-
Nhận định, soi kèo Sociedad vs Valladolid, 20h00 ngày 29/3: Chưa thể khá hơn
-
Leonardo da Vinci: Cuộc đời và tác phẩm qua 500 hình ảnh của tác giả Rosalind Ormiston là cuốn sách tham khảo toàn diện về cuộc đời và các tác phẩm của người nghệ sĩ, kỹ sư, nhà phát minh và nhà khoa học có ảnh hưởng vô cùng lớn, Leonardo da Vinci. Sách góp phần cung cấp một khám phá sống động về đời sống cá nhân, cũng như các ảnh hưởng của ông đối với nghệ thuật và bối cảnh lịch sử ở Ý thời Phục hưng.Cuốn sách gồm 2 phần chính, khám phá di sản và ảnh hưởng to lớn của Leonardo đối với các lĩnh vực đa dạng như nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật thông qua những hình ảnh sống động, kết hợp phân tích ngắn gọn dễ nắm bắt.
Phần 1 -Leonardo - Cuộc đời và thời đạiđưa chúng ta dõi theo Leonardo từ những năm tháng học nghề cho đến những nghiên cứu cuối đời ông, với những phân tích về mức độ ảnh hưởng của thời đại, của người thầy, các mối quan hệ gia đình, những người đồng nghiệp, cũng như thấy được những suy nghĩ vượt xa mức độ hiểu biết thông thường… Leonardo đã để lại các bức tranh, tiền bạc, tài sản và khoảng 13.000 trang ghi chép, bản vẽ và bản thảo, trong số đó chỉ còn 6.500 trang tồn tại đến ngày nay.
Phần 2 - Bộ sưu tập hình ảnhphân tích các tác phẩm quan trọng của Leonardo bao gồm hình vẽ, tranh vẽ và những nghiên cứu giải phẫu cơ thể người, kiến trúc và kỹ thuật. Những bức tranh và bản vẽ luôn thể hiện sự đa dạng và năng suất vượt trội từ người nghệ sĩ.
Đứng trước những tác phẩm hội họa của Leonardo da Vinci, người ta sẽ tưởng như mình được hiện diện cùng người nghệ sĩ vào khoảnh khắc ông tạo tác. Từ tiểu sử của Leonardo, ta có thể dễ dàng khám phá ông đã dành bao nhiêu thời gian cho mỗi tác phẩm, cũng như đã mất bao lâu cho các bản thiết kế, từ những con kênh, cây cầu tới những cỗ máy chiến tranh. Nghệ thuật, thiết kế và ghi chép của Leonardo nên được coi là một tổng thể công việc hợp nhất.
Cuốn sách được minh họa với 500 hình ảnh nổi bật, màu sắc sống động đem đến cho bạn đọc góc nhìn thú vị về người họa sĩ đã góp phần làm nên diện mạo của hội họa phương Tây và thế giới.
Leonardo da Vinci là một danh họa nổi tiếng thời Phục hưng, tên tuổi ông gắn liền với những bức tranh như Mona Lisa, Bữa tối cuối cùng, Đức Mẹ Đồng Trinh trong hang đá... Được nhiều người đánh giá là nghệ sĩ vĩ đại nhất từng sống, thậm chí được tôn sùng như một thiên tài đa dạng trong chính thời đại của mình, Leonardo da Vinci chỉ để lại một số lượng nhỏ các tác phẩm hội họa đã hoàn thiện nhưng có vô số bản vẽ và ghi chép về nhiều khía cạnh khoa học. Leonardo da Vinci được biết đến nhiều nhất trong vai trò họa sĩ và nhà điêu khắc. Công việc kiến trúc sư và kỹ sư bổ sung cho những quan sát sắc sảo của ông ở khía cạnh một nhà giải phẫu học và tự nhiên học. Đó là một gia tài mà những người cùng thời khó lòng sánh kịp. Khát khao cháy bỏng mà Leonardo dành cho tri thức ở hầu hết các lĩnh vực khiến ông ngay từ thời kỳ đầu đã tạo ra một lượng ghi chép phong phú, toàn bộ được gắn với nhau trong các cuốn sổ tay rời rạc, về rất nhiều chủ đề. Tuy nhiên, chúng lại không tiết lộ gì nhiều về con người, gia đình hay đời tư của Leonardo. |
Tình Lê

Lạc quan, cảm thông hơn với Chú bé có tài mở khóa
Chú bé có tài mở khóa kể về cuộc phiêu lưu của Hùng Lé - một chú bé với nhiều tính xấu song rất trượng nghĩa và giàu lòng trắc ẩn.
" alt="Cuộc đời và tác phẩm của Leonardo da Vinci qua 500 hình ảnh"/>
Cuộc đời và tác phẩm của Leonardo da Vinci qua 500 hình ảnh
-

Arthur Ryan - người sáng lập chuỗi cửa hàng bán lẻ thời trang PrimarkNgười sáng lập kiêm chủ tịch hãng bán lẻ thời trang Primark đã qua đời ở tuổi 83 sau cả cuộc đời trốn tránh dư luận.
Primark hiện sở hữu những cửa hàng thời trang trải khắp toàn cầu.
Mặc dù là người sáng lập và điều hành một chuỗi cửa hàng thời trang phát triển rực rỡ, triệu phú Arthur Ryan lại sống một cuộc đời kín tiếng, bi kịch và luôn ám ảnh trước nguy cơ bị bắt cóc.
Các cộng sự nhận xét về Ryan rằng: ‘Arthur Ryan là một nhà bán lẻ thực sự có tài và là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn’.
‘Ông là một nhà bán lẻ đi tiên phong. Ông đổi mới và không bao giờ tự mãn mặc dù đã đạt được nhiều thành công’.
‘Ông ấy thách thức chúng tôi trở thành những người giỏi nhất có thể. Di sản mà ông để lại sẽ tiếp tục phát triển’.
 |
Arthur Ryan hiếm khi xuất hiện trước công chúng |
Triệu phú Arthur Ryan được cho là sinh ra ở Ireland vào năm 1935. Thậm chí cả điều này cũng được ông giữ kín.
Ryan bắt đầu sự nghiệp bán lẻ sau khi chuyển tới London. Ban đầu, ông khởi nghiệp với vị trí là người mua cà vạt cho hãng Swan & Edgar. Sau đó, ông chuyển sang bán buôn hàng thời trang.
Tiếp đó, Ryan trở về Dublin và bắt đầu làm việc ở chuỗi bán lẻ Dunnes Stores.
Ở tuổi 27, ông mở cửa hàng đầu tiên vào năm 1962. 12 năm sau, mô hình trở nên rất thành công. Ryan đã mở rộng thương hiệu khắp toàn cầu và mở những cửa hàng đầu tiên ở Anh.
Cái tên Penneys ban đầu được đổi thành Primark để tránh các vấn đề pháp lý với chuỗi cửa hàng của Mỹ - JC Penney.
Mặc dù luôn là ngôi sao trên các dãy phố thời trang ở khắp nơi trên thế giới, sự nổi tiếng của Primark mới bùng nổ vào năm 2005 khi thương hiệu này mua lại một số lượng lớn các cửa hàng của Littlewoods.
Cộng với việc kiểu dáng của Primark luôn theo sát các thương hiệu lớn nhưng giá cả lại chỉ bằng một phần của họ, Primark ngày càng được lòng khách hàng trên khắp thế giới.
Tuy vậy, trong khi việc kinh doanh phát triển mạnh mẽ thì cuộc đời ‘cha đẻ’ của nó lại rơi vào những ngày tháng tối tăm nhất.
Dù vẫn ghé thăm các cửa hàng 1-2 tuần mỗi lần nhưng cuộc sống riêng tư của ông được bảo vệ trong vòng bí mật đến mức tối đa.
Ít người nhận ra một trong những người đàn ông có ảnh hưởng nhất tới ngành công nghiệp thời trang của Anh. Ông chỉ xuất hiện đúng 1 lần trong một video quảng bá cho Primark. Ông cũng sống ở một trong những ngôi nhà được bảo vệ tốt nhất ở Dublin.
Ryan hiếm khi xuất hiện trước công chúng mà không có đội vệ sĩ của mình. Ông được cho là bị ám ảnh về sự an toàn của bản thân. Nhưng những lo lắng của ông không phải là không có cơ sở.
Trong cuộc xung đột vũ trang Bắc Ireland, ông trùm bán lẻ ngành công nghiệp thời trang thường xuyên là mục tiêu của quân đội Cộng hòa Ireland.
Nhưng ngay cả khi xung đột kết thúc, nỗi ám ảnh của Ryan cũng không hề chấm dứt.
Ông hiếm khi xuất hiện ở nơi công cộng mà không được ngụy trang, ngay cả khi ông là nhân vật chính trong một sự kiện nào đó, hoặc khi ở cùng bạn bè.
Mặc dù có sự nghiệp bán lẻ kéo dài gần 60 năm, nhưng lần đầu tiên ông chụp ảnh và phát biểu trước công chúng là tại Lễ trao giải Tuần lễ bán lẻ năm 2010, nơi ông được vinh danh với giải thưởng Thành tựu trọn đời.
Cũng chính vì thế mà rất ít người biết đến cuộc sống riêng tư của ông.
Kết hôn với cựu ngôi sao giải trí Alma Carroll, hai vợ chồng ông có một cô con gái là Jess Ryan. Với cuộc hôn nhân trước, ông có tới 4 người con.
Cuộc sống của ông trùm thời trang cũng bị tàn phá bởi những bi kịch không thể tưởng tượng được.
Con trai ông là Barry và cháu trai Barry Davis, 20 tuổi bị chết đuối sau khi bị một cơn sóng cuốn ra biển. Lúc đó, họ đang đi câu cá cùng bạn gái của người con – Niamh O’Connor và cô này cũng cùng chung số phận.
 |
Cháu trai của triệu phú Ryan là một trong số 3 người bị chết đuối trong một lần đi câu cá |
Con gái của Barry là Charlotte, lúc đó 14 tuổi cũng có mặt và chứng kiến toàn bộ sự việc. Cô cho biết, sau đó đã chạy đi tìm kiếm người giúp đỡ nhưng khi quay trở lại thì phát hiện họ đã chết.
2 du khách nghe thấy tiếng kêu cứu đã gọi 999 nhưng mặc dù đội cứu hộ xuất hiện trong chưa đầy 10 phút thì đã quá muộn để cứu Niamh và cậu con Barry. Thi thể họ được phát hiện nổi lên gần đó.
Hơn 80 thợ lặn đã dành nhiều ngày trời để tìm kiếm ông bố Barry. Thi thể anh được tìm thấy 10 ngày sau.
Thực tế là ông bố Barry là người đã lao ra cứu bọn trẻ khi thấy họ bị sóng cuốn. Anh được ca ngợi là một người đàn ông dũng cảm, nhưng không may cuộc đời anh cũng chấm dứt tại đó.
Đó cũng là nỗi đau không thể nào bù đắp của ông trùm ngành bán lẻ Arthur Ryan. Ông ra đi ở tuổi 83, để lại một di sản đáng kinh ngạc cho ngành công nghiệp thời trang.
Hiện có gần 200 cửa hàng Primark trên khắp thế giới, trong đó cửa hàng lớn nhất mới mở gần đây ở Birmingham.

Cuộc đời triệu phú đô la từ người vô gia cư ngủ trên sàn nhà vệ sinh
Khi Chris Gardner và con trai nằm ngủ trên sàn nhà vệ sinh công cộng, có thể ông không bao giờ mơ đến việc câu chuyện cuộc đời mình sẽ được chuyển thể thành một bộ phim đình đám của Hollywood.
" alt="Bi kịch cuộc đời triệu phú ngành thời trang cả đời lo bị bắt cóc"/>
Bi kịch cuộc đời triệu phú ngành thời trang cả đời lo bị bắt cóc
-
Với sự tham gia của hơn 20 họa sĩ, trại viên đã hoàn thành 36 tác phẩm bám sát nội dung chủ đề và yêu cầu của Ban tổ chức. Nhờ vậy mà trại sáng tác không chỉ phản ánh đúng năng lực của các tác giả mà còn thể hiện đề tài Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng còn đang ẩn chứa nhiều nội dung cần khai thác. Nhiều tác phẩm đã khắc họa những hình ảnh, những kỷ niệm một thời kháng chiến, ca ngợi tình cảm quân dân, tình cảm hậu phương người lính; những năm tháng hào hùng của quân và dân ta trong kháng chiến chống ngoại xâm. Bên cạnh đó, nhiều tác giả đã tích cực khai thác chủ đề ca ngợi hình ảnh bộ đội Cụ Hồ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Các tác giả đã tạo ra những tác phẩm đúng về nội dung, đẹp, mới về hình thức thể hiện hoặc tạo cơ sở phác thảo kỹ làm nền tảng cho tác phẩm lớn có thể hoàn thiện và tham dự các triển lãm của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, Hội Mỹ thuật Việt Nam và các triển lãm khu vực, tiến tới triển lãm Mỹ thuật toàn quốc về đề tài Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng và tham gia xét giải thưởng Văn học, Nghệ thuật và Báo chí 5 năm của Bộ Quốc phòng giai đoạn tiếp theo.
Trong thời gian tới, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức các trại sáng tác, tổ chức các cuộc triển lãm Mỹ thuật đề tài Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng, hình ảnh người chiến sĩ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay, nhằm đưa các tác phẩm mỹ thuật đến với công chúng yêu nghệ thuật tạo hình.
Các tác phẩm có chất lượng cao sẽ được tuyển chọn đề xuất với Thủ trưởng Tổng cục Chính trị sưu tầm để triển lãm và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam Việt Nam sau này.
Tình Lê

Hoạ sĩ 78 tuổi tham gia trại sáng tác mỹ thuật
Sáng 10/11, tại Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc trại sáng tác mỹ thuật đề tài lực lượng vũ trang - chiến tranh cách mạng năm 2021.
" alt="36 tác phẩm ra đời từ trại sáng tác mỹ thuật"/>
36 tác phẩm ra đời từ trại sáng tác mỹ thuật
-
Nhận định, soi kèo Aluminium Arak vs Tractor, 22h45 ngày 28/3: Đả bại chủ nhà
-
Tôi hợp làm nhà thơ, họa sĩ hơn Chủ tịch Hội- Đắc cử vị trí chủ tịch Hội, ông có bất ngờ?
Cách đây một năm, tôi chưa từng nghĩ sẽ được đắc cử vị trí này. Khi biết Đại hội này mong muốn, đòi hỏi gì ở người đại diện cũng như nắm bắt ý chí của các hội viên, tôi nghĩ rằng hội viên sẽ chọn người có thể đồng hành cùng họ thực thi những yêu cầu ấy.
Tất nhiên, tôi vẫn bất ngờ. Có lẽ, tôi hợp là một nhà thơ, họa sĩ và người chơi nhạc dân tộc hơn là người đứng đầu một hội vô cùng phức tạp. Song khi đã bước đến vị trí mà các hội viên tin tưởng, tôi không còn con đường nào khác ngoài tiến lên phía trước.
Sự chuyển giao cần thiết và đúng chủ trương. So với các Đại hội trước, sự chuyển giao ở Đại hội Khóa X là ngoạn mục hơn cả! Lần đầu tiên, chúng tôi đưa vào BCH những gương mặt – dù đã có tuổi đời nhất định nhưng vẫn rất trẻ trong nền văn học. Điều đó tạo ra sự đợi chờ cho các nhà văn và bạn đọc.
- Ông có thể nói cụ thể hơn các thách thức?
Chúng tôi đang bước vào nhiệm kỳ mà văn học bị các phương tiện giải trí – truyền thông khác lấn át. Tuy nhiên, tôi có niềm tin lớn vào các thành viên trong BCH. Cảm hứng cho người đọc và người viết là tiền đề để tạo ra tác phẩm tốt. Nếu đánh mất cảm hứng, chúng ta sẽ không thể sáng tác tác phẩm hay cũng như tạo ra đời sống của văn học. Nhà văn, tác phẩm và bạn đọc phải đồng hành, chỉ cần 1 trong 3 thiếu hụt, nền văn học khó khăn ngay!
Việc nhà thơ làm quản lý cũng vậy. Chúng tôi làm quản lý lẫn nhau, khác các cán bộ quản lý hành chính. Khó khăn tất yếu có, như sự “lơ mơ” các con số, nhưng chúng tôi có người giúp việc chứ không tự làm tất cả.
Nhiệm kỳ trước có những thành tựu lẫn hạn chế. Chúng tôi tổ chức thành công cuộc thi tiểu thuyết, mạnh dạn trao giải cho các tác phẩm xuất sắc. 5 năm qua cũng là thời gian chúng tôi kết nạp nhiều nhà văn trẻ nhất – những chủ nhân tương lai của văn đàn, bất chấp những thắc mắc. Khiếm khuyết trong khâu tổ chức giải thưởng, kết nạp hội viên là có nhưng sẽ khắc phục dần.
 |
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều trong Đại hội BCH Hội nhà văn VN Khóa X. |
- Việc tuyên bố đặt niềm tin vào BCH “chắc chắn thành công'' của ông liệu có quá tự tin?
Bản chất của tôi, Nguyễn Bình Phương, Phan Hoàng, Lương Ngọc An, Bích Ngân… là đổi mới. Những nhân tố đổi mới cộng vào nhau ít nhất sẽ làm tốt hơn, giảm bớt những thiếu sót nhiệm kỳ trước. Mục đích lớn của Hội là làm mới, trẻ hóa văn học Việt Nam, đưa văn học trong nước ra thế giới.
- BCH từ 6 người lên 11 người, có gì khó khăn, thưa ông?
(Cười)Chúng tôi có nhiều người hơn để chia sẻ lẫn nhau. Song gắn kết 11 người dĩ nhiên khó hơn 6 người. Trách nhiệm ấy thuộc về tôi. Họ được chọn ra từ phiếu tín nhiệm của đại biểu toàn quốc. Nhà văn thông thường rất vui tính, lãng mạn nhưng khi chọn ra người đại diện cho mình, họ sẽ rất khó tính đấy! Cá nhân tôi nhìn thấy ở họ những gương mặt khả ái, những đồng sự từng làm việc với nhau.
- Ở vai trò Chủ tịch, ông làm sao để dung hòa nhiều cá tính mạnh, khác nhau của các hội viên?
Tôi sẽ tìm ra con đường chung cho tất cả cá tính của mọi người, giống như một cánh đồng màu mỡ có ngô, khoai, lúa và nhiều hoa màu khác vậy! Dĩ nhiên, cá tính của mỗi nhà văn phải hướng đến sự thiện lành, giúp con người san sẻ bớt khổ đau, bất công và mang đến họ giấc mơ. Mỗi nhà văn sẽ có phương cách riêng, đó cũng là đặc tính của văn học. Khi chúng ta đã chọn được “con đường lớn”, cá tính của các nhà văn lại là điều hay để mang đến phong cách riêng biệt trong sáng tạo nghệ thuật.
Kết nạp thành viên hội còn lỏng lẻo là một sai lầm đáng yêu
- Vấn đề kinh phí duy trì Hội thì thế nào, thưa ông?
Tôi có quan hệ với không ít doanh nghiệp sẵn sàng đóng góp cho nền văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, vấn đề chúng ta có tạo được sự tin tưởng cho xã hội và người dân hay không? Kinh phí của Đảng và Nhà nước cho Hội đã hết sức, không thể đòi hỏi thêm được nữa. Song Hội cũng cần mở rộng hoạt động như dịch thuật, truyền bá văn học ra nước ngoài, thúc đẩy văn học trẻ và thiếu nhi…
Tuổi 63, tôi đã kết thúc sự sáng tạo của mình, không còn khả năng tạo ra đột phá nhưng còn bao nhiêu người trẻ đang và sẽ là nhân tố chính của nền văn học Việt Nam trong 10 – 20 năm nữa. Việc xã hội hóa là rất quan trọng! Tôi sẽ ra sức kêu gọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có khả năng cùng đồng hành với Hội để thực hiện các mục tiêu lớn.
- Ông nói cụ thể hơn về vấn đề phát triển văn học thiếu nhi?
Chúng tôi sẽ đẩy mạnh Ban Văn học thiếu nhi, xin phép thành lập Quỹ Văn học thiếu nhi, đánh thức người trẻ lẫn cây bút lớn tuổi viết về thiếu nhi. Chúng ta có nhiều sách thiếu nhi tốt nhưng lại là sách dịch. Tôi muốn những đứa trẻ lớn lên trong nền văn hóa của chính chúng. Tôi đang cân nhắc việc đặt giải thưởng riêng cho Văn học thiếu nhi và Văn học trẻ đầu tay.
- Việc kết nạp thành viên của Hội đang có phần lỏng lẻo, thưa ông?
Tôi khẳng định có sự lỏng lẻo như bạn nói, nhất là khi việc kết nạp đánh vào tình cảm của hội đồng. Việc kết nạp một ai đó mà xã hội và các đồng nghiệp chưa thấy thỏa đáng là một sai lầm đáng yêu. Tôi chưa bao giờ thấy các nhà văn muốn trở thành thành viên của Hội như vậy. Chúng tôi chắc chắn chọn lựa và giới thiệu cho xã hội những cây bút tốt nhất, đặc biệt là cây bút trẻ.
- Theo ông, làm sao để nâng cao chất lượng sáng tác và đời sống hội viên?
Sáng tác là thách thức lớn nhất của tự mỗi nhà văn, BCH không thể thò tay vào không gian riêng họ. Việc của chúng tôi là ứng xử công bằng với hội viên, đánh giá đúng mực tác phẩm và đánh thức tiềm năng kỳ diệu trong họ.
Nhà thơ Hữu Thỉnh đã tạo ra "vùng riêng" cho Hội
- Sự kiện bán bản quyền tác phẩm của hơn 100 nhà văn trong 1 năm với giá vỏn vẹn 50 triệu từng gây bức xúc làng văn, ông có đề xuất gì?
Bản quyền tác phẩm thuộc về Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam – nơi ít người, thiếu kinh phí, chuyên môn chưa cao. Vừa qua, có một số trung tâm bản quyền kỹ thuật số đã đến làm việc với tôi. Chúng tôi đang cân nhắc rằng Hội có thể không cần một trung tâm bản quyền riêng mà sẽ liên kết với các trung tâm bản quyền đủ kỹ thuật, tiềm năng và hiểu biết pháp luật. Chúng tôi sẽ bảo vệ bằng được bản quyền tác phẩm của các hội viên.
- Có ý kiến cho rằng các nhà văn còn e sợ khi viết về vấn đề tiêu cực trong xã hội như chống tham nhũng, ông nghĩ sao?
Vẫn có những tác phẩm như bạn nói nhưng chưa kịp ra mắt trong thời gian này. Chúng tôi đang nỗ lực làm việc với các cơ quan có liên quan để cùng thấu hiểu hơn rằng đó không phải là tác phẩm “vạch áo cho người xem lưng” mà là sự lý giải các vấn đề về tham nhũng, tội phạm, đạo đức con người đang xuống cấp… từ đó cảnh báo các nhà quản lý tốt hơn.
 |
Nhà thơ Hữu Thỉnh tiếp tục cố vấn cho BCH. |
- Ông nhìn nhận thế nào về 20 năm đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội của nhà thơ Hữu Thỉnh?
Ông Hữu Thịnh đã tạo ra một “vùng riêng” của Hội trong 20 năm ấy theo cách riêng của mình. Điều ấy tuyệt vời nhưng cũng khó khăn để thay đổi những khía cạnh cố hữu. Chẳng hạn sắp tới, chúng tôi sẽ sâu sát với hội viên, cùng nhau chia sẻ khó khăn để tránh tạo sự khó thấu hiểu nhau, thậm chí phản cảm.
Trong gia đình tôi, khoảng cách thế hệ vẫn tồn tại, huống chi hội viên trên 65 tuổi chiếm hơn 70%. Thách thức của chúng tôi là tạo sự gắn kết để cùng nhau thực hiện mục tiêu chung. Chúng tôi mời nhà thơ Hữu Thỉnh làm cố vấn vì biết đâu có những điều chúng tôi chưa nhìn thấy. Và chúng tôi giải quyết bằng phương cách, tinh thần của thế hệ mới.
- Vừa là Chủ tịch Hội Nhà văn lại kiêm Giám đốc NXB Hội Nhà văn, liệu đây có phải là gánh nặng của ông?
Tôi đang đảm nhiệm vị trí ấy tạm thời, chắc chắn sẽ có một tân giám đốc – Tổng biên tập NXB Hội Nhà văn mới. Người ấy có thể là một ủy viên BCH hoặc một người có năng lực quản lý của ngành xuất bản.
- Việc sáng tác của ông sẽ thế nào?
Thực trạng ấy đe dọa mọi người chứ không chỉ tôi. Song tôi có bí quyết để sáng tạo! Sắp tới, tôi sẽ có cuộc triển lãm 60 bức tranh lớn, viết cuốn thứ 2 về Mem và Kya, ra 2 tập thơ mới và bắt tay viết kịch bản phim truyện Thành Cổ Loa. Tôi biết cách “phân thân” để làm việc nhưng dĩ nhiên sẽ không dễ dàng như trước.
Thanh Tùng - Mỹ Niệm (ghi)

Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều: Hãy đặt cược lòng tin vào chúng tôi!
Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch mới của Hội nhà Văn Việt Nam nói sứ mệnh của BCH mới thật vinh quang, niềm hạnh phúc lớn lao nhưng trách nhiệm vô cùng nặng nề.
" alt="Nguyễn Quang Thiều: 'Nhà văn vui tính, lãng mạn nhưng khi chọn người đại diện họ khó tính đấy!'"/>
Nguyễn Quang Thiều: 'Nhà văn vui tính, lãng mạn nhưng khi chọn người đại diện họ khó tính đấy!'
-
Trong thời gian chương trình Sao nối ngôi2021 phát sóng, ca sĩ Thủy Tiên gây ấn tượng với khán giả truyền hình. Cô là con gái của ca sĩ Chế Thanh với người vợ kín tiếng. Nếu cha Chế Thanh chuyên trị dòng nhạc dân ca - trữ tình, Bolero, Thủy Tiên lại hát nhạc trẻ như Pop, Dance hoặc R&B. “Nếu chọn dân ca, Bolero, tôi chắc chắn hát không lại ba”, ca sĩ phân trần.
 |
Thủy Tiên (áo đỏ) bên ba mẹ. |
Thủy Tiên sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật. Ngoài ba Chế Thanh, ông nội Thủy Tiên là soạn giả Thái Quốc Nam, bà nội là nghệ sĩ cải lương trưởng đoàn Bạch Liên Hoa nổi tiếng một thời. 4 tuổi, Thủy Tiên đã tham gia sinh hoạt văn nghệ ở Nhà văn hóa Hòa Bình (Quận 10, TP.HCM).
Năm Thủy Tiên 10 tuổi, Chế Thanh đã đưa con gái vào vai cô bé bán vé số MV Kiếp lãng ducủa mình nhưng ít ai biết điều này. 14 tuổi, cô chính thức bước lên sân khấu lớn 126, hát chuyên nghiệp trong chương trình Đạo và đời. Từ đó, cô thường biểu diễn tại các chương trình ca nhạc từ thiện, Phật giáo…
Đi hát sớm nhưng Thủy Tiên không xao nhãng việc học. Cô tốt nghiệp Trường Nghệ thuật văn hóa du lịch TP.HCM rồi tiếp tục theo học các khóa đào tạo MC chuyên nghiệp. Ban đầu, ca sĩ học MC để nâng cao khả năng ứng xử sân khấu, không ngờ lại có dịp ứng khi được mời dẫn chương trình chào năm mới 2020 Đất đỏ xuân vềtại Bà Rịa – Vũng Tàu.
 |
Phong cách của Thủy Tiên khi hát nhạc trẻ. |
Tại chương trình Sao nối ngôi2021, Thủy Tiên là ca sĩ nhạc trẻ nhưng không hề lép vế khi trình diễn dân ca. Tập mở màn, cô thể hiện tròn trịa ca cảnhYêu em câu hò - sáng tác nổi tiếng của ba Chế Thanh. Phần trình thi mới nhất, Thủy Tiên tiếp tục làm hài lòng các giám khảo với ca khúc dân ca Bắc Bộ Thư pháp. Với Thủy Tiên, chương trình Sao nối ngôivới mỗi vòng thi là những thử thách khác nhau, từ chủ đề đến kỹ năng biểu diễn, là cơ hội để nghệ sĩ trẻ như cô bứt phá.
Thủy Tiên nói về việc là con gái ca sĩ Chế Thanh: “Mọi người đừng tưởng làm con danh ca thì sướng. Lúc mới vào nghề, các anh chị, cô chú biết tôi là con gái ba nên ai cũng thương. Nhưng sau đó lại có người nói tôi dựa hơi gia đình chứ không làm được trò trống gì. Tôi thấy buồn và tức lắm, mỗi lần lên sân khấu đều áp lực vô cùng".
Trong khi đó, ca sĩ Chế Thanh rất vui khi trong 3 con có Thủy Tiên nối nghiệp mình. Với anh, dân ca hay nhạc trẻ đều là âm nhạc, đáng quý như nhau nên hết lòng ủng hộ con gái. "Con gái xây dựng hình tượng theo phong cách mà con yêu thích, không bị ảnh hưởng bởi bất cứ ai là điều rất tốt", anh cho biết.


Thủy Tiên tại "Sao nối ngôi" mùa 2021.
Khi Thủy Tiên tham gia Sao nối ngôi năm nay, Chế Thanh nói anh từng không muốn con tham gia bất cứ cuộc thi âm nhạc nào vì sợ sự thành công của mình gây áp lực cho con. Tuy nhiên với Sao nối ngôi- cuộc thi mình từng chấm thi, ca sĩ đồng ý để con gái thử sức.
"Dĩ nhiên, tôi biết cuộc thi nào cũng có kẻ thắng người thua nhưng quan trọng nhất là Tiên được tôi luyện, phát triển kỹ năng nhiều hơn sau cuộc thi này", Chế Thanh nói.
Với Thủy Tiên, ba Chế Thanh là thần tượng cũng như người thầy lớn trong nghề. Dù Chế Thanh chưa từng khen con gái một câu, Thủy Tiên luôn biết ơn ba đã giáo dục cẩn thận, giúp mình trưởng thành trong sự nghiệp. Mỗi khi được khán giả yêu mến, cô luôn biết ba mình còn hạnh phúc hơn. Việc Thủy Tiên thi Sao nối ngôi khiến Chế Thanh khá vất vả lo nghĩ, hỗ trợ các tiết mục cho con gái.
Thủy Tiên trình diễn ca khúc 'Thư pháp'
Cẩm Loan

Hôn nhân không tình yêu của ca sĩ Chế Thanh
Chia sẻ trong game show, ca sĩ Chế Thanh cho biết anh đồng ý kết hôn dù không có tình cảm với vợ. "Ông hoàng nhạc sến miền Tây" tin rằng chung sống lâu sẽ nảy sinh tình cảm.
" alt="Thủy Tiên con gái Chế Thanh: Đừng tưởng làm con danh ca thì sướng"/>
Thủy Tiên con gái Chế Thanh: Đừng tưởng làm con danh ca thì sướng
-
Ai sở hữu dữ liệu?Nếu chúng ta muốn ngăn chặn sự tập trung toàn bộ của cải và quyền lực trong tay một nhóm tinh hoa nhỏ, chìa khóa là phải điều phối quyền sở hữu dữ liệu. Vào thời cổ đại, đất đai là tài sản quan trọng nhất trên thế giới, chính trị là một cuộc tranh giành để kiểm soát đất đai và nếu quá nhiều đất đai tập trung vào quá ít người, xã hội phân tách thành tầng lớp quý tộc và tầng lớp bình dân.
Trong thời hiện đại, máy móc và nhà xưởng trở nên quan trọng hơn đất đai và các cuộc đấu tranh chính trị tập trung vào kiểm soát những phương tiện sản xuất tối quan trọng này. Nếu quá nhiều máy móc tập trung vào tay quá ít người, xã hội phân chia thành giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Tuy nhiên, trong thế kỷ 21, dữ liệu sẽ lấn át tầm quan trọng của cả đất đai và máy móc, trở thành tài sản quan trọng nhất; chính trị sẽ là một cuộc đấu hòng kiểm soát dòng chảy dữ liệu. Nếu dữ liệu tập trung vào một nhóm nhỏ, loài người sẽ phân chia thành các loài khác nhau.
 |
|
Cuộc đua giành dữ liệu đã diễn ra, đứng đầu là các tập đoàn dữ liệu khổng lồ như Google, Facebook, Baidu và Tencent. Cho đến nay, phần lớn những người khổng lồ này đã áp dụng mô hình kinh doanh “kẻ buôn sự chú ý”. Họ nắm lấy sự chú ý của chúng ta bằng cách cung cấp cho chúng ta các thông tin, dịch vụ và giải trí miễn phí, rồi họ bán lại sự chú ý của chúng ta cho những nhà quảng cáo.
Thế nhưng những người khổng lồ thông tin này có lẽ đang nhắm tới mục tiêu cao hơn bất kỳ kẻ buôn sự chú ý nào trước đó. Cuộc kinh doanh thật sự của họ không phải là để bán quảng cáo đâu. Sự thật là bằng cách nắm lấy sự chú ý của chúng ta, họ đã thu thập được một lượng thông tin khổng lồ về chúng ta, thứ giá trị hơn bất kỳ doanh thu quảng cáo nào. Chúng ta không phải là khách hàng của họ, chúng ta là sản phẩm của họ.
Về trung hạn, việc tích lũy dữ liệu này mở ra một con đường dẫn đến một mô hình kinh doanh hoàn toàn khác biệt mà các nạn nhân đầu tiên chính là ngành công nghiệp quảng cáo. Mô hình mới dựa vào việc chuyển quyền hạn từ con người sang các thuật toán, bao gồm quyền lựa chọn và mua sắm. Một khi các thuật toán lựa chọn và mua sắm cho chúng ta, ngành quảng cáo truyền thống sẽ sụp đổ.
Thử lấy Google làm ví dụ. Google muốn đạt đến điểm là chúng ta có thể hỏi nó bất cứ thứ gì và có được câu trả lời tốt nhất trên thế giới. Điều gì sẽ xảy ra khi ta có thể nói với Google: “Chào Google. Dựa trên tất cả những gì bạn biết về xe hơi, và dựa trên tất cả những gì bạn biết về tôi (bao gồm nhu cầu, thói quen, quan điểm của tôi về sự nóng lên toàn cầu, cả ý kiến của tôi về chính trị Trung Đông nữa), đâu là chiếc xe tốt nhất dành cho tôi?”. Nếu Google có thể đưa cho ta một câu trả lời tốt cho câu hỏi đó, và nếu chúng ta học được bằng kinh nghiệm là nên tin vào trí khôn của Google hơn là các cảm giác dễ bị thao túng của chính mình, thì những quảng cáo xe hơi còn dùng làm gì nữa?
Về dài hạn hơn, bằng cách gom đủ dữ liệu và đủ khả năng tính toán, các tập đoàn dữ liệu khổng lồ có thể bẻ khóa những bí mật sâu kín của sự sống rồi sử dụng kiến thức này không chỉ để lựa chọn cho chúng ta hay điều khiển chúng ta, mà còn để tái thiết kế sự sống hữu cơ và tạo ra các dạng sống vô cơ nữa. Bán quảng cáo có thể là cần thiết để duy trì những người khổng lồ trong ngắn hạn, nhưng các công ty công nghệ thường định giá các ứng dụng, sản phẩm và các công ty khác theo lượng dữ liệu mà chúng “thu hoạch” được chứ không phải số tiền mà chúng làm ra. Một ứng dụng được ưa thích có thể thiếu mô hình kinh doanh và thậm chí lỗ trong ngắn hạn, nhưng miễn là nó hút được dữ liệu nó có thể đáng giá hàng tỷ đô.
Ngay cả khi bạn không biết làm thế nào để dữ liệu làm ra tiền ngày hôm nay, vẫn đáng để sở hữu dữ liệu bởi nó có thể nắm chìa khóa dẫn đến kiểm soát và định hình cuộc sống trong tương lai. Tôi không biết chắc những gã khổng lồ thông tin có thực sự nghĩ về dữ liệu theo cách đó, nhưng hành động của họ cho thấy họ xem việc tích lũy dữ liệu có giá trị vượt xa những đồng đô la thuần túy.
Những người bình thường sẽ thấy rất khó cưỡng lại quá trình này. Hiện tại, con người đang vui vẻ cho đi tài sản giá trị nhất của họ, dữ liệu cá nhân, để đổi lấy dịch vụ thư điện tử miễn phí và các video hài hước về mèo. Điều này hơi giống những bộ lạc châu Phi và thổ dân châu Mỹ khờ khạo bán cả đất nước cho những đế quốc châu Âu để đổi lấy những hạt cườm lòe loẹt và mớ trang sức rẻ tiền. Nếu sau này người bình thường quyết định thử ngăn dòng chảy dữ liệu, họ sẽ thấy việc đó càng lúc càng khó khăn, đặc biệt là khi họ đã lệ thuộc vào mạng lưới để ra tất cả quyết định của mình, thậm chí cho chăm sóc sức khỏe và sự sinh tồn vật lý của họ nữa.
Con người và máy móc có thể hợp nhất với nhau trọn vẹn đến mức con người sẽ không thể sống sót nếu bị ngắt mạng. Hai bên sẽ kết nối với nhau từ trong bào thai và nếu sau đó bạn chọn ngắt kết nối, các hãng bảo hiểm có thể từ chối bảo hiểm cho bạn, các nhà tuyển dụng từ chối tuyển bạn và các dịch vụ y tế sẽ từ chối chăm sóc bạn. Trong cuộc chiến lớn giữa sức khỏe và quyền riêng tư, sức khỏe chắc chắn sẽ thắng tuyệt đối.
Khi ngày càng nhiều dữ liệu chảy từ cơ thể và não bộ của bạn qua các cảm biến sinh trắc sang các cỗ máy thông minh, các tập đoàn và tổ chức chính phủ sẽ ngày càng dễ dàng hiểu bạn, điều khiển bạn và ra quyết định thay cho bạn. Quan trọng hơn, họ có thể giải mã những cơ chế sâu bên trong mọi cơ thể và bộ não, từ đó đạt được quyền năng tái thiết kế sự sống.
Nếu ta muốn ngăn chặn một nhóm tinh hoa nhỏ khỏi độc chiếm những quyền năng như Thượng đế như vậy, và nếu ta muốn ngăn loài người phân tách thành các giai tầng sinh học khác nhau, câu hỏi mấu chốt là: ai sở hữu dữ liệu? Liệu các dữ liệu về ADN, bộ não và cuộc sống của tôi thuộc về tôi, về chính phủ, về một tập đoàn hay thuộc về toàn thể nhân loại?
Yêu cầu các chính phủ quốc hữu hóa dữ liệu có lẽ sẽ giảm bớt quyền lực của các tập đoàn lớn, nhưng nó có thể dẫn đến các nền độc tài số đáng sợ. Các chính trị gia hơi giống các nhạc công và nhạc cụ mà họ chơi là hệ thống cảm xúc và sinh hóa của con người. Họ đọc một bài diễn văn và một làn sóng sợ hãi dâng lên trong nước. Họ đăng một dòng tweet và một cuộc hận thù bùng nổ. Tôi không nghĩ chúng ta nên đưa cho những nhạc công này chơi một nhạc cụ phức tạp hơn.
Một khi các chính trị gia có thể trực tiếp kích thích các cảm xúc mạnh mẽ của chúng ta, tạo ra tùy ý nỗi lo lắng, thù hằn, niềm vui và sự nhàm chán, chính trị sẽ trở thành một rạp xiếc cảm xúc đơn thuần. Chúng ta lo sợ quyền lực của các tập đoàn lớn bao nhiêu thì lịch sử cũng gợi ý là chúng không chắc sẽ khá khẩm hơn dưới tay các chính phủ quá quyền lực. Sau vụ tháng Ba năm 2018, tôi vẫn thà đưa dữ liệu của mình cho Mark Zuckerberg còn hơn cho Vladimir Putin (mặc dù vụ bê bối Cambridge Analytica tiết lộ rằng có lẽ chẳng có sự lựa chọn gì ở đây vì bất cứ dữ liệu nào được giao phó cho Zuckerberg vẫn có thể dễ dàng tìm đường tới Putin).
Việc sở hữu cá nhân các dữ liệu của bản thân nghe có vẻ hấp dẫn hơn các lựa chọn kia, nhưng điều đó thật sự có nghĩa là gì thì lại không rõ ràng. Chúng ta có đã hàng ngàn năm kinh nghiệm về kiểm soát sở hữu đất đai. Chúng ta biết cách xây hàng rào xung quanh một cánh đồng, đặt lính gác ở cửa và kiểm soát ai đi vào.
Trong hai thế kỷ vừa qua, chúng ta đã trở nên cực kỳ thành thạo trong việc kiểm soát sở hữu công nghiệp; do đó, ngày nay tôi có thể sở hữu một phần General Motors và một ít Toyota bằng cách mua cổ phiếu của họ. Nhưng chúng ta không có nhiều kinh nghiệm trong việc kiểm soát sở hữu dữ liệu; nó vốn là một nhiệm vụ khó hơn rất nhiều vì không như đất đai và máy móc, dữ liệu có ở khắp nơi và cùng lúc chẳng có ở đâu cả, nó có thể di chuyển với tốc độ ánh sáng và bạn có thể tạo bao nhiêu bản sao cũng được.
Thế nên ta nên kêu gọi luật sư, chính trị gia, triết gia và ngay cả các nhà thơ hướng sự chú ý của họ về câu hỏi hóc búa này: làm thế nào kiểm soát được sở hữu dữ liệu? Đây có thể là câu hỏi chính trị quan trọng nhất trong kỷ nguyên chúng ta. Nếu ta không thể sớm trả lời câu hỏi này, hệ thống chính trị xã hội của chúng ta có thể sụp đổ. Con người đang cảm nhận được cơn địa chấn đang đến. Có lẽ đây là lý do vì sao công dân ở khắp nơi trên thế giới đang dần mất niềm tin vào câu chuyện tự do mà mới một thập kỷ trước còn tỏ ra không thể cưỡng lại.
Thế thì từ đây, ta có thể đi tiếp như thế nào và làm sao chúng ta đối mặt được với những thử thách kinh khủng của cuộc cách mạng công nghệ thông tin và sinh học? Có lẽ chính những nhà khoa học và doanh nhân đã làm thế giới chia cắt từ đầu có thể nghĩ ra một giải pháp kỹ thuật nào đó. Chẳng hạn, liệu các thuật toán được kết nối có thể bắc giàn cho một cộng đồng người toàn cầu sẽ sở hữu tập thể toàn bộ dữ liệu và giám sát sự phát triển tương lai của sự sống không? Khi bất bình đẳng toàn cầu dâng cao và các căng thẳng xã hội gia tăng khắp thế giới, có lẽ Mark Zuckerberg sẽ kêu gọi hai tỷ bạn bè của mình sát cánh và cùng nhau làm gì đó.
Trích sách 21 bài học cho thế kỷ 21
" alt="'21 bài học cho thế kỷ 21': Ai sở hữu dữ liệu?"/>
'21 bài học cho thế kỷ 21': Ai sở hữu dữ liệu?