Thí sinh 18 tuổi Trung Quang, với sự dẫn dắt của ca sĩ Đan Trường đã có màn trình diễn thăng hoa trong đêm chung kết và xuất sắc giành ngôi vị Quán quân Thần tượng Bolero mùa đầu tiên.Sau nhiều tháng tranh tài, top 4 của Thần tượng Bolero đã bước vào tranh tài trong đêm chung kết. Trung Quang, Công Nghĩa, Đình Phước, Phương Anh được đánh giá là ngang tài ngang sức. Nếu như Trung Quang, Công Nghĩa có ưu thế về lượng bình chọn của khán giả thì Đình Phước và Phương Anh lại cho thấy sự tiến bộ qua từng vòng thi.

|
Trung Quang là thí sinh nhỏ tuổi nhất cuộc thi. Năm nay anh mới 18 tuổi. |
Trong đêm chung kết, học trò của HLV Đan Trường – Trung Quang đã có những phút tỏa sáng với màn trình diễn “Áo lụa Hà Đông” – một bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và màn kết hợp ấn tượng ca khúc “Con đường xưa em đi” cùng hai khách mời là nghệ sĩ ưu tú Phi Điểu và Phương Mỹ Chi.
Không bất ngờ khi tên của Trung Quang được xướng lên ở ngôi vị cao nhất của cuộc thi, với 34,77% tỉ lệ bình chọn khán giả. Trung Quang là thí sinh nhỏ tuổi nhất và sở hữu giọng hát mượt mà, sâu lắng. Trước khi đêm chung kết diễn ra, thí sinh đến từ Thanh Hóa đã được nhiều người dự đoán sẽ giành được ngôi quán quân, nhất là khi có thông tin song ca với "Chị Bảy" trong đêm chung kết, bởi có sự ủng hộ rất lớn từ fan của Phương Mỹ Chi.
Sau khi giành ngôi vô địch, Trung Quang đã gửi lời cảm ơn tới khán giả, ekip thực hiện chương trình cũng như 4 huấn luyện viên, đặc biệt là người thầy của anh – ca sĩ Đan Trường.
Ngô Trung Quang từng để lại nhiều bất ngờ cũng như ấn tượng mạnh mẽ ngay từ những ngày đầu tham gia cuộc thi. Dù được đào tạo chuyên về dòng opera, thính phòng tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, nhưng thí sinh trẻ tâm sự niềm đam mê của anh chính là được hát những ca khúc quê hương, trữ tình. Việc giành ngôi vị cao nhất của Thần tượng Bolero sẽ giúp chàng trai trẻ có thêm động lực để theo đuổi dòng nhạc mình yêu thích.

|
Cao Công Nghĩa đạt giải vàng của Thần tượng Bolero. |
Giọng ca đầy tiềm năng Cao Công Nghĩa của đội Cẩm Ly đoạt giải vàng với tỉ lệ bình chọn cao thứ nhì là 30,79%. Nhiều khán giả cũng tiếc nuối cho cô vì ngoài một giọng ca đẹp, Công Nghĩa còn có một ngoại hình ưa nhìn và khả năng tiến xa hơn trong sự nghiệp.
Trong đêm chung kết, hot girl Gia Lai đã khoe giọng hát của mình với “Bài thơ không đoạn kết” do nhạc sĩ Lam Phương sáng tác và “Mưa nửa đêm” khoe giọng ca đẹp, mượt mà.

|
Đình Phước đoạt giải bạc của Thần tượng Bolero . |
Hai giải thưởng bạc và đồng của Thần tượng Bolero lần lượt thuộc về Đình Phước và Phương Anh. Đình Phước của đội HLV Quang Linh được đánh giá cao về giọng hát, tuy nhiên trong cuộc chơi mà khán giả quyết định bằng những tin nhắn, thì Đình Phước chịu bất lợi.
Trong đêm chung kết Thần tượng Bolero còn có sự xuất hiện của một khách mời đặc biệt. Ở tuổi 70, ca sĩ Phương Dung vẫn thể hiện ca khúc Nỗi buồn gác trọ bằng giọng hát mạnh mẽ và truyền cảm của mình.
Ngoài khách mời, 4 huấn luyện viên của chương trình cũng đều có những tiết mục biểu diễn đặc sắc trên sân khấu cùng với trò cưng của mình.
Theo Lao Động
" alt="Học trò Đan Trường xuất sắc đăng quang quán quân Thần tượng Bolero"/>
Học trò Đan Trường xuất sắc đăng quang quán quân Thần tượng Bolero
Những ngày này, ở khu tập thể Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) nhiều người nói Tết đã về đến tận cửa. Thế nhưng, với bà Nguyễn Thị Thắng - người phụ nữ đã gắn bó gần 50 năm ở đây, Tết ngày nay không còn được chờ mong như xưa nữa.Khu tập thể Nguyễn Công Trứ là một trong những khu tập thể đầu tiên của Hà nội, được xây dựng từ những năm 60 - 61 của thế kỷ trước. Năm 1970, bà Thắng về sống cùng chồng tại căn hộ ở tầng 1.
 |
Bà Nguyễn Thị Thắng (SN 1941) gắn bó gần 50 năm ở khu tập thể nhớ về cái Tết xưa. |
Căn phòng chật hẹp, diện tích vốn có chỉ 18 m2 nhưng có tới 6 người sinh sống bao gồm mẹ chồng, vợ chồng bà Thắng và 3 đứa con. Tuy nhiên, vào những năm 60 - 70 của thế kỷ trước, sở hữu một căn hộ ở Nguyễn Công Trứ là niềm khao khát của rất nhiều người.
Đến nay, gần 50 năm trôi qua, bà Thắng vẫn nhớ như in những ngày tháng cũ. Khi đó, khu tập thể có đường khá rộng và đẹp. Ô tô tải có thể vào đầu các dãy nhà. Khoảng sân giữa các tòa nhà đều được trồng cây xanh mát, có sân chơi trẻ em, sân chơi thể thao cho người lớn. Hầu như cư dân cả khu đều biết nhau.
Gần Tết, bà Thắng nhớ vào khoảng ngày 22, 23 chị em trong khu tập thể lại gọi nhau đi xếp hàng từ 4, 5h sáng để mua thịt, mua lá nấu bánh chưng.
“Thịt, lá dong hay gạo, đỗ đều mua bằng tem phiếu. Mỗi nhà chỉ đủ gói 5 - 10 cái bánh. Người ở tầng 1 thì gói và nấu trước cửa nhà mình, người ở tầng trên thì rủ nhau nấu chung. Tiếng cười, tiếng nói cứ rộn ràng khắp khu tập thể”, bà Thắng nhớ lại.
Tuy vậy theo bà Thắng, nấu bánh chưng là công đoạn chuẩn bị cuối cùng để đón Tết. Trước đó, cả tháng trời cánh chị em phụ nữ đều tận dụng từng chút thời gian để cắt đèn lồng, dây hoa bằng giấy. Sau đó cất gọn, gần Tết mới mang ra trang hoàng nhà cửa.
“Ở Hà Nội khi đó, không phải nhà nào cũng dùng giấy màu trang trí nhà cửa. Thế nhưng ở khu tập thể này, chị em cứ đua nhau làm. Ai cũng muốn gia đình mình trang hoàng đẹp nhất, cầu kỳ nhất”, bà Thắng hoài niệm.
 |
Khu tập thể Nguyễn Công Trứ đã cũ kỹ theo thời gian |
Ngày Tết, nhiều người dân nơi đây có thói quen chơi hoa. Theo bà Thắng, Tết ở Nguyễn Công Trứ, có thể không có quất, có đào nhưng hầu như nhà nào cũng có một bình hoa lớn. Trong bình cắm thược dược, lay ơn, mẫu đơn...
Bà Thắng nói, việc trang trí nhà cửa hay chơi hoa, một phần để không khí Tết rôm rả, căn nhà trở nên lộng lẫy hơn mọi ngày nhưng một phần khác là muốn xua đi cái đói, cái nghèo.
Để chuẩn bị thực phẩm cho Tết, bà Thắng kể, người người, nhà nhà phải dành dụm tem phiếu của nhiều tháng trong năm. Thế nhưng chuyện các con được ăn no, ăn đủ trong Tết vẫn là một bài toán khó.
 |
Gần Tết, người người nhà nhà đi xếp hàng mua thực phẩm. Ảnh tư liệu. |
“Giai đoạn khó khăn, mỗi nhà nhiều lắm cũng chỉ được vài kg thịt. Sau khi gói bánh chưng, một phần thịt người ta dành để kho, luộc, một phần bó giò, còn thịt gà ăn Tết là điều xa xỉ”, bà Thắng cho biết.
Chính bởi điều đó, có năm, vì muốn cải thiện cho các con, bà cố nuôi đôi ba con gà ngay dưới gầm bếp chật hẹp.
Đàn gà được chăm bẵm, gần Tết đã nặng hàng kg nên bà Thắng mừng thầm. Các con của bà cũng chắc mẩm sắp được ăn thịt gà nên háo hức, đếm từng ngày đến Tết.
Nào ngờ, trước ngày ông Công, ông Táo (tức 23 Tết) đàn gà đổ bệnh, rù lông rồi lăn ra chết.
“3 đứa con (đứa lớn mới khoảng 8-9 tuổi đứa nhỏ 4-5 tuổi) thấy thế khóc hết nước mắt. Tôi thì ra vào ngẩn ngơ, tiếc nuối. Vậy là Tết năm đó, thịt gà vẫn là món ăn trong mơ của các con”, bà Thắng nhớ lại, giọng xúc động.
Bây giờ, 3 thế hệ gia đình bao gồm bà Thắng, các con, các cháu vẫn sống trong căn hộ khu tập thể. Cuộc sống của họ nay đã quá đủ đầy. Người người, nhà nhà không phải vất vả ngược xuôi để lo Tết đến xuân về.
Thế nhưng theo bà Thắng, không khí rộn rã, ấm áp tình người của những cái Tết xưa vẫn còn mãi trong tâm trí bà...

Tết thời bao cấp: Đau đầu thái lá gan lợn thành 45 phần
“Một lá gan lợn chúng tôi phải thái thành 45 miếng để đủ cho 45 người. Thế mà Tết vẫn cứ rộn rã tiếng cười …” - nhà văn Lê Tự (SN 1955) nhớ lại cái Tết của nhiều năm về trước.
" alt="Tết bao cấp, 3 đứa trẻ nghèo bật khóc trước sự cố cuối năm"/>
Tết bao cấp, 3 đứa trẻ nghèo bật khóc trước sự cố cuối năm

– Hồng Nhung cho rằng Mỹ Linh không đáng bị vùi dập vì đã hát Quốc ca ‘với một trách nhiệm nghiêm túc, thể hiện sự trân trọng, tình cảm yêu nước của mình trong từng câu hát’.Ngày 24/05 vừa qua, Mỹ Linh đã vinh dự trình bày Quốc ca Việt Nam trước bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Obama tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Tuy nhiên, tiết mục trình bày không nhạc đệm, không dàn bè của ca sỹ Mỹ Linh vấp phải luồng ý kiến trái chiều của dư luận và truyền thông.
Nhiều khán giả và nhạc sĩ cho rằng Mỹ Linh hát theo phong cách opera đã làm mất đi sự bi hùng của Quốc ca. Mặt khác, một bộ phận khán giả lẫn giới chuyên môn cho rằng ‘cái mới bao giờ cũng gây tranh cãi’ và việc hát quốc ca theo phong cách opera là rất hay, phù hợp trong điều kiện phải hát Quốc ca không có nhạc nền và hợp xướng.

|
Mỹ Linh chịu nhiều áp lực từ phía dư luận khi phá cách trong màn trình diễn Quốc ca. |
Giữa tâm bão dư luận, Mỹ Linh đã thẳng thắn lên tiếng trước những lời chê bai về việc phần trình diễn Quốc ca của mình: "Đã qua rồi thời chiến tranh bom đạn nên tôi hát quốc ca với thông điệp của thời bình, với tinh thần hàn gắn và chia sẻ yêu thương chứ không hừng hực kháng chiến như ngày nào". Nữ ca sĩ cũng thừa nhận, cô đã gặp "tai nạn nghề nghiệp" tại phần trình diễn này bởi lên cô bắt tone hơi thấp. Mỹ Linh cảm thấy rất tiếc vì có thể làm tốt hơn nếu có cơ hội hát lại.
Cách đây ít phút, Diva Hồng Nhung đã đăng tải một dòng trạng thái dài lên tiếng bảo vệ cho Mỹ Linh – người đồng nghiệp đồng thời cũng là người bạn thân thiết của cô. Theo cô Bống, câu chuyện này đã bị thổi phồng quá xa trong những tranh cãi gay gắt mang tính tiêu cực.

|
Hồng Nhung viết 1 tâm thư dài lên tiếng bênh vực đồng nghiệp Mỹ Linh. |
Diva Hồng Nhung cho rằng việc chọn Mỹ Linh hát Quốc ca trước bài phát biểu của Tổng thống Obama ‘là lựa chọn tối ưu’. Vì việc đứng hát trực tiếp, không nhạc đệm, không hợp xướng trước Tổng thống Obama – người đàn ông quyền lực nhất thế giới, trước hàng trăm ống kính máy quay, được phát trực tiếp không chỉ trong nước mà còn ở quốc tế đòi hỏi một bản lĩnh sân khấu thật sự vững vàng. Nên ‘Nếu không phải là một ca sĩ đẳng cấp cỡ Mỹ Linh thì... khả năng "cấm khẩu", không hát nên lời là hoàn toàn có thể xảy ra.’ – Hồng Nhung nhận xét.
Hồng Nhung cho biết chị rất buồn vì ‘chuyện phê bình, chê bai gay gắt vượt ra quá xa trong khung văn hóa ứng xử cho phép của một số đông dành cho Mỹ Linh, đã trở nên không công bằng, rồi đến mức ác, cố ý vùi dập’.Đáng lẽ ca sĩ Mỹ Linh không đáng bị mọi người vùi dập như thế vì‘Mỹ Linh đã hát với một trách nhiệm nghiêm túc, thể hiện sự trân trọng, tình cảm yêu nước của mình trong từng câu hát, không sai một từ, không chênh một nốt’.
Kết lại tâm thư dài, cô Bống Hồng Nhung không quên dành lời động viên cho người đồng nghiệp, cũng là người bạn thân thiết của mình: ‘Tôi hãnh diện vì Mỹ Linh, một tài năng đủ lớn để sống vượt lên mọi vỏ bọc bên ngoài, trung thành với giá trị nhân văn mà mình tin tưởng, mặc những thị phi’.
Trước Hồng Nhung, không ít nhạc sĩ như nhạc sĩ Hồ Hoài Anh, nhạc sĩ Thanh Phương, nhạc sĩ Trí Minh, nhạc sĩ Ngọc Châu, ca sĩ Thái Thùy Linh... đã lên tiếng ủng hộ và bảo vệ màn trình diễn Quốc ca phá cách mới mẻ của Mỹ Linh.
Bảo Bảo
Thật ấu trĩ khi 'ném đá' Thanh Lam, Mỹ Linh" alt="Hồng Nhung: Mỹ Linh không đáng bị vùi dập như thế!"/>
Hồng Nhung: Mỹ Linh không đáng bị vùi dập như thế!