
- TP.HCM dự kiến kinh phí cho chương trình sữa học đường là 1.482 tỷ đồng trong 2 năm. Trong đó, ngân sách thành phố hỗ trợ 30%, doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 20%, còn lại phụ huynh học sinh phải đóng góp 50%.‘Tiền uống sữa học đường mỗi tháng chỉ bằng 2 bát phở’
Phụ huynh có thể dừng tham gia sữa học đường bất kỳ lúc nào
Phụ huynh lo ngại chất lượng sữa học đường "cận đát"
Mới đây, văn phòng UBND TP.HCM đã thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong về chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mầm non và tiểu học giai đoạn 2018-2020.
Chủ tịch UBND TP.HCM cơ bản thống nhất với đề xuất của Sở GD-ĐT TP.HCM tại tờ trình số 2112 ngày 21/6/2018 về báo cáo công tác chuẩn bị việc thực hiện đề án Chương trình Sữa học đường, cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mầm non và tiểu học giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn thành phố.
VietNamNet có cuộc trao đổi với bà bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM về đề án này.
 |
Tổng kinh phí thực hiện Sữa học đường ở TP.HCM trong hai năm là 1.482 tỷ đồng- bà Bùi Thị Diễm Thu cho hay (Ảnh: Lê Huyền) |
Hơn 84% phụ huynh đồng ý thực hiện Sữa học đường
Phóng viên: Xin bà thông tin cụ thể về đề án Sữa học đường của TP.HCM?
- Bà Bùi Thị Diễm Thu: Thực hiện Quyết định 1340 của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020, UBND TP.HCM giao Sở GD-ĐT soạn thảo đề án Sữa học đường TP.HCM.
Từ năm 2016, Sở GD-ĐT đã làm việc với các sở ban ngành liên quan xây dựng đề án Sữa học đường ở TP.HCM. Trong quá trình xây dựng đề án Sở tổ chức 2 lần lấy ý kiến phụ huynh học sinh mầm non và tiểu học ở trên địa bàn thành phố.
Có 9 tiêu chí chúng tôi khảo sát gồm (1) Quý vị có đồng ý cho con uống sữa tại trường 5 lần/ tuần trong 9 tháng của năm học; (2) HS diện nghèo và cận nghèo được uống sữa miễn phí (thành phố hỗ trợ 50%, doanh nghiệp sữa hỗ trợ 50% kinh phí; (3) HS không thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo: Thành phố hỗ trợ 30%, đơn vị cung cấp sữa hỗ trợ 20%, Cha mẹ đóng góp 50% kinh phí cho con uống sữa tại trường; (4) Sữa được dùng trong chương trình Sữa học đường là sữa tươi tiệt trùng, có đường, đảm bảo các điều kiện theo quy định của Bộ Y tế tại QĐ 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 và là sản phẩm thương hiệu Việt Nam nổi tiếng, thương hiệu quốc gia; (5) Đại diện cha mẹ học sinh sẽ tham gia giám sát thực hiện chương trình sữa học đường; (6) Thực hiện thí điểm tại các quận/ huyện: huyện Củ Chi, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, quận 2, quận 7, quận 9, quận 12, quận Bình Tân, quận Thủ Đức, quận Tân Bình (trong năm 2018-2019); (7) Thực hiện đại trà tại 24 quận/ huyện (trong năm 2018-2019); (8) Thực hiện cho học sinh uống sữa tại trường từ 1-6 tuổi (9) Thực hiện cho học sinh uống sữa tại trường từ 3-6 tuổi.
Với hai phương án trả lời đồng ý và không đồng ý tại mỗi tiêu chí chúng tôi thu được kết quả tối thiểu trên 84% số phụ huynh lựa chọn một đáp án. Trên cơ sở ý kiến của phụ huynh Sở hoàn thiện đề án tuân thủ đầy đủ các quy định trong Quyết định 1340 của Thủ tướng Chính phủ.
Đề án Sữa học đường ở TP.HCM được thực hiện trên tinh thần tự nguyện. Chúng tôi không tham vọng 100% phụ huynh có con học mầm non và tiểu học ở TP.HCM đều tham gia. Với những học sinh có cơ địa không phù hợp, đội ngũ y tế trường học sẽ hỗ trợ và có chế độ dinh dưỡng riêng và hướng dẫn phụ huynh chọn sữa phù hợp cho con mình.
Cần 1.482 tỷ đồng để thực hiện trong 2 năm
Tổng số học sinh mầm non và tiểu học đăng ký tham gia đề án là bao nhiêu thưa bà?
- Hiện tại đề án đang tính toán trên tổng số học sinh mẫu giáo và tiểu học năm học 2018-2019.
Trong đó số cháu ở bậc mẫu giáo (từ 3 tuổi trở lên) là 346.141 cháu, học sinh tiểu học là 151.000 cháu. Nhưng chắc chắn không phải 100% học sinh đều tham gia đề án này.
Bà có thể cho biết kinh phí thực hiện đề án này trong hai năm ở TP.HCM là bao nhiêu?
- Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế mỗi học sinh chỉ nên uống lượng sữa 180ml/ ngày.
Với số ngày trẻ uống 5 ngày/ tuần. Khi thực hiện đề án chúng tôi tạm tính giá sữa một số hãng khá nổi tiếng hiện nay với mức giá gần 7.000 đồng/ hộp 180ml.
Sau khi tính toán, tổng số kinh phí thực hiện trong hai năm là 1.482 tỷ đồng. Hai ngày nghỉ cuối tuần phụ huynh cho con uống sữa ở nhà theo nhu cầu.
Ngoài ra đề án thực hiện trên tinh thần tự nguyện nên những phụ huynh không tham gia có thể gửi sữa tới trường cho con.
Khi thực hiện Sữa học đường, các trường mầm non và tiểu học sẽ phải tính toán lại tiền ăn hàng tháng.
Sẽ không có chuyện học sinh phải uống sữa cận "date"
Có ý kiến cho rằng Sữa học đường chỉ phù hợp ở các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng sâu vùng xa, trẻ em ít được uống sữa. TP.HCM là địa phương có điều kiện kinh tế phát triển không cần thiết thực hiện đề án này. Bà nghĩ sao?
- Đúng là trẻ em TP.HCM đều được uống sữa ở nhà nhưng cách uống sữa chưa khoa học.
Mặt khác, so với trẻ em thế giới thì chiều cao của trẻ em TP.HCM cũng thấp hơn rất nhiều. Ngoài ra, thành phố có số lượng con công nhân rất đông. Hiện tại thành phố có hộ nghèo, cận nghèo nên chúng tôi cho rằng việc thực hiện đề án này là cần thiết.
Trên thực tế tất cả trẻ mầm non ở TP.HCM khi tới trường đều được uống sữa. Tùy theo phụ huynh và trường học có nhiều loại sữa đã được sử dụng như sữa hộp, sữa bột, thậm chí là sữa đặc. Còn nhiều gia đình có điều kiện thì cho con uống sữa với số lượng lớn từ 3-5 hộp/ ngày.
Trong khi đó theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế trẻ em chỉ cần uống lượng sữa 180ml/ ngày. Chúng tôi thực hiện Sữa học đường vì muốn phụ huynh hiểu rằng uống sữa cũng phải khoa học. Sữa không phải là dinh dưỡng chính. Để trẻ em phát triển không chỉ uống sữa mà còn nhiều yếu tố khác như ăn uống, thể chất.
Gần đây nhiều phụ huynh ở những địa phương thực hiện Sữa học đường bày tỏ lo ngại con họ sẽ bị uống sữa gần ngày hết hạn sử dụng. TP.HCM có cách nào để giải quyết vấn đề này khi thực hiện đề án?
- Trong đề án chúng tôi yêu cầu rất rõ nhà cung cấp sữa phải cung cấp sữa có thời hạn sử dụng còn ít nhất 2/3 thời gian sử dụng kể từ ngày sản xuất.
Ngoài ra, chúng tôi cũng yêu cầu các nhà cung cấp sữa cho các trường lượng sữa sử dụng trong 1 tuần.
Với những trường đủ điều kiện, có nơi chứa rộng rãi cung cấp lượng sữa tối đa dùng trong 2 tuần. Ngoài ra khi thực hiện đề án các trường học sẽ thành lập tổ giám sát chất lượng sữa. Tổ giám sát này bao gồm lãnh đạo nhà trường, phụ huynh học sinh, ban ngành địa phương, nhân viên y tế. Hiệu trưởng nhà trường sẽ phải chịu trách nhiệm nếu để sự việc xảy ra..
Đề án Sữa học đường TP.HCM thực hiện trong hai năm học 2018-2019 và 2019-2020, nhưng hiện tại năm học mới đã bắt đầu được 1 tháng. Dự kiến thời gian nào thì đề án được triển khai thưa bà? Công tác đấu thầy đơn vị cung cấp sẽ được thực hiện như thế nào?
- Hiện tại chúng tôi đang chờ HĐND thành phố thông qua đề án này. Khi đề án được thông qua chúng tôi sẽ bắt tay thực hiện ngay. Về việc lựa chọn nhà cung cấp sẽ có đấu thầu theo quy định. Việc đấu thầu này do đơn vị có thẩm quyền thực hiện.
Cảm ơn bà đã trao đổi!
Lê Huyền
" alt="1482 tỷ đồng 'Sữa học đường' ở TP.HCM trong hai năm"/>
1482 tỷ đồng 'Sữa học đường' ở TP.HCM trong hai năm
Nhiều ngày nay, tôi phân vân không biết tâm sự câu chuyện của mình với ai. Bố mẹ mất sớm, tôi sống với chú ruột trong cảnh ghẻ lạnh. Từ bé một mình tôi đối diện với nghiệt ngã của cuộc đời.Trưởng thành, ra Hà Nội học tập và lập nghiệp, tôi ít về quê vì mang nặng nỗi đau thuở thiếu thời.
Nhờ kiên trì và tinh thần cầu tiến, tôi cũng có chỗ đứng vững vàng, làm trưởng phòng kinh doanh của công ty lớn. Năm 30 tuổi, tôi đồng ý nhận lời cầu hôn của Tiến, giám đốc công ty thiết kế.
Anh cũng mồ côi, bị họ hàng chối bỏ. May có vợ chồng người bạn thân của bố dang tay đón nhận, nuôi dưỡng. Họ làm giấy tờ trở thành bố mẹ nuôi của Tiến.
Cả hai có sự độc lập về kinh tế nên khi kết hôn, chúng tôi khá thoải mái. Hai vợ chồng chung tiền mua lại căn biệt thự liền kề của bạn chồng.
 |
Ảnh: B.N |
Sau cưới, tôi mang thai, sinh được cậu con trai trắng trẻo, giống bố như tạc. Bạn bè còn hay trêu, tôi mang phận đẻ thuê.
Năm đầu hôn nhân, mọi thứ trôi qua êm đềm. Chồng tôi không thuộc mẫu đàn ông lãng mạn, bay bổng, tính cách có phần cứng nhắc, thường không khéo léo trong ứng xử với phụ nữ nhưng anh chăm sóc vợ con ân cần, bao nhiêu việc nhà, đều giành làm hết.
Tháng trước, chồng đi công tác, con trai hơi sốt, anh nhờ cô hàng xóm tên Thư để ý giúp, có gì qua hỗ trợ hai mẹ con. Cô vui vẻ nhận lời. Thư dọn về đây trước gia đình tôi vài tháng nhưng ít giao lưu với ai.
Hàng xóm của tôi còn trẻ, sở hữu thân hình bốc lửa. Vài lần, đứng trên ban công tầng 2 nhìn xuống, tôi còn ngượng chín mặt khi thấy cô mặc mỗi chiếc váy mỏng manh, ngắn cũn tập thể dục trong sân.
Nhưng điều tôi không ngờ đến nhất là ông chồng nổi tiếng khô khan của mình lại là nhân tình của cô.
Nhân dịp sinh nhật 1 tuổi của con trai, hai vợ chồng lên kế hoạch tổ chức ở nhà, mời bạn bè thân thiết cùng một số đồng nghiệp. Khách khứa đến chơi đều trầm trồ khen ngợi hai vợ chồng có óc thẩm mỹ, bài trí tinh tế.
Khi bữa tiệc đang rôm rả, chồng tôi bỗng mất hút, điện thoại vẫn để trên bàn làm việc. Tôi đoán chồng chạy ra cửa hàng tiện lợi mua thuốc lá nên không bận tâm nữa.
Con trai quấy, dỗ kiểu gì thằng bé cũng không nín, tôi đành đưa con ra sân dạo cho thoáng. Đúng lúc, tôi bắt gặp chồng mình bước ra từ cổng nhà hàng xóm. Thư đứng mở cổng, mặc mỗi bộ áo ngủ hớ hênh.
Mặt không chút biến sắc, chồng tôi giải thích nhà Thư chập điện, vừa nhờ anh xem giúp. Tôi vui vẻ như không có gì xảy ra, giục chồng về nhanh kẻo khách đợi lâu.
Đêm đến, tôi trằn trọc mất ngủ vì nghĩ lại thái độ khác lạ của hai người, nhất là ánh mắt tình tứ. Bằng linh tính của mình, tôi nghi ngờ họ có vấn đề tình cảm trên mức tình làng, nghĩa xóm.
Sau một ngày mệt nhoài tiếp khách, chồng tôi chìm vào giấc ngủ sâu. Tôi rón rén sang phòng làm việc, mở máy tính của chồng ra kiểm tra nhưng không có dấu hiệu gì mờ ám.
Trong đó chỉ có tài liệu làm việc, bản vẽ thiết kế và ảnh vợ con. Trang cá nhân facebook cũng vậy. Cho rằng mình suy nghĩ quá nhiều, hiểu lầm chồng, tôi lặng lẽ quay lại phòng đi ngủ.
Sáng hôm sau, hai mẹ con dậy muộn, chồng tôi để lại mẩu giấy nhắn bay vào Cần Thơ triển khai dự án mới. Chuyến đi kéo dài 1 tuần. Anh cẩn thận chuẩn bị cho vợ bữa sáng ngon lành với trứng, pa tê và sữa tươi.
Tôi khẽ mỉm cười trước sự chu đáo của anh. Đưa tay mở cửa ban công, tôi ngó sang nhà Thư. Hôm nay, có vẻ cô ấy cũng đi đâu từ sớm, không thấy ra sân tập thể dục như mọi ngày.
Suốt thời gian chồng tôi vắng nhà, anh ít khi gọi điện về. Thi thoảng nhắn cho vợ cái tin, hỏi han tình hình. Quen với tính cách của anh, tôi chẳng bao giờ trách cứ.
Thế nhưng, sáng chủ nhật đẩy xe cho con đi dạo, tôi gặp bà giúp việc nhà Thư. Bà niềm nở cười, còn hỏi xem bao giờ chồng tôi về.
'Đợt này anh nhà cô bận nhỉ? Hôm trước anh ấy đón cô Thư nhà tôi ra sân bay, nghe cô Thư báo đi hai ngày, mà giờ hết tuần rồi vẫn chưa về', bà giúp việc nhà Thư buột miệng tiết lộ.
Nghe người phụ nữ lớn tuổi nói, tai tôi ù đi, xây xẩm cả mặt mày. Chẳng lẽ, chuyến công tác này, chồng tôi đi cùng cô hàng xóm?
Biết mình vừa nói hớ, bà giúp việc vội quay vào nhà. Tôi nhanh chóng lấy điện thoại gọi chồng, kiểm tra xem bao giờ anh về. Anh bảo đang chuẩn bị lên máy bay. Đón chồng trở về, lòng tôi nặng trĩu. Không biết nên làm thế nào, hỏi chồng cho ra nhẽ hay bơ đi mà sống nữa.
Cho đến một lần, tôi phát hiện chồng tỉnh giấc vào 2 giờ sáng, cầm điện thoại, nhẹ nhàng rời khỏi nhà. Bí mật đi theo, tôi chứng kiến anh biến mất sau cánh cổng nhà Thư.
Tôi thức trắng, đợi anh. Tiếng kim đồng hồ điểm nhích từng giây, khiến lòng tôi càng thêm bối rối.
Tôi xuống nhà, ngồi chờ sẵn ở cổng. Ngay khi chồng vừa bước vào, tôi hỏi dồn dập: 'Đêm qua ngủ nhà Thư thoải mái không anh? Em đợi anh từ lúc 2 giờ'.
Chồng tôi vẫn cố bao biện: 'Anh chạy thể dục vài vòng. Em nói linh tinh quá'.
'Em chứng kiến tất cả rồi, chỉ đợi anh thú nhận thôi', tôi đáp.
Ngay sau đó, tôi yêu cầu chồng thẳng thắn nói chuyện với mình. Bị vợ dồn ép, cuối cùng chồng tôi cũng thừa nhận mối tình vụng trộm với cô hàng xóm.
Chồng liên tục xin lỗi, anh kể thời gian tôi mang bầu, sinh con phải kiêng cữ lâu, anh cảm thấy khó chịu. Ban đầu, Thư tấn công trước, anh định 'đổi gió' một lần cho vui nhưng càng ngày càng bén lửa, không lỡ dứt ra. Đau đớn hơn, chồng tôi thừa nhận đã yêu Thư rất nhiều. Chuyến đi vừa qua là họ đi du lịch chứ không phải công tác.
Giờ mọi thứ bị phát giác, anh xin tôi cho thêm thời gian để suy nghĩ, xem chọn tôi hay cô ấy.
Không chấp nhận cảnh bị lừa dối trắng trợn và suy nghĩ ích kỷ của chồng, tôi đề nghị ly hôn ngay lập tức, con sẽ do tôi nuôi dưỡng.
Những tưởng cuộc đời buồn tủi của mình có người chia ngọt, sẻ bùi. Vậy mà, giờ tôi phải loay hoay một mình với nỗi đau...

Đêm tân hôn, đang háo hức 'động phòng', tôi lạnh người khi chồng cởi áo
Trước khi cưới, Huy đột nhiên lạnh nhạt, xao nhãng chuyện gối chăn. Tối đến, nằm bên cạnh anh, tôi thấy bứt rứt nhưng Huy mượn cớ mệt, buồn ngủ.
" alt="Tâm sự của người phụ nữ có chồng ngoại tình với cô hàng xóm"/>
Tâm sự của người phụ nữ có chồng ngoại tình với cô hàng xóm