Hiện trạng siêu dự án khu đô thị gần 11.500 tỷ đồng ở Đà Nẵng
Hiện trạng siêu dự án khu đô thị gần 11.500 tỷ đồng ở Đà Nẵng
Hoài Sơn(Dân trí) - Dự án Khu đô thị mới Thuận Phước - Đà Nẵng có tổng vốn gần 11.500 tỷ đồng, hiện nay chưa được xây dựng, cỏ mọc um tùm bên trong.
Dự án Khu đô thị mới Thuận Phước tại quận Sơn Trà do Công ty cổ phần Đầu tư đô thị Vịnh Thuận Phước làm chủ đầu tư. Công ty này được thành lập năm 2009, có địa chỉ tại phường Thạch Thang (quận Hải Châu, Đà Nẵng).
Theo thông tin từ Công ty cổ phần Đầu tư Đô thị Vịnh Thuận Phước, năm 2010 dự án Khu đô thị, Thương mại và Du lịch phía Bắc Vịnh Mân Quang được thành phố Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng xây dựng chi tiết.
Năm 2017, UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt tổng mặt bằng điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết, theo đó đổi tên dự án thành Khu đô thị mới Thuận Phước - Đà Nẵng.
Ngày 29/12/2023, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành quyết định chấp thuận điều chỉnh lần 1 chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư. Trong đó, dự án với mục tiêu đầu tư xây dựng khu đô thị để bán hoặc cho thuê/cho thuê mua, chuyển nhượng/cho thuê quyền sử dụng đất phù hợp theo quy định…
Dự án có diện tích hơn 97ha thuộc phường Nại Hiên Đông và phường Thọ Quang (quận Sơn Trà) gồm khoảng 1.880 căn nhà ở liền kề, khoảng 212 căn biệt thự, 2 khối công trình chung cư với chiều cao xây dựng tối đa 29 tầng nổi, 5 tầng hầm.
Ngoài ra, dự án còn có một công trình khách sạn cao cấp chuẩn 6 sao và 5 khối công trình tổ hợp thương mại dịch vụ cao tầng.
Tổng vốn đầu tư dự án gần 11.500 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 1.800 tỷ đồng, vốn huy động từ tổ chức tín dụng gần 9.700 tỷ đồng.
Vừa qua, cử tri tại quận Sơn Trà phản ánh dự án này được giao đất từ rất lâu nhưng chậm đầu tư, gây lãng phí tài nguyên đất đai, tạo điểm đen về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, hiện tại trong khu đất của dự án chưa triển khai xây dựng, cửa ra vào luôn đóng kín. Bên ngoài dự án, một số đoạn được rào kín và có bảo vệ. Do bỏ không lâu năm nên nơi đây cỏ mọc um tùm, một số vị trí thành nơi vứt rác.
Trả lời ý kiến trên, Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng cho rằng Công ty cổ phần Đầu tư đô thị Vịnh Thuận Phước đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục pháp lý dự án để triển khai khởi công xây dựng dự án trong quý IV năm nay.
Theo báo cáo của chủ đầu tư, tiến độ thực hiện dự án gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là quý IV năm nay đến quý I/2026, công ty sẽ hoàn thiện thủ tục pháp lý để triển khai xây dựng, triển khai hạng mục kè ứng phó biến đổi khí hậu.
Giai đoạn 2 là quý I/2028 đến IV/2030, công ty sẽ triển khai hạ tầng kỹ thuật (khu đô thị), công trình nhà ở biệt thự, nhà ở liền kề, khu công viên chuyên đề, khu ở cao tầng, công trình thương mại dịch vụ và khách sạn.
Được biết, mới đây Công ty cổ phần Đầu tư đô thị Vịnh Thuận Phước đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường về dự án. Trong báo cáo có nhiều cam kết của chủ đầu tư về công tác bảo vệ môi trường khi thực hiện dự án.
Chủ đầu tư cũng cam kết trường hợp đang thực hiện dự án mà có hiện tượng sạt lở, tác động xấu đến chất lượng nước biển, hệ sinh thái biển vịnh Thuận Phước sẽ tạm dừng việc thi công, đồng thời báo cáo ngay cho chính quyền địa phương để kiểm tra...
(责任编辑:Công nghệ)
- Kèo vàng bóng đá Man City vs Chelsea, 00h30 ngày 26/1: Chia điểm?
Hệ thống phao định vị tại một tọa độ vệ tinh giúp tiết kiệm nhân lực cho cơ quan quản lý. Hệ thống phao kết nối phần mềm đã giải quyết những bất cập trên. Theo đó, mỗi tuyến luồng đường thủy được xác định, giới hạn bởi dãy phao (xanh, đỏ) hai bên mép luồng, mỗi phao được định vị tại một tọa độ vệ tinh. Khi phao rời khỏi vị trí (hoặc tín hiệu đèn bị mất, cường độ sáng không đủ) sẽ phát cảnh báo tự động trên hệ thống quản lý, đồng thời lưu trữ lại lịch sử di dời.
Từ cảnh báo này, các đơn vị bảo trì lập tức điều chỉnh, khắc phục sớm nhất các sự cố phao, đèn để bảo đảm luồng tuyến thông suốt.
Ngoài ra, hệ thống cũng giúp giám sát việc khắc phục của đơn vị bảo trì cũng như xử lý kịp thời các trường hợp phao bị mất trộm hay tàu thuyền, thiên tai gây trôi dạt.
Được biết, đây chỉ là một trong số các ứng dụng công nghệ đã được triển khai tại Cục Đường thủy nội địa Việt Nam với hơn 2.500 phao, 63 trạm đo mực nước tự động giúp phát huy kết quả thiết thực.
Trao đổi với PV VietNamNet, Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam Lê Minh Đạo cho biết: "Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước ngay từ giai đoạn 2015-2016, Cục đã linh hoạt vận dụng để có thể đầu tư được 12 hệ thống các phần mềm nghiệp vụ trong công tác văn phòng, quản lý và công nghệ hoá các công trình kết cấu hạ tầng".
Mặc dù đã chủ động đầu tư triển khai sớm và đưa vào sử dụng 12 hệ thống phần mềm nghiệp vụ nhưng ông Đạo cũng thẳng thắn bày tỏ do còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý, thiếu sự chỉ đạo và định hướng tổng thể từ các hệ thống của quốc gia, dẫn đến các phần mềm nghiệp vụ được xây dựng phát triển theo nhu cầu tự phát, tại thời điểm nhất định mà thiếu một kiến trúc tổng thể, thiếu sự liên kết và thiếu kế hoạch vận hành bảo trì lâu dài.
“Ngày 6/11/2020, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành quyết định về kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Giao thông vận tải (phiên bản 2.0). Đây là bức tranh tổng thể về hệ thống thông tin của ngành giao thông vận tải với các lớp kiến trúc chức năng, trong đó có hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung trên cơ sở tích hợp các bộ cơ sở dữ liệu nền tảng của các Cục chuyên ngành.
Căn cứ vào các chỉ đạo của Bộ, Cục đã đề xuất và thực hiện thành công Dự án IW-MIS vào năm 2020 với mục tiêu hoàn thành Khung kiến trúc tổng thể. Sau đó, Cục đã tiếp tục đề xuất với Chương trình Aus4Transport tài trợ mở rộng Dự án vào tháng 4/2022 (kết thúc cuối năm 2023).
Đồng thời cũng là nền tảng cho việc xây dựng nội dung Dự án sử dụng vốn đầu tư công trung hạn với mục tiêu đến năm 2025, khi dự án hoàn thành, Cục ĐTNĐ Việt Nam sẽ có 1 hệ thống thông tin tổng thể đảm bảo số hoá toàn bộ hoạt động của mình, gồm toàn bộ các dữ liệu cơ sở về tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy, phương tiện, người điều khiển phương tiện thủy; dữ liệu quy chuẩn, tiêu chuẩn, vận tải thủy... để phục vụ quản lý, điều hành GTVT thủy theo mô hình công nghệ số”, ông Đạo thông tin.
100% thủ tục hành chính được thực hiện trên hệ thống Một cửa điện tử liên thông
Đơn vị này hiện cũng đang từng bước hoàn thiện tin học hóa các hoạt động tại trụ sở văn phòng Cục. Theo đó, Cục đang triển khai liên thông phần mềm quản lý văn bản của đơn vị với trục văn bản Bộ GTVT, kết nối với các Sở GTVT địa phương. Từ tháng 8/2021, Cục đã sử dụng chữ ký số cá nhân trong phê duyệt hồ sơ công việc và với các đơn vị trực thuộc.
Cục cũng đầu tư hệ thống hội nghị truyền hình tại 6 điểm cầu (Văn phòng Cơ quan Cục; các Cảng vụ ĐTNĐ khu vực I, II, III, IV; 2 Chi cục ĐTNĐ khu vực I và III). Phòng họp trực tuyến tại Cơ quan Cục đáp ứng yêu cầu kỹ thuật hội nghị truyền hình của Bộ TT&TT.
Trong năm 2021, Cục đã sửa chữa 2 phần mềm nghiệp vụ cho 2 công trình KCHT ứng dụng công nghệ là: Quản lý và thu thập dữ liệu đo mực nước từ các trạm đo mực nước, quản lý và cập nhật dữ liệu các báo hiệu, đèn báo hiệu có lắp đặt thiết bị định vị tình trạng và vị trí báo hiệu.
Ngoài ra, Cục ĐTNĐ cũng tin học hóa nghiệp vụ quản lý nhà nước nhằm mang đến sự thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Theo ông Đạo, Cục đã triển khai 37 thủ tục hành chính trong lĩnh vực đường thuỷ nội địa liên quan đến việc xử lý trực tiếp tại Cục ĐTNĐ Việt Nam trên Cổng một cửa và dịch vụ công trực tuyến. Hiện nay, 100% thủ tục hành chính được thực hiện trên hệ thống Một cửa điện tử liên thông.
Cục ĐTNĐ Việt Nam đang xây dựng các bộ cơ sỡ dữ liệu (CSDL) nền tảng nhằm cung cấp CSDL đầu vào cho hệ thống CSDL dùng chung của Bộ GTVT.
CSDL lĩnh vực ĐTNĐ bao gồm 3 bộ CSDL: CSDL nền tảng về kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, CSDL nền tảng về quản lý Phương tiện thủy nội địa; CSDL nền tảng về quản lý Người điều khiển phương tiện.
Các bộ CSDL nền tảng này đã được Cục tính toán và chia đồng đều cho 2 Dự án IW-MIS và trung hạn để thực hiện song song, kịp đáp ứng nhiệm vụ được giao.
Đối với Dự án IW-MIS gồm dự án chính và giai đoạn mở rộng, Chương trình sẽ giúp Cục có được Bộ CSDL nền tảng số hoá về kết cấu hạ tầng 55 tuyến đường thuỷ nội địa quốc gia chính, các dữ liệu về vận tải an toàn giao thông, kho dữ liệu văn bản, kho dữ liệu quản lý cán bộ, kho dữ liệu tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành đường thuỷ; và quy trình xử lý nghiệp vụ quản lý văn bản được tin học hoá.
Đối với Dự án sử dụng vốn đầu tư công trung hạn, sau khi hoàn thành toàn bộ CSDL số hoá 100% trở thành CSDL nền tảng chuyên ngành kết nối với hệ thống CSDL dùng chung của Bộ GTVT.
" alt="Công nghệ giúp cán bộ đường sông không còn phải cầm thước đo mực nước" />Công nghệ giúp cán bộ đường sông không còn phải cầm thước đo mực nước- Đề thi minh họa kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 của Bộ GD-ĐT môn Tiếng Trung... Mời bạn đọc xem chi tiết.
BAN GIÁO DỤC
Công bố đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia 2017
Bộ GD-ĐT đã công bố đề thi minh họa của 14 môn thi của kỳ thi THPT quốc gia 2017.
" alt="Đề thi minh họa môn Tiếng Trung kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017" />Đề thi minh họa môn Tiếng Trung kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017
Độc giả có thể đưa đáp án phía dưới phần bình luận.
- Nguyễn Thảo(sưu tầm)
- Nhận định, soi kèo Bình Định vs Nam Định, 18h00 ngày 24/1: Khách hoan ca
- Nhận định, soi kèo Al Rayyan vs Al Duhail, 22h45 ngày 23/1: Chắn đứng mạch toàn thắng
- Hành động đẹp của Mỹ Tâm vào đề kiểm tra học kỳ lớp 10
- Chiều bạn gái và vợ như Chí Trung, Bình Minh
- Nữ sinh Chuyên Ngữ từng qua 7 quốc gia, giành 4 học bổng trong kỳ nghỉ dịch
- Nhận định, soi kèo Persita vs Madura United, 19h00 ngày 24/1: Cửa dưới thất thế
- Đồng Nai ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào lĩnh vực hành chính công
- Dạy và học tiếng Anh sắp tới có gì mới?
- Thế Giới Di Động sẽ độc quyền các smartphone tầm trung chất lượng tốt
-
Nhận định, soi kèo Borneo vs Kaya FC, 19h00 ngày 23/1: Out trình
Hư Vân - 23/01/2025 04:30 Nhận định bóng đá g ...[详细] -
Chủ tịch nước giao nhiệm vụ cho Trường ĐH Kinh tế TP.HCM
- Sáng 27/10, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM kỷ niệm 40 năm ngày thành lập. Chủ tịch nước Trần Đại Quang, ông Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, ông Nguyễn Thành Phong - chủ tịch UBND TP.HCM tới dựChủ tịch nước Trần Đại Quang đánh đây là trường đại học dẫn đầu về lĩnh vực kinh tế ở khu vực phía Nam. Ông Quang giao cho Trường ĐH kinh tế TP.HCM thực hiện 5 nhiệm vụ:
Chủ tịch nước tặng quà cho Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (Ảnh:Như Hùng) Thứ nhất, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, học tập; Đổi mới công tác tuyển sinh, kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập bảo đảm mở rộng quy mô đào tạo gắn liền nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học; Chú trọng gắn kết kiến thức cơ bản với thực tiễn kinh tế xã hội và năng lực, kĩ năng thực hành; Phát huy tích cực đổi mới sáng tạo của học viên, sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học theo hướng hàn lâm và công bố quốc tế; Xây dựng nhà trường thành trung tâm nghiên cứu khoa học kinh tế, quản trị kinh doanh, luật học có chất lượng cao ngang tầm khu vực và thế giới; Phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, địa phương, tăng cường huy động đội ngũ nghiên cứu khoa học,các chuyên gia phân tích nghiên cứu chính sách trong và ngoài nước, tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học về những vấn đề cấp bách trong phát triển kinh tế xã hội...
Thứ ba, phải đặc biệt quan tâm bồi dưỡng, phát triển đổi ngũ cán bộ giảng viên, coi đây là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục đào tạo và nghiên cứu chiến lược của nhà trường; Xây dựng chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý...
Thứ tư, coi trọng công tác quản lý giáo dục, rèn luyện định hướng lý tưởng, sống đẹp về lòng yêu nước để sinh viên có bản lĩnh chính trị vững vàng.
Thứ năm, chăm lo công tác xây dựng Đảng, xây dựng nhà trường, xây dựng đảng bộ nhà trường thật sự trong sạch, vững mạnh.
Ông Quang cũng đề nghị, các bộ, ban, ngành, địa phương tiếp tục tạo điều kiện, phối hợp chặt chẽ hơn nữa để giúp Trường ĐH Kinh tế TP.HCM hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM được thành lập ngày 27/10/1976 trên cơ sở ĐH Luật khoa Sài Gòn. Với nhiệm vụ ban đầu là tiếp tục đào tạo sinh viên đang học tại các trường đại học thuộc khối ngành luật, kinh tế và quản trị kinh doanh tại miền Nam để thực hiện mục tiêu đào tạo cán bộ có trình độ đại học trong cuộc xây dựng và phục hồi nền kinh tế hậu chiến.
Ngày đầu thành lập, trường chỉ có 17 cán bộ, giảng viên từ miền Bắc vào công tác tại trường. Hiện nay trường có hơn 600 cán bộ, giảng viên trong đó có 9 giáo sư, 52 phó giáo sư, 180 tiến sĩ và 378 thạc sĩ. Trường đã đào tạo hơn 217.000 cử nhân kinh tế, 10.000 thạc sĩ và 350 tiến sĩ.
Nhân dịp kỉ niệm 40 năm ngày thành lập, nhà trường đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ truyền thống của UBND TP.HCM.
Lê Huyền
" alt="Chủ tịch nước giao nhiệm vụ cho Trường ĐH Kinh tế TP.HCM" /> ...[详细] -
TP.HCM chữa bệnh về dạy thêm, học thêm
- Để chấm dứt tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, tiêu cực, trong thời gian tới UBND TP.HCM đã đưa ra nhiều giải pháp… Nội dung được thể hiện trong báo cáo về tình hình quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn vừa được UBND TP.HCM ban hành.TP.HCM sẽ đưa ra nhiều giải pháp để chấm dứt dạy thêm, học thêm. Ảnh: Đinh Quang Tuấn. Về giải pháp trước mắt, UBND thành phố yêu cầu các trường phải xây dựng website hỗ trợ học tập hoặc sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin, nhằm giúp đỡ học sinh giải đáp ngay các thắc mắc liên quan đến bài học, hướng dẫn học sinh tự ôn tập, củng cố, mở rộng kiến thức tại nhà, tăng cường khả năng tự học cho học sinh.
Sở GD-ĐT cần tập hợp bài giảng ở tất cả các môn học, các bài ôn tập để cung cấp cho học sinh, các phòng ban chuyên môn sẽ tập huấn, hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện tích hợp nội dung dạy học, tập huấn chuẩn bị cho các kỳ thi... để học sinh có thể học tốt tại trường và tự học ngay tại nhà.
Việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường chỉ được tổ chức trên cơ sở tự nguyện tham gia của học sinh phân chia lớp học theo trình độ học sinh, học sinh được lựa chọn giáo viên để theo học.
TP.HCM yêu cầu đẩy mạnh công tác kiểm tra thường xuyên giờ dạy chính khóa nhằm ngăn chặn tình trạng dạy không đủ kiến thức, khiến học sinh phải đi học thêm; Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp dạy thêm không đúng quy định. Cán bộ, giáo viên đang công tác trong các cơ sở giáo dục công lập tham gia dạy thêm phải thực hiện đúng qui định về dạy thêm, học thêm và chịu sự quản lý, giám sát của thủ trưởng cơ sở giáo dục công lập. Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm toàn diện về việc tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường.
Về giải pháp lâu dài UBND TP.HCM cho biết đang triển khai đề án phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2030. Đề án tập trung các giải pháp như cho phép các trường chủ động trong việc điều chỉnh thời lượng giảng dạy của các bộ môn trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, chủ động xây dựng chương trình giảng dạy tích hợp, liên môn và đa dạng hóa việc kiểm tra đánh giá cho phù hợp với tình hình giảng dạy thực tế.
Bên cạnh đó, thành phố thực hiện giao quyền tự chủ cho các trường có điều kiện được phép tự tuyển dụng giáo viên, tự xây dựng kế hoạch giảng dạy, quyết định mức học phí trên cơ sở thu đủ bù chi.
Thành phố cũng sẽ đề xuất với Bộ GD-ĐT cho phép xây dựng khung chương trình giáo dục và bộ sách giáo khoa phù hợp thực tiễn dựa trên khung chương trình chung của Bộ.
Trong đó, chương trình cấp học xây dựng theo hướng mở, một số môn học bắt buộc phải học theo trình tự lớp (Văn - Tiếng Việt, Toán), các môn khác được tự chọn phải hoàn thành trong cả cấp học với số lượng môn học tối đa chỉ nên là 8 môn trong 1 năm.
Tuệ Minh
" alt="TP.HCM chữa bệnh về dạy thêm, học thêm" /> ...[详细] -
Du học sinh mắc kẹt tại Nhật Bản do Covid
Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, kể từ ngày 21/5, Tổng cục Quản lý xuất nhập cảnh và cư trú Nhật Bản sẽ áp dụng cơ chế đặc biệt cho phép các thực tập sinh đã hoàn tất hợp đồng 3 năm, du học sinh đã tốt nghiệp mắc kẹt tại Nhật Bản do dịch Covid-19 được kéo dài thời hạn cư trú thêm 6 tháng.Lý do là bởi, trong thời gian qua, cơ quan này đã cho phép người có tư cách cư trú trung - dài hạn gặp khó khăn trong việc về nước được tiếp tục cư trú trong thời gian chờ xuất cảnh với tư cách Cư trú ngắn hạn (90 ngày) hoặc Hoạt động đặc định (3 tháng).
Tuy nhiên, trước tình trạng nhiều người nước ngoài tiếp tục gặp khó khăn trong việc thu xếp chuyến bay về nước, Tổng Cục quản lý xuất nhập cảnh và cư trú đã quyết định cho phép người có tư cách cư trú trung - dài hạn được chuyển đổi thành tư cách Hoạt động đặc định (6 tháng).
Như vậy, đối với những người đã hết hạn tư cách cư trú trung - dài hạn đang được cư trú với visa dưới 3 tháng, cơ quan này cho phép cấp tư cách cư trú Hoạt động đặc định (6 tháng) tại lần đăng ký xin gia hạn tư cách cư trú tiếp theo.
Du học sinh mắc kẹt tại Nhật Bản do Covid-19 được ở thêm 6 tháng (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản cũng cho phép các du học sinh gặp khó khăn về nước có nguyện vọng đi làm được phép làm bán thời gian trong vòng 28 tiếng/tuần.
Trước đó, ngày 19/5, nước này cũng đã thông qua “Dự án trợ cấp khẩn cấp hỗ trợ học sinh, sinh viên” bằng khoản trợ cấp khẩn cấp tiền mặt dành cho những học sinh, sinh viên, bao gồm cả du học sinh có thu nhập từ làm việc bán thời gian bị giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Đến 21/5, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản quyết định chủ trương cân nhắc mở rộng đối tượng được nhận trợ cấp đặc biệt, trong đó có các thực tập sinh, du học sinh người nước ngoài bị mắc kẹt tại Nhật Bản sau khi nhận được nhiều ý kiến xoay quanh việc bỏ sót nhiều đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do không đáp ứng điều kiện về đăng ký cư trú.
Định mức trợ cấp đối với học sinh, sinh viên có gia đình không thuộc đối tượng nộp thuế cư trú sẽ được hỗ trợ 200.000 yên. Học sinh, sinh viên không thuộc đối tượng trên được hỗ trợ 100.000 yên.
Thúy Nga
Chính phủ Nhật Bản sẽ công bố tiêu chuẩn mở cửa lại trường học
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nhật Bản, ông Hagiuda Koichi cho biết dự kiến trong tháng này, Chính phủ sẽ công bố các tiêu chuẩn mở cửa lại trường học.
" alt="Du học sinh mắc kẹt tại Nhật Bản do Covid" /> ...[详细] -
Siêu máy tính dự đoán Las Palmas vs Osasuna, 3h00 ngày 25/1
Phạm Xuân Hải - 24/01/2025 05:25 Máy tính dự ...[详细] -
Phụ nữ Quảng Trị ứng dụng chuyển đổi số để phát triển kinh tế
Nhờ ứng dụng chuyển đổi số vào phát triển kinh tế, cuộc sống chị Thanh đã có nhiều đổi thay tích cực - Ảnh: N.P Thông qua việc sử dụng facebook, zalo và các sàn giao dịch thương mại điện tử, chị Trần Thị Thanh, hiện đang sống tại xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, đã có cơ hội mở rộng việc kinh doanh và đưa các mặt hàng mỹ phẩm, tinh dầu của mình đến gần hơn với người tiêu dùng.
Trước đây, thu nhập của chị chủ yếu phụ thuộc vào công việc buôn bán gà, vịt nhỏ lẻ tại các chợ. Công việc này tương đối vất vả, chị thường phải thức dậy từ 5 giờ sáng, mang hàng hóa ra chợ bán; tối muộn lại về tìm mối nhập gà, làm thịt để chuẩn bị cho phiên chợ sáng mai. Bận rộn với bán buôn, về nhà lại phải chăm sóc cho gia đình, chị Thanh gần như không còn thời gian để chăm lo bản thân.
“Năm 2020, thời điểm dịch bệnh bùng phát, mọi người gần như không dám ra đường, đi chợ nên việc buôn bán của tôi gặp khó khăn. Qua lời giới thiệu của một số chị em, tôi tìm hiểu và thử sức với việc bán hàng online. Công việc này đã giúp cuộc sống của tôi thay đổi rất nhiều”, chị Thanh phấn khởi cho hay.
Được biết, để làm quen với bán hàng online, chị đã dành nhiều thời gian tham gia các khóa tập huấn khởi nghiệp, tập huấn cách tiếp cận với nền tảng mạng xã hội...
Thay vì chạy theo những sản phẩm không rõ nguồn gốc, chị Thanh lựa chọn và tập trung phân phối các mặt hàng như kem chống nắng, tinh dầu của Công ty Dạ Thảo Liên, một thương hiệu Việt được nhiều người Việt tin dùng.
Không cần phải đầu tư mặt bằng, máy móc, chỉ nhờ tận dụng triệt để các nền tảng online mà có những thời điểm, chị Thanh xuất đi cả nghìn đơn hàng mỗi ngày. Công việc này mang lại cho chị nguồn thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng/ tháng.
Chị còn giới thiệu, hướng dẫn cho nhiều người dân trên địa bàn tập kinh doanh online, ứng dụng chuyển đổi số để phát triển kinh tế gia đình, thay đổi cuộc sống. “Thành công hôm nay của tôi có sự giúp đỡ, hỗ trợ hết mình của Hội LHPN các cấp. Từ khi thay đổi công việc, cuộc sống của tôi thoải mái hơn, có nhiều thời gian để chăm sóc bản thân, gia đình; tự tin tham gia vào các hoạt động, phong trào do Hội LHPN các cấp tổ chức, phát động. Làm chủ kinh tế, vị thế của tôi trong gia đình và xã hội đã được thay đổi đáng kể”.
Tại TP. Đông Hà, thời gian qua, Hội LHPN thành phố luôn chú trọng việc đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm trang bị cho hội viên phụ nữ các kiến thức, kỹ năng cơ bản, qua đó giúp chị em mở rộng kinh doanh, kết nối, đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng trong giai đoạn mới.
Chủ tịch Hội LHPN TP. Đông Hà Phạm Thị Thu Hà cho biết, Hội LHPN thành phố đã triển khai nhiều chương trình tập huấn chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong bán hàng online để chị em có cơ hội trao đổi kinh nghiệm bán hàng hóa, cách sử dụng mạng xã hội nhiều tương tác hay cách quảng bá hàng hóa trên không gian mạng...
“Chúng tôi mời những người có kinh nghiệm trong việc ứng dụng chuyển đổi số như giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế Đà Nẵng, cán bộ Sở Thông tin & Truyền thông đến để nói chuyện, chia sẻ thêm cách làm hay trong ứng dụng chuyển đổi số vào phát triển kinh tế với các chị em. Cá nhân tôi cho rằng chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ số là xu thế tất yếu, công cụ hữu dụng giúp thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh truyền thống. Thông qua chuyển đổi số phát triển kinh tế, chị em sẽ có cơ hội thay đổi tư duy, vươn lên thoát nghèo và rút ngắn khoảng cách giới trong xã hội”, chị Hà nói.
Xác định hỗ trợ phụ nữ hội nhập và chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài của tổ chức để đạt mục tiêu phát triển bền vững, từ năm 2020 đến nay, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức 85 lớp tập huấn, hỗ trợ nâng cao năng lực ứng dụng CNTT và chuyển đổi tư duy thời kinh tế số trong sản xuất, kinh doanh cho gần 3.500 cán bộ, hội viên. Đồng thời hỗ trợ vốn máy móc thiết bị để chị em cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm; hỗ trợ phụ nữ ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong hoạt động quảng bá, kết nối, bán hàng.
Theo thống kê, hiện có 100% tổ hợp tác/hợp tác xã sản xuất và các gian hàng quảng bá, giới thiệu sản phẩm do Hội LHPN tỉnh thành lập đã ứng dụng công nghệ mới thúc đẩy bán hàng trên không gian mạng, sàn thương mại điện tử Tiki, Voso, Lazada...
“Trên 90% hội viên phụ nữ ở vùng đồng bằng đã ứng dụng chuyển đổi số. Ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi do đời sống còn nhiều khó khăn về kinh tế nên các cấp hội đang tập trung hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ số, trong đó tập trung triển khai thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Thời gian tới, Hội LHPN tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kiến thức về chuyển đổi số cho phụ nữ là chủ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Qua đó góp phần giúp chị em mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao vị thế của bản thân trong gia đình và xã hội”, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Trần Thị Thanh Hà khẳng định.
Theo Nam Phương(Báo Quảng Trị)
" alt="Phụ nữ Quảng Trị ứng dụng chuyển đổi số để phát triển kinh tế" /> ...[详细] -
Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ mắc nhiều sai phạm
Ông Huỳnh Hữu Bình trong thời gian giữ chức Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ (TCMN) Bình Định đã có nhiều việc làm vi phạm các quy định pháp luật về công tác tổ chức cán bộ, đào tạo nghề, tài chính - kế toán...Nhiều sai phạm
Với cương vị Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề TCMN Bình Định, ông Huỳnh Hữu Bình để xảy ra nhiều sai phạm.
Theo thông tin PV tìm hiểu được, về công tác tổ chức cán bộ, ông Bình không thành lập Hội đồng Trường, không xây dựng Quy chế dân chủ cơ sở, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức, đánh giá phân loại cán bộ công chức, viên chức và người lao động năm 2015 sai với quy trình... Thực hiện các chính sách, chế độ đối với cán bộ, giáo viên (GV) trong trường chưa đúng quy định pháp luật.
Trường Trung cấp nghề TCMN Bình Định
Trường Trung cấp TCMN Bình Định cũng đã chi sai số tiền 212.496.000 đồng; trong đó, 135.123.000 đồng từ việc lập chứng tiền mua vật tư, nguyên nhiên vật liệu đào tạo các lớp sơ cấp nghề năm 2015; 77.373.000 đồng từ việc lập chứng từ thù lao GV.
Với tư cách Hiệu trưởng, chủ tài khoản nhà trường, nhưng ông Bình không ký báo cáo tài chính Quý 4 năm 2015, nhật ký sổ cái năm, sổ chi tiết năm 2015, số quỹ tiền mặt năm 2015 và số tiền gửi ngân hàng năm 2015…
Đặc biệt, ông Bình chỉ đạo bộ phận chuyên môn lập chứng từ khống rút tiền về để ngoài sổ sách kế toán với số tiền 239.385.000 đồng. Đồng thời, sử dụng số tiền 239.385.000 đồng từ việc lập chứng từ khống sai mục đích, sai chế độ quy định.
Ngoài ra, Trường chi sai nguồn số tiền 7.640.000 đồng; chi trùng công tác phí cho 4 GV với số tiền 9.040.000 đồng. Chi tiền nâng lương và phụ cấp 30% đứng lớp trong năm 2015 cho bà Hoàng Thị Thúy Hằng sai quy định với số tiền 12.640.800 đồng (tiền nâng lương trong năm 2015 là 4.278.000 đồng và tiền phụ cấp 30% đứng lớp trong 8 tháng năm 2015 là 8.362.800 đồng).
Bên cạnh đó, trường tuyển sinh vượt mức quy mô đào tạo đối với một số nghề nhưng không đăng ký hoạt động dạy nghề bổ sung với cấp có thẩm quyền theo quy định.
Một số lớp dạy nghề nhà trường bố trí GV giảng dạy có trình độ, chuyên môn đào tạo không phù hợp với quy định…
Hiệu trưởng bị cách chức, hàng trăm triệu đồng chưa thể thu hồi
Năm 2015, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH thành lập đoàn và tiến hành kiểm tra công tác tài chính - kế toán năm 2015 và những công việc liên quan đến công tác tổ chức cán bộ tại Trường Trung cấp nghề TCMN Bình Định.
Qua kết quả kiểm tra, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH yêu cầu thu hồi số tiền 261.065.800 đồng nộp vào ngân sách Nhà nước, vì Nhà trường lập chứng từ nhưng không mua vật tư, nguyên vật liệu, sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ công tác dạy nghề mà để ngoài sổ sách và chi sai chế độ cho viên chức và người lao đồng.
Đồng thời, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH đã ký quyết định kỷ luật cách chức đối với ông Huỳnh Hữu Bình, Hiệu trưởng Trường Trung cấp TCMN Bình Định.
Ông Võ Văn Lương, Chánh văn phòng Sở LĐ-TB&XH Bình Định, cho biết thêm Sở tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với ông Phan Đình Nhiệp, Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp TCMN Bình Định.
Sở cũng sẽ tổ chức họp để đưa ra hình thức kỷ luật với một số cá nhân có liên quan như ông Đặng Trường Văn (Phụ trách phòng Tổ chức - Hành chính - Tổng hợp), ông Lê Văn Quốc (Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính), bà Trịnh Thị Phương Thảo (thủ quỹ), bà Hoàng Thị Thúy Hằng (GV dạy nghề điện).
Về công tác khắc phục sai phạm, đến nay, trường đã triển khai thu hồi công tác phí của 4 GV với tổng số tiền 9.040.000 đồng; thu hồi tiền 30% đứng lớp của bà Hoàng Thị Thúy Hằng số tiền 6.000.000 đồng; số tiền còn lại chưa thu là 6.640.800 đồng, bà Hoàng Thị Thúy Hằng có giấy đề nghị xin trừ vào lương hàng tháng 11 và 12.
Riêng số tiền 239.385.000 đồng từ việc lập chứng từ khống rút để ngoài sổ sách nhà trường chưa triển khai thu hồi được.
Huyền Trang
" alt="Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ mắc nhiều sai phạm" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Al Nasr vs Al Nahda, 20h30 ngày 23/1: Khó tin cửa dưới
Hư Vân - 23/01/2025 04:35 Nhận định bóng đá g ...[详细] -
Nguồn thu phi truyền thống của nhà mạng châu Á đang tăng
Các ngành kinh doanh B2B giúp nhà mạng châu Á có thêm nguồn thu, bù đắp mảng kinh doanh truyền thống sụt giảm. (Ảnh: Shutterstock) China Mobile
Với China Mobile, dịch vụ chuyển đổi số chính là “đường cong chữ S” thúc đẩy tăng trưởng. Trong năm 2022, doanh thu hoạt động của nhà mạng tăng 10,5% so với một năm trước đó, doanh thu dịch vụ viễn thông tăng trưởng 8,1%. Đáng chú ý, các dịch vụ chuyển đổi số đóng góp 25,6% doanh thu dịch vụ và 79,5% thu nhập tăng thêm.
China Mobile cung cấp nhiều dịch vụ chuyển đổi số cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp như lưu trữ đám mây Mobile Cloud Drive, nhà thông minh, IoT, công nghệ thông tin (CNTT), đám mây công nghiệp.
Globe Telecom
Nhà mạng Philippines cho biết tăng trưởng trong dịch vụ dữ liệu và kinh doanh phi viễn thông đã giúp doanh thu dịch vụ quý đầu năm 2023 tăng 2%. Các đơn vị kinh doanh mới của Globe Telecom có hiệu suất mạnh mẽ, đóng góp 3,6% tổng doanh thu dịch vụ và 4,2% thu nhập trước thuế.
Các dịch vụ kinh doanh phi viễn thông bao gồm thanh toán di động ECPay, giải pháp tiếp thị di động và kỹ thuật số AdSpark, dịch vụ dùng chung cho nhân viên Asticom, giải pháp CNTT Yondu. Doanh thu từ các mảng này tăng tới 80% trong quý I so với cùng kỳ năm trước.
Mở rộng sang lĩnh vực mới và chuyển đổi từ nhà mạng (telco) sang công ty công nghệ (techco) có ý nghĩa chiến lược đối với Globe Telecom. Chủ tịch kiêm CEO Ernest Cu nhận xét nhà mạng đã có bước tiến đáng kể như một nền tảng giải pháp kỹ thuật số và mô tả tập đoàn là “gia đình của các doanh nghiệp công nghệ ở nhiều giai đoạn khác nhau”.
Ông cũng nêu một số lĩnh vực mà nhà mạng có dấu ấn như fintech, công nghệ sức khỏe, công nghệ quảng cáo, công nghệ giáo dục, công nghệ khí hậu, thương mại điện tử, dịch vụ nhân lực, CNTT, truyền thông, giải trí…
NTT Docomo
Trong năm tài khóa 2022 (kết thúc ngày 31/3), NTT Docomo hồi phục tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận lần đầu tiên kể từ năm 2018 nhờ dịch vụ doanh nghiệp và Smart Life. Doanh thu hoạt động tăng 3,2% và lợi nhuận hoạt động tăng 2% so với một năm trước.
Bộ phận Smart Life là “ngôi sao” với mức tăng trưởng doanh thu 16%, đạt 1,1 nghìn tỷ yen (7,8 tỷ USD). Doanh thu từ mảng doanh nghiệp tăng 5% lên 1,8 nghìn tỷ yen. Đến năm 2025, Docomo muốn hai bộ phận đóng góp hơn một nửa doanh thu nhà mạng.
Danh mục ứng dụng và nội dung Smart Life do Docomo và đối tác trong lĩnh vực giải trí, tài chính, thanh toán, bảo hiểm và y tế cùng phát triển. Nhà mạng tiếp tục mở rộng các dịch vụ. Trong mảng giải trí, Docomo giới thiệu dịch vụ stream video Lemino, đặt mục tiêu đạt 20 triệu người dùng tích cực hàng tháng “sớm nhất có thể” và thành lập một bộ phận sản xuất nội dung có tên NTT Docomo Studio & Live.
Công ty mẹ của Docomo, NTT, cũng cấu trúc lại mảng kinh doanh nội địa, quốc tế để phục vụ doanh nghiệp. Hãng dự định tận dụng 5G và hợp tác hơn nữa với nhà cung cấp dịch vụ tích hợp hệ thống, phần mềm doanh nghiệp để đáp ứng nhiều nhu cầu hơn.
Axiata
Hai bộ phận kinh doanh kỹ thuật số của nhà mạng Malaysia cho kết quả trái chiều năm 2022. Mảng fintech Boost – cung cấp dịch vụ tài chính tại 7 nước Đông Nam Á – ghi nhận doanh thu tăng 87,5% so với năm 2021 nhờ các khoản thanh toán ngoại tuyến và giải ngân khoản vay cao hơn. Số người dùng ví điện tử Boost Life tăng 7,4% lên 10,4 triệu.
Dù vậy, doanh thu bộ phận phân tích, dữ liệu, quảng cáo (ada) – cung cấp giải pháp tiếp thị, phân tích, kỹ thuật số tích hợp tại 10 thị trường – lại giảm 1,7% trong cùng kỳ do người dùng giảm chi tiêu cho giải pháp tiếp thị kỹ thuật số.
(Theo TM Forum)
Nhà mạng châu Á tìm kiếm tăng trưởng từ mô hình B2BTại sự kiện DTW Asia tổ chức hồi tháng 3, đại diện nhiều nhà mạng thể hiện mong muốn “xoay trục” từ dịch vụ cá nhân sang giải pháp doanh nghiệp." alt="Nguồn thu phi truyền thống của nhà mạng châu Á đang tăng" /> ...[详细]
Nhận định, soi kèo Huế vs Khánh Hòa, 15h00 ngày 24/1: Bất phân thắng bại
Sinh viên nước nào ra trường có thu nhập cao nhất?
- Vì sao bằng đại học ở một số nước lại được coi trọng hơn ở những nước khác.Học đại học có thể mở mang đầu óc của bạn, đồng thời cũng có thể giúp bạn có thu nhập nhiều hơn. Thống kê từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD đã chỉ ra rằng, những người tốt nghiệp đại học có thể có thu nhập cao hơn nhiều những người không có bằng cấp.
Thu nhập của người có trình độ đại học tại các quốc gia. Thu nhập của người có trình độ đại học rất khác nhau ở các nước. Cao nhất nhất là ở Ireland, quốc gia có GDP bình quân cao và sự bất bình đẳng đang gia tăng.
Từ năm 2000, trong số những người thất nghiệp dưới 35 tuổi chỉ khoảng 8% có trình độ đại học nhưng có tới hơn 20% là những người không bằng đại học, và 40% là những người bỏ học ở cấp 2.
Thuế thu nhập thấp. Những người có trình độ đại học ở Ireland được giữ nhiều nhất số tiền mà họ kiếm được, giống như người Mỹ.
Người tốt nghiệp đại học ở Mỹ cũng gặt hái thu nhập do sự thiếu hụt người lao động có tay nghề cao. Nhu cầu là có thật: Ở Mỹ, nhu cầu sử dụng toán học trong công việc cao hơn 10% so với trung bình của OECD. Nguồn cung là giới hạn vì người Mỹ không giỏi toán.
Học sinh từ các nước Đông Âu cũng được hưởng lợi do sự khan hiếm của thị trường lao động bắt nguồn từ một nền giáo dục đại học non trẻ.
Trung bình, cứ 4 người ở độ tuổi 55 ở các quốc gia OECD thì có 1 người có bằng đại học. Trong khi đó, ở Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Cộng hòa Séc thì tỉ lệ này là 7/1. Tuy nhiên, cổng trường đại học tại các quốc gia này đã mở rộng: Tỉ lệ người Ba Lan ở độ tuổi từ 25-34 có trình độ đại học đã tăng gấp 3 lần từ năm 2000-2012.
Sinh viên tại vùng Benelux (Bỉ, Hà Lan, Luxembourg - PV) và các nước Bắc Âu không có nhiều lý do để vui mừng. Để có được tấm bằng đại học ở các nước này cần khá nhiều thời gian và điều này có nghĩa là sinh viên bỏ lỡ nhiều cơ hội kiếm tiền.
Tại các quốc gia này, người dân được giáo dục tốt và mức thuế cao. Thu nhập của một người có trình độ đại học ở Na Uy chỉ bằng một nửa so với Cộng hòa Séc trong khi anh ta phải trả tới 50% vào kho bạc của chính phủ.
Hà Phương(Theo 1843magazine)
" alt="Sinh viên nước nào ra trường có thu nhập cao nhất?" />
- Nhận định, soi kèo Al Shabab vs Al Khaburah, 22h30 ngày 24/1: Bỏ xa đối thủ
- Gia đình mình vui bất thình lình tập 24: Thành ngày càng lún sâu vào rắc rối
- Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ mắc nhiều sai phạm
- Jennifer Lopez và Ben Affleck tậu siêu biệt thự 12 phòng ngủ hơn 60 triệu USD
- Nhận định, soi kèo Bình Định vs Nam Định, 18h00 ngày 24/1: Khách hoan ca
- Kỷ niệm 10 năm thành lập, nâng cấp Đại học Nội vụ cơ sở miền Trung
- Kristen Stewart ôm hôn thê đồng giới trên thảm đỏ