Câu trả lời này tôi từng nghe hàng chục lần, từ những giáo viên tôi gặp, khi họ chia sẻ về những bất cập trong chương trình dạy học. Thực ra họ chưa từng tìm cách thay đổi hay xoay chuyển nó. Phụ huynh lựa chọn hệ thống giáo dục chính quy cho con, dù tư hay công lập, đã tự đưa mình vào một guồng máy có nhiều tiếng kêu ken két, lọc cọc vì các bộ phận không ăn khớp với nhau. Nhưng phụ huynh vẫn chọn vừa đi vừa nghe tiếng kêu ấy thay vì tham gia sửa chữa nó. Còn giáo viên thì phụ thuộc vào hệ thống máy móc ấy.
Cái chung do ai sinh ra? Vì mục đích gì? Ai là người thực hiện để đạt được mục đích ấy? Nếu không đạt được mục đích ấy thì có phải thay đổi không?
Bởi chúng ta chưa từng hiểu bản chất của mối quan hệ giữa phụ huynh- nhà trường- con trẻ- lãnh đạo giáo dục để xác lập mối quan hệ ấy một cách đúng đắn nên phụ huynh thì cảm thấy mình phụ thuộc, chạy theo Bộ Giáo dục về chương trình lẫn phương pháp.
Những người trong hệ thống giáo dục thì phụ thuộc lẫn nhau về mặt quyền lực. Vì thế, có những cái chung to đùng ngáng trở con cái chúng ta phát triển, nhưng chẳng ai dám lên tiếng cho đàng hoàng.
Có những cái chung không phù hợp nằm chình ình trong hệ thống giáo dục làm giáo viên thấy nặng nề, bức bối nhưng nó chẳng hề dịch chuyển.
Ẩn sau lời nói "Cái đó là cái chung rồi" là sự phụ thuộc ấy. Khi ta để mình bị phụ thuộc và chấp nhận sự phụ thuộc ấy, ẩn sau nó chính là nỗi sợ hãi.
Vì sao chúng ta sợ hãi? Vì ta quên mất hoặc chưa thực sự xác định được mục đích đúng đắn nhất của việc chúng ta cho con đến trường học để làm gì.
Nếu xác định được rồi, chúng ta sẽ linh hoạt mà tìm cách để đạt được mục đích ấy. Đến trường chỉ là một trong những lựa chọn. Và khi đến trường, nếu ta không quên mất mục đích ấy, ta cũng sẽ tìm được cách để xoay chuyển mọi thứ về đúng mục đích.
Ẩn sau lời nói "Cái đó là cái chung rồi" là sự quan liêu của tất cả, từ cha mẹ đến giáo viên và lãnh đạo. Mọi quy trình hay mục tiêu đặt ra cũng chỉ là để phục vụ cho việc giáo dục được diễn ra một cách đúng đắn, chứ việc giáo dục không phải để đảm bảo cho cái quy trình hay mục tiêu ngắn hạn ấy được diễn ra. Vì thế, quy trình, cách làm, chương trình hay mục tiêu phải là thứ luôn luôn linh hoạt và có thể điều chỉnh, thay đổi thường xuyên để việc giáo dục được chân chính nhất.
Vậy nên, làm giáo dục hay cho con đi học mà không biết mục đích thực sự của việc ấy là gì, không biết bản chất của giáo dục là gì, nó hướng đến đâu, thì cả hành trình gần 20 năm con chúng ta ngồi trên ghế nhà trường là để cho cái mạng lưới chương trình, quy trình, ... hất lên hất xuống hay sao? Có lãng phí thời gian của con trẻ và bố mẹ hay không?
Hãy nhìn xa như thế, hãy thấy tiếc cả cuộc đời con trẻ và quan sát hậu quả của sự lãng phí ấy để không tự chôn sự học của lũ trẻ trong vòng luẩn quẩn.
Độc giảNguyễn Hường
" alt=""/>Có những cái chung ngáng trở sự phát triển của trẻ, nhưng chẳng ai lên tiếng cho đàng hoàngTrường này đưa ra mức điểm sàn cho tất cả các ngành đào tạo là 18 điểm.
Căn cứ trên mức điểm trường công bố thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào trường bằng phương thức thi tốt nghiệp THPT có thể xem xét việc điều chỉnh nguyện vọng từ 19/9 theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Cụ thể các ngành đào tạo như sau:
![]() |
Tất cả các ngành của Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM nhận hồ sơ xét tuyển từ 18 điểm |
So với năm 2019, điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển vào Trường ĐH Kinh tế Tài chính tăng từ 1 – 2 điểm.
Lê Huyền
Lãnh đạo các Trường ĐH Y Dược TP.HCM và Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đều nhận định điểm chuẩn sẽ tăng so với năm 2019.
" alt=""/>Điểm sàn xét tuyển Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCMCũng theo Dự thảo, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trình Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH xem xét, quyết định công nhận kết quả đánh giá trường và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn trường cao đẳng chất lượng cao. Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn trường cao đẳng chất lượng cao.
Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn trường cao đẳng chất lượng cao có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp.
Các Bộ, ngành, địa phương phải có chính sách ưu tiên cụ thể về vốn, đầu tư, đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học đối với các trường đạt tiêu chuẩn trường cao đẳng chất lượng cao. Hỗ trợ quảng bá, nâng cao hình ảnh các trường đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Chú trọng vai trò của doanh nghiệp
Dự thảo đề xuất tiêu chí 3 “Gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo và việc làm sau đào tạo” với 5 tiêu chuẩn để đánh giá.
Thứ nhất, doanh nghiệp tham gia chặt chẽ và hiệu quả trong quá trình xây dựng, rà soát, chỉnh sửa bổ sung chuẩn đầu ra, phát triển chương trình đào tạo và đánh giá kết quả học tập. Trường triển khai đào tạo hợp tác với doanh nghiệp ở ít nhất một ngành/nghề. Trong đó, có cán bộ của doanh nghiệp đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm tham gia giảng dạy.
Thứ hai, hằng năm, trường hợp tác với doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp xác định nhu cầu đào tạo, tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp, trải nghiệm thực tiễn, giải quyết việc làm cho người học.
Thứ ba, trường hợp tác với doanh nghiệp để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động của doanh nghiệp.
Thứ tư, chương trình đào tạo có các nội dung về kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp, kỹ năng số và kỹ năng xanh trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Đối với ngành/nghề trọng điểm, thời gian đào tạo thực hành, thực tập, thí nghiệm chiếm ít nhất 70% tổng thời gian khóa học, trong đó đào tạo tại doanh nghiệp chiếm ít nhất 35% thời gian tổng thời gian khóa học.
Thứ năm, ít nhất 90% tổng số người học có việc làm phù hợp với ngành, nghề được đào tạo hoặc tiếp tục học nâng cao trong vòng 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp.
Tiêu chuẩn về sự tham gia, đánh giá của doanh nghiệp cũng được nhấn mạnh trong một số tiêu chí khác.
Tiêu chuẩn 2, 3 trong Tiêu chí 2 - Trình độ nhà giáo quy định: 90% nhà giáo có kinh nghiệm làm việc thực tế tại các doanh nghiệp ở những ngành/nghề có liên quan; Hằng năm, nhà giáo được cập nhật kiến thức, kỹ năng, công nghệ tại doanh nghiệp có các ngành, nghề liên quan.
Tiêu chuẩn 2 trong Tiêu chí 5 - Trình độ học sinh, sinh viên sau đào tạo quy định: Ít nhất 90% người học được các doanh nghiệp đánh giá năng lực đáp ứng được yêu cầu công việc.
Bạn đọc có thể xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1363/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án “Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao đến năm 2025”. Mục tiêu tổng quát của đề án phấn đấu đến năm 2025, có khoảng 70 trường cao đẳng chất lượng cao, đủ năng lực đào tạo một số ngành, nghề được các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN hoặc quốc tế công nhận. |
Minh Vy
" alt=""/>Chú trọng vai trò của doanh nghiệp trong đánh giá trường cao đẳng chất lượng cao