
Kinh tế số là 1 trong 4 trụ cột chính của chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn cũng chỉ đạo rõ, mục tiêu tổng quát của chuyển đổi số tỉnh này đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xây dựng xã hội số - xã hội hiện đại áp dụng và tích hợp công nghệ số vào mọi mặt đời sống. Qua đó, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan trong hệ thống chính trị cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2025, Lạng Sơn nằm trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.
Nghị quyết cũng xác định rõ các mục tiêu cụ thể cần đạt được trong các giai đoạn đến năm 2025 và đến năm 2030 theo 4 trụ cột chính gồm: Chính quyền số; Kinh tế số; Xã hội số; Cửa khẩu số.
Lạng Sơn đang thử nghiệm ứng dụng trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, công chức
Đáng chú ý, trong các mục tiêu cụ thể về phát triển Chính quyền số và Xã hội số Lạng Sơn đến năm 2025, Nghị quyết của Tỉnh ủy đã nêu rõ yêu cầu về ứng dụng trợ lý ảo (Chatbot) để hỗ trợ các cán bộ, công chức, viên chức trong công việc và giúp người dân, doanh nghiệp thuận tiện hơn trong thực hiện thủ tục hành chính, sử dụng dịch vụ công trực tuyến do các cơ quan nhà nước của tỉnh cung cấp.
Cụ thể, một trong những mục tiêu phát triển chính quyền số Lạng Sơn là đến năm 2025, 100% cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước có ít nhất 1 trợ lý ảo hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức trong môi trường làm việc.
Về phát triển xã hội số, cùng với các chỉ tiêu như trên 50% người dân có tài khoản thanh toán điện tử, ví điện tử; 100% hộ gia đình có địa chỉ số… cũng đến năm 2025, 100% người dân và doanh nghiệp tại Lạng Sơn sẽ được trợ lý ảo hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính, sử dụng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.
 |
Việc xây dựng trợ lý ảo hỗ trợ công chức, viên chức trong quản lý nhà nước là 1 bước đi trong lộ trình chuyển đổi số tại tỉnh Lạng Sơn (Ảnh minh họa: Internet) |
Thông tin với ICTnews, ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, với trợ lý ảo, thông tin được giải đáp tự động 24/7 và có thể phục vụ nhiều người cùng một lúc, tiết kiệm thời gian tư vấn, góp phần thực hiện đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước.
“Việc xây dựng trợ lý ảo hỗ trợ công chức, viên chức trong quản lý nhà nước là 1 bước đi trong lộ trình chuyển đổi số tại tỉnh Lạng Sơn nhằm mục tiêu sớm đưa Lạng Sơn nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu quốc gia về chuyển đổi số”, ông Dương Xuân Huyên nhấn mạnh.
Trên thực tế, từ giữa năm nay, Sở TT&TT Lạng Sơn đã khởi động việc triển khai xây dựng trợ lý ảo hỗ trợ công chức, viên chức Lạng Sơn trong công tác quản lý nhà nước.
Theo đại diện Sở TT&TT tỉnh Lạng Sơn, trợ lý ảo hỗ trợ công chức, viên chức trong quản lý nhà nước được xây dựng với 5 tiêu chí cứng về chức năng, công nghệ, giao diện, hiệu năng, an toàn bảo mật.
Trong đó, có 7 yêu cầu về tiêu chí chức năng gồm: Tìm kiếm, phân tích, thiết kế các kịch bản trả lời đúng các nội dung liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật của các ngành; tương tác người sử dụng với trợ lý ảo bằng giọng nói thực hiện trên Mobile app và Text; hiểu được ngôn ngữ tự nhiên để phân tích nội dung người sử dụng nhập vào và xác định được ý định đúng của người dùng, bao gồm cả trường hợp người dùng nhập gần đúng.
Từ đó, trợ lý ảo trả về kết quả tương ứng; nhúng được vào các phần mềm như: Cổng thông tin điện tử, một cửa điện tử, Zalo, Facebook; xây dựng hệ thống pháp luật pháp điển hóa; phân tích, tổng hợp và dự thảo ra file word các mẫu văn bản như giấy mời, tờ trình, báo cáo, quyết định… và kết nối được với các hệ thống báo cáo, cơ sở dữ liệu.
Hiện tại, trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức Lạng Sơn đang được triển khai thử nghiệm tại Sở TT&TT. Trên cơ sở thử nghiệm, Sở TT&TT Lạng Sơn sẽ báo cáo, đề xuất lãnh đạo UBND tỉnh mở rộng triển khai trong thời gian tới.
Vân Anh

Thủ tướng phê duyệt chiến lược để hình thành Chính phủ số vào năm 2025
Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 đặt ra mục tiêu cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử vào năm 2021 và hình thành Chính phủ số vào năm 2025.
" alt=""/>Công chức, viên chức và người dân Lạng Sơn sẽ có trợ lý ảo hỗ trợ

Khi đến chợ, thiểu thương chỉ cần đưa Thẻ kiểm soát dịch bệnh cho ban quản lý chợ quét mã.Những tháng đầu năm 2021, khi dịch Covid-19 bùng phát tại TP.HCM và nhiều tỉnh, thành trên cả nước, hàng loạt điểm công sở, trường học, chợ, bệnh viện…trên toàn tỉnh TT-Huế được yêu cầu dán bảng gắn mã QR để phòng, chống dịch.
Các ứng dụng công nghệ trên nền tảng Hue-S cũng được chính quyền khuyến cáo người dân sử dụng để khai báo y tế, phòng chống dịch bệnh. Điều này đã hỗ trợ rất lớn cho chính quyền trong việc giám sát, truy vết và khoanh vùng dập dịch khi địa bàn xuất hiện ca nhiễm cộng đồng.
“Thế nhưng, không phải người dân nào cũng có Smartphone để quét mã QR hay đăng ký nền tảng Hue-S. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm sao để người dân ai cũng có mã QR?
Thay vì người dân chủ động quét mã để chống dịch thì liệu việc này có nên giao cho các cơ quan quản lý?”, ông Nguyễn Xuân Sơn – GĐ Sở TT&TT tỉnh TT-Huế trăn trở.
 |
Khi đến chợ, thiểu thương chỉ cần đưa Thẻ kiểm soát dịch bệnh cho ban quản lý chợ quét mã. |
Ngày 19/9/2021, sau khi mã QR quốc gia được kết nối, GĐ Sở TT&TT tỉnh Huế đã có sáng kiến làm Thẻ kiểm soát dịch bệnh gắn mã QR quốc gia và đã được UBND Tỉnh chấp thuận.
Mã QR quốc gia là chủ trương mang tính chiến lược của Bộ TT&TT và đã được tỉnh TT-Huế gấp rút triển khai. Dùng mã QR quốc gia thì người dân Huế ra khỏi tỉnh vẫn dùng được, người ngoài tỉnh vào Huế vẫn dùng được, đi đâu cũng dùng được.
Với sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo Bộ TT&TT và Trung tâm công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia, việc cấp Thẻ kiểm soát dịch bệnh gắn mã QR quốc gia đã được tỉnh TT-Huế gấp rút hoàn thiện.
5 năm ấp ủ ý tưởng không thực hiện được, nhưng chỉ chưa đầy 1 tháng, toàn tỉnh TT-Huế đã có 714.754 (chiếm hơn 60% dân số toàn tỉnh) người đăng ký và kích hoạt Thẻ kiểm soát dịch bệnh gắn mã QR quốc gia.
 |
Trung tâm giám sát, điều hành ĐTTM Huế được xem là cơ quan đầu não tiếp nhận thông tin. |
“Kiểm soát ra vào bằng quét mã QR trên Thẻ kiểm soát dịch bệnh của người dân hiệu quả hơn nhiều so với cách làm thụ động dán mã QR tại điểm kiểm soát.
Lúc này việc quản lý của chính quyền sẽ là quản lý cơ sở kinh doanh, các điểm kiểm soát thay vì quản lý hành vi, ý thức của người dân”, ông Sơn nhấn mạnh.
Câu chuyện của Huế và thước đo lòng dân
Một ngày giữa tháng 10/2021, khu vực cổng chính chợ Đông Ba (TP Huế) bỗng trở nên tấp nập lạ thường, đây là điều ít thấy trong thời điểm chính quyền có những khuyến cáo hạn chế tập trung đông người.
Đi sâu vào cổng, bàn ghế được Ban quản lý chợ đặt ngay ngắn theo từng dãy tách biệt. Hệ thống máy tính, các thành viên đội tình nguyện cũng được bố trí đầy đủ.
Anh Nguyễn Cảnh Thành Luân – Thành viên đội phản ứng nhanh (FUN75) cho biết, họ đang dốc thời gian, lực lượng để hỗ trợ người dân đến chợ đăng kí Thẻ kiểm soát dịch bệnh gắn mã QR quốc gia.
 |
Dùng Smartphone quét mã QR cá nhân để vào cơ quan. | Nơi đây mỗi ngày tiếp nhận hàng trăm cuộc gọi, phản ánh của người dân. |
|
Sau khoảng 10 phút chờ đợi, nhờ sự hỗ trợ của các tình nguyện viên, tiểu thương Nguyễn Thị Minh Hiếu (trú phường Tây Lộc, TP Huế) với ánh mắt vui mừng, cầm trên tay tấm Thẻ kiểm soát dịch bệnh khoe với phóng viên.
“Tôi thấy cách làm này của chính quyền rất hay. Thay vì như trước đây, mỗi lần đi đâu hay đến chợ, các tiểu thương phải khai báo y tế thì giờ đây, chúng tôi đeo tấm thẻ trước ngực, đưa mã QR cho ban quản lý quét rồi vào yên tâm buôn bán”, bà Hiếu chia sẻ.
Vừa có chuyến công tác vào tỉnh TT-Huế, chia sẻ với VietNamNet, ông Hoàng Anh Tú – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ TT&TT) nhận định, TT-Huế là mô hình cần nhân rộng với cả nước trong việc đưa ứng dụng CNTT vào phòng, chống dịch.
Theo ông Tú, có nhiều câu chuyện về ứng dụng CNTT trong phòng, chống dịch của TT-Huế cần được chia sẻ, trong đó có câu chuyện về Thẻ kiểm soát dịch bệnh gắn mã QR quốc gia; câu chuyện về phác đồ công nghệ phòng chống dịch của TT-Huế và đặc biệt là Xây dựng niềm tin của người dân vào công nghệ.
Dẫn dụ cụ thể về những câu chuyện này, ông Tú nhấn mạnh, không phải ngẫu nhiên mà kể từ đợt bùng phát dịch thứ 4, TT-Huế chưa một lần phải thực hiện giãn cách xã hội, mọi hoạt động của chính quyền, doanh nghiệp, người dân vẫn diễn ra bình thường.
“Cùng với các phương pháp khác, TT-Huế kiểm soát, phòng dịch từ xa bằng công nghệ. Khi công nghệ được xem như một liều “vắc xin” chống dịch thì nó sẽ phát huy hiệu quả”, Phó Vụ trưởng Hoàng Anh Tú nhấn mạnh.
Ông Tú chia sẻ, trước đây, mã QR được dán cố định tại điểm kiểm soát và người dân cần có Smartphone và cần tự giác quét. Cách làm này không phát huy được hiệu quả truy vết vì số lượng ghi nhận quét QR rất thấp.
 |
Phó Vụ trưởng Hoàng Anh Tú test mã QR tại Sở TT&TT tỉnh TT-Huế. |
Thẻ kiểm soát dịch bệnh làm theo hướng ngược lại. Ví dụ như tại chợ Đông Ba, có 12 điểm kiểm soát ở 12 cổng ra vào chợ, mọi tiểu thương, mọi người dân ra vào đều được Ban quản lý quét mã QR trên Thẻ kiểm soát.
Người dân cũng có thể dùng Thẻ kiểm soát dịch bệnh cho việc khai báo thông tin tại các điểm tiêm chủng và các điểm xét nghiệm.
Với sự hỗ trợ, đào tạo, tập huấn của Trung tâm công nghệ và các doanh nghiệp, đến ngày 03/10/2021, TT-Huế đã đạt 262.167 mũi tiêm trên nền tảng, tỷ lệ 98,01% trên tổng mũi tiêm thực tế.
 |
Bà Hiếu vui mừng cầm trên tay tấm thẻ “hình vuông”. |
“Dữ liệu mũi tiêm của Huế là dữ liệu chuẩn, đã sàng lọc, không bị trùng lặp, nhập realtime, hoàn thiện trong ngày. Về xét nghiệm, đạt 11.791 dữ liệu trên nền tảng xét nghiệm, toàn bộ 156 cơ sở xét nghiệm dùng nền tảng xét nghiệm và trả kết quả nhanh của Trung tâm công nghệ”, ông Tú đánh giá.
Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh TT-Huế đã có 714.754 (chiếm 62,84% dân số) Thẻ kiểm soát dịch bệnh được đăng ký, kích hoạt. Đây là số lượng rất ấn tượng sau thời gian gần 1 tháng tỉnh này đưa vào kích hoạt Thẻ kiểm soát dịch bệnh gắn mã QR quốc gia cho người dân.
Với người dân chưa bao giờ dùng Smartphone, tiểu thương quanh năm buôn bán ở chợ, học sinh nhỏ chưa có điện thoại sẽ được cấp thẻ với tiêu đề “Thẻ kiểm soát dịch bệnh”.
Vì thế, đã tạo ra được tâm lý an tâm và tò mò khiến người dân đến điểm quét trải nghiệm và từ đó hình thành các thói quen quét QR. Huế đã làm được một việc khó của giới công nghệ, đó là người dân có niềm tin vào một “mã hình vuông” giúp bảo vệ họ trước dịch bệnh.
“Việc người dân đặt niềm tin vào những tấm thẻ “hình vuông” cho thấy cái tài của người làm công tác quản trị, quản lý.
Khi dân đã tin, thì làm việc gì cũng dễ. Cái khó nhất là lấy được lòng tin của dân, và công nghệ thì luôn minh bạch, số liệu thì không biết nói dối.
Cái thành công của TT-huế là làm đơn giản hóa công nghệ, quản trị một cách linh hoạt và nhìn vào hiệu quả thực tế áp dụng chứ không phải cứng nhắc, bắt người dân chạy theo quyết sách của chính quyền”, Phó Vụ trưởng Hoàng Anh Tú nhấn mạnh.
Quang Thành

Bài 1: Giấy thông hành 'đặc biệt' của người dân TT-Huế giữa đại dịch
Xem công nghệ như một liều “vắc xin” để chống dịch và luôn kiên định 5 nguyên tắc “ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch”, tỉnh TT-Huế được đánh giá là một trong những tỉnh, thành kiểm soát tốt dịch bệnh.
" alt=""/>Chống dịch bằng công nghệ và cái tài của người quản trị
Chưa có tái định cư, dân chưa di dời
UBND huyện Thanh Trì vừa báo cáo kết quả thực hiện các chỉ đạo của UBND TP Hà Nội liên quan đến việc giải phóng mặt bằng (GPMB) tuyến đường nối khu tưởng niệm daanh nhân Chu Văn An với đường Phan Trọng Tuệ thuộc dự án đầu tư đường giao thông bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An. Đây là dự án được thực hiện theo hình thức hợp đồng BT (Xây dựng - Chuyển giao), áp dụng cơ chế chỉ định thầu, Công ty CP Bitexco được TP Hà Nội chọn làm nhà đầu tư.
Theo UBND huyện Thanh Trì, đầu năm 2017, UBND TP Hà Nội đã giao cho UBND huyện thực hiện giải phóng mặt bằng dự án Nút giao thông giữa tuyến đường số 1 thuộc dự án đầu đầu xây dựng đường giao thông bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An với tuyến đường 70.
 |
Tuyến đường bao quanh Khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An nối từ Nguyễn Xiển (Thanh Xuân) - Xa La (Hà Đông, Hà Nội) vẫn là đường cụt (Ảnh chụp từ bản đồ vệ tinh Google maps). |
Theo đó, tổng diện tích thu hồi thuộc địa bàn huyện Thanh Trì là 5,08ha, liên quan 180 hộ (98 hộ đất, 82 hộ đất nông nghiệp giao theo Nghị định 64) và 1 đơn vị sự nghiệp có đất nằm trong chỉ giới GPMB. Tính đến ngày 30/9/2019, đã GPMB xong 4,15ha còn lại 0,83ha thuộc 98 hộ đất.
Được biết, từ tháng 3/2017 đến tháng 6/2017, Trung tâm Phát triển quỹ đất đã phối hợp với UBND xã Tân Triều tổ chức 5 buổi họp các hộ dân có đất ở để triển khai công tác GPMB, thông báo chủ trương thu hồi đất, công khai quy hoạch dự án, quy hoạch vị trí khu tái định cư (TĐC). Tổ công tác đã thực hiện 2 đợt đi vận động các hộ phối hợp điều tra kê khai đất, tài sản trên đất.
Theo báo cáo của UBND huyện Thanh Trì đã có 16/98 hộ đã phối hợp điều tra kê khai đất, tài sản trên đất (14 hộ chưa ký biên bản điều tra kê khai), còn tới 82/98 hộ không phối hợp điều tra kê khai. Lý do các hộ đưa ra vì cơ sở hạ tầng khu TĐC để bổ trí cho các hộ chưa được đầu tư xây dựng.
“Hiện tại, khu TĐC vẫn vẫn đang triển khai GPMB chưa đầu tư xây dựng nên chưa có cơ sở hạ tầng để bố trí đất TĐC cho các hộ. Do đó chưa có đủ điều kiện tổ chức kiểm đếm bắt buộc và cưỡng chế kiểm đếm đối với các hộ không phối hợp điều tra kê khai theo quy định. Do vậy đến nay vẫn chưa hoàn thành công tác GPMB dự án” – báo của của UBND huyện Thanh Trì nêu.
Trước thực tế trên, UBND huyện Thanh Trì cho biết tiếp tục chỉ đạo tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để bố trí TĐC cho các hộ thuộc dự án.
Đồng thời tiến hành họp xác định rõ nguồn gốc, tài sản trên đất, số nhân hộ khẩu của 98 hộ đang ăn ở, sinh tại vị trí GPMB, từ đó xác định số hộ được bố trí TĐC.
Với 82 hộ còn lại, Tổ công tác tiếp tục vận động để các hộ phối hợp điều tra kê khai kiểm đếm đất, tài sản trên đất.
“Trường hợp hộ gia đình không được chính sách TĐC cố tình không phối hợp thì tổ chức cưỡng chế điều tra kê khai theo quy định” – UBND huyện Thanh Trì cho biết.
Dự án lụt tiến độ liên tục được ‘nới’ hạn
Liên quan đến dự án BT này, trước đó như VietNamNet đưa tin, vào cuối năm 2018 vừa qua, UBND TP Hà Nội ban hành quyết định số 6951/QĐ-UBND, về việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh dự án.
Theo đó UBND TP quyết định điều chỉnh, gia hạn thời gian hoàn thành hợp đồng dự án lên thành 67 tháng (kể từ tháng 5/2014).
Đây không phải là lần đầu tiên UBND TP Hà Nội gia hạn thời gian cho dự án BT này.
 |
Phần đất đối ứng cho dự án BT đã được Bitexco triển khai xây dựng khu đô thị The Manor Central Park với tốc độ nhanh chóng, rao bán và bàn giao cho khách hàng. |
Được biết, Dự án đường giao thông bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An (Dự án) được UBND TP Hà Nội phê duyệt tháng 4/2011 với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Dự án dài khoảng 3,76km gồm một tuyến chính dài 2,5km, nền đường rộng 53,5m và một tuyến đường phụ dài 1,1km, nền đường rộng 20,5m.
Dự án được phê duyệt từ năm 2011 nhưng đến tháng 5/2014 mới khởi công xây dựng. Tuy nhiên, đến khi hợp đồng dự án kết thúc vào tháng 4/2017 (sau 36 tháng), nhà đầu tư Bitexco đã không hoàn thành công tác thi công.
Đến ngày 25/6/2017, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định 3830 phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh dự án. Trong quyết định này, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là UBND TP Hà Nội đã chấp thuận bổ sung thêm một số hạng mục: Nút giao, hệ thống thoát nước… và kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng từ 36 tháng theo hợp đồng ban đầu lên thành 54 tháng (tính từ tháng 5/2014), kết thúc vào tháng 11/2018.
Dù vậy nhưng khi kết thúc tháng 11/2018, công tác thi công dự án không hoàn thành tiến độ công trình theo quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh dự án. Hà Nội tiếp tục “nới” hạn lên tới 67 tháng (thêm 13 tháng, kể từ tháng 5/2014), như vậy, tính đến nay, dự án BT của Công ty Bitexco đã có tới 2 lần điều chỉnh mốc thời gian hoàn thành dự án (từ 36 tháng lên 54 tháng rồi lên 67 tháng).
Trong khi đó, công ty Bitexco cho biết, toàn bộ các hạng mục đầu tư trên các tuyến đường giao thông theo hợp đồng trên phạm vi có mặt bằng, nhà đầu tư đã hoàn thành theo tiến độ 54 tháng. Riêng hạng mục cầu vượt trực thông và nút giao hoàn chỉnh giữa các tuyến số 1 và đường 70 chưa thể thực hiện do nhà đầu tư phải chờ được bàn giao mặt bằng sạch để thi công.
Nêu tại quyết định về việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh dự án đầu năm 2019 vừa qua, UBND TP Hà Nội yêu cầu UBND quận Hà Đông, huyện Thanh Trì tổ chức thực hiện công tác GPMB theo quy định của pháp luật và thành phố, đảm bảo hoàn thành trong quý II/2019. Bên cạnh đó, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội, nhà đầu tư chuẩn bị phương tiện, nguồn lực tổ chức triển khai các hạng mục còn lại của dự án ngay sau khi được bàn giao mặt bằng, đảm bảo hoàn thành, bàn giao công trình vào khai thác sử dụng trong quý IV/2019.
Thế nhưng theo báo cáo trên của UBND huyện Thanh Trì đến nay dù đã kết thúc quý III việc GPMB dường như vẫn ì ạch. Và dư luận không khỏi băn khoăn chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về việc dự án đảm bảo hoàn thành, bàn giao công trình vào khai thác sử dụng trong quý IV/2019 có về đích đúng tiến độ, kết thúc việc gia hạn cho công trình BT nghìn tỷ này?
Trong khi đó, phần đất đối ứng cho dự án đã được Bitexco triển khai xây dựng khu đô thị The Manor Central Park với tốc độ nhanh chóng, rao bán để thu hồi vốn cho tuyến đường thi công ì ạch.
Năm 2017, Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận thanh tra về việc chấp hành quy định của pháp luật trong thực hiện một số dự án BT, BOT trong lĩnh vực giao thông trên địa bàn TP Hà Nội, trong đó chỉ rõ những vi phạm tại dự án BT đường bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An. Theo Thanh tra Chính phủ, dự án bị chậm tiến độ so với yêu cầu do năng lực về huy động vốn, bố trí vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án của nhà đầu tư yếu kém, không đảm bảo theo tiến độ giải ngân cam kết. Công tác lập, thẩm định và phê duyệt tổng vốn đầu tư không chính xác do tính sai khối lượng, áp dụng đơn giá và định mức không đúng, làm tăng số tiền 12,17 tỷ đồng. Đồng thời, công tác lập, phê duyệt dự toán thiết kế bản vẽ thi công chưa chính xác do tính sai khối lượng; áp dụng đơn giá và áp dụng định mức chưa đúng, làm sai tăng số tiền 15,9 tỷ đồng. Cũng nêu tại kết luận này, Thanh tra Chính phủ cho biết: Một số nhà đầu tư tại thời điểm được thẩm định, đánh giá và lựa chọn để thực hiện dự án trong khi có năng lực về tài chính hạn chế, không đảm bảo như Công ty CP Tasco đối với dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường Lê Đức Thọ - Xuân Phương; Công ty Bitexco với dự án đường bao quanh khu tưởng niệm Chu Văn An. |
Hồng Khanh

Hà Nội liên tục ‘nới’ hạn dự án BT ‘khủng’ của Bitexco
- Sau khi gia hạn từ 36 tháng lên 54 tháng, mới đây UBND TP. Hà Nội tiếp tục điều chỉnh thời gian hoàn thành hợp đồng dự án BT tại quận Hoàng Mai của Bitexco lên 67 tháng (thêm 13 tháng).
" alt=""/>Nguy cơ vỡ tiến độ đường BT nghìn tỷ của Bitexco