当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo Brest vs PSG, 22h00 ngày 1/2: Không dễ cho cửa trên 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Kèo vàng bóng đá PSG vs Nice, 01h45 ngày 26/4: Tin vào cửa dưới
Nhàm chán dễ gây chết sớm
Sự nhàm chán thường chiếm một phần không nhỏ thời gian mỗi ngày, có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống nhưng cũng có thể giúp định hình những cá tính hữu ích.
![]() |
Sự nhàm chán dễ hủy hoại cuộc sống của con người. |
Mới đây, các tình nguyện viên được mờiđến phòng thí nghiệm của Tiến sĩ Tâm lý học Sandi Mann (giảng dạy tạiĐH Trung tâm Lancashire, Anh). Họ được yêu cầu làm những việc vô cùng đơnđiệu như cóp lại những số điện thoại từ một danh sách dài dằngdặc.
Hầu hết những người này đều thực hiệnnhiệm vụ được giao một cách cần mẫn nhưng họđứng ngồi không yên, liên tục ngáp dài - cho thấy họ không thích việcđang làm một chút nào.
Đó là cách giúp Mann muốn tìm hiểu tác động mà sự nhàm chán có thể mang lại cho cuộc sống của chúng ta.Một kết quả nghiên cứu tại Anh cho thấy: Sự nhàm chán có thể làm giảmđáng kể tuổi thọ của bạn. Công trình này đã dựa trên nghiên cứu đối vớicác công chức ở tuổi trung niên và cho thấy những người cảm thấy nhàmchán có 30% khả năng sẽ chết trong 3 năm sau đó.
Tính cách nào dễ bị nhàm chán?
John Eastwood, từ Đại học York ở Canada, nhận định: Một trong những quan niệm sai lầm thường thấy, đó là "chỉ những người nhàm chán mới cảm thấy nhàm chán".
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, Eastwood nhận ra có hai loại tính cách thường dễ bị nhàm chán nhất. Đáng chú ý là cả hai loại tính cách đều không phải dạng người nhàm chán.
Sự nhàm chán thường xảy ra đối với những người có tính cách hấp tấp, thường xuyên muốn tìm kiếm những trải nghiệm mới.
Đối với những người này, nhịp sống êm đềm không đủ để khiến họ cảm thấy thỏa mãn.
Dạng tính cách thứ hai dễ bị nhàm chán là những người cảm thấy sợ hãi trước thế giới bên ngoài. Vì thế họ tự khép mình lại và không muốn thử nghiệm những thứ mới.
Dù điều này có thể khiến họ cảm thấy thoải mái, họ lại không hoàn toàn thỏa mãn với sự an toàn mà nó mang lại.
Trong cả hai trường hợp, sự nhàm chán có thể khiến con người có các hành động hại đến bản thân, như hút thuốc, uống rượu hoặc dùng ma túy.
Tuy nhiên, 2 loại tính cách này cũng có tác động tích cực nhất định. Cảm giác sợ hãi giúp chúng ta tránh nguy hiểm, cảm giác buồn bã giúp chúng ta tránh những lỗi lầm trong tương lai.
Sự nhàm chán giúp gặt hái những gì?
Bà Heather Lench, từ Đại học Texas A&M, nói lợi ích lớn nhất của sự nhàm chán bắt nguồn từ cá tính quan trọng nhất của con người: Sự tò mò.
Sự nhàm chán khiến chúng ta tìm kiếm những mục tiêu mới, những sáng kiến mới, dù nỗ lực thoát ra khỏi sự nhàm chán có thể đẩy chúng ta đối mặt với những rủi ro hoặc có thể khiến chúng ta bị tổn thương.
![]() |
Sự nhàm chán cũng kích thích óc sáng tạo |
Một thử nghiệm cho các tình nguyện viên ngồi trong một căn phòng trống, với một chiếc nút duy nhất khiến họ bị điện giật ở mắt cá chân nếu bấm vào.
Kết quả: Rất nhiều người đã bấm vào chiếc nút này chỉ vì nó giúp họ thoát khỏi cảm giác nhàm chán. Điều này có thể giải thích vì sao con người có những hành động hại sức khỏe khi họ nhàm chán. Tuy nhiên nó cũng giúp họ tăng sự sáng tạo.
Trở lại những tình nguyện viên được yêu cầu ghi lại số điện thoại, Mann nhận ra sự nhàm chán đã giúp họ tăng tính sáng tạo, ví dụ như tìm ra những cách thức mới để sử dụng các vật dụng thường ngày.
Bà cũng cho rằng sự nhàm chán khiến đầu óc con người phiêu lưu và dễ dẫn đến những suy nghĩ sáng tạo.
"Nếu không tìm được sự kích thích từ môi trường bên ngoài, chúng ta thường quay trở lại lục lọi từ chính trong đầu mình. Nếu không có sự nhàm chán, nhân loại sẽ khó lòng có được những thành tựu về nghệ thuật hay khoa học công nghệ" - bà nói.
Nguyễn Hưng(Theo Childmag, BBC)
Lười vận động dễ chết sớm" alt="Buồn chán tăng nguy cơ chết sớm 30%"/>Cụ thể, trong báo cáo kết quả xếp hạng Chính phủ điện tử năm 2020 theo đánh giá của Liên hợp quốc, Bộ TT&TT đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giao Bộ đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai Chính phủ điện tử, nâng cao chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam theo phương pháp đánh giá của Liên hợp quốc. Tập trung chỉ đạo, đôn đốc nâng cao chỉ số Dịch vụ trực tuyến và chỉ số Hạ tầng viễn thông.
Trình Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành Chiến lược phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó rà soát nội dung để các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với những xu thế phát triển Chính phủ số và xây dựng Kế hoạch phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2023 nhằm cụ thể hoá Chiến lược này.
Khẩn trương phát triển các hệ thống kỹ thuật nền tảng quốc gia hỗ trợ cung cấp dịch vụ công trực tuyến, mở dữ liệu của cơ quan nhà nước, trước hết là: Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; Hệ thống hỗ trợ thanh toán dịch vụ công trực tuyến toàn quốc; Cổng dữ liệu quốc gia…
Đồng thời, liên hệ chặt chẽ với các cơ quan của Liên hợp quốc để cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời phục vụ khảo sát, đánh giá xếp hạng Chính phủ điện tử; đẩy mạnh công tác truyền thông, công khai trực tuyến những kết quả đạt được về triển khai Chính phủ điện tử Việt Nam để các tổ chức, cá nhân học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm.
Bộ TT&TT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GD&ĐT tập trung phát triển nguồn nhân lực đáp ứng công cuộc chuyển đổi số quốc gia, chú trọng phát triển kỹ năng số cho mọi người dân để không ai bị bỏ lại phía sau.
Nâng cao chỉ số Nguồn nhân lực theo phương pháp đánh giá Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc. Trong đó, tập trung tăng tỷ lệ nhập học từ cấp Tiểu học đến cấp Trung học phổ thông, tăng số năm đi học trung bình của người trưởng thành, tạo môi trường thuận lợi để xã hội học tập và học tập suốt đời.
Bộ TT&TT cũng đề xuất Bộ GD&ĐT ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo, trở thành một trong các lĩnh vực đi đầu trong chuyển đổi số. Cung cấp thông tin đầy đủ về chỉ số Nguồn nhân lực phục vụ khảo sát, đánh giá xếp hạng Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc.
Với các bộ, ngành, địa phương, theo đề xuất của Bộ TT&TT, cần ưu tiên nguồn lực để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đặt ra tại Nghị quyết 17 ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025. Cụ thể, hoàn thành dứt điểm các chỉ tiêu đặt ra trong năm 2020, đặc biệt là chỉ tiêu cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; thực hiện cách làm mới, đẩy nhanh tiến độ, hướng tới cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ cao ngay trong năm 2021.
Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; chú trọng phát triển Chính phủ số, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số, cung cấp hiệu quả các dịch vụ số phục vụ thiết thực cuộc sống người dân như về y tế, giáo dục, an sinh xã hội, việc làm, pháp luật.
Cần nỗ lực mạnh mẽ hơn để thay đổi thứ hạng quốc gia
Trung tuần tháng 7/2020, Liên hợp quốc đã công bố Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử (EGDI) năm 2020. Theo Báo cáo này, Việt Nam tăng 2 bậc, xếp hạng 86/193 quốc gia trên thế giới, 24/47 nước châu Á và 6/11 nước ASEAN. Chỉ số tổng hợp của Việt Nam là 0,6667, cao hơn chỉ số trung bình thế giới và khu vực, thuộc nhóm quốc gia ở mức Cao.
Phân tích về kết quả xếp hạng, Bộ TT&TT nhận định, việc duy trì tăng hạng liên tục từ năm 2014 đến nay, từ vị trí 99 lên vị trí 86, phản ánh được những nỗ lực của Việt Nam.
Tuy nhiên, thứ hạng của Việt Nam trong khu vực ASEAN vẫn chưa thay đổi. Đáng lưu ý, khoảng cách giữa Việt Nam và các quốc gia xếp sau trong khu vực như Indonesia, Campuchia bị thu hẹp đáng kể; Nhiều quốc gia có sự tăng hạng mạnh như Indonesia tăng 19 bậc, Thái Lan tăng 16 bậc, Myanmar tăng 11 bậc. Cả 5 quốc gia xếp trên Việt Nam gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei, Phillipines và quốc gia xếp ngay sau Việt Nam là Indonesia đều đã tuyên bố Chiến lược phát triển Chính phủ số.
“Vì vậy, muốn thay đổi thứ hạng quốc gia, Việt Nam phải quyết tâm và nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa”, Bộ TT&TT nhấn mạnh.
Bộ TT&TT cũng cho biết, tại Nghị quyết 02 ngày 1/1/2020, Chính phủ đặt mục tiêu cải thiện thứ bậc của Việt Nam trên bảng xếp hạng Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc từ 10 đến 15 bậc. Vì vậy, ngay từ đầu năm 2020, Bộ TT&TT đã đẩy mạnh điều phối trên phạm vi toàn quốc. Những nỗ lực này của Việt Nam sẽ có tác động đến bảng xếp hạng lần tới, dự kiến công bố vào năm 2022.
Nhấn mạnh phát triển Chính phủ số là xu thế tất yếu, Bộ TT&TT cho biết, Chính phủ số không phải là một khái niệm thay thế Chính phủ điện tử, cũng không phải là một khái niệm tách rời không liên quan đến Chính phủ điện tử. Chính phủ số bao hàm Chính phủ điện tử, nhưng thể hiện một sự thay đổi về mặt nhận thức, một mức độ trưởng thành lớn hơn, phát triển cao hơn so với Chính phủ điện tử. " alt="Bộ TT&TT đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển Chính phủ số"/>Bộ TT&TT đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển Chính phủ số
“Có rất nhiều điều không thể ngờ tới về cuộc sống trong những căn hộ kiểu này”, anh Tuấn kể. Thứ nhất là việc gửi xe. Gần 2 tháng đầu, 2 vợ chồng kiên trì dắt xe lên nhà nhưng dần thấy bất tiện nên phải đi tìm chỗ gửi ngoài. Tuy nhiên việc tìm được chỗ nhận gửi xe quanh khu tập thể rất khó vì chỉ có 1-2 nhà làm dịch vụ này và đều đã kín chỗ. Năn nỉ mãi thì anh Tuấn xin được suất gửi xe cho vợ với giá 350.000 đồng/tháng còn mình thì phải tiếp tục “công cuộc” dắt xe lên tầng 2. Ba tháng sau anh Tuấn mua ô tô và phí gửi xe cũng làm anh ngã ngửa vì lên tới 2,5 triệu đồng/tháng, đắt gấp đôi mức phí tại các khu chung cư mới. Như vậy, chỉ tính riêng phí gửi xe, mỗi tháng vợ chồng anh Tuấn phải chi tới 2,85 triệu đồng.
Chưa kể, anh Tuấn cho hay cuộc sống mới cũng phát sinh nhiều bất cập khác. Chẳng hạn từ hồi tháng 11, 12 năm ngoái, nhà anh thường xuyên mất nước, có tuần mất 3 lần, mỗi lần kéo dài hơn 1 ngày. Anh phải mua thêm máy bơm, thuê thợ xử lý để có nước dùng. Chưa kể nhà cũ nên thỉnh thoảng các bức tường lại ngấm nước mưa, thậm chí cả nước từ nhà tắm, nhà vệ sinh của căn hộ tầng trên. Việc tắc bồn cầu, tắc nước thải từ bồn rửa bát cũng liên tục xảy ra khiến dăm bữa, nửa tháng gia đình anh chị lại phải gọi thợ một lần.
“Đấu tranh tư tưởng để bán một căn hộ ngoại thành rồi mua một căn hộ cũ trung tâm, mục đích là để cải thiện các bất tiện trong việc đi làm, đi học của con cái nhưng giờ mọi thứ lại rối như tơ vò. Chúng tôi đã chi ra hơn 200 triệu để cải tạo, sửa chữa lại những thứ xuống cấp, mong là tới đây không phải sửa thêm gì nữa”, chị Sen than thở.
Ngoài ra, chị Sen kể khu nhà của chị rất ồn vì các gia đình thường xuyên sửa chữa. “Có hôm 7h sáng đã nghe tiếng khoan, đục, đến 12h trưa mới ngớt và sau đó lại tiếp tục đến 5h chiều. Rất mệt mỏi”, chị Sen cho biết thêm.
Mua để ở rồi vội vàng bán lại
Căn hộ tập thể cũ trở nên “hot” trong nửa năm trở lại đây sau khi Chính phủ công bố Nghị định 69/2021 về việc cải tạo các khu tập thể cũ xuống cấp. Khảo sát cho thấy, giá căn hộ cũ đã rục rịch tăng, không ít căn đã chạm mức giá 40-50 triệu đồng/m2. Trong 6 tháng gần đây, giá nhà tập thể cũ đã tăng khoảng 3-5%.
![]() |
Nhiều cặp vợ chồng trẻ "vỡ mộng" khi sống trong các khu tập thể cũ đã xuống cấp |
Một bộ phận người mua hướng đến phân khúc nhà tập thể cũ nhằm mục đích ở thực. Song cũng có một bộ phận khác tìm mua loại hình này để đầu tư, có người cải tạo cho thuê thông thường, có người cho thuê theo ngày dưới dạng homestay, một số căn hộ ở tầng 1 còn được cải tạo để làm quán cafe, studio chụp ảnh, có người mua xong không ở cũng không cho thuê, chỉ để chờ ngày được đền bù khi cải tạo…
Môi giới nhà đất tên Hòa cũng cho biết, nhiều vợ chồng trẻ sau khi mua loại hình căn hộ loại này để ở đã liên hệ lại với đơn vị trung gian để rao bán vì không phù hợp. Trên thực tế, phần lớn cư dân của các khu tập thể cũ là người già nên thói quen, nhu cầu sinh hoạt khác biệt, không phù hợp với các gia đình trẻ. Một số gia đình mới về đã bị hàng xóm phê bình vì con cái làm ồn vào buổi tối.
Ngay cả việc mua để chờ cải tạo, môi giới này cũng khuyến nghị nhà đầu tư nên cân nhắc các rủi ro đi kèm vì việc cải tạo tập thể cũ thường không dễ. “Năm 2016, tôi môi giới cho một người mua căn hộ tại Khu tập thể Ngọc Khánh, quận Ba Đình với giá 1,2 tỷ đồng. Anh này cũng mua để ở kết hợp đầu tư, chờ cải tạo nhưng đến tận bây giờ thành phố mới ra quyết định di dời dân và không rõ bao giờ mới cải tạo xong. Nếu dùng khoản tiền đó để đầu tư các tài sản khác thì có lẽ đến nay lợi nhuận đã lớn hơn rất nhiều”, môi giới Hòa kể.
Các chuyên gia tư vấn bất động sản cũng đưa ra lời khuyên cho các gia đình trẻ nếu mua nhà tập thể cũ cần xem xét, cân nhắc thật kỹ, nên lựa chọn những căn ngang giá, có diện tích sổ đỏ lớn hơn để mua. Chú ý tới các tiện ích xung quanh khu tập thể, chung cư cũ. Ưu tiên vị trí gần với trường học, chợ, bệnh viện và cơ quan làm việc để dễ được đền bù hoặc khi bán lại cũng được giá hơn.
Tìm hiểu kỹ vấn đề pháp lý, tránh việc giao dịch chỉ có giấy viết tay. Nên yêu cầu kiểm tra diện tích sổ đỏ trước khi mua. Diện tích đất sử dụng và số liệu ghi trong sổ đỏ phải rõ ràng, tránh nhầm lẫn cơi nới với sổ đỏ xảy ra tranh chấp về sau.
Lâm Tùng
Hà Nội sẽ đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây lại toàn diện các chung cư cũ, phấn đấu hoàn thành kiểm định tất cả chung cư cũ trước quý III/2023 và đến năm 2045 hoàn thành cơ bản công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.
" alt="Vợ chồng trẻ 'vỡ mộng' vì trót mua nhà tập thể cũ"/>Nhận định, soi kèo FC Tokyo vs Gamba Osaka, 17h30 ngày 25/4: Tìm lại nụ cười
Thành công của New York Times không đến một cách ngẫu nhiên. Những lãnh đạo toà soạn từ sớm đã nhìn thấy ở Internet tiềm năng to lớn trong việc phát huy giá trị cốt lõi của toà soạn là mang đến những câu chuyện theo tiêu chuẩn báo chí cao nhất đến với độc giả toàn thế giới. Sau nhiều năm kiên trì đi theo con đường riêng với trọng tâm ưu tiên phát triển doanh thu số, những nỗ lực của New York Times đã được đền đáp khi toà soạn này hiện duy trì vị trí toà soạn danh giá nhất với 120 giải Pulitzer và đồng thời cũng là toà soạn có tỉ lệ phóng viên biết lập trình cao nhất trong làng báo.
Hay khủng hoảng rồi mới chuyển đổi?
Được thành lập vào năm 1986 bởi ba nhà báo, tờ Độc lập (The Independent) của nước Anh đã trở thành ngôi nhà của những nhà báo nổi tiếng như Robert Fisk, một phóng viên lâu năm ở Trung Đông và Andrew Marr, một phát thanh viên nổi tiếng và là một sử gia. Một trong những người tham gia ban đầu còn có nhà văn Helen Fielding, là tác giả của cuốn sách bán chạy Nhật ký tiểu thư Jones, viết cho chuyên mục ẩn danh của tờ Độc lập.
Vào giai đoạn đỉnh cao, tờ Độc lập đã từng xuất bản 400.000 tờ mỗi ngày, rồi sau đó, cùng với sự phát triển của Internet, số lượng ấn bản giảm xuống chỉ còn 40.000 tờ mỗi ngày vào năm 2015 và tuyên bố dừng ấn phẩm vào năm 2016.
Khi xuất hiện và bước vào giai đoạn đỉnh cao, tờ Độc Lập được coi là người tiên phong trong lĩnh vực báo chí. Và rồi khi dừng lại, tờ Độc Lập được coi là tờ báo bị đóng cửa bởi tác động của Internet.
Cách tốt nhất để dự đoán tương lai là gì?
Chuyển đổi số là cái mới, là cái chưa có tiền lệ. Kỷ nguyên chuyển đổi số là kỷ nguyên của những điều không thể trở thành có thể và ngược lại. Và cách tốt nhất để dự đoán tương lai là chủ động tạo ra nó.
Chuyển đổi số quan trọng nhất là chuyển đổi tư duy, nhận thức. Điều đó có thể làm ngay lập tức, vì chỉ phụ thuộc vào chính mỗi người chúng ta.
Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT
Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có.
" alt="Chuyển đổi số khi nào?"/>Được thực hiện từ năm 2020 đến 2022, Đề án trang bị hệ thống camera giám sát an ninh trật tự tập trung tỉnh Tây Ninh mới ban hành, sẽ được triển khai ở các huyện, thị xã, thành phố và được quản lý, vận hành, lưu trữ tại Trung tâm giám sát điều hành kinh tế xã hội tập trung tỉnh thuộc Sở TT&TT.
Các vị trí lắp đặt camera được quy hoạch theo Quyết định 2932 của UBND tỉnh Tây Ninh về quy định đầu tư, quản lý và phối hợp sử dụng, vận hành hệ thống CNTT và camera giám sát phục vụ phát triển dịch vụ đô thị thông minh của tỉnh, không trùng với những vị trí các ngành khác trang bị.
Đề án hướng tới mục tiêu trang bị hệ thống camera (camera giám sát, camera quan sát) và lắp đặt hệ thống kỹ thuật giám sát hình tại các khu vực của Tây Ninh.
Theo đó, hệ thống camera sẽ giám sát, quan sát an ninh trật tự tại các điểm thường xuyên xảy ra vi phạm an ninh trật tự, khu vực công cộng… Đồng thời, giám sát, quan sát giao thông, an ninh tại các điểm nút, tuyến giao thông trọng điểm, những tuyến đường cửa ngõ ra vào tỉnh, nơi dễ xảy ra va quẹt, tai nạn giao thông, điểm đen về tội phạm.
Hệ thống camera giám sát an ninh trật tự tập trung tỉnh Tây Ninh được trang bị sẽ có khả năng đảm bảo: Giám sát thời gian thực tình hình an ninh, trật tự, giao thông công cộng tại các vị trí lắp đặt; Lưu trữ dữ liệu hình ảnh phục vụ tra cứu, đối soát; Thống kê lưu lượng, thống kê vi phạm phục vụ công tác quản lý, điều hành, quy hoạch chung; Tăng cường an ninh thông qua các công nghệ thông minh như nhận diện biển số xe, nhận diện khuôn mặt, đo đếm lưu lượng phương tiện lưu thông…
UBND tỉnh Tây Ninh cũng cho biết thêm, 116 vị trí được chọn để lắp đặt 369 camera (gồm 334 camera an ninh, 30 camera nhận diện biển số xe và 5 camera nhận diện khuôn mặt) đã được Công an tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố thống nhất, đảm bảo phát huy hiệu quả và mục tiêu chính là phục vụ cộng đồng.
Cụ thể, trong 116 vị trí được chọn lắp camera giám sát, sẽ có 72 điểm lắp camera an ninh tại các huyện, thành phố của Tây Ninh; 9 điểm lắp camera quan sát chất lượng cao tại các trạm anten viễn thông; 7 điểm lắp camera quan sát chất lượng cao tại cửa ngõ ra vào tỉnh; 16 điểm lắp camera quan sát đường dẫn vào những bãi khai thác cát trong Hồ Dầu Tiếng; 1 điểm lắp camera quan sát dẫn đường vào Cửa khẩu Xa Mát; 1 điểm lắp camera giám sát an ninh khu vực nhà ga cáp treo đỉnh Núi Bà; 2 điểm lắp camera nhận diện khuôn mặt tại cổng chính và cổng phụ khu du lịch Núi Bà; và 8 điểm lắp camera giám sát an ninh sử dụng đường truyền cáp quang tốc độ cao cho các camera PTZ.
UBND tỉnh Tây Ninh giao Sở TT&TT triển khai thủ tục thực hiện dự án theo Nghị định 40/2020/NĐ-CP và Nghị định 73/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và các quy định liên quan khác về đầu thầu.
Sở TT&TT Tây Ninh được giao chủ trì, thực hiện chức năng là cơ quan đầu tư, triển khai những giải pháp quản lý, vận hành hệ thống và phát huy hiệu quả hệ thống sau khi đưa vào sử dụng.
Theo đánh giá của UBND tỉnh Tây Ninh, Đề án trang bị hệ thống camera giám sát an ninh trật tự tập trung của tỉnh được triển khai thành công sẽ đẩy nhanh tốc độ ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, hoàn thiện hệ thống camera phục vụ các yêu cầu về giám sát an toàn giao thông, an ninh trật tự.
Đồng thời, tạo nền tảng hạ tầng đủ mạnh đáp ứng cho các dịch vụ cũng như ứng dụng CNTT của tỉnh Tây Ninh, ướng tới phát triển đô thị thông minh bền vững. Qua đó, từng bước hoàn thiện chức năng giám sát, tổng hợp từ các dữ liệu cảm biến thu thập được.
Triển khai thành công Đề án này sẽ giúp nâng cao khả năng giám sát, quản lý trong tổng thể các dịch vụ thông minh của tỉnh Tây Ninh. Nâng cao khả năng phục vụ cho các cơ quan hành chính nhà nước; đảm bảo giám sát, điều hành thông suốt giữa chính quyền với người dân; giúp ích cho người dân trong mọi lĩnh vực đời sống, hướng đến hình thành công dân điện tử, chính quyền điện tử, đô thị thông minh.
Trước đó, vào đầu tháng 7/2020, UBND tỉnh Tây Ninh đã khai trương Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) của tỉnh nhằm cung cấp một số dịch vụ đô thị thông minh cho người dân như: dịch vụ phản ánh hiện trường, giám sát an ninh trật tự, giám sát an toàn thông tin, giám sát thông tin trên môi trường mạng, hành chính công.
Vân Anh
" alt="Tây Ninh sẽ trang bị thêm 369 camera giám sát an ninh trật tự"/>
Tây Ninh sẽ trang bị thêm 369 camera giám sát an ninh trật tự
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trên địa bàn cả nước hiện đã hoàn thành 266 dự án nhà ở xã hội, quy mô xây dựng khoảng hơn 142.000 căn với tổng diện tích hơn 7,1 triệu m2; đang tiếp tục triển khai 278 dự án, quy mô xây dựng khoảng 276.000 căn với tổng diện tích khoảng 13,8 triệu m2.
Trong đó, đối với nhà ở xã hội dành cho công nhân KCN, các tỉnh, thành phố đã đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 121 dự án, quy mô xây dựng khoảng 54.000 căn hộ với tổng diện tích 2,7 triệu m2; đang tiếp tục triển khai 100 dự án, quy mô xây dựng khoảng 134.000 căn hộ với tổng diện tích 6,7 triệu m2.
![]() |
Số lượng nhà ở dành cho công nhân KCN vẫn còn rất ít so với nhu cầu, Bộ Xây dựng kiến nghị bổ sung gói tín dụng khoảng 30.000 tỷ đồng theo hình thức tái cấp vốn cho chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất vay để đầu tư phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nhà ở công nhân (Ảnh: Dự án nhà ở cho công nhân lao động tại xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội /HNM) |
Tuy nhiên, số lượng nhà ở dành cho công nhân KCN vẫn còn rất ít so với nhu cầu. Đặc biệt, trong giai đoạn từ đầu năm 2021 đến nay, chưa có dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân được hoàn thành bàn giao do ảnh hưởng chung của dịch Covid-19 nên hầu hết các dự án bị chậm tiến độ.
Đánh giá về nguyên nhân chính dẫn đến những bất cập trong việc thực hiện dự án nhà ở cho công nhân, Bộ Xây dựng cho biết, hiện vẫn chưa có chính sách riêng cho nhà ở công nhân.
Cụ thể theo pháp luật nhà ở hiện hành thì chính sách nhà ở cho công nhân làm việc trong KCN đang được lồng ghép vào chính sách nhà ở xã hội, áp dụng chung cho 10 loại đối tượng theo quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở năm 2014.
Bên cạnh đó còn có sự chưa thống nhất giữa các pháp luật về quy hoạch bố trí quỹ đất dự án xây dựng nhà ở cho công nhân KCN: Luật Nhà ở, Luật Đất, Luật Đầu tư và Nghị định số 82 của Chính phủ về quy định quản lý KCN và khu kinh tế.
Ngoài ra, nguồn vốn tín dụng dành để cấp bù lãi suất cho các chủ đầu tư dự án và các đối tượng được ưu đãi vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội (trong đó có công nhân khu công nghiệp) vẫn còn thiếu.
Bộ Xây dựng cũng nêu rõ trách nhiệm các địa phương như một số nơi chưa quan tâm chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, đặc biệt là kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; chưa quan tâm cho đầu tư phát triển nhà ở dành cho công nhân khi lập quy hoạch đầu tư xây dựng KCN.
Cần sửa luật, bổ sung gói tín dụng
Từ thực tế và những nguyên nhân trên, Bộ Xây dựng cho biết, về lâu dài cần phải nghiên cứu, sửa đổi Luật Nhà ở 2014 và các luật khác có liên quan, trong đó có cơ chế, chính sách riêng về khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân KCN.
Theo Bộ Xây dựng, cụ thể về quy hoạch quỹ đất trong quy hoạch khu công nghiệp phải bố trí quỹ đất làm nhà lưu trú cho công nhân thuê.
Việc lựa chọn chủ đầu tư giao chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN hoặc các DN khác hoặc phối hợp với Tổng Liên đoàn đầu tư dự án nhà lưu trú công nhân với diện tích sử dụng tối thiểu khoảng 10m2/người.
Về các cơ chế ưu đãi cần miễn tiền sử dụng đất; miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng; chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu nhà ở công nhân được hạch toán vào chi phí giá thành hạ tầng chung của cả KCN.
Bộ Xây dựng cho biết, hiện Bộ đang tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi luật Nhà ở 2014, trong đó chính sách nhà ở cho công nhân được nghiên cứu, quy định cụ thể hơn để khuyến khích đầu tư phát triển.
Về chính sách ngắn hạn, để có nguồn vốn phát triển nhà công nhân, Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa danh mục phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở công nhân khu công nghiệp vào danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Cùng với đó, Bộ Xây dựng cũng đề nghị Chính phủ xem xét, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để thực hiện chính sách nhà ở xã hội cho Ngân hàng Chính sách xã hội cũng như các tổ chức ngân hàng được chỉ định để cho vay phát triển nhà ở xã hội trong giao đoạn 2021-2025; trong đó sớm bố trí nguồn vốn 3.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội theo Nghị quyết 41/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ.
Đặc biệt, Bộ Xây dựng kiến nghị bổ sung gói tín dụng khoảng 30.000 tỷ đồng theo hình thức tái cấp vốn cho chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất vay để đầu tư phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nhà ở công nhân.
“Việc bổ sung gói tín dụng trên nhằm góp phần đảm bảo “mục tiêu kép”: bảo đảm an sinh xã hội, nhà ở cho các đối tượng yếu thế; thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế bền vững, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp gắn với hỗ trợ phát triển thị trường nhà ở và bất động sản” – Bộ Xây dựng cho biết.
Thuận Phong
Hiện trên địa bàn TP.HCM có gần 900.000 công nhân đang thuê nhà ở. Từ nay đến năm 2025, thành phố có kế hoạch xây dựng nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp.
" alt="Đề xuất tiếp gói tín dụng 30.000 tỷ cho nhà ở xã hội nhà công nhân"/>Đề xuất tiếp gói tín dụng 30.000 tỷ cho nhà ở xã hội nhà công nhân