当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo PAS Lamia vs Volos, 22h00 ngày 23/4: Khó tin cửa dưới 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Nhận định, soi kèo FC Anyang vs Ulsan HD FC, 17h30 ngày 23/4: Buồn cho Ulsan HD FC
![]() |
Iqbal và những cậu bé được tự do khác. |
Bị ép làm việc năm 4 tuổi
Iqbal cũng trải qua cuộc đời tương tự. Năm 4 tuổi, cha mẹ đưa cậu cho một chủ nhà máy sản xuất thảm để vay 600 rupee (12 USD). Iqbal buộc phải làm việc cho đến khi bố mẹ cậu quay lại với số tiền vay cả gốc lẫn lãi.
Không chỉ Iqbal mà hàng ngàn trẻ em cũng phải chịu chung số phận. Chúng bị nhốt trong xiềng xích và buộc phải làm việc hơn 12 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần. Cha mẹ của Iqbal càng lâu trả tiền thì số lãi phải trả càng lớn.
Cậu bé đã làm việc trong 5 năm cho đến khi bố mẹ cậu gom góp được 12 USD để trả nhưng khi đó khoản nợ đã lên đến 200 USD. Vào những năm 1980 ở Pakistan, 200 USD là cả một gia tài. Iqbal bị mắc kẹt trong nhà máy giống như số phận của nhiều đứa trẻ khác, những người phải làm việc suốt thời thơ ấu.
Điều kiện sống và làm việc trong những nhà máy này rất khắc khổ. Những đứa trẻ hầu như không có đủ thức ăn hay nước uống và nếu một đứa trẻ bị ốm hoặc không thể làm việc, chúng sẽ bị đánh đập dã man. Iqbal còn nói rằng nếu một đứa trẻ không muốn làm việc, chúng sẽ bị nhốt trong một chiếc tủ nhỏ cả ngày.
Iqbal, cũng như những đứa trẻ khác, vẫn phải tiếp tục làm việc ngay cả khi Chính phủ Pakistan coi lao động trẻ em là bất hợp pháp từ năm 1986. Tình trạng tham nhũng ở Pakistan ở mức cao nhất mọi thời đại và không ai có thể làm gì để giúp những đứa trẻ này. Không nhiều người quan tâm đến lũ trẻ.
Cuộc tẩu thoát vĩ đại
![]() |
Iqbal trong một chuyến thăm trường học ở Mỹ. |
Năm 10 tuổi, Iqbal cảm thấy chán ngán với cuộc sống hiện tại - cậu bị đánh đập hàng ngày và phải làm việc đến kiệt sức. Iqbal bắt đầu lên kế hoạch vượt ngục, không chỉ cho bản thân mà cho những đứa trẻ khác trong nhà máy. Cậu biết rằng nếu cuộc tẩu thoát không thành công thì tính mạng của cậu sẽ gặp nguy hiểm.
Một lần, Iqbal và một vài đứa trẻ khác tìm cách trốn đến đồn cảnh sát gần đó nhưng thay vì giúp đỡ bọn trẻ, họ đưa chúng trở lại nhà máy để nhận tiền thưởng từ người chủ. Bọn trẻ sau đó bị đánh đập và bỏ đói. Với chúng, cuộc sống là địa ngục trần gian mà không có lối thoát.
Năm 11 tuổi, Iqbal bắt đầu nghĩ ra một cách khác để thoát khỏi cuộc sống nghiệt ngã đó. Lần này, thay vì đến đồn cảnh sát, cậu chạy đến một tổ chức phi chính phủ địa phương đang đấu tranh chống lại việc nô lệ hóa trẻ em và lao động trẻ em có tên là Mặt trận Giải phóng Lao động Ngoại giao (BLLF). Tổ chức phi chính phủ này có tất cả các thủ tục giấy tờ cần thiết để giải phóng cho trẻ em đang làm việc trong các nhà máy. Nếu không có nỗ lực và sự hy sinh của Iqbal, những đứa trẻ đó sẽ không bao giờ được giải thoát.
Mục đích sống
Kể từ khi được tự do, Iqbal chỉ có một mong muốn - đó là giải thoát cho tất cả những đứa trẻ khác có hoàn cảnh giống như mình. Với sự giúp đỡ của BLLF, cậu bé đã đưa câu chuyện của mình ra thế giới, thậm chí còn nhận được sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc. Iqbal bắt đầu làm việc với nhiều tổ chức phi chính phủ khác nhau trên thế giới.
Cậu trở nên nổi tiếng đến mức được mời tham gia các cuộc đàm phán tại Hoa Kỳ và các nước châu Âu khác vào năm 1994. Câu chuyện và thành tích của Iqbal đã giúp cậu giành được giải thưởng Reebok về nhân quyền (trị giá 50.000 USD) trong cùng năm đó. Iqbal muốn kể câu chuyện cuộc đời mình cho cả thế giới biết để không một đứa trẻ nào khác phải chịu đựng những gì mình đã trải qua.
Bị sát hại ở tuổi 12
![]() |
Báo chí đưa tin về cái chết đau buồn của Iqbal. |
Iqbal ngày càng thu hút sự chú ý hơn khi ngày càng nhiều nhà máy ở Pakistan bị đóng cửa để chấm dứt tình trạng lao động trẻ em và nô lệ. Điều này khiến cậu trở thành mục tiêu của tất cả các chủ nhà máy ở Pakistan vì hầu hết họ đều sử dụng lao động trẻ em. Vào ngày 16/4/1995, Iqbal trở về Pakistan để gặp gia đình. Và cũng ngay ngày hôm đó, cậu bị bắn vào đầu khi đang ở Muridke, Pakistan.
Kẻ sát hại Iqbal là Mohammed Ashraf, chủ một nhà máy ở Pakistan đã mất phần lớn lao động do chiến dịch của Iqbal. Trong suốt 1 năm từ khi được tự do, Iqbal đã cứu được hơn 3.000 trẻ em có hoàn cảnh giống như mình.
Vào năm 2006, tác giả Andrew Crofts đã xuất bản một cuốn sách có tựa đề “The Little Hero: One Boy’s Fight for Freedom - Iqbal Masih’s Story”, trong đó miêu tả rất chi tiết về cuộc sống của một nô lệ trẻ em.
Lòng dũng cảm mà Iqbal thể hiện trong suốt thời thơ ấu của mình đã truyền cảm hứng cho mọi người trên khắp thế giới.
Kể từ khi anh hùng nhí này qua đời, cuộc chiến chống lao động trẻ em vẫn đang diễn ra, không chỉ trong phạm vi Pakistan mà trên toàn thế giới. Năm 2014, nhà hoạt động vì quyền của trẻ em Kailash Satyarth đã dành tặng giải thưởng Nobel của mình cho Iqbal vì tất cả những gì cậu đã làm trong cuộc đời ngắn ngủi của mình.
Theo nghiên cứu của Liên Hợp Quốc, vào năm 2020, vẫn có 152 triệu trẻ em bị buộc phải lao động nặng nhọc và nguy hiểm khi làm việc trong các nhà máy.
Đăng Dương(Theo HOY)
Không nhìn thấy tương lai ở sau trang sách, 5 đứa trẻ vùng biên Nghệ An lên 1 chiếc xe bán tải rời bản, ‘đi làm công ty’. Chúng không biết rằng, mình là những lao động bất hợp pháp…
" alt="Cuộc đời ngắn ngủi của người hùng cứu 3.000 trẻ em"/>Chủ tọa hỏi người đàn ông - bị cáo Đặng Văn Thắng (SN 1970, ngụ huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An): “Giờ bị cáo có còn muốn giết người phụ nữ này rồi tự sát nữa không?”. “Hối hận lắm, cũng vì bị cáo quá yêu cô ấy mà hành động dại dột, nông nổi. Đến lúc này, bị cáo mới nhận ra sinh mạng, sự tự do mới chính là điều quý giá nhất”. “Yêu là mang đến hạnh phúc cho người ta, yêu sao lại muốn tước đoạt sự sống của họ”, quay sang người phụ nữ tên Trần Thị Diễm Thúy (SN 1972), chủ tọa ôn tồn: “Chị mong bị cáo ra tù sớm, nếu được vậy, chị có cho bị cáo cơ hội đoàn tụ, hàn gắn không?”. Với giọng nhỏ nhẹ nhưng cứng cỏi, người phụ nữ đáp: “Không có chuyện đoàn tụ. Tôi sợ lắm. Anh ấy nói yêu tôi. Ở với người mình yêu lẽ ra phải được hạnh phúc, bao bọc, chở che, thì tôi lại luôn nơm nớp lo sợ, phải đề phòng cho tính mạng của mình. Khổ vậy thì sống với nhau làm chi?”.
Cách đây ba tháng, TAND tỉnh Vĩnh Long đã mở phiên sơ thẩm, tuyên phạt Đặng Văn Thắng mức án tám năm tù giam về tội giết người. Ngay sau phiên xử, chị Thúy - nạn nhân của Thắng, đã đi hỏi thủ tục xin giảm án cho người từng cố giết mình. Chị viết lá đơn kháng cáo ngay tại tòa: “Xin tòa giảm cho anh ấy mức án thấp nhất có thể. Lời hối lỗi của anh ấy hôm nay đã làm tan biến nỗi ám ảnh và lòng hận thù trong tôi. Thấy anh bị giam cầm, lòng tôi ray rứt, muốn anh có thể làm lại cuộc đời, chăm lo cho cha mẹ già yếu”.
Trong phiên phúc thẩm này, chị Thúy tiếp tục kể về hoàn cảnh của người đàn ông muốn giết mình, mong sự cứu xét từ hội đồng xử án: “Dù nỗi đau trong lòng chưa nguôi, nhưng tôi thấy anh ấy chịu án… dài quá. Anh ấy là lao động chính trong nhà, phải cấp dưỡng nuôi con riêng chưa đầy 10 tuổi, chăm lo cho cha mẹ tuổi đều trên 80. Không có anh ấy, biết ai lo cho họ?”. Di di những ngón tay lên thành vành móng ngựa, bị cáo cúi gằm mặt, giấu đôi mắt đỏ hoe khi nghe người mình yêu trình bày. Phòng xử án lặng đi trong xúc động...
![]() |
Bị hại - chị Trần Thị Diễm Thúy thiết tha xin tòa giảm án cho người đàn ông chị... hai lần yêu thương. |
2.
Chị Thúy là giáo viên. Giữa chị và Thắng có mối quan hệ khá đặc biệt. Nhà cách nhau chưa đầy năm cây số, thời phổ thông họ học cùng trường, sớm thân thiết rồi yêu nhau. Ngã rẽ chia tay sau đó đưa họ theo hai con đường, mỗi người tạo dựng mái ấm riêng, rồi cùng thất bại trong hôn nhân. Như định mệnh, họ bất ngờ gặp lại. Tình cảm xưa trỗi dậy, họ đến với nhau và chung sống như vợ chồng. Nhưng, hạnh phúc lại sớm kết thúc bằng bi kịch, vì tình yêu bây giờ còn có cả những ghen tuông, ích kỷ, nghi ngờ. Thắng ghen chuyện người tình thường ghé nhà chồng cũ để gặp gỡ, thăm nom con trai.
Có lần, chị Thúy lên TP.HCM một tuần để học nâng cao nghiệp vụ, Thắng lại nghĩ là chị đang phản bội mình, lén lút trở lại chung sống cùng chồng cũ. Nỗi ghen bùng phát thành lửa hận khi Thắng tiếp tục chứng kiến cảnh chị Thúy thường xuyên đi thăm con. Thắng nảy sinh ý định giết chị rồi tự sát. Một lần, Thắng mua xăng về định đốt chết cả hai, nhưng chị Thúy phát hiện, mang xăng cất giấu. Lần thứ hai, trong lúc cãi vã, Thắng bóp cổ người yêu, may mà chị Thúy được hàng xóm giải cứu. Lần cuối là khuya ngày 14/2/2013, Thắng chuẩn bị dây điện làm hung khí gây án. Lúc ra tay, do chị Thúy kêu la nên một tay bịt miệng, tay còn lại Thắng bóp cổ nạn nhân đến ngất xỉu. Có người phát hiện vào can ngăn, chị Thúy mới giữ được tính mạng.
3.
Luật sư của Thắng trình bày, ý định giết người yêu rồi tự sát chứng tỏ bị cáo cảm thấy rất bế tắc, không chịu nổi ý nghĩ người yêu quay về với chồng cũ; qua đó, mong một sự cảm thông, được hội đồng xử án coi là tình tiết giảm nhẹ. Thế nhưng, bên công tố khẳng định, sau ly hôn cha mẹ đều có quyền đến thăm con. “Đó là quyền tất yếu của chị Thúy, được pháp luật bảo vệ và không ai có quyền ngăn cản. Chẳng những bị cáo không cảm thông, tạo điều kiện mà còn ích kỷ, biến nó thành sự ghen hờn rồi đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Nạn nhân không chết là ngoài ý muốn của bị cáo, bởi ý định sát hại được nung nấu từ lâu” - công tố viên nhấn mạnh. Cuối cùng, kháng cáo cũng được tòa chấp nhận, Thắng được giảm một năm tù giam. Sau phiên xử, cũng như lúc đến tòa, chị Thúy ra về trong vội vàng, ái ngại, không muốn tiếp chuyện ai.
Liên lạc qua điện thoại, chị dè dặt cho biết, người đàn ông chị… hai lần đem lòng yêu thương bản chất rất hiền lành: “Chính sự ghen tuông đã biến Thắng thành người khác hẳn. Thắng không biết, không tin, dù hôn nhân đổ vỡ, tôi và chồng cũ vẫn là những người bạn, giữ mối quan hệ tốt để cùng chăm sóc con trai. Chồng tôi đã có mái ấm mới, song vẫn chu toàn với gia đình tôi và ngược lại. Ly hôn là chuyện riêng của hai người, những người xung quanh đâu có lỗi gì để “cắt đứt” với họ”. Chị chùng giọng: “Tôi thấy đau lòng vì mối quan hệ tốt đẹp giữa chúng tôi luôn bị Thắng hiểu lầm; coi nó như “bóng ma” quá khứ, rồi tự suy diễn, đốt cháy mình trong ngọn lửa ghen tuông”.
Án nương tay vì mục đích chưa đạt Hành vi của bị cáo Đặng Văn Thắng được quy định tại điểm q, khoản 1, điều 93, Bộ luật Hình sự: giết người vì động cơ đê hèn, mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Tuy nhiên, tòa còn áp dụng điều 18: Phạm tội chưa đạt và xem xét nhiều tình tiết giảm nhẹ trong quá trình xét xử. Dù cố ý thực hiện tội phạm, nhưng bị cáo không thực hiện được ý định đến cùng, chưa để lại hậu quả (kết luận giám định cho thấy nạn nhân có tỷ lệ thương tật 0%); bị cáo tỏ rõ sự ăn năn, chưa có tiền án tiền sự… nên tòa đã tuyên phạt mức án nương tay. Đây là điều đáng mừng cho cả bị cáo lẫn bị hại, bởi hành vi cố sát của bị cáo thực sự rất nguy hiểm. Trong chuyện này, nạn nhân cũng có một phần lỗi. Thời gian sống chung, chị Thúy đã không tự tháo gỡ khúc mắc của mình, dẫn đến nỗi ghen tuông trong lòng bị cáo ngày càng chất chứa. Vụ án cho thấy, hành vi của bị cáo bung vỡ từ một quá trình chồng chất ghen hờn, chứ không phải do bột phát. Ngay cả việc để cho bị cáo nhiều lần thực hiện ý định giết hại mình, có cảm giác thiếu an toàn nhưng chị Thúy cũng không tìm cách giải quyết dứt điểm là điều đáng tiếc. Chính sự chịu đựng đó đã vô tình dung dưỡng cái ác, thách thức bị cáo ra tay. Luật sư Phan Thị Thanh Hậu (Đoàn Luật sư TP.HCM) |
(Theo Phunuonline)
" alt="3 lần rắp tâm sát hại người tình vì ghen"/>Trang, "tay hòm chìa khóa" của nhóm bảo, ngày nào mở mắt dậy kiểm tra tài khoản, khóe mắt cũng cay cay. Bà mẹ của ba đứa con nhỏ vẫn luôn trực chiến theo dõi tiến độ, trả lời e-mail, gửi hóa đơn đóng góp cho các nhà hảo tâm. Vì phần lớn tiền đóng góp được đối ứng (matching) bởi các công ty, mất một thời gian mới được giải ngân, Trang lấy tiền nhà ra ứng trước "để gửi về Việt Nam cho kịp".
Anh Bình, chủ xị dự án, sửa tới sửa lui lời kêu gọi quyên góp sao cho thật chân thành và tường minh mới chịu. Khi đăng lên mạng xã hội, có người nhắn ngay "ai viết mà dễ thương quá vậy?". Người đàn ông trung niên này đã rời Sài Gòn du học mấy chục năm trước, nhưng nhìn cách anh ấy tìm kiếm, kêu gọi, rồi cảm ơn từng người đóng góp mới thấy dù ở đâu, làm gì, anh vẫn là người Việt.
Nhóm VietBay chúng tôi, những người Việt ở khu vực Bay area San Francisco, đã lên kế hoạch cho chiến dịch quyên góp này từ giữa tháng sáu. Bọn tôi cũng có chút kinh nghiệm.
Năm ngoái, dù phải sống trong nhà mấy tháng trời vì "bão Covid" ở Mỹ, chúng tôi vẫn tổ chức quyên góp ủng hộ những người bán hàng rong, thầy cô giáo và nạn nhân bão lụt miền Trung. Các chị em còn tổ chức nấu ăn từ thiện, bán được bao nhiêu tiền gửi hết cho Việt Nam, còn bỏ thêm tiền túi.
Lần này, chúng tôi đặt mục tiêu quyên góp 24 nghìn USD, tương đương với 3.000 phần quà, mỗi phần dự kiến gồm 5 cân gạo, một chai dầu ăn, một chai nước mắm và một lốc cá hộp. Một người bạn bảo, anh thấy thật giản dị khi chỉ cần bớt uống hai ly Starbucks (khoảng 12 USD) là có thể giúp một người sống vài ngày.
Khi chuẩn bị phát động chiến dịch, anh Bình nói hồi hộp quá, không biết có đạt được mục tiêu không, vì kêu gọi bà con góp hoài cũng kỳ. Không ngờ, đến khi tôi viết những dòng này, số tiền quyên được đã gần năm lần mục tiêu đề ra.
Bất ngờ hơn, ngoài Việt Nam và Mỹ, chúng tôi đã nhận được tiền đóng góp từ Anh, Australia, Ba Lan, Pháp, Singapore và Thụy Sĩ. Tổng cộng hơn 500 người đóng góp, trong đó có những người bạn, đồng nghiệp không "dây mơ rễ má gì" với Việt Nam.
Là người con Sài Gòn, tôi có cảm giác như chính gia đình mình gặp đại họa để rồi bao nhiêu người dưng nước lã nhào vào, mỗi người phụ một tay. Ơn nghĩa này không biết bao giờ mới trả hết.
Thành công bước đầu của chúng tôi một phần nhờ chính sách thuế của Mỹ. Luật Mỹ quy định, tiền đóng góp cho các hoạt động cứu trợ, từ thiện hay phi lợi nhuận đều được miễn trừ thuế. Nhờ đó, nhiều công ty ở đây có chính sách đối ứng: nhân viên cho tổ chức từ thiện một đồng, công ty sẽ cho thêm một đồng, có nơi còn hào phóng cho những hai đồng. Nhân viên không cần giấy tờ thủ tục gì, chỉ cần gửi yêu cầu là công ty chuyển tiền. Hơn một phần ba số tiền mà chúng tôi đã quyên được đến từ đối ứng của các tập đoàn ở Thung lũng Silicon. Google tuần trước cũng đã đối ứng cho tôi 5.000 USD.
Nhờ chính sách này mà một USD chúng tôi cho đi, bên nhận sẽ được bốn USD hoặc hơn nữa. Trước đây, tôi cứ nghĩ đó là mánh trốn thuế của "bọn nhà giàu", nhưng kỳ thực đây là chính sách giao lại quyền quyết định đầu tư công cho người dân và các tổ chức xã hội. Thay vì phải trả hết thuế thu nhập cá nhân vào ngân khố của chính phủ Mỹ, mỗi năm tôi có một số tiền không bị đánh thuế để quyết định giúp ai, ủng hộ hoạt động nào.
Quyên tiền đã khó, sử dụng tiền càng khó hơn và cũng là vấn đề rất nhạy cảm. Chúng tôi không có người ở Việt Nam, cũng không có nhiều kinh nghiệm trực tiếp đứng ra cứu trợ hay triển khai các hoạt động từ thiện. Kỹ sư máy tính như tôi, vì phải thường xuyên tự học, nên có tâm lý cái gì mình cũng tự làm được. Thực tế phũ phàng trong hoạt động từ thiện, tôi thấy mình chẳng làm được gì ra hồn, nên giờ tôi muốn tập trung vào sở trường của mình, còn lại góp tiền để người khác làm.
Vì thế, thay vì tự làm hết, chúng tôi thống nhất sẽ chỉ quyên tiền, còn lại giao cho các tổ chức cứu trợ, từ thiện chuyên nghiệp lo. Chúng tôi chọn hệ thống quán cơm Nụ cười vì sự minh bạch và cái tâm của họ với người nghèo nhiều năm nay. Chỉ trong vài ngày nhận tiền từ Mỹ chuyển về, các anh chị ở Việt Nam đã kịp mua và phát quà, đem "nụ cười" đến cho bà con ở Hóc Môn và Bình Tân.
Chuyện chưa kết thúc. Số tiền đã quyên không thấm vào đâu so với lo âu, thiếu thốn chồng chất trên vai người nghèo Sài Gòn và cả nước. Tôi e những ngày sắp tới sẽ còn khó khăn hơn nữa khi virus đang lan rộng. Anh chị em chúng tôi vẫn đang cố gắng làm tốt phần của mình, quyên thêm được một đồng là giúp thêm được một người trong hoạn nạn.
Tôi nghiệm ra rằng làm từ thiện không chỉ là cứu trợ mà còn là xác định các vấn đề xã hội mình muốn giải quyết, tìm ra ai đang xử lý các vấn đề đó chuyên nghiệp và mình có thể giúp gì cho họ. Mỗi người làm tốt phần của mình, xã hội tự khắc sẽ đi lên.
Trang nói sau đợt này phải viết lời cảm ơn "thật đàng hoàng" gửi những người đã đóng góp, trong đó có nhiều người chưa từng đến Việt Nam. Tôi chưa hình dung sẽ nói gì cho đủ, bởi món nợ ân tình quá lớn. Cảm ơn cuộc đời cho tôi cơ hội được biết những tấm lòng bốn phương, những người bạn rộng rãi và nhân hậu.
Và từ bên kia địa cầu, chúng tôi phải cảm ơn những người Sài Gòn đang hy sinh tự do cá nhân và sinh kế vì cái chung. Những người dân lam lũ nhận món quà nhỏ bé của chúng tôi kỳ thực chính là người đã đóng góp lớn nhất.
Chính họ nhắc nhở chúng tôi, những đứa con xa nhà, về một Sài Gòn luôn "bao" thương.
Dương Ngọc Thái
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt="Sài Gòn ‘bao’ thương"/>Nhận định, soi kèo PAS Lamia vs Volos, 22h00 ngày 23/4: Khó tin cửa dưới
Nếu bạn đang phỏng vấn cho một vị trí chuyên nghiệp bạn không cần phải mặc một bộ vest đầy đủ, chỉ cần một chiếc áo trắng gọn gàng và một chiếc cà vạt với kiểu dáng đẹp là một lựa chọn tuyệt vời.
Nó trông sang trọng, chuyên nghiệp và phù hợp mới văn phòng làm việc của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn định bỏ qua một chiếc áo khoác, hãy cố gắng hơn nữa để đảm bảo rằng chiếc áo của bạn không bị nhăn và không bị ố.
2. Mặc trang phục mang tính chuyên nghiệp nhưng đừng cổ điển và bóng bẩy
Bạn nên tìm kiếm một bộ trang phục vừa đơn giản vừa chuyên nghiệp mà không quá cổ điển hay bóng bẩy. Áo sơmi trắng là một lựa chọn tuyệt vời cho cả nam và nữa.
Nếu bạn phỏng vấn trong một môi trường bình thường cho một vị trí không chuyên nghiệp hoặc tại một công ty khởi nghiệp, bạn chỉ cần một chiếc quần kaki và một chiếc áo sơ mi trắng.
Nếu bạn tìm kiếm một vị trí thực tập tại một công ty lớn, hàng đầu, hãy chọn cho mình một chiếc váy tối màu có độ dài vừa đủ và một chiếc áo sáng màu.
3. Áo len khoác ngoài và áo sơ mi cài cúc
Một chiếc áo len xếp lớp bên ngoài áo sơ mi cài cúc là một kiểu trang phục tuyệt vời dành cho cả công sở và bình thường, nó trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho những khi bạn không biết cách phối đồ như thế nào.
Một chiếc áo len đẹp, được thiết kế riêng sẽ tạo thêm nét đẳng cấp, giúp bạn trông thoải mái hơn so với áo khoác vest hay áo khoác nỉ.
4. Mặc trang phục theo đúng mùa
Nếu bạn đang nhắm đến một kỳ thực tập vào mùa hè, rất có thể bạn sẽ phỏng vấn vào mùa xuân, khi thời tiết bắt đầu ấm lên. Một chiếc áo blazer sáng màu, một chiếc áo cánh được thiết kế riêng hoặc áo khoác mỏng kết hợp với quần vải cotton hoặc váy đều là những lựa chọn phù hợp cho một buổi phỏng vấn trong thời tiết ấm áp.
Thêm vào đó, bạn sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều trong trang phục nhẹ, sáng màu hơn là mặc một bộ đồ tối màu và nặng và do đó bạn sẽ tự tin hơn, sẵn sàng cho buổi phỏng vấn thật tốt.
5. Phù hợp với công việc và doanh nghiệp
Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc thực tập tại một công ty mới thành lập hoặc trong một môi trường kinh doanh thông thường, bạn không bị giới hạn bởi sự kết hợp cơ bản của bộ vest và cà vạt.
Đừng ngại thử nghiệm những màu sắc thời trang, hiện đại, chẳng hạn như chiếc áo len này kết hợp với áo sơ mi hoặc quần âu. Bạn không nên mặc những bộ đồ quá sặc sỡ nhưng môi trường bình thường cho bạn cơ hội nổi bật giữa đám đông và thể hiện cá tính của mình - miễn là bạn trông chuyên nghiệp.
6. Blazer và quần bó
Kết hợp một chiếc áo blazer vừa vặn, một chiếc áo sơ mi trắng và quần bó màu xám với nhau để có một vẻ ngoài hiện đại và cũng phù hợp với nơi làm việc.
Bộ trang phục được hoàn thiện bằng một đôi giày lười và một chiếc vòng cổ đơn giản tạo nên một phong cách thanh lịch và chuyên nghiệp. Đây là một bộ trang phục đi phỏng vấn tuyệt vời cho bạn.
7. Sử dụng chân váy đen
Một chiếc "váy đen nhỏ" trang nhã là dấu ấn của một tủ quần áo công sở đơn giản nhưng tinh tế, hoàn hảo để phỏng vấn trong một môi trường trang trọng. Đầu tư vào một chiếc váy chất lượng cao đến đầu gối.
Một chiếc váy vừa vặn và các chi tiết đẹp mắt sẽ khiến bạn trông rất chuyên nghiệp nhưng vẫn hiện đại.
Để tạo sự sống động cho trang phục của bạn, hãy kết hợp chiếc váy với một chiếc quần tất có họa tiết, hãy đảm bảo rằng họa tiết phải tinh tế - sọc tuyệt đối, họa tiết dạng dây cáp hoặc kiểu dáng có đường gân sẽ tạo sự thú vị và trang trọng, nhưng bất cứ thứ gì giống với lưới mắt cá hoàn toàn không phù hợp với nơi làm việc của bạn.
Hoàn thiện bộ trang phục của bạn bằng một đôi giày cao gót màu đen để tạo nên vẻ ngoài trang trọng.
8. Sử dụng phụ kiện nhưng đừng quá cồng kềnh
Nếu bạn đang phỏng vấn cho một vị trí thực tập kinh doanh, nhưng môi trường không quá trịnh trọng thì bạn có thể thêm một nét thú vị vào trang phục của mình.
Mặc dù bạn không muốn lạm dụng phụ kiện, nhưng thêm một món đồ - một chiếc khăn thời trang, một chiếc vòng cổ, một chiếc áo cardigan, một đôi giày - sẽ tạo nên một bộ trang phục chuyên nghiệp mà không có vẻ ngột ngạt.
Theo VOV
Không cần "đao to búa lớn" hay quá cồng kềnh, chỉ những vật dụng nhỏ bé, đơn giản dễ mang trong người cũng có thể giúp bạn tự vệ trước kẻ xấu hay sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp.
" alt="Mẹo mách bạn nên mặc gì cho buổi phỏng vấn?"/>Mới đây, đại diện quận Qiaocheng (thành phố Bạc Châu, tỉnh An Huy, Trung Quốc) cho biết, quận này sẽ tổ chức các sự kiện ma mối cho những cư dân còn độc thân sau khi một người phàn nàn về cuộc sống độc thân của mình. Một quan chức nói rằng, sẽ có một sự kiện được tổ chức hàng tuần - nơi mà mọi người sẽ được ghép đôi với một đối tượng phù hợp dựa trên nơi ở, công việc và trình độ học vấn.
Sáng kiến này được đưa ra sau khi một người dân để lại lời nhắn tuyệt vọng của mình về việc không thể tìm được bạn đời trên trang web có tên là “Bảng tin nhắn cho các nhà lãnh đạo”. Đây vốn dĩ là nơi mà người dân có thể để lại những đề xuất và khiếu nại của mình cho nhà chức trách, và cơ quan chức năng có nghĩa vụ phải trả lời các câu hỏi, khiếu nại.
“Tôi đã làm việc ở Bạc Châu được 3-4 năm. Công việc khiến tôi bận rộn và chưa thể tìm được người yêu” - lời nhắn để lại vào ngày 10/9 viết. “Gia đình đang giục giã tôi rất nhiều. Tôi đề nghị chính quyền tổ chức một vài buổi mai mối cho những người trẻ như chúng tôi”.
Trong vài năm gần đây, ngày càng nhiều thanh niên Trung Quốc chọn lối sống độc thân để được tự do trong cuộc sống và sự nghiệp. Năm ngoái, chỉ có khoảng 8,1 triệu cặp đôi đăng ký kết hôn, giảm 12% so với năm 2019 và là mức giảm mạnh nhất trong 17 năm qua.
Tỷ lệ kết hôn và sinh con giảm sút đã khiến các nhà chức trách lo lắng, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng già hoá dân số có khả năng ảnh hưởng đến lực lượng lao động của nước này. Gần đây, cả chính quyền trung ương và địa phương đều tích cực triển khai các kế hoạch, trong đó có chính sách trợ cấp tài chính và chính sách sinh 3 con, nhằm tăng tỷ lệ kết hôn và tỷ lệ sinh đẻ.
Cũng ở tỉnh An Huy, hồi đầu tháng 9 năm nay, Sở Nhân lực và An sinh xã hội của tỉnh đã lên kế hoạch xây dựng một nền tảng mai mối trực tuyến cho sinh viên đại học, nhằm mục đích tăng tỷ lệ thành công của các cặp mai mối.
Đăng Dương(Theo Sixth Tone)
Mong muốn giữ chân sinh viên ở lại sinh sống và làm việc sau khi tốt nghiệp, Sở Nhân sự và An sinh xã hội tỉnh An Huy (Trung Quốc) đề xuất dự án hỗ trợ hôn nhân cho đối tượng này.
" alt="Người dân phàn nàn khó kiếm vợ, chính quyền trở thành 'ông mai'"/>Người dân phàn nàn khó kiếm vợ, chính quyền trở thành 'ông mai'