Duy Long đến từ Na Hang - một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang - sinh trưởng trong một gia đình hộ nghèo có 4 người. Bố mẹ Long đều là nông dân, hoàn cảnh gia đình khó khăn. Dù vất vả nhưng bố mẹ em vẫn luôn cố gắng nuôi hai anh em ăn học, luôn động viên các con phải học tập thật tốt để có thể viết nên giấc mơ của mình. Năm lên 10, Long rời xa gia đình để bắt đầu một cuộc sống tự lập tại ngôi trường Phổ thông dân tộc Nội trú THCS huyện Na Hang. Tại đây, em bắt đầu hành trình viết nên giấc mơ của mình.
Từ cậu bé dân tộc nghèo đến bước ra thế giới
Trong 4 năm học THCS, Long luôn đạt giải nhất, nhì trong các cuộc thi HSG do huyện tổ chức. Đặc biệt vào năm lớp 9, em xuất sắc đạt giải Nhất cuộc thi giải toán trên máy tính cầm tay tỉnh Tuyên Quang.
Bước vào cánh cửa THPT, em tự tin lựa chọn trường Phổ thông dân tộc Nội trú THPT tỉnh Tuyên Quang là nơi chắp cánh ước mơ của mình. Với sự quan tâm của ban lãnh đạo nhà trường, các thầy, cô giáo, Long đã vượt qua 12 năm học với thành tích 12 năm liền đạt học sinh giỏi, đỗ tốt nghiệp với số điểm thi 27.9.
Đặc biệt, em vinh dự là học sinh của lớp ACCESS - chương trình học bổng tiếng Anh cho học sinh do Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam thành lập. Long trở thành sinh viên trao đổi trong chương trình "Vietnam US environmental exchange program" được Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ 100%. Vào tháng 7/2022, em tham gia trao đổi tại bang Motana của Hoa Kỳ trong 2 tuần.
Ngoài ra, em còn được nhận học bổng ODon Vallet cho các học sinh có thành tích xuất sắc trong các môn khoa học tự nhiên.
Bí quyết học tập “khó mà dễ, dễ mà khó”
Với quan niệm “Hoặc là dẫn đầu, hoặc không là gì cả”, chàng trai người dân tộc luôn nỗ lực cố gắng trong cả học tập lẫn đời sống. Long chia sẻ “Bí quyết của em chỉ gói gọn trong 3 chữ: nỗ lực, kiên trì và đam mê ạ. Em không để việc hoàn cảnh gia đình khó khăn cản bước việc học, càng khó khăn càng phải nỗ lực hơn các bạn. Em tin rằng mọi nỗ lực đều sẽ gặt hái được thành quả xứng đáng với công sức mình bỏ ra”.
Bố mẹ cũng là nguồn động lực rất lớn đối với nam sinh Ma Duy Long. Khi được hỏi về quyết định lựa chọn trường Đại học CMC, Long cho biết em rất lo lắng vì sợ rằng gia đình không thể trang trải chi phí học tập. Mặc dù hoàn cảnh rất khó khăn nhưng bố em rất kiên định nói rằng em phải học mới có thể thành người và tuyệt đối ủng hộ chọn lựa của em.
Chinh phục học bổng toàn phần trường Đại học CMC
Long vinh dự dành học bổng toàn phần của Trường Đại học CMC đối với chuyên ngành em đã lựa chọn - Kỹ thuật phần mềm. “Khi biết em đã trúng học bổng 100% thì thật sự đó là niềm hạnh phúc không gì miêu tả được. Trước đó em đã đỗ ngành Công nghệ thông tin của Học viện Bưu chính viễn thông theo hình thức xét học bạ. Nhưng em đã quyết định chọn CMC là nơi sẽ đồng hành cùng em trong suốt những năm tháng sinh viên”, Long cho biết. \
Những ngày đầu tiên tới trường, em thực sự bất ngờ và “choáng ngợp” về trường. “Nhà trường rất chuyên nghiệp trong công tác vận hành, cùng với việc tổ chức các hoạt động cho sinh viên vô cùng chu đáo. Em cảm nhận được tâm huyết trong đôi mắt của các thầy, các cô. Đến thời điểm hiện tại thì em có thể tự tin khẳng định rằng mình đã chọn đúng ngôi trường để xây dựng ước mơ cũng như tương lai của mình”.
Long cho biết sẽ cố gắng đạt thành tích cao nhất để có thể duy trì học bổng trong suốt quá trình học tập, đồng thời sớm trở thành sinh viên thực tập tại tập đoàn CMC, ước mơ của em là trở thành một kỹ sư lập trình.
Doãn Phong
" alt=""/>Nam sinh người dân tộc Tày giành học bổng toàn phần trường Đại học CMCTrước đó, tại vòng bán kết cuộc thi, 60 thí sinh tranh tài với những màn biểu diễn ghi dấu ấn. Ban tổ chức cho biết, thí sinh trải qua các vòng: Thính phòng, Dân gian, Nhạc nhẹ, trình diễn cùng ban nhạc sống trong không gian âm nhạc chuyên nghiệp.
Thiếu tướng, nhạc sĩ Đức Trịnh, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Giám khảo cuộc thi cho biết, qua mỗi phần thi, các thí sinh không chỉ thể hiện giọng ca, kỹ thuật thanh nhạc, bản lĩnh làm chủ sân khấu mà còn cho thấy sự sáng tạo trong phong cách trình diễn để truyền tải thông điệp âm nhạc đầy ý nghĩa, chạm đến trái tim người nghe.
"Giọng hát hay Hà Nội 2024 là cuộc thi tìm kiếm những giọng hát xuất sắc, đồng thời cũng là hành trình để các thí sinh khẳng định cá tính âm nhạc và khám phá những giới hạn mới của bản thân. Trong hai ngày thi đấu sôi động, rất nhiều gương mặt trẻ đã tỏa sáng, cho thấy tiềm năng phát triển vượt bậc và hứa hẹn sẽ tiếp tục lan tỏa tài năng trên những sân khấu lớn trong tương lai", nhạc sĩ Đức Trịnh chia sẻ.
Ban tổ chức cho biết, 12 thí sinh lọt vào vòng chung kết đã được tư vấn, huấn luyện kỹ năng biểu diễn, hướng dẫn luyện tập và lựa chọn ca khúc theo chủ đề đã quy định.
Đêm chung kết, mỗi thí sinh sẽ dự thi 1 bài tự chọn với phần đệm nhạc do Ban tổ chức bố trí.
Thí sinh Phạm Trung Kiên thể hiện "Mẹ tôi":
Ảnh, video: BTC
NSND Quốc Hưng, NSƯT Lan Anh ngồi 'ghế nóng' tìm Giọng hát hay Hà NộiNSND Quốc Hưng khẳng định: "Giám khảo sẽ không được chấm thí sinh là học sinh của mình nên khán giả có thể yên tâm về tính công tâm của cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội"." alt=""/>12 thí sinh tranh tài 'Giọng hát hay Hà Nội' tại Nhà hát Lớn"Em muốn làm hiệu trưởng một ngày"
Dù là lần đầu được tổ chức nhưng học sinh các khối lớp đã không ngần ngại đặt các câu hỏi, bày tỏ mong muốn của mình.
Tại buổi đối thoại, em Nguyễn Khánh Linh (học sinh lớp 11A2) cho rằng học sinh hiện chịu nhiều áp lực học tập, nhất là chuyện giáo viên hỏi bài cũ đầu giờ.
“Thầy cô có thể đa dạng hoá phương thức dạy học, thu hút học sinh hơn không?”, Linh đặt câu hỏi.
Về vấn đề này, thầy Lê Xuân Trung tiết lộ chính thầy từng nói với giáo viên việc học sinh đến lớp có khi không thuộc bài môn này, môn kia là bình thường, bởi các em phải học cùng lúc quá nhiều môn. Chưa kể, cuộc sống còn phải dành thời gian cho giải trí, làm việc nhà... Do vậy, khi tới lớp, thầy cô không nên quá gây áp lực học tập.
Theo thầy Trung, có nhiều phương thức dạy học, hỏi bài để “học mà chơi, chơi mà học”. Tuy nhiên, thầy Trung cho hay, đã là học sinh, các em phải xác định nhiệm vụ học tập là trọng tâm, dành nhiều thời gian, tâm sức để đọc kiến thức sách vở cũng như học lẫn nhau trong cuộc sống.
Cũng trong buổi đối thoại, có học sinh bày tỏ mong muốn nhà trường xây dựng được Phòng tư vấn tâm lý học đường để là nơi “xả” mọi buồn vui khó nói. Với đề nghị này, thầy Trung cho hay, thực tế, trường từng có tổ tư vấn tâm lý nhưng hoạt động rệu rã, học sinh cũng chưa tin tưởng tìm đến. Thời gian tới, nhà trường sẽ nỗ lực thiết lập lại phòng tư vấn tâm lý học đường, để các em học sinh có nơi giãi bày những điều khó nói.
Cũng có học sinh mạnh dạn bày tỏ mong muốn được làm hiệu trưởng một ngày.
“Nếu được làm hiệu trưởng, em sẽ khảo sát ý kiến học sinh đánh giá giáo viên, yêu cầu giáo viên đổi mới, đa dạng hoá phương thức dạy học. Ví dụ, giao dự án học tập, trắc nghiệm, tổ chức trò chơi, làm bài tập nhóm… để tạo hứng thú cho học sinh” - em Vũ Lê Hoàng Anh, học sinh lớp 12A5 nói.
Không có học trò nào "hư" hay "bỏ đi"
Tại buổi trò chuyện gần 3 giờ đồng hồ, thầy Lê Xuân Trung chia sẻ với học trò cũng như đội ngũ giáo viên về quan điểm của mình là không có học trò nào "hư" hay “bỏ đi”, mà chỉ là thầy cô chưa có phương pháp hay tình yêu thương, bao dung với các em. Đồng thời, trường học phải tôn trọng đặc điểm riêng cũng như năng lực của từng học sinh.
Trả lời câu hỏi “Hiệu trưởng mong muốn thấy điều gì ở học sinh của trường?”, vị hiệu trưởng này đề cập đến 5 yếu tố gồm: sức khoẻ, ngoại ngữ, sự tự tin, tình yêu thương – lòng nhân ái và sống có đạo đức.
"Điều tôi muốn thấy nhất ở học sinh chính là mỗi ngày các em khoẻ mạnh tới trường. Bởi chỉ khi khoẻ mạnh, các em mới có thể vui vẻ tham gia học tập và nhiều hoạt động" - thầy Trung nhấn mạnh.
Tuy nhiên, thầy Trung cũng nêu thực trạng, hiện nay, học sinh dùng mạng xã hội rất nhiều. Bố mẹ, ông bà không thể thường xuyên quản lý nên đòi hỏi các em phải có tinh thần tự giác
"Các em cần ý thức dành thời gian vừa phải trên mạng xã hội để còn học tập, ăn ngủ đúng giờ. Các em không kỳ thị, nói xấu, đặc biệt không dùng bạo lực cả thực tế ngoài đời và cả trên các trang mạng xã hội. Đó là những điều thầy mong mỏi” - thầy Trung nhắn gửi tới học sinh.
Về chuyện tình cảm yêu đương, vị hiệu trưởng cho rằng học sinh THPT ở độ tuổi 15-17 hẳn có những rung động đầu đời trong sáng, ngây thơ và rất đáng được tôn trọng.
"Có lẽ, không ai có thể cấm cản các em có những tình cảm đẹp đẽ đó. Tuy nhiên, theo thầy, các em cần biết tiết chế, gìn giữ để tránh gây hậu quả, nhất là học sinh nữ, tránh tình trạng phải nghỉ học đột ngột để sinh con, nạo phá thai ảnh hưởng đến sức khoẻ cá nhân và nhiều hệ lụy tới gia đình và xã hội".
Khi nhiều học sinh cho biết mình từng bị bạn bè bắt nạt ở trong hoặc ngoài nhà trường, thầy hiệu trưởng bày tỏ mong muốn các em chia sẻ những vấn đề khó khăn gặp phải để nhà trường có biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ kịp thời.