Thầy mặc, ăn, ngủ một mình một kiểu.

Rõ ràng Phật giáo miền Bắc đang mặc kiểu Bắc Tông, một mình thầy mặc kiểu Nam Tông. Tất nhiên không ai quy định phải mặc như thế này thế kia, nhưng mình đang sinh hoạt Phật giáo ở đâu thì hoà đồng ở đó đi, tại sao phải khác, làm lập dị làm gì, còn bắt hàng trăm phật tử mặc như thế.

Còn nếu thầy thích theo Nam Tông, thầy có thể làm báo cáo đàng hoàng cho Giáo hội xin gia nhập Nam Tông, ai cấm đâu. Như vậy thầy có thể hành đạo, hành lễ theo đúng Nam Tông. Đằng này cứ riêng thầy trò thầy Thái Minh bảo nhau mặc khác như thế.

Thầy Thái Minh cũng mới tu tập thôi, đệ tử theo thầy cũng thế, đã là Phật là Thánh gì đâu mà cứ ăn một ngày một bữa, tối không dám ăn. Đi ăn với toàn bộ tăng ni trong tỉnh cứ một mình một bát, xúc tất cả thức ăn nào rau nào đậu vào bát trộn lên ăn chung. Học trò có người không ăn được, nhưng thầy bắt thì trò phải theo.

Ngủ thì bắt ngủ đất, không cho nằm chiếu, hơi đất lên cảm thì sao, tôi chịu trách nhiệm chứ ai. Ăn đã thế, mặc đã vậy, ngủ thì thế lại còn bắt ra rừng tụng kinh niệm Phật cả đêm. Tôi cũng lo, rắn cắn thì chết.

Chính vì thế mà Phật giáo tỉnh mới có ý kiến lên cơ quan ban ngành một cách có trách nhiệm, để nhiều người động viên thầy Thái Minh làm sao tu tập hoà đồng. Chứ đâu phải như cách của thầy là có thể thành Phật được đâu. Mà mãi vẫn thế đến bây giờ vẫn vậy.

Đương nhiên ngồi dưới gốc cây tu thiền, về lý cũng không sai, không ai cấm. Phật tổ Thích Ca 3000 năm trước cũng ngồi dưới gốc cây bồ đề cơ mà. Nhưng không thể lấy Phật tổ Thích Ca để so sánh với người phàm tục mới tu được. Cho nên đừng có 'cấu véo' một vài lời trong kinh Phật để áp dụng một cách cứng nhắc, cuối cùng hỏng cả kinh Phật.

Vì nhắc nhở nên thầy Thái Minh từng sám hối trước Thượng toạ nhiều lần?

- Sám hối thì có. Nhưng thật ra tính thầy Thái Minh lạ, thầy xuất gia muộn, học hành Phật pháp chưa có gì bài bản, chưa qua trung cấp, sơ cấp Học viện. Tính lại thích thể hiện. Nếu thể hiện đúng theo giáo pháp nhà Phật cũng tốt thôi.

Nhưng tại chưa có gốc học hành Phật pháp nên thầy thể hiện theo kiểu nhảy cóc, không đâu vào đâu.

Lúc nào chúng tôi cũng nói thì lại bảo chúng tôi nặng nề, tuổi thầy cũng không kém tôi nhiều, lại được học hành ngoài đời rất bài bản, chúng tôi cũng phải trân trọng, nói vừa vừa thôi. Cũng có lúc thầy sám hối, chuyện sám hối trong nhà chùa thì cũng giống như chuyện xin lỗi ngoài đời ấy.

Câu chuyện chùa Ba Vàng xảy ra, nó ảnh hưởng như thế nào tới Phật tử Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung thưa Thượng toạ?

- Theo tôi nghĩ vẫn phải chờ kết quả cơ quan chức năng vào cuộc. Ảnh hưởng như thế nào tôi cũng chưa thể nói được. Chiều 26/3 tới sẽ có hình thức cụ thể đối với trường hợp ở chùa Ba Vàng, nên tôi chưa thể đưa ra quan điểm gì lúc này.

Cảm ơn Thượng toạ đã chia sẻ!

Chân dung trụ trì chùa Ba Vàng

Chân dung trụ trì chùa Ba Vàng

Đại đức Thái Minh - trụ trì chùa Ba Vàng là cựu sinh viên trường ĐH Kinh tế quốc dân. Sau khi tốt nghiệp, ông được giữ lại trường và làm giảng viên trong khoảng 2 năm.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Phụ nữ bản Mường chung tay xóa bất bình đẳng giới, vươn lên thoát nghèo - 1

Chị Đinh Thị Thoa, Chủ tịch Hội LHPN xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (Ảnh: Thanh Bình).

Bên cạnh đó, nhiều phong tục tập quán người phụ nữ tuyệt đối không được tham gia, khiến nhiều chị em bị mất cân bằng cuộc sống, phụ thuộc nặng nề vào nam giới.

Không chỉ các bà, các chị, mà trong các gia đình, ngay cả những cháu gái sinh ra, cũng mang nặng tâm lý trên, phụ nữ không có tiếng nói trong gia đình nên khi lớn lên cũng đành cam chịu làm hết mọi việc để phục vụ chồng con, từ đó hủ tục bất bình đẳng giới khó xóa bỏ.

Để xóa bỏ bất bình đẳng giới tại địa phương, năm 2017, UBND xã Kỳ Phú tổ chức thành lập Câu lạc bộ Bình đẳng giới, đưa về bản Cả hoạt động làm nòng cốt.

Phụ nữ bản Mường chung tay xóa bất bình đẳng giới, vươn lên thoát nghèo - 2

Chị em phụ nữ bản Mường tham gia CLB Bình đẳng giới để xóa bỏ bất bình đẳng giới (Ảnh: Thanh Bình).

"Ban đầu, câu lạc bộ có số ít chị em tham gia. Đến nay, câu lạc bộ đã có 76 thành viên. Trong đó, có nhiều nam giới cũng tham gia và nhiều thành viên là các cặp vợ chồng", chị Thoa chia sẻ.

Chủ tịch Hội LHPN xã Kỳ Phú cho biết thêm, từ khi câu lạc bộ Bình đẳng giới ra đời, các thành viên trong câu lạc bộ hoạt động năng nổ. Việc xóa bất bình đẳng giới được thực hiện ngay trong gia đình của các chị em phụ nữ Mường tham gia câu lạc bộ.

Khi câu chuyện bất bình đẳng giới trong gia đình các thành viên được xóa bỏ, mọi người cùng nhau tuyên truyền sâu rộng đến từng người dân để xóa bỏ bất bình đẳng giới.

Phụ nữ bản Mường chung tay xóa bất bình đẳng giới, vươn lên thoát nghèo - 3

Bất bình đẳng giới không còn là rào cản, nhiều chị em vươn lên thoát nghèo làm giàu (Ảnh: Thanh Bình).

"Những năm gần đây, tình trạng trọng nam khinh nữ, những người chồng gia trưởng, say rượu đánh đập vợ con, hay chuyện bất hòa trong gia đình trên địa bàn hầu như đã không còn. Chị em phụ nữ đã có tiếng nói của mình trong gia đình, tham gia các hoạt động xã hội tại thôn bản và lãnh đạo chính quyền địa phương", chị Thoa nói.

Câu lạc bộ Bình đẳng giới được chị em phụ nữ xã Kỳ Phú sinh hoạt đều đặn, xen kẽ với các hoạt động của hội phụ nữ tại địa phương. Nhờ xóa bỏ được bất bình đẳng giới, hiện nay nhiều chị em phụ nữ ở xã Kỳ Phú hoạt động năng động công tác hội, chính quyền địa phương và vươn lên làm giàu.

Chị Thoa dẫn chứng, nhiều chị em phụ nữ dân tộc Mường của xã hiện nay đang tham gia công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể, tiêu biểu như: Phó Bí thư Đảng ủy xã; Phó Chủ tịch UBND xã, Phó Chủ tịch HĐND xã, Chủ tịch MTTQ xã, Đoàn Thanh niên, đều là phụ nữ dân tộc Mường.

Phụ nữ bản Mường chung tay xóa bất bình đẳng giới, vươn lên thoát nghèo - 4

Chị Đinh Thị Thêu, phụ nữ tiêu biểu của xã Kỳ Phú được Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình tặng bằng khen (Ảnh: Thanh Bình).

Không chỉ các chị em phụ nữ tham gia tốt công tác lãnh đạo địa phương, mà nhiều chị em phụ nữ xã Kỳ Phú cũng là các điển hình kinh tế tiêu biểu của huyện Nho Quan và tỉnh Ninh Bình. Trong đó phải kể đến các mô hình nuôi bò, dê, nuôi hưu lấy nhung của các chị Quách Thị Thêu, Đinh Thị Dung, Đinh Thị Canh… mỗi năm đều cho thu nhập từ 200-250 triệu đồng.

"Nhờ sự hoạt động tích cực của câu lạc bộ Bình đẳng giới, trong vòng 4 năm trở lại đây, trên địa bàn đã xóa bỏ được tình trạng bất bình đẳng giới. Chị em phụ nữ đã tự tin hơn trong các hoạt động xã hội, nhất là phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, thay đổi bộ mặt của quê hương", chị Thoa nói.

Cũng theo Chủ tịch Hội LHPN xã Kỳ Phú, hiện nay, chỉ còn trường hợp cá biệt vẫn chưa nhận thức, thực hiện được bình đẳng giới ở trong các bản Mường sống sâu trong khu vực rừng núi. Thời gian tới câu lạc bộ bình đẳng giới của xã sẽ tiếp tục tuyên truyền vận động để các cá nhân, các gia đình này hiểu rõ về ý nghĩa của bình đẳng giới, để từ đó xóa bỏ bất bình đẳng giới hoàn toàn tại địa phương", chị Thoa nói.

" alt="Phụ nữ bản Mường chung tay xóa bất bình đẳng giới, vươn lên thoát nghèo" width="90" height="59"/>

Phụ nữ bản Mường chung tay xóa bất bình đẳng giới, vươn lên thoát nghèo

*TP.HCM cho học sinh khối 7, 8, 9, 10, 11, 12 trở lại trường

Ngày 31/12/2021, UBND TP.HCM có văn bản khẩn về việc cho học sinh đi học trực tiếp từ 4/1/2022.

Cụ thể, các cơ sở giáo dục được tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh các khối lớp 7, 8, 9, 10, 11, 12. Riêng xã đảo Thạnh An, Cần Giờ, học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 được tới trường.

UBND TP.HCM cũng giao Sở GD-ĐT chủ động phối hợp Sở Y tế rà soát, tham mưu việc điều chỉnh bộ tiêu chí an toàn đối với cơ sở giáo dục (khi cần thiết); tiếp tục triển khai các hướng dẫn chuyên môn về phương án tổ chức học tập trực tiếp phù hợp đối với từng cấp học, bậc học và lĩnh hoạt theo cấp độ dịch.

Các trường tổ chức ôn tập kiến thức và kiểm tra học kỳ tại lớp cho học sinh học trực tiếp trong khoảng thời gian từ ngày 4-22/1/2022.

Hai Sở này cũng cùng có trách nhiệm kịp thời tham mưu UBND TP.HCM việc mở rộng dạy học trực tiếp từ sau Tết Nguyên đán năm 2022 cho học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 và trẻ mầm non.

{keywords}
Học sinh TP.HCM từ lớp 7 - 12 sẽ học trực tiếp

* Tỉnh Sóc Trăng cho học sinh THPT trở lại trường học trực tiếp từ ngày 4/1

Theo dự kiến, từ ngày 10/1 việc học trực tiếp được mở rộng đối với cấp THCS. Cấp tiểu học và mầm non học trực tiếp từ ngày 14/2/2022.

Sở GD-ĐT tỉnh Sóc Trăng cũng đã đưa ra nhiều phương án tổ chức dạy và học phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương theo từng mức độ nguy cơ của xã, phường, thị trấn.

Trong đó, đối với giáo dục mầm non, những trẻ ở các địa phương cấp độ 1 (vùng xanh), trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi học bình thường, thực hiện tốt 5K; ở địa phương cấp độ 2 (vùng vàng), chỉ tổ chức cho trẻ 5 tuổi đi học và chia nhỏ mỗi lớp không quá 50% số lượng trẻ (trẻ từ 3 - 4 tuổi tạm dừng đến trường). Còn trẻ ở các địa phương ở cấp độ 3 (vùng cam) và cấp độ 4 (vùng đỏ) đều phải tạm dừng đến trường.

Đối với giáo dục phổ thông (Tiểu học, THCS, THPT), học sinh ở các địa phương cấp độ 1 (vùng xanh) đi học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục nhưng phải thực hiện phòng, chống dịch theo quy định, thực hiện tốt 5K. Ở địa phương cấp độ 2 (vùng vàng), tổ chức cho học sinh đi học nhưng không quá 50% số lượng học sinh trong 1 buổi học ở những nơi đảm bảo các điều kiện.

Riêng đối với cấp Tiểu học, có thể xem xét ưu tiên tổ chức dạy trực tiếp cho học sinh lớp 1, lớp 2 và lớp 5, đảm bảo quy định phòng chống dịch của cơ quan y tế trên địa bàn, thực hiện tốt 5K. Ở các địa phương ở cấp độ 3 (vùng cam) và cấp độ 4 (vùng đỏ) tất cả học sinh đều phải tạm dừng đến trường.

* Tỉnh Đồng Nai thí điểm cho học sinh lớp 9 và 12 tại TP Biên Hòa đi học lại từ ngày 3/1

Theo quyết định của UBND TP Biên Hòa, ngày từ 3/1 thí điểm cho học sinh lớp 9 tại 2 trường THCS Thống Nhất và THCS Nguyễn Văn Trỗi đi học lại. Tới ngày 10/1, cho các khối còn lại tại 2 trường này đến trường.

Cũng từ ngày 10/1, học sinh khối 12 các trường THPT, khối 9 các trường THCS, khối 5 trường tiểu học và lớp lá các trường mầm non trên địa bàn được đi học lại.

Đến ngày 17/1, học sinh các trường THPT, THCS, tiểu học, mầm non đến trường và học bình thường.

Phòng GD-ĐT TP. Biên Hòa có nhiệm vụ xây dựng phương án, giải pháp sẵn sàng ứng phó các tình huống dịch bệnh xảy ra trong nhà trường. Chủ động chuẩn bị kit test nhanh Covid-19 để sàng lọc, rà soát các trường hợp có triệu chứng hoặc dấu hiệu nhiễm bệnh.

Tại Đồng Nai, từ ngày 22/11 đã thí điểm cho học sinh đi học lại. Theo đó mỗi huyện, thành phố chọn từ 1-4 trường tổ chức cho học sinh đi học lại, ưu tiên các khối 1, 2, 9 và 12.

Đến nay, số lượng trường tổ chức cho học sinh đi học lại đã gần 100 trường, khối học cũng rải đều từ lớp 1 đến lớp 12, số lượng học sinh mỗi lớp đi học đạt trên 90%.

* Tỉnh Bình Phước dạy học trực tiếp khối lớp 11 và 12 thuộc địa bàn có dịch Covid-19 cấp độ 1, 2

Ngày 26/12, UBND tỉnh Bình Phước thông qua kế hoạch tổ chức dạy và học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, từ ngày 3/1, Bình Phước sẽ tổ chức dạy học trực tiếp trở lại cho học sinh khối lớp 11 và 12 thuộc địa bàn có dịch Covid-19 cấp độ 1, 2.

Từ ngày 10/1 tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh khối lớp 7, 8, 9 và lớp 10 thuộc địa bàn cấp độ dịch 1 và 2.

Từ ngày 15/1, căn cứ vào kết quả đánh giá việc tổ chức dạy học trực tiếp và tình hình diễn biến cụ thể của dịch Covid-19, Sở GD-ĐT sẽ phối hợp cùng Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh xem xét quyết định mở rộng đối tượng tổ chức dạy học trực tiếp cho các khối lớp còn lại.

* Tiền Giang cho học sinh lớp 9 và 12 trở lại trường từ ngày 3/1

Học sinh khối 9 và 12 tại các cơ sở giáo dục ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Tiền Giang sẽ trở lại trường học từ ngày 3/1.

Riêng tại huyện Tân Phú Đông, ngoài học sinh khối 9 và 12 đã đi học trước đó, học sinh khối 10 trên địa bàn huyện cũng sẽ trở lại trường học từ ngày 3/1.

Các khối lớp còn lại vẫn học trực tuyến.

Phương Chi

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán của học sinh cả nước

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán của học sinh cả nước

Năm 2022, lịch nghỉ Tết Nguyên đán của nhiều địa phương chủ yếu rơi vào khoảng thời gian từ 29/1/2022 (ngày 27 tháng Chạp) đến hết ngày 6/2/2022 (mùng 6 tháng Giêng). Một số địa phương cho học sinh nghỉ đến 14 ngày.

" alt="Nhiều địa phương cho học sinh đi học trực tiếp sau Tết dương lịch" width="90" height="59"/>

Nhiều địa phương cho học sinh đi học trực tiếp sau Tết dương lịch

Thông tin được ông Phạm Đức Hải - Phó Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM nói tại  họp báo về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố chiều nay 27/12.

Ông Hải cho biết, các ca F0 đã được sử lý theo quy trình, thông báo rõ ràng cho tất cả phụ huynh, nên phụ huynh vẫn an tâm để con em đến trường và việc học diễn ra đúng kế hoạch. “Do vậy, khối lớp 9 và 12 vẫn tiếp tục đi học bình thường”, ông Hải khẳng định.

Cũng theo ông Hải, hiện Sở GD-ĐT đã báo cáo với Thường trực UBND TP về kết quả 2 tuần thí điểm học trực tiếp. UBND TP đang xem xét và sẽ công bố thời gian tiếp theo các khối nào sẽ đi học tiếp, học thời gian nào.

{keywords}
Trong trường hợp bất khả kháng, nếu không đến được trường, học sinh sẽ thi học kỳ 1 trực tuyến

Còn ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục Phổ thông, Sở GD-ĐT cho biết, đối với khối lớp 9 và 12 sẽ tổ chức thi và kiểm tra đánh giá học kỳ 1 trực tiếp.

Đối với các khối học sinh khác, khi UBND TP cho phép đi học trực tiếp, nhà trường sẽ tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức và tổ chức cho học sinh kiểm tra và thi học kỳ 1 trực tiếp.

“Riêng một bộ phận học sinh chưa đến trường thì việc thi học kỳ sẽ được thực hiện trực tiếp khi đi học lại. Trong trường hợp bất khả kháng, không đến trường được  thì nhà trường sẽ thực hiện kiểm tra đánh giá và thi học kỳ 1 bằng hình thức trực tuyến”, ông Tân cho hay.

Phụ huynh TP.HCM e dè chuyện cho con đến trường từ ngày 3/1

Phụ huynh TP.HCM e dè chuyện cho con đến trường từ ngày 3/1

Khi Trường THCS Cách mạng tháng Tám (Q.10) lấy ý kiến việc cho con đi học lại, gia đình chị Nguyễn Anh Thư nhanh chóng đi đến quyết định đồng ý, dù con chị năm nay mới lên lớp 6 và chưa đủ tuổi tiêm vắc xin phòng Covid-19.

" alt="Học sinh TPHCM được thi học kỳ I trực tuyến trong trường hợp bất khả kháng" width="90" height="59"/>

Học sinh TPHCM được thi học kỳ I trực tuyến trong trường hợp bất khả kháng