2025-04-24 20:17:28 Nguồn:NEWS Tác Giả:Thế giới View:296lượt xem
TheĐiểmsànĐHĐàNẵngtừchampion leagueo đó, điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển của các Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Kinh tế từ 15-18 điểm tùy theo ngành
Điểm sàn Trường ĐH Ngoại ngữ từ 15-17 điểm.
Điểm sàn Trường ĐH Sư phạm tất cả các ngành đều có ngưỡng điểm nhận đăng ký xét tuyển là 15 điểm Các ngành đào tạo giáo viên, ngành sức khỏe hiện ĐH này chưa công bố.
ĐH Đà Nẵng quy định điểm sàn là tổng điểm 3 môn của tổ hợp xét tuyển có nhân hệ số, quy về thang điểm 30, cộng với điểm ưu tiên khu vực, đối tượng.
Cụ thể như sau:
Trước đó, ĐH Đà Nẵng công bố điểm chuẩn theo phương thức xét học bạ và đánh giá năng lực vào 6 trường: Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Sư phạm, Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Ngoại ngữ, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, Trường ĐH CNTT và TT Việt - Hàn...
>>> Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2021
Lê Huyền
Điểm sàn khối trường quân đội năm 2021 từ 15 - 25,5 điểm
Ban tuyển sinh quân sự, Bộ Quốc phòng vừa công bố điểm sàn xét tuyển vào các trường quân đội năm 2021. Mức điểm sàn năm nay dao động từ 15 - 25,5.
Bà Nguyễn Phương Hằng và ông Trịnh Văn Quyết đều sở hữu Rolls-Royce
Đó là Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và Rolls-Royce Phantom Lửa thiêng, CEO Nguyễn Phương Hằng và Rolls-Royce Phantom biển số đuôi 789, Bầu Kiên và Rolls-Royce Phantom Rồng, Nữ doanh nhân Phạm Thị Diệu Hiền và Rolls-Royce biển tứ quý 3, hay nữ đại gia bất động sản Dương Thị Bạch Diệp và Rolls-Royce Phantom biển ngũ quý 7.
Những chiếc xe này đều được đặt hàng theo màu hợp tuổi, biển số "tài lộc", số tiến, ngũ quý...
Thế nhưng, một điều kỳ lạ, một sự trùng hợp ngẫu nhiên là các đại gia sở hữu Rolls- Royce đều lần lượt sa vòng lao lý, hoặc vướng các lùm xùm kinh doanh khiến tiếng tăm sự nghiệp đi vào quên lãng.
Nếu phân tích về trường hợp của Bà Dương Thị Bạch Diệp sẽ thấy từ chiếc xe cho đến biển số đều hoàn mỹ. Rolls-Royce Phantom được đặt màu sắc và chi tiết theo tên của nữ đại gia với cái giá đắt đỏ gần 40 tỷ vào năm 2008, khi về tỉnh Bình Định đăng ký lại được cấp biển số 77L-7777. Biển tứ quý 7 ngoài độ đẹp về sự trùng lặp con số của sức mạnh, còn được dân "sành số" suy luận thành "tứ thất" (nghĩa là bốn mùa không mất). Ai cũng thấy con đường phái trước của bà Diệp gần như mỹ mãn.
Thế nhưng đến năm 2019, bà Diệp cùng nhiều cựu lãnh đạo TP.HCM đã bị bắt với cáo buộc lừa đảo. Tiếng tăm người phụ nữ Việt đầu tiên sở hữu Rolls-Royce nay chỉ còn được nhắc đến như hoài niệm, trong khi công ty của bà Diệp còn hàng ngàn tỷ đồng nợ xấu. Thậm chí lúc này, những lời ngợi khen chiếc biển số xe Roll-Royce của bà Diệp trước đây chuyển thành chê trách cho rằng chiếc xe này đã không mang lại may mắn cho chủ nhân của nó trong công việc làm ăn, vì biển số xui “thất trùng thất” (chữ L quay ngược đầu lại như số 7).
Thế nên, không ít người nói vui rằng, Rolls- Royce là chiếc xe 'đen đủi' nhất hiện nay, mang đến vận xui cho những vị đại gia sở hữu nó.
Tôi cho rằng, chuyện các vị doanh nhân kia vướng vòng lao lý không liên quan gì đến chiếc Rolls-Royce cũng như, những biển số siêu đẹp gắn trên xe cũng không giúp họ "tẩy trắng" tội lỗi được.
Tuy nhiên, người ta vẫn nói, có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Vì thế, khi một chiếc "xe cỏ" như Kia Morning may mắn "trúng" được biển tứ quý, ngũ quý, ngay lập tức được bán lại với giá trị cao gấp 3, 4 lần. Gần đây, một chiếc Mercedes GLC 200 ban đầu mua với giá hơn 2 tỷ, nhưng khi trúng biển ngũ quý 8, đã được đẩy giá lên tới 7,8 tỷ đồng. Số tiền chênh lệch đủ mua tới 2 chiếc ô tô sang khác.
Thậm chí, có những người mua ô tô về còn phải làm lễ cúng bái rất kỳ công.
Tôi có người bạn gần đây mua chiếc ô tô và chẳng may bấm được biển số đầu 49 đuôi 53, cậu ấy buồn rũ người. Một tuần sau được biết cậu ấy đã bán xe sang tỉnh khác, chấp nhận lỗ tiền đăng ký chỉ để thoát "gánh nặng" tâm lý rằng chiếc xe ấy sẽ đem lại vận xui.
Theo các bạn, vấn đề phong thuỷ xe ô tô có quan trọng không? Khi mua xe có cần xem phong thuỷ? Rất mong nhận được nhiều góp ý từ mọi người. Xin cảm ơn!
Độc giả Phạm Tuấn Linh(Ba Đình, Hà Nội)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hàng loạt đại gia Việt đi xe siêu sang Rolls-Royce gặp hạn xui
Những chiếc Rolls-Royce hàng hiếm và độc tại Việt Nam gắn liền với tên tuổi của các đại gia nhưng như một sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhiều ông chủ gặp vận hạn thời gian qua, không liên quan đến lao lý thì cũng gặp rắc rối trong kinh doanh.
7 giờ sáng, ông Ngộ đạp xe từ nhà đến bưu điện làm việc. Ảnh: NVCC
Những người nước ngoài đi qua ông, ai cũng gật đầu chào. Có người dừng lại xin chụp hình làm kỷ niệm. Khuôn mặt hốc hác, hai mắt thâm quầng vì mệt và tuổi già, ông Ngộ vẫn mỉm cười chào lại, tạo dáng chụp hình với mọi người.
‘Khách du lịch ai biết cũng chào, xin chụp hình với tôi. Có hôm, tôi xách cặp ra về đến ngoài cổng, họ chạy theo xin chụp. Mệt lắm, nhưng tôi vẫn vui vẻ nhận lời. Làm công việc này là phải làm sao mọi người biết và quý mình’, cụ ông sinh năm 1930 tâm sự.
Ông Ngộ năm nay 89 tuổi. Tính đến nay, ông đã làm việc ở bưu điện hơn 70 năm. Công việc dịch và viết thư thuê, ông làm lúc nghỉ hưu năm 1990. Từ lúc làm công việc này, ông Ngộ thành người nổi tiếng, không chỉ ở bưu điện, mà còn được nhiều bạn bè quốc tế biết đến. Nhiều phóng viên ở các nước: Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản… đã viết bài về ông cho tờ báo của đất nước mình.
Từ những lá thư bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, ông Ngộ dịch sang tiếng Việt hoặc ngược lại. Ảnh: NVCC
Lục lại những tấm ảnh về mình do du khách, bạn bè quốc tế và các phóng viên gửi tặng, ông Ngộ nói về lý do mình được ngồi ở một góc trong bưu điện làm nghề viết và dịch thư thuê.
30 năm trước, đã có 2-3 người làm công việc như ông nhưng không được lâu. Vì ông là người thạo hai ngôn ngữ - Anh, Pháp, nên khi ông nghỉ hưu, lãnh đạo bưu điện mời ông đến làm. Ngoài truyền tải lại những câu chuyện của khách từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, ông phải giữ hình ảnh đẹp, hướng dẫn, chỉ đường, kể những câu chuyện về Sài Gòn xưa và nay cho khách khi đến thăm bưu điện.
Mỗi ngày, 7 giờ sáng, ông đạp xe đến chỗ làm. 3 giờ 30 phút chiều, ông thu dọn đồ dùng rồi đạp xe ra về. Hai ngày cuối tuần, ông nghỉ.
Nhiều người thấy ông lưng đã còng, tóc bạc trắng mà vẫn đi làm nên thắc mắc. Ông Ngộ cười lớn: ‘Các con tôi nó dư sức nuôi tôi. Nhưng ở nhà không cũng buồn, tôi đi làm cho vui, đỡ nhớ nghề và quảng bá cho đất nước. Tôi sẽ làm đến khi nào không còn sức khỏe nữa mới thôi’. Nói rồi, ông cầm chiếc kính hiển vi được một vị khách nước ngoài gửi tặng trong dịp sinh nhật mình ra khoe: ‘Cái này tôi được một người Pháp tặng đó. Chú ấy viết bằng tiếng Việt, để trong bưu thiếp tặng cho tôi’.
Lưng đã còng, tóc bạc, da nhăn nheo vì tuổi già, ông Ngộ vẫn thích đi làm. Ảnh: NVCC
Ngồi chờ khách đến 3 giờ chiều, ông Ngộ thu dọn đồ dùng cho vào cặp chuẩn bị ra về. ‘Hôm nay, tôi bị ế khách. Có một cô gái người Pháp đến nhờ viết bưu phẩm giúp thôi. Tôi viết có mấy dòng, cô ấy trả 200 ngàn đồng. Nhưng tôi lấy 15 ngàn đồng. Phần còn lại, trả cho cô ấy’, ông Ngộ nói, tay vuốt thẳng từng lá thư, bức ảnh, cuốn sách cẩn thận cho vào cặp mang đi gửi rồi ra nhà xe lấy xe đạp về.
Ông Ngộ cho biết, gần 30 năm làm nghề, ông không nhớ mình đã tiếp xúc với bao nhiêu vị khách, đọc và dịch bao nhiêu câu chuyện khác nhau. Ông chỉ biết, công việc của mình buộc phải quên hết mọi chuyện, không được tiết lộ với ai, vì đó là bí mật, đời tư của khách. Nhưng có hai câu chuyện liên quan đến tình mẫu tử làm ông nhớ mãi.
Đó là câu chuyện của người phụ nữ quê Bình Phước lấy chồng người Pháp. Sau kháng chiến, con trai bà theo cha về Pháp sống. Khi lớn lên, người con trở lại Việt Nam tìm mẹ. Họ gặp lại nhau và viết thư qua lại cho nhau 3-4 tháng một lần.
Hơn năm nay, ông Ngộ được chị tạp vụ cho mượn chiếc ghế có tựa để ngồi mỗi khi không làm việc. Sợ ai đó cầm nhầm, ông phải cột cẩn thận vào những chiếc ghế đã gắn cố định.
Mỗi lần viết thư cho con, người mẹ viết bằng tiếng Việt rồi bắt xe từ Bình Phước đến bưu điện nhờ ông Ngộ dịch sang tiếng Pháp gửi cho con. ‘Hơn năm nay, không thấy bà ấy đến nhờ tôi dịch thư nữa. Không biết, bà ấy có khỏe không’, ông Ngộ lo lắng. Vì không dùng điện thoại và không biết địa chỉ của người mẹ nên ông không biết làm thế nào để hỏi thăm.
Câu chuyện thứ hai là về mẹ con người đàn ông Pháp lạc nhau trong chiến tranh. Khi qua Việt Nam tìm mẹ, người con tìm đến ông Ngộ nhờ dịch địa chỉ trong hồ sơ tìm mẹ. Qua những thông tin anh cung cấp, ông Ngộ nhờ công an xác minh địa chỉ giúp. Chỉ mất thời gian ngắn, người đàn ông Pháp cũng tìm được mẹ.
Những thông tin về mình, hình ảnh, món quà, lá thư khách gửi tặng, ông lưu giữ lại cẩn thận.
‘Hôm anh ấy đến địa chỉ người mẹ đang ở, người mẹ đang nằm nghỉ trong căn chòi rách nát. Bà ấy chỉ nằm đó cho mát, còn bà được người con gái nuôi. Nhìn mẹ vậy, anh ấy đã khóc. Chứng kiến mẹ con họ gặp nhau sau bao năm xa cách, tôi vừa vui vừa xúc đồng’, cụ ông kể.
Ông Ngộ cho biết, mỗi khi làm cầu nối cho khách thành công, ông rất vui. Những người được ông giúp ai cũng viết thư cảm ơn. Có khách còn tặng ông quà, nhưng ông không nhận. ‘Tôi làm việc này không phải vì tiền, vì quà, mà muốn giúp đỡ người khác thôi’, cụ ông nói.
Ông Ngộ cho biết, ông đi làm là để vui, quảng bá hình ảnh đất nước chứ không phải vì kinh tế.
Anh Ngô Minh Đạt, bảo vệ ở bưu điện này cho biết, nhắc đến ông Ngộ, ai cũng thể hiện sự ngưỡng mộ, kính trọng vì ông tuổi cao vẫn miệt mài làm việc và là chứng nhân của những lá thư tay trong thời kỳ công nghệ đang lấn áp.
Anh Đạt cũng cho biết, trước ông Ngộ đã có 2-3 người làm công việc này. Khi ông Ngộ nghỉ hưu, lãnh đạo bưu điện thấy ông giỏi nhiều thứ tiếng nên mời ông đến làm.
Ám ảnh nơi 'đi mây về gió' của giang hồ khét tiếng Sài Gòn xưa
Trước 1975, xóm Cây Da Sà là một khu vực khét tiếng về tệ nạn. Nơi đây là ổ thuốc phiện, cũng là nơi phát xuất ra số đề và là khu vực an toàn cho những tay anh chị giang hồ.
" alt=""/>Cụ ông 89 tuổi gần 30 năm đạp xe đi viết thư thuê ở bưu điện Sài Gòn