当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Karlsruher vs Hannover, 23h30 ngày 4/4: Nhiệm vụ phải thắng 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Deportivo Tachira vs Flamengo, 07h30 ngày 4/4: Ca khúc khải hoàn
Tối 29/11, Trung tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Bộ Công an (C04), cho biết cuộc thi tạo nên sân chơi bổ ích cho giới trẻ và tạo sự lan tỏa rộng rãi với thông điệp "nói không với ma túy, cùng nhau chung tay đẩy lùi ma túy". Qua đó giúp cho học sinh, sinh viên có thêm kỹ năng để bảo vệ bản thân trước hiểm họa khó lường về ma túy.
Theo ông, cuộc thi được tổ chức dưới hình thức gameshow truyền hình với những phần thi kiến thức, kỹ năng liên quan phòng chống ma túy. Từ các phần thi sẽ giúp các học sinh, sinh viên nhận diện các loại ma túy, đặc biệt là các loại ma tuý tổng hợp núp bóng dưới dạng thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử.
Theo Dân trí
" alt="Những bức ảnh khiến bạn phải “nhìn đi nhìn lại” mới hiểu"/>Sau khi xem xét, Bộ VHTTDL cho rằng tháng 3/2019, Việt Nam đã đệ trình Hồ sơ di sản phi vật thể Nghệ thuật Xòe Thái đề nghị UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hồ sơ đã được cộng đồng chủ thể của di sản, chính quyền địa phương các cấp có di sản ở các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La và Yên Bái đồng thuận trình và cam kết bảo vệ.
![]() |
Quá trình chuẩn bị hồ sơ, sau khi cân nhắc và xem xét một số yêu cầu, điều kiện của Tổ chức Kỷ lục thế giới (The Guinness world records), Ban Tổ chức quyết định dừng đăng ký Hồ sơ Kỷ lục Guinness thế giới, vẫn tổ chức màn đại xòe trong khuôn khổ lễ hội cho nhân dân và du khách. |
Theo Hồ sơ, Nghệ thuật Xòe Thái có 3 loại chính là Xòe nghi lễ, Xòe vòng, Xòe biểu diễn. Trong đó, Xòe vòng là múa tập thể, mở rộng dần vòng xòe, cuốn hút mọi người hòa cùng niềm vui trong mỗi dịp Tết đến, xuân về hay trong mỗi dịp lễ hội, cuộc vui, liên hoan... Tuy nhiên, theo tổ chức UNESCO đối với hồ sơ đề nghị ghi danh vào dan sách của UNESCO, các quốc gia cần lưu ý các khuyến cáo.
Cụ thể, thận trọng trong các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản bởi có thể vô tình gây nên sự ganh đua giữa các cộng đồng hoặc giữa các quốc gia, cũng như cần thiết phải lường trước sự nhạy cảm của cộng đồng khác trên khắp thế giới. Bên cạnh đó, sự tôn trọng lẫn nhau giữa các cộng đồng, nhóm người và cá nhân là một nguyên tắc cơ bản của Công ước 2003... ghi danh di sản vào Danh sách của UNESCO không hàm ý độc quyền hay tạo thành dấu ấn về quyền sở hữu trí tuệ.
Cộng đồng phải đảm bảo vai trò trung tâm trong việc lập kế oạch và thực hiện các biện pháp bảo vệ được đề xuất với sự đồng thuận trước và tự nguyện trên cơ sở đầy đủ thông tin. Lưu ý giới thiệu di sản trong bối cảnh của chúng và chú trọng vào giá trị và ý nghĩa của chúng đối với công đồng có liên quan hơn là chỉ tập trung vào sức hấp dẫn về thẩm mỹ hoặc giá trị giải trí của di sản.
Ngoài ra, sự tác động của hoạt động du lịch đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản phi vật thể phải đảm bảo cộng đồng, nhóm người và cá nhân có liên quan là những người hưởng lợi, đồng thời phát huy vai trò dẫn dắt của họ trong quản lý hoạt động du lịch đó; sức sống các chức năng xã hội và ý nghĩa văn hóa của di sản không bị giảm bớt hoặc đe dọa bằng bất kỳ hình thức nào từ hoạt động di sản.
Với những ý nghĩa trên, văn bản nhấn mạnh việc tổ chức để xác lập kỷ lục với các thành tố di sản nói riêng và di sản nói cần hết sức thận trọng vì có thể vi phạm các khuyến cáo của UNESCO. Vì vậy, Bộ VHTTDL đề nghị tỉnh Yên Bái cân nhắc việc tổ chức "Màn đại xòe Việt Nam lớn nhất thế giới" để đăng ký xác lập kỷ lục Guinness và các hoạt động liên quan.
Phía UBND tỉnh Yên Bái cũng cho biết, trước đó với quy mô mở rộng màn đại xòe lên tới 5.000 nghệ nhân dân gian, diễn viên quần chúng và du khách lớn nhất từ trước đến nay, Ban tổ chức dự kiến gửi hồ sơ đăng ký tới Tổ chức Kỷ lục Thế giới nhằm giới thiệu nghệ thuật xòe cổ và quảng bá điệu múa dân gian của đồng bào Thái - Tây Bắc ra thế giới.
Tuy nhiên quá trình chuẩn bị hồ sơ, sau khi cân nhắc và xem xét một số yêu cầu, điều kiện của Tổ chức Kỷ lục thế giới (The Guinness world records), Ban Tổ chức quyết định dừng đăng ký Hồ sơ Kỷ lục Guinness thế giới, vẫn tổ chức màn đại xòe trong khuôn khổ lễ hội cho nhân dân và du khách.
Tình Lê
" alt="Thận trọng trong việc lập kỷ lục với các di sản"/>Nhận định, soi kèo Correcaminos vs Atlante, 08h00 ngày 4/4: Chủ nhà có điểm
Chàng trai sinh năm 1990 có ngoại hình sáng, nụ cười tươi và giọng nói dễ thương. Seung cho biết, anh đã học tiếng Việt ở Việt Nam nhiều năm, hiện sinh sống tại Seoul (Hàn Quốc) và có bạn gái người Việt là Tôn Thị Thảo.
Được sự hỗ trợ của bạn gái, cả hai tự quay nhiều clip siêu hài, gây cười và thu hút sự chú ý. Không chỉ vậy, câu chuyện tình yêu của Seung và Tôn Thảo cũng có những tình tiết thú vị.
Kết bạn vu vơ rồi thành yêu
Hơn 3 năm trước, Kim Seung và Tôn Thị Thảo, cô gái sinh năm 1997 (Hà Tĩnh), quen nhau thông qua một ứng dụng trò chuyện trên mạng xã hội.
Thời điểm đó, Kim Seung đang học tiếng Việt, sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Nghe lời một người bạn Việt Nam, Seung dùng một ứng dụng trò chuyện để kết thêm bạn bè người Việt, đồng thời học tiếng Việt. Và anh vô tình thấy Thảo vì vị trí ngồi gần nhau nên chủ động nhắn tin làm quen.
Tuy nhiên thời điểm đó, Thảo chỉ dùng ứng dụng do tính chất công việc và không mấy thiện cảm với việc kết bạn là người nước ngoài trên đó. Lại nghe nhiều đồng nghiệp đi trước phàn nàn về các mối quan hệ trên mạng xã hội không hay, Thảo đã không đáp lại tin nhắn của Kim Seung.
Bản thân Seung cũng bị một vài bạn nữ trên ứng dụng nhắn tin trêu đùa nên anh quyết định xóa app.
Tưởng rằng đó chỉ là một mối quan hệ vu vơ không có kết quả. Nhưng Thảo không ngờ, chính sự tình cờ gặp gỡ ấy lại là cầu nối nhân duyên tình yêu giữa hai người về sau.
"Một năm sau, anh Seung tình cờ thấy Thảo khi đang dùng Facebook. Anh ấy đã tìm hiểu trang cá nhân của Thảo rồi quyết định nhắn tin làm quen thêm lần nữa. Thay vì nhắn bằng tiếng Anh như lần trước, anh đã dùng tiếng Việt", Thảo nói.
Vì có thể tìm hiểu về đối phương trên Facebook và nhận thấy Seung khá hiền lành, gần gũi, có nhiều bạn bè người Việt học tiếng Hàn nên Thảo quyết định làm quen. Mục đích ban đầu của Thảo là muốn trau dồi thêm vốn ngoại ngữ của mình.
Cũng từ đó, cả hai bắt đầu nhắn tin và hẹn gặp nhau ở quán cà phê. Ngày đầu gặp, hai người nói chuyện suốt 6 tiếng vì thấy đối phương khá hợp. Nhưng cả Thảo và Seung đều nghĩ, cả hai chỉ dừng lại ở mức bạn bè cùng học ngoại ngữ.
Sau đó, việc gặp nhau khá thường xuyên khiến Seung nảy sinh tình cảm và quyết định chinh phục Thảo. Sự hiền lành, chu đáo, lễ phép của chàng trai Hàn Quốc khiến cô gái Việt "đổ" lúc nào không hay.
Từ khi yêu nhau, Seung luôn dành cho Thảo những điều tốt đẹp.
Thảo kể: "Kỷ niệm đáng nhớ nhất là lúc bọn mình yêu xa. Năm 2019, anh Seung mở quán ăn Tokbokki cùng bạn. Quán đang rất đông khách nhưng hồ sơ visa của anh không được duyệt và quán ăn cũng bị phạt rất nặng. Anh phải về nước rồi mới quay lại Việt Nam.
Lúc đó hai đứa mình khóc rất nhiều. Khi dịch Covid-19 bùng phát lần hai, anh Seung ra sân bay về nước. Mình tiễn anh trong nước mắt. Về nước, ngày nào anh cũng gọi video cho mình. Vì nhớ anh, mình khóc suốt, ăn uống không được nên sụt cân rất nhiều”.
Điều khiến Thảo nhớ nhất chính là màn cầu hôn lãng mạn của bạn trai dành cho mình.
"Hôm đó, anh hẹn mình đi chơi, mặc đồ đẹp để chụp ảnh. Anh đưa mình đến địa điểm cầu hôn rồi nói muốn cưới mình. Tình cảnh đó khiến mình vô cùng xúc động. Video anh làm, thư anh viết đã chạm tới cảm xúc của mình. Bao nhiêu khó khăn, hạnh phúc, khóc cười đều gói gọn trong thời khắc ấy. Mình sẽ không thể nào quên", Thảo chia sẻ.
Mẹ bạn trai “duyệt” ngay lần đầu gọi điện
Thời gian mới yêu, gia đình Thảo không ủng hộ mối quan hệ. Bố mẹ lo lắng cho cô con gái út, sợ con lấy chồng xa sẽ khổ. Ngay cả bố mẹ của Seung cũng không thích con trai yêu con gái Việt. Khoảng cách địa lý xa xôi khiến cả hai gặp nhiều trắc trở trong tình yêu và dự tính tương lai.
"Sau đợt anh Seung về thăm quê hương Hà Tĩnh cùng mình vào hồi tháng 8/2022, bố mẹ mình đã dần chấp nhận vì thấy anh hiền và thương mình. Bây giờ bố mẹ lại rất thương anh ấy, toàn dặn mình không được bắt nạt Seung", Thảo kể.
Về phần bố mẹ Seung, dù không thích con dâu nước ngoài nhưng khi xem video chúc mừng năm mới bằng tiếng Hàn của Thảo, ông bà đã ưng cô gái này.
"Mẹ anh ấy đem video khoe với họ hàng và gọi video cho mình. Lần đầu gặp mình trực tiếp, bác càng thích hơn. Thấy mình nói tiếng Hàn khá tốt nên bố mẹ anh Seung không còn lo lắng gì nhiều", Thảo chia sẻ.
Hiện tại, Thảo đang là du học sinh năm 2 thạc sĩ tại Seoul (Hàn Quốc) nên có nhiều thời gian gần gũi, bên cạnh bạn trai.
Vì cả hai đều có thể dùng hai ngôn ngữ Việt - Hàn linh hoạt nên luôn hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống và công việc. “Bọn mình dự định mùa xuân năm sau sẽ tổ chức lễ cưới, cũng là lúc mình tốt nghiệp thạc sĩ. Sắp tới bọn mình cũng sẽ thực hiện một số dự án kinh doanh về Việt Nam”, Thảo tâm sự.
Tình yêu của Thảo và Seung được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. Đặc biệt, cách nói chuyện bằng tiếng Việt dễ thương của chàng trai Hàn Quốc Seung được rất nhiều bạn trẻ mến mộ.
“Ban đầu, bọn mình tính quay video đăng lên mạng cho vui nhưng không ngờ lại nhận được nhiều phản hồi tích cực như vậy. Anh Seung cũng rất vui. Vì sự tin yêu của mọi người, bọn mình sẽ làm nhiều video hay và thú vị hơn nữa để đăng tải”, Thảo chia sẻ.
Dùng tiếng Việt làm quen, chàng trai Hàn Quốc tán đổ cô gái Hà Tĩnh
30 năm tập dưỡng sinh
Thời trung niên, cụ Ráng cũng từng mắc một vài chứng bệnh như thận, ho ra máu. Cụ đã thử dùng nhiều phương thuốc từ Tây y đến Đông y nhưng vẫn không sao trị dứt. Sau đó, một người bạn mách cụ mua cuốn sách tập dưỡng sinh để tập luyện hàng ngày. Dần dần, các chứng bệnh đã tiêu tan và sức khỏe của cụ ngày càng được cải thiện. Nhờ hơn 30 năm kiên trì tập dưỡng sinh, cụ Ráng ngày càng dẻo dai và khỏe mạnh. “Cũng nhờ đó, tôi có thể leo hết núi này sang núi kia. Khi leo có thấy mệt nhưng sau đó, người khỏe hẳn ra, tinh thần thoải mái, ăn ngon ngủ tốt”, kỷ lục gia chia sẻ.
Với kỷ lục hiếm có, cụ Ráng đã được tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là người cao tuổi nhất chinh phục thành công “nóc nhà Đông Dương”. Để tìm hiểu về bí quyết sống khỏe của cụ, chúng tôi đã tìm về phường Lái Thiêu (TX. Thuận An, tỉnh Bình Dương), nơi cụ Ráng đang sống vui vầy bên con cháu. Vừa biết ý định của người viết, cụ ông này đã bật mí: “Leo núi cũng là bí quyết tập luyện để tôi có được sự khỏe mạnh dù tuổi tác đã cao.
Biết tôi có sở thích leo núi nên mỗi lần đi du lịch, các con thường chọn những địa điểm núi non trùng điệp để tôi thư giãn. Và hơn hết, chúng giúp cho ông già này rèn luyện sức khỏe. Chinh phục thiên nhiên, tôi thấy tinh thần sảng khoái và người cũng khỏe hơn”. Cụ Ráng cho biết, “sự nghiệp” leo núi của cụ khá phong phú. Những ngọn núi đã từng in dấu chân của cụ có thể kể đến như Núi Cấm (An Giang), núi Bà Đen (Tây Ninh), Bà Rá (Bình Phước), núi Chứa Chan Gia Lào (Đồng Nai)…
![]() |
Mỗi chuyến đi của cụ Ráng luôn được cụ bà Lê Thị Hổ (79 tuổi, vợ cụ Ráng) động viên. |
Hồi trẻ, cụ Ráng vốn là người đam mê chinh phục đỉnh cao nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên đành tạm gác lại. Đến khi được thảnh thơi thì tuổi cụ cũng đã cao. Thế nhưng đây lại là lúc, cụ quyết tâm thực hiện niềm đam mê của mình. Hàng tháng, cụ đều đặn đến nhà thi đấu Phan Đình Phùng (TP.HCM) để leo vách núi nhân tạo cao 16 mét. Trong cuộc trò chuyện, cụ thừa nhận mình thích leo núi thiên tạo hơn vì núi nhân tạo rất dốc, càng nghỉ lâu càng mệt và đuối sức. Bởi lẽ đó vào năm 2005, trong chuyến đi du lịch đến Sa Pa (Lào Cai), cụ đã thực sự bị hút hồn bởi đỉnh Phan Xi Păng hùng vĩ. Nở nụ cười tươi, cụ chia sẻ: “Đó không phải là lần đầu tiên tôi nhìn thấy những đỉnh núi hùng vĩ. Nhưng được đứng trước ngọn núi Phan Xi Păng, ngọn núi được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”, tôi nghĩ nếu lên được đỉnh núi này thì tay mình gần như chạm được tới trời, sẽ rất thú vị”. Vậy là không chút đắn đo, cụ đưa ra quyết định đầy mạo hiểm: Sẽ chinh phục đỉnh núi nổi tiếng này. Nhưng do tuổi cụ đã cao nên ban đầu, các cán bộ kiểm lâm ở đỉnh đèo Trạm Tôn đã không cho phép cụ leo núi. Tiếc hùi hụi, cụ đành chiêm ngưỡng “nóc nhà Đông Dương” qua đài quan sát. Sau chuyến đi đó, cụ quyết tâm sẽ có ngày chinh phục bằng được đỉnh núi cao nhất Đông Dương.
Hai năm sau, khi đã 77 tuổi cụ Ráng quay trở lại Sa Pa một lần nữa. Rút kinh nghiệm, lần này cụ không... khai tuổi thật với cán bộ kiểm lâm. Mặc dù vậy, cán bộ và nhân viên của công ty du lịch nơi cụ đến đăng kí leo núi vẫn nhất quyết không đồng ý. Cụ Ráng nhớ lại: “Thấy tôi, các cô cậu ấy cho biết xưa nay chưa thấy cụ già nào đến đây xin leo núi. Nhưng tôi nhất quyết không chịu bỏ cuộc và cố nài nỉ. Chỉ đến khi tôi để họ kiểm tra chân, tay, cơ bắp thì mới được chấp nhận”. Về phần người thân, khi biết ý định táo bạo này, tất cả cũng ra sức phản đối vì lo cho sức khỏe của cụ. Nhưng gạt bỏ những ngăn cản và nghi ngại của mọi người, cụ chính thức lên đường chinh phục đỉnh Phan Xi Păng.
Bắt đầu từ 8h sáng 27/6, cụ Ráng cùng với một nhân viên hướng dẫn và một anh “cửu vạn” khuân vác đồ đạc đi “phượt”. Để thỏa chí đam mê, cụ phải vượt qua nhiều đoạn quanh co khúc khuỷu, một bên là vách đá cao sừng sững, bên kia là vực thẳm. Càng lên cao, hành trình của cụ càng khó khăn vì địa hình hiểm trở. Với quyết tâm và sức bền hiếm có, đến 17h chiều, cụ đã đặt chân đến được đỉnh cao 3.143m. Đứng trên độ cao vời vợi nhìn xuống, dãy Hoàng Liên Sơn như một tấm bản đồ của đại ngàn bí ẩn, cụ không kìm nén được cảm xúc và thốt lên hai chữ: “Tuyệt vời!”. Sau khi nghỉ ở trạm dừng chân một đêm, cụ Ráng mới quay xuống núi. Năm 2010 và 2013, cụ tiếp tục leo lên ngọn núi được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương” hai lần nữa. Tuy nhiên đến lần thứ ba, cụ vẫn chưa thỏa lòng với thành tích mình đạt được. Vào giữa năm 2014, sức hấp dẫn kỳ lạ của đỉnh Phan Xi Păng đã thôi thúc cụ ngược chuyến xe ra Bắc lên Sa Pa.
Mỗi ngày leo 3.400 bậc cầu thang
Để chuẩn bị cho ngày lên đường, cụ Ráng không chỉ rèn luyện sức khỏe, trang bị dụng cụ, phương tiện mà còn tranh thủ tìm kiếm thêm thông tin và kinh nghiệm leo núi. Lần chinh phục đỉnh Phan Xi Păng gần nhất của cụ Huỳnh Văn Ráng là vào ngày 12/6/2014, lúc này cụ đã 83 tuổi. Đường lên đỉnh cao nhất của dãy Phan Xi Păng là một thử thách khắc nghiệt từng khiến ngay cả những nhà leo núi chuyên nghiệp phải e ngại. Suốt những cung đường dài trên địa hình chênh vênh, “nhà thám hiểm” ở cái tuổi “cổ lai hy” đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, từ đường đi hiểm trở, gập ghềnh, vách đá cheo leo, bùn lún, lũ vắt rừng hung tợn. Càng lên cao, không khí càng lạnh, thiếu ôxy nên rất nhanh mệt. Tuy nhiên, mỗi lần như thế chỉ cần vài nhịp hít thở đều đặn, đôi chân cụ lại phăm phăm bước tiếp.
Khi leo lên đến gần độ cao 2800m thì khó khăn xuất hiện càng nhiều hơn, đường đi nhầy nhụa, âm u, mưa nhỏ nhưng rất lạnh. Đây là đoạn đường chông gai nhất cuộc hành trình. “Trong chuyến đi, tôi quên đem theo một đôi giày dự phòng. Vậy là đến 2/3 đoạn đường, đôi giày đang đi đã rách tươm. Để tiếp tục, tôi phải lấy sợi dây bó lại như người xưa bó chân. Cứ đi một đoạn thì dây buộc lại đứt. Việc buộc giày cứ thế diễn đi diễn lại. Cho đến lúc tôi quay xuống chân núi, đôi giày đã không còn hình dáng ban đầu nữa”, cụ Ráng nhớ lại. Vượt qua hành trình đầy thử thách ấy, cụ Ráng đã khiến mọi người phải kinh ngạc khi chinh phục thành công độ cao 3.143m. Khi nhìn thấy mỏm tam giác trên đỉnh Phan Xi Păng, niềm hạnh phúc của nhà leo núi tuổi cổ lai hy này bỗng vỡ oà. “Đứng trên đỉnh núi cao nhất Đông Nam Á, giữa không gian bao la lộng gió, con người trở nên nhỏ bé nhưng cảm giác thật tự hào. Bao nhiêu mệt mỏi bị cuốn sạch, tôi chỉ còn một niềm hân hoan khó tả khi chạm tay vào cột mốc 3.143m”, cụ hào hứng chia sẻ.
Kỷ lục của cụ Ráng được coi là một kỳ tích “vô tiền khoáng hậu” bởi việc chinh phục nóc nhà Đông Dương không hề đơn giản, ngay cả với những người trẻ tuổi khỏe mạnh. Một bậc cao, một đoạn suối, một cây gỗ bắc ngang, một đoạn đường toàn đá lổn nhổn hay bùn lún có thể “đánh gục” ý chí của bất cứ ai. Nhưng đối với cụ Huỳnh Văn Ráng, mọi chuyện sẽ đơn giản hơn khi con người nỗ lực thật sự và đặc biệt phải có sức khỏe dẻo dai. Để có được điều đó, cụ Ráng khẳng định: ““Liều thuốc bổ” của tôi là tập luyện đều đặn mỗi ngày. Sức khỏe quý như vàng, có sức khỏe là có tất cả. Mỗi sáng tôi đi bộ, chạy bộ từ 5-7 km, kết hợp ăn uống điều độ, hạn chế ăn thịt động vật, ăn nhiều rau, cá, trái cây. Ở nhà, tôi vẫn thường leo hết 68 bậc cầu thang từ lầu 1 cho đến lầu 5, mỗi ngày 50 lần. Tổng cộng là 3.400 bậc”.
Theo GĐ&XH Cuối tuần)" alt="Bí quyết của cụ ông 83 tuổi 4 lần chinh phục “nóc nhà Đông Dương”"/>Bí quyết của cụ ông 83 tuổi 4 lần chinh phục “nóc nhà Đông Dương”