当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo Levski Sofia vs Spartak Varna, 22h45 ngày 21/2: Tôn trọng đối thủ 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Fortaleza vs Llaneros, 07h00 ngày 18/4: Công cùn thủ kém như Fortaleza
Tuyển futsal Việt Nam đã để thua Nhật Bản với tỉ số 0-2. Kết quả này đã khiến thầy trò Diego Giustozzi mất ngôi đầu bảng D vào tay đối thủ. Dù vậy, do hơn chỉ số phụ so với Saudi Arabia, tuyển futsal Việt Nam vẫn giành vé vào tứ kết.
Do xếp thứ 2 bảng D, tuyển futsal Việt Nam phải gặp đối thủ rất mạnh là Iran (nhất bảng C) ở vòng tứ kết futsal châu Á 2022. Đây là cường quốc của futsal châu Á.
Trên BXH futsal thế giới mới nhất, Iran đứng thứ 6, chỉ kém Brazil, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nga và Argentina. Iran hiện cũng là nhà ĐKVĐ của giải futsal châu Á. Cách đây 4 năm (2018), đội bóng này đã giành chức vô địch tại Đài Loan sau khi vượt qua Nhật Bản 4-0 ở chung kết.
Đặc biệt, qua 15 lần tổ chức từ năm 1999 tới nay, giải futsal châu Á đã chứng kiến 12 lần lên ngôi của Iran. Vì vậy, giới chuyên môn nhận định Việt Nam không có cơ hội tạo bất ngờ ở trận tứ kết sắp tới.
Ở tứ kết futsal châu Á 2022, ngoài Việt Nam, khu vực Đông Nam Á còn 2 đại diện khác là Indonesia và Thái Lan. Đội bóng xứ vạn đảo sẽ gặp Nhật Bản, trong khi Thái Lan sẽ tranh vé bán kết với Tajikistan. Cặp đấu còn lại là màn so tài giữa Uzbekistan và chủ nhà Kuwait.
Theo lịch, tuyển futsal Việt Nam sẽ bước vào trận tứ kết đầu tiên với Iran vào lúc 15h00 chiều mai (4/10). Tiếp đến là trận đấu giữa Nhật Bản và Indonesia vào lúc 18h00, Thái Lan vs Tajikistan (21h00) và Uzbekistan vs Kuwait (00h00 – 5/10).
4 đội thắng ở tứ kết sẽ gặp nhau ở bán kết vào ngày 6/10. Trận chung kết sẽ được tổ chức sau đó 2 ngày.
Highlights futsal Nhật Bản 2-0 Việt Nam (nguồn: FPT Play):
Lịch thi đấu vòng tứ kết futsal châu Á 2022: Tuyển Việt Nam đấu Iran
Ngay sau khi hoàn tất cú đúp ở phút 68, Tiến Linh đau đớn nằm sân khi bị đau ở vùng đùi, anh lập tức được nhân viên y tế vào sân chăm sóc. Dẫu vậy, tuyển thủ quốc gia này không thể tiếp tục thi đấu, anh rời sân để nhường chỗ cho Vĩ Hào.
Hiện vẫn chưa rõ mức độ chấn thương của Tiến Linh, nhiều khả năng anh sẽ phải nghỉ ngơi một thời gian để bình phục.
Trước đó, chân sút mang áo số 22 đã phải nghỉ thi đấu khoảng một tháng với chấn thương đùi. Tiến Linh không thể ra sân từ giữa tháng 7 tới giữa tháng 8 và khi tái xuất sân cỏ, anh có được phong độ cao khi ghi tới 5 bàn, tính cả cú đúp vào lưới của Đà Nẵng.
Tiền đạo gốc Hải Dương hiện đang có tổng cộng 8 bàn thắng, xếp thứ hai trong danh sách vua phá lưới tại V-League 2022, sau Rimario (13 bàn). Anh đang là chân sút nội có thành tích tốt nhất.
Việc thiếu vắng Tiến Linh sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sức mạnh của B.Bình Dương ở giai đoạn nước rút tại V-League 2022.
HLV trưởng ĐT Việt Nam Park Hang Seo chắc chắn cũng sẽ lo lắng với chấn thương của tiền đạo con cưng trong bối cảnh mà AFF Cup 2022 đang tới gần.
Video Đà Nẵng 0-4 Bình Dương (nguồn: Next Sports)
Một năm sau thương vụ thành công Casemiro, MUđược cho là đang liên hệ với Real Madrid để đàm phán chiêu mộ tiền vệ trẻ Aurelien Tchouameni.
Năm ngoái, Tchouameni đến Real Madrid để thay Casemiro. Anh đá nổi bật giai đoạn đầu nhưng mờ nhạt sau World Cup 2022.
Có nhiều đội lớn quan tâm đến Tchouameni trong vài tháng gần đây. Trước MU, các CLB như Arsenal, Liverpool, Bayern Munich và PSG đều có động thái chuyển nhượng cầu thủ 23 tuổi người Pháp.
Fichajes tiết lộ, đại diện MU đang nỗ lực thuyết phục Real Madrid với tổng chi phí chuyển nhượng khoảng 90 triệu euro.
PSG chốt Goncalo Ramos
Sau khi thua MU trong cuộc đua giành Ramus Hojlund, Paris Saint-Germain quyết định dứt điểm mục tiêu Goncalo Ramos để nâng cấp hàng công.
PSGsẵn sàng thay đổi hoàn toàn dự án bóng đá mới cùng với Luis Enrique, sau khi chia tay Lionel Messi và mâu thuẫn với Kylian Mbappe.
Nhà báo Fabrizo Romano chi biết, quá trình đàm phán giữa PSG với Benfica vẫn đang diễn ra. CLB thủ đô Paris hy vọng có thể sớm hoàn tất thỏa thuận.
Nhiều khả năng PSG sẽ chiêu mộ Goncalo Ramos theo dạng cho mượn cùng điều khoản mua đứt vào năm sau. Giải pháp này giúp nhà vô địch bóng đá Pháp tránh vi phạm những quy định về Công bằng tài chính.
Muani muốn rời Frankfurt
Randal Kolo Muani vừa phá vỡ sự im lặng khi bày tỏ mong muốn được rời Eintracht Frankfurt trong mùa hè năm nay.
Kolo Muani nhận được nhiều đề nghị chuyển nhượng từ MU, PSG hay Tottenham. Tuy vậy, cho đến nay phía Frankfurt liên tục từ chối đàm phán vì mức giá không được như mong muốn.
RMC Sport đưa tin, Muani muốn đến môi trường lớn hơn để phát triển sự nghiệp bóng đá, đảm bảo suất cùng Pháp dự EURO 2024 và World Cup 2026.
Muani vừa có mùa giải bùng nổ cùng Frankfurt. Cầu thủ 24 tuổi xem Bundesliga chỉ là bệ phóng để hướng đến những tham vọng lớn.
*Những thương vụ chuyển nhượng đáng chú ý:
- Crystal Palace hầu như đã hoàn tất hợp đồng mượn cầu thủ trẻ Lewis Hall từ Chelsea. Các bên hiện đang chốt những điều khoản cuối cùng trước khi công bố chính thức.
- Mùa hè ồn ào của AC Milan tiếp tục khi công bố bản hợp đồng 5 năm với tiền vệ Yunus Musah. Cầu thủ 20 tuổi người Mỹ là thương vụ thứ 8 của đội, với giá 20 triệu euro cùng các điều khoản trả sau.
Musah cũng là cầu thủ người Mỹ thứ hai mà Milan chiêu mộ năm nay, sau Christian Pulisic từ Chelsea.
- Sau nhiều tuần đàm phán, MU đã có được tài năng trẻ người Anh Harry Amass từ Watford. Hậu vệ trái sinh năm 2007 ký 4 năm và trở thành thành viên đội trẻ "Quỷ đỏ".
- Yann Sommer đã đạt được thỏa thuận đến Inter Milan, nơi anh trở thành giải pháp thay Andre Onana (gia nhập MU). Bayern Munich nhận 6 triệu euro từ thương vụ này.
Thủ môn 34 tuổi người Thụy Sĩ sẽ đến Italy trong ngày Chủ nhật và kiểm tra y tế vào thứ Hai tới.
- Trong quá trình tìm kiếm giải pháp thay Declan Rice (đến Arsenal), West Ham đã đạt thỏa thuận cá nhân với Edson Alvarez. CLB thủ đô London sẽ chốt sớm đàm phán với Ajax để có chữ ký tiền vệ người Mexico.
- Atalanta sắp hoàn tất thương vụ Gianluca Scamacca, thay thế Ramus Hojlund. West Ham đồng ý đề nghị chuyển nhượng 25 triệu euro cộng với 5 triệu euro trả sau từ CLB Serie A.
Xem ngay những tin chuyển nhượng mùa hè mới nhất tại đây!
Nhận định, soi kèo Al Zlfe vs Ohod, 23h00 ngày 15/4: Còn nước còn tát
Cao tốc TP.HCM - Nha Trang thông tuyến mở thêm cơ hội du lịch mới cho giới thượng lưu với xu hướng “Flex trip”. Điều này đồng nghĩa với việc chủ nhân của những chiếc xe sang trọng có thể tự do vi vu trên cung đường hiện đại, tận hưởng hành trình linh hoạt, chủ động sắp xếp lịch trình theo ý thích. Đặc biệt, với lợi thế di chuyển nhanh chóng, giới nhà giàu dễ dàng kết hợp du lịch nghỉ dưỡng với công việc. Họ có thể tham dự các cuộc họp, gặp gỡ đối tác… mà không ảnh hưởng đến kỳ nghỉ.
Gran Meliá Nha Trang - điểm đến nghỉ dưỡng mới cho giới tinh hoa
Bên bãi Tiên thơ mộng, trong quần thể dự án đô thị biển 44ha Libera Nha Trang đẳng cấp quốc tế, khu nghỉ dưỡng Gran Meliá Nha Trang không chỉ được biết đến “kỳ quan thứ 15” của Gran Meliá Hotels & Resorts - thương hiệu cao cấp nhất của tập đoàn Meliá Hotels International với gần 70 năm lịch sử phát triển.
Gran Meliá Hotels & Resorts luôn khắt khe trong việc lựa chọn từng địa điểm và mỗi nơi mà thương hiệu 5 sao này dừng chân đều sẽ mang dấu ấn “kỳ quan lộng lẫy”, thể hiện rõ niềm tự hào của vùng đất. Đơn cử có thể kể đến Gran Meliá Iguazú (Argentina), khách sạn duy nhất tọa lạc tại Công viên quốc gia Iguazú - 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới; Gran Melia Tây An - trung tâm cố đô hoa lệ của 13 vương triều, mang nồng nàn hơi thở nghệ thuật Trung Hoa hơn 3.000 năm lịch sử, nơi giao lưu gặp gỡ của những nghệ sĩ bản địa nổi tiếng. Ở Việt Nam, Gran Meliá Nha Trang tự hào với thế đất "peninsula" độc bản, chính là nơi thu trọn khung cảnh hùng vĩ của Vịnh ngọc Nha Trang.
Đây còn là nơi những du khách tận hưởng trọn vẹn từng trải nghiệm với: những bữa tiệc xa hoa, du ngoạn cùng du thuyền Vega Yacht; lặn biển ngắm những rạn san hô quý hiếm; thưởng thức những bữa tối lãng mạn tại chuỗi nhà hàng lừng danh thế giới: Hispania Nha Trang, Shibui, Natura... Đặc biệt, Gran Meliá Nha Trang hứa hẹn thu hút du khách quốc tế khám phá văn hóa Việt Nam với “tuyệt phẩm” nhà hát Đó cùng show diễn Rối Mơ kế cận.
Tại Gran Meliá Nha Trang, mỗi một không gian, mỗi một chi tiết đều được đầu tư tỉ mỉ. Đó là sự kết tinh của những thương hiệu hàng đầu thế giới. Nội thất từ thương hiệu Ý - Minotti: tinh tế, tỉ mỉ trong từng chi tiết, là sự lựa chọn ưu tiên của giới tinh hoa thế giới để tô điểm thêm cho không gian độc quyền. Gạch ốp lát Porcelanosa từ tập đoàn thiết bị phòng tắm, gạch ốp lát lớn hàng đầu châu Âu, được trao chứng nhận “hương hiệu giá trị” bởi Hoàng gia Anh. Đơn vị thiết kế là HBA - top 1 trong danh sách 100 công ty thiết kế lớn nhất toàn cầu 2024, gắn liền với các công trình kiến trúc xa xỉ của các thương hiệu 5 sao. Tổng thầu xây dựng Hyundai E&C (Huyn đai I & C) từ Hàn Quốc, kiến tạo hàng loạt công trình biểu tượng trên thế giới.
Theo các chuyên gia, sự xuất hiện của Gran Meliá Nha Trang hứa hẹn đánh dấu một bước ngoặt mới cho du lịch nghỉ dưỡng hạng sang Nha Trang. Nơi đây hội tụ đầy đủ yếu tố cần thiết để trở thành điểm đến lý tưởng cho giới thượng lưu: từ vị trí đắc địa, kết nối thuận tiện, kiến trúc đẳng cấp, dịch vụ hoàn hảo đến những trải nghiệm xứng tầm, độc đáo và khác biệt.
Ngọc Minh
" alt="Nha Trang"/>Tại buổi tọa đàm, ông Đặng Bảo Hiếu, Chủ tịch Focus Travel, Chủ tịch HĐQT Ana Marina Nha Trang khẳng định bản thân luôn có khát khao làm sao để dòng sông, mặt biển đem lại nguồn lợi chính đáng cho doanh nghiệp, cộng đồng, người dân.
Là doanh nghiệp hoạt động về du lịch, ông Hiếu bỏ nhiều thời gian nghiên cứu thị trường, thói quen du lịch đường sông quốc tế. Quá trình nghiên cứu, ông phát hiện Việt Nam đang bỏ lỡ một cơ hội rất lớn là du lịch đường sông.
Cùng nhận định, ông Po Trần chia sẻ, ở miền Nam, 60% sản phẩm du lịch của công ty do ông quản lý đến từ dòng sông Mekong. Hàng tháng, các sản phẩm du lịch đường sông của ông thu hút từ 500 - 800 khách nước ngoài.
Tuy nhiên, ông vẫn có những trăn trở trong lĩnh vực được nhận định có nhiều tiềm năng này. Một trong số đó là nhận được phản hồi từ du khách về việc những nơi họ được đưa đến có nhiều rác thải, các điểm đến chưa có biểu tượng, dấu ấn đặc biệt để du khách nhớ đến, quảng bá, giới thiệu,…
Trong khi đó, ông Trần Việt Anh trăn trở về việc các doanh nghiệp trong nước chưa có sự hợp tác tốt, đặc biệt là những doanh nghiệp cùng ngành. Theo ông, các doanh nghiệp vẫn hoạt động theo kiểu mạnh ai nấy làm rồi cạnh tranh với nhau về giá. Điều này khiến ngành du lịch đường sông gặp khó khăn, khó bứt phá.
Bình luận về tương lai, định hướng phát triển kinh tế đường sông ở Việt Nam, nhà báo Hoàng Tư Giang cho rằng, nước ta có rất nhiều sông. Tuy nhiên, tính theo GDP làm ra trên mỗi m3 nước, người Việt Nam kém nhất thế giới.
Ông Giang nêu dẫn chứng cho thấy, với mỗi m3 nước, người Việt Nam chỉ tạo ra được 2 USD trong khi người nước ngoài tạo ra đến 20 USD. Nhà báo Hoàng Tư Giang nhận định: “Chúng ta giàu có về tài nguyên nước. Tuy nhiên, chúng ta chưa biết cách khai thác đúng mức.
Hơn thế, người Việt Nam còn lạm dụng, lợi dụng dòng sông và không tính đến việc phát triển bền vững”.
Đề cập đến câu chuyện phát triển bền vững, nhà báo Hoàng Tư Giang cho rằng điều quan trọng nhất là vấn đề thể chế, quy hoạch. Theo ông, cần tạo ra những cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp khai thác những dòng sông tốt hơn về mặt du lịch.
Hiến kế để giong buồm
Theo ông Đặng Bảo Hiếu, nếu theo đuổi vấn đề phát triển bền vững ngành du lịch sông nước cần phải xác định được 5 thành tố. Đầu tiên, đóng vai trò quan trọng là Nhà nước, tiếp theo là nhà kinh doanh. Các thành tố còn lại gồm nhà đầu tư, nhà địa phương và những người làm công tác truyền thông.
Ông nhấn mạnh: “Sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ của những thành tố trên sẽ tạo nên bức tranh toàn vẹn về phát triển bền vững.
Tuy nhiên, tôi nhận thấy cũng cần thêm một từ khóa vào quá trình này. Đó là tình yêu với những con sông, tình yêu với công việc. Tình yêu ấy sẽ làm cho chúng ta có một khát vọng lớn lao hơn trong việc giong buồm, ra biển lớn”.
Đồng tình với nhận định của ông Hiếu, ông Po Trần cho rằng, sau khi có được tình yêu, thể chế, người làm du lịch cần tìm được “thuyền trưởng, tìm ra tấm la bàn” để con tàu du lịch đường sông đi đúng hướng, phát triển bền vững.
Tham dự tọa đàm, TS. Dương Đức Minh, Phó Chủ tịch Hội đồng Viện kiêm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch TPHCM đóng góp thêm từ khóa ngưỡng hội tụ cho quá trình nghiên cứu, thúc đẩy phát triển du lịch đường sông.
Ông nói: “Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch TPHCM đã bắt đầu nghiên cứu ngưỡng hội tụ của những dòng sông từ những năm 2007. Quá trình nghiên cứu, viện nhận thấy cộng đồng dân cư ven sông gần như là cộng đồng yếu thế. Họ luôn khát khao được tiếp cận thế giới bên ngoài và du lịch.
Đây là cơ hội để nhà đầu tư, doanh nghiệp khai thác bằng cách rút ngắn khoảng cách của cộng đồng dân cư ven sông với thế giới bên ngoài.
Với cách nhìn về ngưỡng hội tụ này, Viện đồng hành cùng Sở Du lịch TPHCM ra mắt mô hình du lịch cộng đồng ở Thiềng Liềng. Và, đây là một trong những sản phẩm gây thương nhớ cho du khách gần xa.
Quan điểm thứ 2 về ngưỡng hội tụ, theo tôi, đó là tránh sự đa dạng hóa những dòng sông. Bởi có dòng sông rất đẹp, rất lung linh nhưng cũng có dòng sông đang có những nguy cơ và thách thức của riêng mình.
Và trong bối cảnh ấy, chúng ta cần có quan điểm tiếp cận đa dạng để có thể giải quyết nó một cách tốt nhất”.
Cũng góp mặt tại buổi tọa đàm, trong vai trò thành viên Hội đồng Tư vấn du lịch, TS. Lương Hoài Nam, Tổng Giám đốc Bamboo Airways khẳng định có những cơ hội để giúp ngành du lịch sông nước phát triển hơn, sinh ra nhiều lợi ích hơn cho các địa phương và cộng đồng xung quanh các dòng sông.
Để hiện thực hóa những cơ hội này, ông cho rằng, tất cả các địa phương phải có sự đầu tư nhiều hơn về trí tuệ, nội lực, tài chính, cơ chế,... Ông đề nghị các thành phố đẩy mạnh đầu tư vào việc quy hoạch cảnh vật ở 2 bên bờ sông thật đẹp. Điều này sẽ giúp tăng sản phẩm tham quan trên sông, thu về nhiều lợi ích.
Lắng nghe những trao đổi của các chuyên gia, diễn giả trong buổi tọa đàm, Giám đốc Sở Du lịch TPHCM, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa khẳng định, giong buồm là từ khóa mở để mọi người cùng suy nghĩ, đi đến nhiều ý tưởng.
Chia sẻ tại buổi tọa đàm, bà Ánh Hoa cho biết: “Việc tôn vinh, đánh giá nguồn lực tài nguyên sông nước ở nước ta đã được nhìn nhận. Tuy nhiên để khai thác đúng mức, đúng tầm nguồn tài nguyên này còn cần phải bàn thêm.
TPHCM cũng nằm trong bối cảnh chung này. TPHCM có định hướng rất rõ ràng rằng phải khai thác được đặc trưng là một đô thị bám sông và hướng biển. Một trong những khát khao của Sở Du lịch TPHCM là trong tương lai sẽ đưa du lịch sông nước thành một trong những sản phẩm đặc trưng của thành phố.
Tôi cũng đồng ý với từ khóa bền vững. Nếu chúng ta có cùng một tầm nhìn về hướng bền vững thì tất cả các hành động của chúng ta sẽ đi cùng một hướng”.
Sau khoảng 1 tiếng thảo luận sôi nổi, buổi tọa đàm với chủ đề Giong buồm kết thúc với những giải pháp hướng đến việc phát triển kinh tế sông, kinh tế biển của Việt Nam.
Các chuyên gia, diễn giả đều cho rằng, để có thể giong buồm đưa kinh tế sông, biển ra biển lớn, mỗi chúng ta cần thực hiện bằng một tình yêu sâu sắc với sông, với biển. Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng cần tìm ra vị thuyền trưởng, tấm la bàn để con tàu du lịch đường sông đi đúng hướng.
Quan trọng hơn cả, các diễn giả nhận định cần có những thể chế, quy định để thực hiện việc giong buồm, vượt khơi một cách bền vững.
Hiến kế để ‘giong buồm’, đưa kinh tế du lịch đường sông Việt Nam ra biển lớn