Nhận định, soi kèo Olympic Azzaweya vs Al Bashayir SC, 20h30 ngày 30/12
本文地址:http://casino.tour-time.com/news/405a199013.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Universitario vs Inter Miami, 8h00 ngày 30/1: Điểm tựa sân nhà
Từ sáng sớm, Khánh Vân tất bật chuẩn bị chu đáo cho buổi lễ. Cô diện áo dài trắng cách điệu, tóc bới gọn, toát lên thần thái rạng rỡ. Không gian trong nhà được trang trí với hoa sen và bách hợp trắng.
Khánh Vân cũng tự tay chỉnh quần áo giúp bố mẹ, tranh thủ ghi lại những khoảnh khắc hạnh phúc trước khi chú rể Nguyễn Long tới.
Dàn phù dâu gồm hoa hậu Phương Khánh, Ngọc Châu, Đoàn Thiên Ân, Lê Hoàng Phương, Bùi Quỳnh Hoa, Xuân Hạnh và á hậu Lệ Hằng, Hoàng Thùy, Đặng Thanh Ngân, Hoàng Nhung.
Đầu tháng 8, Khánh Vân đăng ảnh khoe nhẫn cưới trên ngón áp út cùng nhiếp ảnh gia Nguyễn Long, nhận nhiều lời chúc mừng từ đồng nghiệp và khán giả. Sau lễ ăn hỏi, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019 sẽ tổ chức tiệc báo hỷ với Nguyễn Long vào ngày 12/12.
Chồng của Khánh Vân là Nguyễn Long, sinh năm 1978. Anh là một nhiếp ảnh gia nhiều kinh nghiệm và từng có một lần kết hôn trước đó. Cả hai đã gắn bó với nhau trong công việc và cuộc sống trong vòng 3 năm trước khi quyết định tiến đến hôn nhân.
Khánh Vân sinh năm 1995, là Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019. Cô từng diễn xuất trong một số bộ phim nổi tiếng như:Phượng Khấu, Yêu là phải liều, Bệnh viện thần ái. Năm 2021, Khánh Vân đại diện Việt Nam tham dự Miss Universe và lọt vào top 21 chung cuộc.
Ảnh: Tư liệu
Ảnh cưới của hoa hậu Khánh Vân và chồng hơn 17 tuổi khiến dân mạng trầm trồTrước thềm tổ chức lễ ăn hỏi, hoa hậu Khánh Vân tiếp tục tung bộ ảnh cưới thứ 10 bên chồng - nhiếp ảnh gia Long Nguyễn, hơn cô 17 tuổi.">Hoa hậu Khánh Vân khóc trong lễ ăn hỏi với chồng hơn 17 tuổi
Việt Nam có truyền thống tôn sư trọng đạo, đó là nét văn hóa đẹp, truyền cảm hứng về tinh thần hiếu học, đề cao tri thức. Học sinh, phụ huynh có nhu cầu chính đáng được cảm ơn thầy cô, và nhà giáo xứng đáng được đón nhận những tình cảm trong lành đó. Vậy còn có hình thức nào khác để kết nối hai nguyện vọng này với nhau?
Năm nay chúng ta hãy thử làm khác đi. Thay vì tặng hoa, tặng quà, hãy gửi tới thầy cô những cuốn sách hay, những tác phẩm ý nghĩa. Các thầy cô sẽ không giữ sách cho riêng mình, mà đóng góp vào các tủ sách, thư viện dành cho học sinh.
Sách tặng không nhất thiết phải mới, thậm chí còn tuyệt vời hơn khi đó là sách cũ bạn từng đọc, từng nhận ra trong đó những điều hữu ích với bản thân. Lúc này, bạn không chỉ tặng một cuốn sách, mà còn chia sẻ một lựa chọn, một kinh nghiệm đọc sách, một trải nghiệm giá trị của mình với người khác. Những người bận rộn sẽ đặc biệt quý trọng điều này.
Tặng sách không chỉ là tặng một món quà kết nối tri thức mà còn kết nối tâm hồn các thế hệ. Một cuốn sách có ý nghĩa với một phụ huynh khi được chọn tặng thầy cô sẽ trở nên vô cùng đặc biệt. Nó gửi gắm tri thức, kinh nghiệm, tình cảm và sự tin tưởng, trân trọng của phụ huynh tới nhà trường, mở ra một kết nối mới giữa cha mẹ và thầy cô.
Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh phương thức dạy học đang thay đổi mạnh mẽ. Sự phát triển của công nghệ và các nền tảng truyền thông khiến giáo viên không còn giữ vai trò độc quyền trong việc truyền đạt kiến thức như xưa. Các ứng dụng trí tuệ thông minh (AI) đã phần nào thay thế và còn làm tốt hơn nhiệm vụ này.
Tôi tin rằng mỗi giáo viên ngày hôm nay cần trở thành một "The connector" trên bục giảng. Hơn cả truyền đạt kiến thức, giáo viên sẽ là người đồng hành, dẫn đường, dìu dắt và kết nối học sinh với thế giới, với công nghệ, với các nguồn lực để phát triển và khơi dậy tiềm lực bên trong chính mình.
Những cuốn sách hay cũng chính là sợi dây kết nối hiệu quả phụ huynh, học sinh và thầy cô, truyền thêm cảm hứng cho giáo viên trong công việc.
Trong khi con người ngày càng mất tập trung do ảnh hưởng của thiết bị công nghệ và mạng xã hội, việc đọc là một trong những cách đơn giản nhất, hiệu quả nhất kiến tạo lại năng lực tập trung sâu của mỗi người. Không ai khác có thể truyền cảm hứng cho học sinh đọc sách tốt hơn phụ huynh và giáo viên.
Chúng tôi cũng khuyến khích phụ huynh lên bục giảng và chia sẻ với các con, với thầy cô về cuốn sách mình thích và lý do mình chọn tặng nó. Đó chính là cách cha mẹ làm gương cho con cái mình trong hành trình vun đắp tri thức và trưởng thành.
Tất cả sách gửi tới thầy cô và nhà trường sẽ được tập hợp thành "Tủ sách cho em", nơi phụ huynh có thể cùng đóng góp như một món quà trao gửi tới thầy cô và các thế hệ học sinh tiếp theo. Mỗi trường học phải trở thành nơi nuôi dưỡng việc đọc, bắt đầu từ việc có những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi các em. Không ai có thể xây dựng một thư viện tốt hơn cho học sinh bằng chính học sinh và cha mẹ các em, qua các cuốn sách đã được đọc và thẩm định.
Tôi vẫn thường nghe những lời phàn nàn rằng, trẻ con bây giờ xem nhiều hơn đọc, thích Tiktok, YouTube hơn là sách. Nhưng khi đến các trường học vào giờ tan tầm, nhìn những đứa trẻ ngồi bệt xuống đất, say sưa đọc trong lúc chờ bố mẹ đến đón, tôi tự hỏi: có phải vì sách bây giờ không sẵn bằng điện thoại hay Ipad? Nếu người lớn bày ra trước mắt và đặt vào tầm tay trẻ nhiều sách hơn là TV và các thiết bị điện tử, thực tế chúng ta nhận được có thể sẽ khác.
Niềm tin này càng được củng cố khi tôi nhận được một tin nhắn từ Kỳ Sơn, Nghệ An - ba ngày sau khi ý tưởng tặng sách được tôi chia sẻ trên trang cá nhân: "Xin giới thiệu, em là một giáo viên mầm non công tác tại vùng biên giới khó khăn, đời sống của dân còn nghèo, nhưng trẻ con lại rất ham xem sách và rất tò mò khám phá qua những trang sách đó. Năm nay, trường em mới làm được một phòng thư viện, nhưng sách dành cho các con còn nghèo nàn, thiếu thốn. Vậy em có thể xin tài trợ cho các cháu một ít sách truyện tranh được không ạ...".
Rất nhiều nơi trên đất nước này - vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, những nơi khó khăn - trẻ con vẫn còn thiếu sách. Và đây là điều tiếp theo tôi muốn nói.
Nếu thầy cô, nhà trường nhận được nhiều sách quá, hãy chia sẻ với các trường còn thiếu sách, để sách được lan tỏa rộng khắp hơn. Mann Horace - nhà cải cách giáo dục, "cha đẻ" của trường học công, từng nói: "Nếu tôi có quyền, tôi sẽ đem sách rải khắp mặt địa cầu như người ta gieo lúa vậy". Ai quý trọng tri thức cũng đều có tâm nguyện tương tự.
Sau một tuần kêu gọi tặng sách cho thầy cô, chúng tôi đã nhận được hơn 15.000 cuốn sách - một con số biết nói về nhu cầu chia sẻ tri thức. Tủ sách cá nhân của tôi hiện có hơn 4.000 cuốn. Nhân dịp này, tôi cũng sẽ cho đi khoảng 1.000 đầu sách.
Tặng hoa, dù hồng ta hay hồng Ecuador, đều đáng quý, và cũng sẽ tuyệt vời nếu bạn tặng sách. Những cuốn sách hay, thay vì nằm phủ bụi lãng phí, sẽ hữu ích với không chỉ một người, mà với nhiều người, nhiều thế hệ, nhờ được truyền từ người này sang người khác.
Hoàng Nam Tiến
">Sách, hay là hoa hồng Ecuador
Nghệ sĩ Ái Như, Thành Lộc đoạt HCV liên hoan sân khấu
Nhận định, soi kèo Pumas UNAM vs Deportivo Toluca, 10h05 ngày 30/1: Lợi thế sân nhà
Những năm 70, 80 về trước, dân ta đọc sách rất nhiều, nam phụ lão ấu đều đọc. Mỗi lớp người đọc loại sách riêng của mình, trí thức, sinh viên đọc Albert Camus, Jean Paul Sartre, Phạm Công Thiện… các chị tiểu thương ngồi sạp hàng cũng cắm cúi đọc tiểu thuyết của Tùng Long, Dương Hà… Bây giờ, sách hầu như chỉ tác động đến giới học sinh, sinh viên, trí thức. Đặc biệt, sách văn học, văn hóa càng ngày càng trở thành một sản phẩm chuyên môn chủ yếu lưu hành trong những người cùng chuyên ngành.
Tuy nhiên, cũng có nhiều sự kiện để lạc quan vì trong cuộc cạnh tranh để duy trì vị trí của mình, ngành xuất bản đã vượt lên rõ rệt về mọi mặt. Chưa bao giờ chúng ta có nhiều sách hay, sách đẹp, nhiều chương trình khuyến đọc như thế.
Một điều rất thú vị là trong khi số người lớn đọc giảm xuống, lại có thêm những độc giả “nhí” đến mức không ngờ. Bây giờ không chỉ Âu Mỹ, mà ở Việt Nam cũng đã có sách dành cho những bé một, hai tuổi. Mới nghe tưởng là sự áp đặt của người lớn, nhưng điều đáng ngạc nhiên, nhiều bé lại thích sách hơn đồ chơi.
Nhìn một bé chưa biết nói lẫm chẫm lấy sách ra dí vào tay cha mẹ, đòi cùng xem với mình, ta sẽ thấy lạc quan hơn với tương lai của nghề làm sách. Các bé rồi đây sẽ đến với những cuốn sách lớn hơn trong từng chặng đời.
Sách dành cho bé. |
Là một nhà văn, bà lý giải sự phát triển kinh tế ảnh hưởng với văn hóa đọc thế nào?
Văn hóa đọc quả có suy giảm cùng với phát triển kinh tế kỹ thuật, vì rất nhiều lý do:
- Kinh tế càng phát triển thì công việc càng bận rộn, thời giờ cho suy tưởng, chiêm nghiệm, cảm xúc đương nhiên phải ít lại.
- Sự đa dạng của các sản phẩm nghe - nhìn: Món ăn tinh thần nhiều quá, nhiều loại “thức ăn nhanh” không tốt cho sức khỏe nhưng lại phù hợp với nhịp sống mới nên vẫn được nhiều người lựa chọn.
- Và một thứ đáng gờm nhất là smartphone (điện thoại thông minh - PV). Trường học ở Mỹ luôn dạy cho học sinh bài học về cái lợi và cái hại của smartphone, trong đó cái lợi thì rất nhiều, nhưng ba cái hại lớn của việc nghiện smartphone là hại mắt, mất quá nhiều thời gian, và mất dần đi khả năng tiếp xúc tự nhiên giữa con người.
Bản thân tôi cũng phải tự khống chế, mỗi ngày chỉ tự cho phép được đọc màn hình tối đa hai tiếng đồng hồ thôi. Biết làm sao, quỹ thời gian của ta có hạn mà trong smartphone có nhiều thông tin quá, thứ gì cũng có vẻ rất cần thiết. Thói quen lướt web làm cho người đọc biết rất nhiều chuyện! Nhưng nó cũng làm sự tiếp nhận của con người trở nên máy móc và đơn giản. Con người sẽ khôn ngoan hơn, nhưng sẽ cạn đi. Đó chính là nguy cơ khiến xã hội phải dồn sức để duy trì văn hóa đọc.
Ngoài việc viết, bà thường tìm đọc những tác giả nào hoặc những tác phẩm như thế nào?
Tôi có nguyên tắc đặt ra cho riêng mình là lúc viết thì chỉ đọc những gì liên quan đến cái mình đang viết. Ví dụ trong tháng vừa qua, vì cần phải tưởng tượng về ngoại hình và y phục của vài nhân vật lịch sử, nên tôi đang đọc lại thật kỹ cuốn Ngàn năm áo mũ của Trần Quang Đức. Sau khi viết xong một cuốn, tôi mới tự thưởng cho mình 6 tháng để đọc tác phẩm văn học. Lúc đó, tôi không viết gì hết, để có trọn vẹn khoái cảm của người đọc sách.
Ở San Francisco, tôi có được sách tiếng Việt từ nhiều nguồn như sách do gia đình mua gửi sang, một số cuốn cũng có thể mua qua Amazon. Rất tiếc, sách Việt trên Amazon quá ít trong khi đây là một kênh phát hành rất hữu hiệu. Thêm một nguồn bổ sung cũng rất thuận tiện là các thành phố ở Mỹ đều có thư viện rất tốt, trong đó có khá nhiều sách của Việt Nam. Tôi đã tìm gặp những cuốn truyện ngắn của mình tại thư viện San Francisco và thư viện Denver, trong khu vực dành cho văn học châu Á.
Gian dành riêng cho sách Việt Nam tại Thư viện thành phố Denver, bang Colorado. |
Một vài tác phẩm hoặc nhà văn yêu thích của bà?
Trước 1945, tôi thích nhất là tác phẩm của hai nhà văn Tô Hoài và Thanh Tịnh.
Với Tô Hoài, giọng văn ông giản dị, trào lộng mà vô cùng tinh tế. Ông chỉ viết về những phận người bé nhỏ (Quê người, Trăng thề), những sinh linh bé nhỏ (O chuột), mà đọc xong mình bồi hồi xúc động và nhớ mãi. Sở dĩ vậy, là vì cái giản dị của ông mang nhiều lớp ý nghĩa, khiến mình có thể nhìn thấy sự nhân hậu và minh triết của tác giả qua từng chi tiết.
Thanh Tịnh theo tôi là nhà văn viết về Huế hay nhất. Tôi được gặp ông một lần vào năm 1986, hai năm trước khi ông mất. Khi ấy ông 75 tuổi, người gầy, tóc bạc trắng hết nhưng đôi mắt rất đẹp và hiền từ, đúng như hình ảnh tôi đã tưởng tượng về tác giả của Quê mẹ. Đôi mắt đầy sự thấu cảm và xót thương, tôi thường hình dung có lẽ Nguyễn Du cũng có đôi mắt như vậy, nên mới nhìn thấy hết nỗi đau của thập loại chúng sinh.
Sau 1954, tác giả tôi thích đọc nhất là Vũ Hạnh. Sau 1975, tác giả tôi thích đọc nhất là Nguyễn Xuân Khánh.
Với văn học Nhật, tôi yêu nhất Kawabata, vì khuynh hướng duy cảm và duy mỹ của ông. Với văn học Trung Quốc, nhiều người sẽ cho rằng sáng giá nhất là Mạc Ngôn, Thiết Ngưng… nhưng riêng tôi thích Phùng Ký Tài vì sự hiểu biết uyên thâm của ông về văn hóa Trung Hoa. Viết về một dân tộc rất cực đoan nhưng ông không bao giờ lên gân, trái lại rất điềm tĩnh, một sự điềm tĩnh đầy trọng lượng.
Với châu Mỹ, tôi ấn tượng với Garcia Marquez và bút pháp hiện thực huyền ảo. Theo tôi nhận xét, nhiều nỗ lực cách tân của một số nhà văn Việt Nam hiện nay vẫn ít nhiều mang dấu ấn ảnh hưởng của ông, mặc dù giải Nobel của Marquez đã gần nửa thế kỷ rồi.
Câu châm ngôn hoặc bài học cuộc sống bà đã rút ra từ sách?
“Không phải vì già đi mà người ta thôi theo đuổi những giấc mơ. Chính vì không còn theo đuổi những giấc mơ mà người ta già đi” (Nhà văn Gabriel Garcia Marquez).
Nhà văn Trần Thùy Mai. |
Trong trải nghiệm cuộc sống của mình, bà cảm thấy điều may mắn và hạnh phúc nhất mình có được là gì?
Điều may mắn của đời tôi là đã chọn được công việc phù hợp nhất với mình. Khi nhỏ, tôi mê đọc truyện, lớn lên tôi dạy văn, rồi làm xuất bản, và viết truyện. Tất cả đều liên quan đến sách. Như Mark Twain đã viết: “Làm việc là thực hành một trò chơi với sự bắt buộc. Vui chơi là thực hành một công việc với niềm hứng thú.” Như vậy tôi đã được vui chơi trong suốt đời tôi, mặc dù sự “vui chơi” ấy đôi khi cũng không nhẹ nhàng.
Thực sự, trang viết đã nhiều lần giúp tôi vượt qua những giờ phút khủng hoảng, mất mát, cô độc nhất. Bây giờ tôi đã lớn tuổi và nhiều thứ đang xa dần khỏi tầm tay, thì “trò chơi” viết sách là thứ luôn còn lại trong “đáy hộp Pandora” của mình. Mỗi cuốn sách đang viết là một âm thanh lặng lẽ mà xôn xao trong lòng, khi nào âm thanh ấy còn vang lên, thì cuộc sống của mình vẫn còn vui, và đời mình vẫn còn có giấc mơ để theo đuổi.
Kim Sam
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành văn bản số 785/BVHTT&DL-TV về việc tổ chức hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2021.
">Nhà văn Trần Thùy Mai: 'Nhiều bé một, hai tuổi thích sách hơn đồ chơi'
Những tập đầu phát sóng, gia thế cũng như phong cách của nhân vật Quy được cho là không có mấy khác biệt so với nhân vật Long mà Mạnh Trường đảm nhiệm trong Hương vị tình thân. Nhiều khán giả cho rằng anh đã quá tuổi để vào vai này và không có sự đột phá hay phong cách mới lạ trong diễn xuất.
Khán giả thắc mắc Ly đã lấy phụ kiện ra ở đâu để biến hình nhanh như vậy.
Dù mới lên sóng nhưng khán giả chỉ ra kha khá sạn từ Đừng nói khi yêu.
Ở tập 4, nhân vật Trang (Lương Thanh) tới nhà Tú (Đình Tú) đợi cô giáo cũ. Ly (Thùy Anh) làm nhiệm vụ báo cáo tình hình ở nhà và thay mặt bà Thúy (Quách Thu Phương) làm một bài "kiểm tra tư cách" với Thanh xem cô có xứng làm con dâu không. Trong nháy mắt, không hiểu Ly kiếm phụ kiện ở đâu và thay quần áo như trang phục biểu diễn Halloween giả làm người mù để thử phản ứng của Trang.
Chưa kể tình tiết vô lý này, cũng trong tập 4, Quy tìm danh sách các cửa hàng tham dự hội thảo bánh và nhanh chóng tìm ra địa chỉ làm bánh nhà Ly dù trước đó cô không hề giới thiệu thông tin gì về cửa hàng nhà mình. Do vậy, khán giả khó hiểu trước trình độ "điều tra" của Quy.
Trong tập 5, khi đưa Ly về nhà hàng nơi Tú gặp gỡ Trang, Quy đã xin số điện thoại của cô. Ly nói số điện thoại của mình là 0913 kèm theo ngày tháng năm sinh. Không rõ Quy đã dò tìm ngày tháng năm sinh của Ly khi nào mà ngay lập tức gọi điện cho cô.
Tuy nhiên, ở đầu tập 6, khi Quy cầm điện thoại lên nhắn tin cho Ly, khán giả phát hiện ra số máy anh lưu trong số điện thoại lại có đầu số là 0934, với đuôi 241488. Chắc chắn đây không phải số Ly đã cho và không có ai sinh nhật vào tháng 14. Dù đây chỉ là những chi tiết nhỏ nhưng vẫn khiến nhiều mọt phim để ý.
Trong tập 8, Quy một mình lái xe băng băng trên đường vào buổi tối nhưng vẫn phát hiện ra Ly ngồi một mình ở nhà chờ xe bus bên kia đường. Chi tiết này được nhận xét là "chỉ có trên phim". Khán giả chỉ còn nước bái phục độ tinh mắt của nhân vật Quy.
Song chi tiết gây tranh cãi nhất cho đến thời điểm này nằm ở tập phim mới phát sóng. Ly đã mua một loại thuốc nhuận tràng cho người táo bón nghiền nát để cho vào bột bánh nhằm chơi khăm Quy. Ly tìm mọi cách khiến Quy ăn chiếc bánh có thuốc này để anh không hợp tác làm ăn với tiệm bánh nhà mình nữa.
Chi tiết trên được khán giả bàn luận xôn xao bởi nó cho thấy sự hồ đồ và thiếu văn minh của nhân vật Ly. Đó là chưa kể hành động Ly cố tình trì hoãn việc ra khỏi văn phòng của Quy để chứng kiến cảnh anh bẽ mặt chạy vào nhà vệ sinh vì đau bụng bị khán giả đánh giá là vô duyên.
Ngoài ra, người xem còn thắc mắc việc Ly làm bánh nhưng không bao giờ đeo khẩu trang, đội mũ hay găng tay. Cùng với đó, Đừng nói khi yêu xây dựng những tình tiết vô lý quá đà để khắc họa tình bạn của Ly và Tú. Dù thân thiết từ nhỏ nhưng khán giả cho rằng cả Tú và Ly đều quá vô duyên trong cách hành xử. Dù Tú đang tìm hiểu Trang, Ly vẫn hồn nhiên ôm vai bá cổ Tú trước mặt Trang hay Tú vô tư chở Ly về nhà ăn cơm do Trang nấu mà không hề báo trước.
Rõ ràng kịch bản phim nhồi nhiều tình tiết kịch tính để thu hút khán giả nhưng cũng cần tiết chế và đưa vào các tình huống hợp lý để thuyết phục người xem. Mặc dù vậy, phần đông khán giả vẫn đánh giá đây là bộ phim cuốn hút dành cho giới trẻ, dàn diễn viên đẹp, tạo hình hấp dẫn và diễn xuất tự nhiên.
Đừng nói khi yêuvẫn đang tiến hành quay song song với phát sóng, hiện chưa công bố số tập chính thức.
Mai Phương
Clip: VTV
Độc giả có thể gửi ý kiến về bộ phim tại địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm của bài báo đã đăng trên VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
Khán giả tranh cãi vì vai diễn của Mạnh Trường trong 'Đừng nói khi yêu'Vai soái ca Quy (Leo Nguyễn) của Mạnh Trường trong 'Đừng nói khi yêu' khiến khán giả bàn tán từ khi phim lên sóng.">Những điểm bất ổn trong phim Đừng nói khi yêu của Mạnh Trường
Hoàng Lan xin xuất viện về nhà từ 4 tháng qua vì hết tiền. Do không được điều trị tích cực, sức khỏe bà xuống dốc nhanh chóng. |
Theo chị Thắm, sau nhiều lần ra vào viện, nghệ sĩ Hoàng Lan quyết định xin ở nhà hẳn vì số tiền khám chữa bệnh đã gần như hết. Nữ nghệ sĩ hiện nằm một chỗ, phần lưng bị hoại tử, các cơ tay chân bị co quắp, không duỗi thẳng được. Do ảnh hưởng chứng bệnh parkinson ngày càng nặng, bà cũng nói chuyện khó khăn hơn.
"Mỗi tháng tiền viện phí, sinh hoạt của chị Hoàng Lan tầm 40 triệu, gồm thuốc thang, tã, sữa... Trước đó, số tiền mạnh thường quân quyên góp được gửi ngân hàng rút ra mỗi tháng để chi trả nhưng đến nay đã vơi gần hết. Thân mang bệnh trong người nhưng phải đau đáu chuyện tiền bạc, chị ấy xuống sức rất nhanh", chị Thắm kể.
Hiện Hoàng Lan thuê một căn chung cư ở quận 11 (TP.HCM). Vì để tiết kiệm chi phí, nữ nghệ sĩ dự tính tìm căn trọ khác với mức giá rẻ, khoảng 2 triệu đồng. Tuy nhiên, nhiều chủ trọ đều từ chối vì biết hoàn cảnh bệnh tật của bà. Họ sợ nữ nghệ sĩ không may chuyển biến xấu, nhỡ qua đời sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh.
Nghệ sĩ Phi Phụng, Phương Dung đến thăm Hoàng Lan. |
Trưa 10/11, nghệ sĩ Phi Phụng và Phương Dung cũng đến thăm Hoàng Lan khi hay tin. "Chị Hoàng Lan khóc, nói rằng kiếp trước chị mang nghiệp nặng nên bây giờ bệnh tật kéo dài không hết", nghệ sĩ Phương Dung kể. Dù biết Hoàng Lan ngại sự hỗ trợ của mọi người, nhóm nghệ sĩ bàn với nhau vẫn đăng thông tin kêu gọi quyên góp với hy vọng chung tay giúp bà vượt cảnh ngặt nghèo.
Hoàng Lan đổ bệnh từ năm 2011, sau khi đóng xong phim Cổng mặt trời. Chứng suy thận khiến bà mệt mỏi, hai chân bắt đầu đứng không vững. Năm 2016, bà mắc thêm chứng bệnh Parkinson, cột sống, giãn tĩnh mạch,... Những biến chứng từ căn bệnh khiến mắt phải nữ nghệ sĩ bị hỏng và phải nằm một chỗ suốt nhiều năm qua.
Trước đó, nhiều nghệ sĩ, mạnh thường quân đã tổ chức quyên góp kinh phí giúp Hoàng Lan. Nghệ sĩ Phi Phụng kêu gọi được gần 150 triệu đồng, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cùng một vài người bạn quyên góp được số tiền 90 triệu đồng. Các đồng nghiệp như Quyền Linh, Trịnh Kim Chi, anh em Lý Hùng - Lý Hương cũng trực tiếp đến trao tiền và thực phẩm... Tuy nhiên số tiền quyên góp cũng nhanh chóng vơi đi do chi phí chữa trị bệnh quá tốn kém.
Hoàng Lan xúc động hội ngộ khán giả truyền hình trong chương trình 'Ký ức vui vẻ' năm 2019. |
Nghệ sĩ Hoàng Lan sinh năm 1959 tại một tỉnh miền Tây Nam bộ. Bà trở thành diễn viên đoàn kịch nói Cửu Long Giang khi mới 17 tuổi. Sau nhiều năm lăn lộn trên các sân khấu, Hoàng Lan ghi dấu trong lòng khán giả phía Nam với các vai diễn như Hai Mưa Nắng, Lan Xì - po, má mì, chủ quán cơm tù... trong chương trình Trong nhà ngoài phốnhững năm 2000. Ngoài ra, nữ nghệ sĩ từng ghi dấu ấn với khán giả bằng những vai diễn trong các phim Cô thư ký xinh đẹp, Cổng mặt trời, Sóng gió cuộc đời...
Thúy Ngọc
Sau 2 lần phẫu thuật cột sống, Hoàng Lan bị hoại tử lưng, vết lở ngày càng to và tay chân sưng phồng. Các nghệ sĩ đến thăm không khỏi xót xa khi chứng kiến tình cảnh hiện tại của bà.
">Nghệ sĩ Hoàng Lan bệnh nặng nhưng xin ra viện bởi không còn tiền
友情链接