Nhận định, soi kèo JaPS vs Gnistan, 22h30 ngày 11/8


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Adelaide United, 16h00 ngày 22/4: Tưng bừng bàn thắng -
Ô tô khan hàng, xe hot chậm về đại lýViệc thiếu hụt chip bán dẫn và linh kiện đã và đang tác động nghiêm trọng tới kế hoạch vận hành sản xuất, kinh doanh xe ô tô trong năm 2021 nhiều hãng và đại lý ô tô trong nước.
Thiếu chip sản xuất, ô tô hot hiếm hàng, chậm giao khách.
Một trong những hệ lụy đã hiện rõ đó là hiện nay nhiều mẫu xe “hot” như KIA Seltos, Toyota Cross, Mitsubishi Xpander, Outlander (lắp ráp trong nước), VinFast Fadil, Suzuki XL7 và Ertiga … khan hiếm hàng.
Nếu như cách đây 2 tháng, thời gian giao xe cho khách kéo dài từ 1-2i tháng so với bình thường thì nay một số xe còn chậm đến 3 tháng mới về đại lý.
Về vấn đề này, phía các hãng xe cũng đã chính thức thông báo tình trạng chậm trễ nhất định trong hoạt động sản xuất, đặt - giao xe... trong thời gian tới.
Cụ thể, mới đây nhất, trong một văn bản TC Motor gửi Thủ tướng Chính phủ, doanh nghiệp chuyên lắp ráp xe Hàn Quốc này cũng đề cập việc thiếu chất bán dẫn, ảnh hưởng tới nguồn cung linh kiện chip điện tử đến nay đang là bài toán nan giải với rất nhiều doanh nghiệp.
Hãng xe Việt, Vinfast cũng bị ảnh hưởng đáng kể đến mục tiêu sản lượng được đề ra trước đó. Cụ thể, tại thị trường Mỹ, theo kế hoạch của Vingroup thì đến năm 2026 số lượng xe dự kiến bán là hàng trăm nghìn chiếc. Trong năm tới đây (2022), số lượng dự kiến bán là 56.000 xe, tuy nhiên do thiếu chip, nên mục tiêu giảm xuống còn 15.000 xe
Về phần Suzuki Việt Nam, vì nhà máy chính hãng tại Indonesia buộc phải cắt giảm sản xuất trong bối cảnh thiếu hụt linh kiện nên hai mẫu xe Suzuki XL7 và Ertiga nhập khẩu từ thị trường này đang bị hạn chế.
Tương tự, hãng xe Honda, Ford, đều phát đi thông điệp quan ngại về tình trạng ngày càng xấu đi khi thiếu linh kiện bán dẫn trên toàn cầu khiến thời gian sản xuất kéo dài...
Trước đó hồi cuối tháng 5, Mitsubishi Việt Nam từng phát thông báo cho các đại lý về việc chậm giao xe do việc thiếu hụt nguồn cung chíp bán dẫn và một số linh kiện điện tử. Hãng xe này cho biết, phải sau 20 ngày làm việc mới có thể tiếp tục giao xe cho nhà phân phối để bán cho người tiêu dùng.
Trong một báo cáo mới đây, Công ty Tư vấn toàn cầu AlixPartners dự đoán, việc thiếu hụt chip bán dẫn sẽ khiến các nhà sản xuất ô tô toàn cầu thiệt hại khoảng 110 tỷ USD trong năm nay.
Con số này cao hơn mức dự đoán được đưa ra hồi tháng 1/2021, ở mức 61 tỷ USD. Theo AlixPartners, sản lượng ô tô trên toàn cầu sẽ giảm 3,9 triệu chiếc do thiếu chất bán dẫn, chiếm hơn 4,5% số xe mà các nhà sản xuất ô tô dự kiến sản xuất trong năm nay. Dự báo mới được đưa ra trong bối cảnh hầu hết các nhà sản xuất đều bi quan về kết quả sản xuất, kinh doanh trong năm nay.
Đại lý than “khó càng thêm khó”
Anh Nguyễn Mạnh Tiến, trưởng phòng kinh doanh một đại lý Toyota ở Hà Nội cho biết, Toyota Việt Nam hiện nhập khẩu nguyên chiếc nhiều mẫu xe từ Thái Lan như Toyota Corolla Cross, Camry, Hilux, Hiace hay Yaris...
Mới đây, thông tin hai nhà máy ở Thái Lan tạm dừng sản xuất ảnh hưởng khá nghiêm trọng guồn cung ứng ô tô Toyota nhập khẩu vào Việt Nam, gây ra sự chậm trễ nhất định trong kế hoạch giao xe cho khách hàng.
“Nhiều tháng nay, ngay cả khi các nhà máy vẫn hoạt động, mẫu xe Toyota Corolla Cross tại Việt Nam vẫn luôn trong tình trạng thiếu hàng, nguồn cung không đủ đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng.
Nhiều khách hàng cần có luôn xe để di chuyển trong mùa dịch, đại lý muốn bán lắm nhưng đành chịu. Khách than vãn lên xuống, chấp nhận từ bỏ sở thích để đi chọn một mẫu xe khác có sẵn hàng. Cũng có một số người kiên nhẫn chờ đợi 1-2 tháng mới được nhận xe”, anh Tiến nói.
Kia Seltos bản Luxury và Deluxe khan hàng, 2-3 tháng mới có xe giao khách. Gần một tháng nay nghỉ làm ở nhà, giao dịch bán xe qua mạng, anh Việt Cường, nhân viên kinh doanh một đại lý xe KIA ở Hà Nội than thở: “Đợt này gần như tôi không chốt được đơn nào. Nhiều xe giảm giá khá tốt thì khách không màng đến mà toàn gặp phải khách tìm mua xe Seltos.
"Cách đây một tuần, có khách hỏi mua xe Kia Seltos nhưng lại hỏi đúng bản Deluxe đang hiếm hàng phải hơn hai tháng mới có. Khách cần luôn nên không chốt đơn được. Coi như tuột mất một đơn hàng “ngon", anh Cường giãi bày.
Chị Nguyễn Huyền Thu, sales một đại lý xe Toyota cũng chia sẻ: “Công ty đang cho nghỉ dịch không lương. Nhiều xe Toyota Corolla Cross giao hiện giờ toàn là hợp đồng ký trước đó. Còn thời điểm này vốn ế khách đã đành, hiếm hoi lắm có khách hỏi thì đại lý cũng không đảm bảo được xe về sớm để giao khách, vì phụ thuộc vào trên hãng còn xe không nữa”.
Tình trạng thiếu chip bán dẫn này được giới chuyên gia dự đoán sẽ còn kéo dài đến hết năm nay, thậm chí có thể kéo dài sang năm 2022 và sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của các hãng xe trong thời gian tới. Thị trường ô tô khó có thể tăng trưởng như mong muốn.
Trong tháng 6, báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 23.587 xe, giảm 8% so với tháng 5.
Cụ thể hơn, trong số 23.587 xe đã bán, các hãng xe đã bán ra 15.802 xe du lịch (giảm 10% so với tháng trước đó); 7.131 xe thương mại (giảm 5%) và 654 xe chuyên dụng (giảm 25%).
Sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 13.365 xe, giảm 3% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 10.222 xe, giảm 13%.
Chi Bảo
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ế ẩm, xe sang mất giá hơn 500 triệu đồng, “mua 1 tặng 1”
Những ngày cuối cùng của tháng 7, thị trường xe tiếp tục ghi nhận nhiều ô tô giảm giá hấp dẫn. Trong đó, mức giảm sâu gây chú ý nhất lên đến hơn 500 triệu đồng.
"> -
Bi hài nghề “dạy lái xe”, khi thầy trò chẳng nhớ mặt nhauNhu cầu học lái xe ngày càng tăng khiến các nghề dạy lái dễ "hái ra tiền". Ảnh minh họa (Đình Quý) Anh Nguyễn Quang Nhật (35 tuổi), giáo viên dạy lái tại một trung tâm đào tạo lái xe ở quận Long Biên chia sẻ: “Lúc cao điểm, tuần nào tôi cũng có ca dạy thêm không sáng thì chiều, liên tục, đa phần là nhận hợp đồng liên kết với các trung tâm tuyển sinh”. Anh Nhật thường chỉ biết mặt học sinh của mình sau khi đã gọi điện và đợi ở điểm hẹn. Chính vì chăm "chạy sô" như anh Nhật nên thu nhập khá tốt, dao dộng 35-40 triệu đồng mỗi tháng.
Anh Lê Quốc Tuấn (38 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) cũng là một thầy dạy lái hơn 10 năm kinh nghiệm.Từ một thanh niên tỉnh lẻ lên phố lập nghiệp với hai bàn tay trắng, ở thuê thì nay anh đã sở hữu 2 căn hộ chung cư. Anh Tuấn chia sẻ, nghề dạy lái khá vất vả, đi sớm về muộn, lại căng thẳng nhưng nếu kiếm thêm nhiều học viên bên ngoài thì cũng không tệ. “Sau một vài năm tích cóp cả vốn lẫn mối quan hệ, tôi cùng vài đồng nghiệp đầu tư thêm xe dạy lái. Số đầu xe tăng dần cũng là lúc hái quả ngọt”, anh nói.
Bi hài nghề dạy lái
Cũng là một nghề dạy học nhưng “dạy lái xe” có một đặc thù khiến người trong nghề không khỏi ngậm ngùi: xong tấm bằng thì thầy trò hiếm có dịp gặp lại. Hơn nữa thu nhập cao đồng nghĩa với căng thẳng.
Anh Lê Xuân Thủy (39 tuổi, giáo viên dạy lái ở Bắc Ninh) tâm sự, không phải học viên nào cũng làm quen nhanh với xe và phải hướng dẫn nhiều lần. Anh Thủy nhớ lại lần khiến mình toát mồ hôi hột: “Đó là một nam học viên lớn tuổi hơn tôi. Quá trình học số nguội cũng khá ổn nhưng đến khi thực hành, khi bị trôi côn người này cuống đạp ga mạnh khiến xe giật lên và lao thẳng về bức tường phía trước. Tôi chỉ kịp đạp phanh phụ và nhoài người sang bẻ lái trong tích tắc”.
Với học viên nữ, anh Thủy cũng khá vất vả để chị em làm quen được cách ngắt côn vào số nhịp nhàng, hay căn đường không bị đầu xuôi đuôi chẳng lọt. “Nhiều khi phát cáu lên nhưng không làm thế nào được đành bỏ ra ngoài hút điếu thuốc cho bình tĩnh rồi mới trở lại hướng dẫn tiếp”, anh Thủy bộc bạch.
Đa số thầy dạy lái xe là nam giới nên việc 1 kèm 1 với học viên nữ tạo ra những tình huống khó xử là điều không hiếm. Ảnh minh họa (Đình Quý) Bên cạnh việc căng thẳng trong công việc nhưng anh Thủy vẫn có nhiều kỷ niệm vui vẻ. Trong đó anh nhớ nhất là có trường hợp nữ học viên sau nhiều tháng cả giờ học chính và "phụ đạo" đã quen với chiếc "Su cóc" tập lái, sau khi có bằng cứ nằng nặc đòi chồng... mua xe này để đi.
Đặc điểm nghề dạy lái khiến phần lớn giáo viên là nam giới. Vì vậy trong quá trình dạy học cũng không hiếm những “va vấp” khiến đôi bên khó xử.
Kể về một kỷ niệm đáng nhớ trong sự nghiệp dạy lái của mình, anh Vũ Thanh Tùng – giảng viên trường Trung cấp Nghề Bắc Giang chia sẻ: “Có lẽ học viên đáng nhớ nhất của tôi là một “em cấp trên”. Cô gái kém tôi vài tuổi, khá xinh xắn và thời điểm đó đang công tác ở một cơ quan quản lý của chúng tôi. Đây là học viên này rất sáng dạ, học nhanh, chỉ có điều là khi lái ngoài đường trường vẫn giữ thói quen như đi... xe máy”.
“Đi đường vắng không sao chứ cứ gặp xe ngược chiều là kiểu gì cô ấy cũng tránh gấp bằng cách vặn vô lăng hết mức. Nhiều lúc chiếc xe chồm cả ra rìa đường, những lúc như vậy tôi lại phải dùng tay ghìm vô lăng lại. Lý do là cô chưa căn được đường nên hễ có xe ngược chiều là cứ tránh xa cho chắc”. Vì nể nên thầy Tùng đã phải mất khá nhiều thời gian giải thích và “cầm tay chỉ việc” cho nữ học viên này.
Anh Vũ Thanh Tùng – giảng viên trường Trung cấp Nghề Bắc Giang bên chiếc xe dạy lái Không những khó xử mà còn khá căng thẳng là trường hợp của anh Đinh Thành Nam, giáo viên một Trung tâm đào tạo lái xe ở phía Tây Hà Nội.
Anh Nam cho biết, dạy lái tuy vất vả nhưng khá thú vị khi được tiếp xúc với nhiều người. “Cách đây hơn nửa năm, tôi rất bất ngờ khi gặp phải một học viên khá đặc biệt, người cùng quê và trước đây còn từng là tình địch “không đội trời chung” của nhau”, anh nhớ lại.
Đó là một buổi sáng, anh Nam được trung tâm phân công phụ trách dạy thực hành cho nhóm học viên gồm 4 người. “Một trong số đó cứ nhìn tôi chằm chằm rồi bất ngờ tiến đến chào rồi hỏi có phải tôi tên Nam?” Lập tức, cả hai nhận ra nhau chính là những “tình địch” cách đây đã khoảng 18 năm. Đó là lúc cả hai đang học lớp 12, cùng thầm yêu cô gái lớp bên. Sự bồng bột, cay cú của tuổi trẻ khiến chúng tôi đã đôi lần lần xảy ra xô xát. Thậm chí khi hai lớp có dịp đá bóng với nhau, tôi còn “mượn cớ” vào bóng ác ý khiến anh này phải tập tễnh rời sân.
Anh Nam không ngờ gặp lại "kẻ thù" ở một hoàn cảnh như vậy. Sau những phút giây ngại ngùng và có phần căng thẳng, rồi cả hai cũng có dịp ngồi lại với nhau. Thậm chí sau khi đã lấy bằng, người này còn rủ anh Nam đi "nhậu" vài lần và họ từ thù cũ dần thành bạn khi cả hai đã có cuộc sống riêng và quá khứ khép lại quá lâu.
Nhiều giáo viên lâu năm trong nghề dạy lái chia sẻ rằng, sau một thời gian tích lũy về tài sản và kinh nghiệm, họ đều không muốn trực tiếp làm nghề dạy nữa mà chuyển sang nghề khác như kinh doanh xe cũ hay đầu tư bất động sản, hoặc nhớ nghề thì làm dịch vụ tuyển học viên cho các trung tâm dạy lái.
Đình Quý - Hoàng Hiệp
Bạn có trải nghiệm gì về quá trình học lái của mình? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Học lái xe xong, bằng "cất tủ", ra đường có an toàn?
Người ít lái xe sẽ rất dễ “ngợp” khi ra đường, dẫn đến chân tay lóng ngóng, phản xạ kém, mất an toàn. Thực tế là vậy nhưng để quản lý “số đông” này không phải là chuyện dễ.
"> -
Nở rộ tua côngTrên một vài mẫu xe, chỉ cần cắm thiết bị vào cổng OBD là đã có thể thực hiện thao tác tua công-tơ-mét một cách đơn giản (Ảnh minh họa) Ảnh: Thanh Tùng
Nếu trước đây, tình trạng tua công-tơ-mét (tua công) chỉ bắt gặp đối với xe ô tô để giảm chỉ số km xe chạy nhằm lừa khách mua ô tô cũ, thì nay chiêu thức này còn được nhiều lái xe thực hiện để ăn gian cước vận chuyển hay rút ruột tiền thanh toán chi phí xăng dầu.
“Bơm” hay “lùi” chỉ số công-tơ-mét đều được
Từng mua phải chiếc xe bị “tua công”, anh Thành Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Năm trước, mình mua chiếc Toyota Land Cruiser đời 2004. Theo thông tin rao bán, xe mới chỉ đi khoảng 12 vạn km. Tới xem xe thì thấy da bọc ghế đã nhăn rất nhiều, thậm chí bị nứt nhưng máy móc còn khá tốt. Chủ xe chốt giá 430 triệu đồng”.
“Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể chế tài đối hành vi “tua công” ô tô, do đó các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi này vẫn lúng túng khi áp dụng. Nếu tham chiếu đến Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cụ thể là hành vi gian dối thì mức xử phạt khá thấp, chưa đủ sức răn đe. Do đó, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần xây dựng chế tài cụ thể đối với hành vi này nhằm chấm dứt tình trạng “tua công” như hiện nay.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SB LAW
Tuy nhiên, khi mang xe tới một garage của người quen, chủ garage cho biết, chiếc xe này đã bị “tua công”. Số km thực tế đã hơn 22 vạn, chênh 10 vạn so với đồng hồ đo km trên xe.
“Gọi người bán xe đến garage để đối chất, cuối cùng người này đã thừa nhận và đồng ý giảm giá xe xuống còn 405 triệu đồng”, anh Trung nhớ lại.
Còn theo chủ một cửa hàng buôn xe ô tô cũ trên đường Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội), tình trạng ô tô cũ mua đi bán lại trên thị trường bị “tua công” khá phổ biến.
Tuy nhiên, việc “tua công” chỉ dễ dàng với những xe đời cũ, bình dân còn với những xe sang hay các mẫu xe Đức lại khá phức tạp, cần phải có thiết bị chuyên dụng, giá từ vài chục đến trăm triệu đồng tùy loại.
Hiện nay, không chỉ có tình trạng “tua công” để giảm số km thực tế xe chạy nhằm bán xe cũ giá cao mà còn có hiện tượng “tua công” để tăng số km nhằm “ăn gian” cước vận chuyển hoặc thanh toán chi phí xăng dầu.
Tại một garage ở quận Cầu Giấy (Hà Nội), PV chứng kiến một tài xế xe Toyota Fortuner sau khi bảo dưỡng xe đề nghị nhân viên garage điều chỉnh chỉ số ODO (đồng hồ đo quãng đường xe chạy) theo hướng tăng số km xe chạy.
Nhân viên garage này cho hay, một số lái xe cho các công ty, cơ quan Nhà nước thường “tua công” để tăng chỉ số ODO nhằm thanh toán chi phí tiền xăng cao hơn mức khoán.
Một giám đốc kỹ thuật garage quảng cáo, đơn vị này nhận dịch vụ “tua công” cho tất cả các loại ô tô, từ xe bình dân đến xe sang.
Đối với những xe đơn giản, có thể cắm trực tiếp vào cổng OBD (hệ thông có chức năng đọc thông số trên xe, giám sát hoạt động của các bộ phận quan trọng trên động cơ, đồng thời chẩn đoán lỗi của các bộ phận này và phát ra tín hiệu cảnh báo).
Những dòng xe không thao tác được qua việc cắm máy vào cổng OBD đều phải tháo đồng hồ xe ra vì ở đó mới có chân cắm.
Không tiết lộ loại thiết bị sử dụng để “tua công” nhưng theo vị giám đốc kỹ thuật garage này, chi phí cho việc “tua công” khoảng từ 500.000 đồng với các mẫu xe đơn giản và 1 triệu đồng trở lên với những mẫu xe Đức, phức tạp hơn.
Thậm chí, để “tua công”, tăng chỉ số ODO, lái xe còn có thể tự tìm kiếm trên mạng để mua thiết bị với giá tương đối rẻ. Một thiết bị có hình dạng tẩu cắm trên ô tô được quảng cáo, hướng dẫn như sau: “Để “tua công”, khi cắm nguồn vào, thiết bị sẽ hoạt động. Trong thời gian 60 phút sẽ hoạt động tối đa theo đồng hồ. Ví dụ, khi chạy thiết bị 60 phút thì đồng hồ xe Fortuner sẽ tăng tối đa 200 km”.
Gọi vào số điện thoại trang web trên, PV được một người đàn ông báo giá có 2 loại 500.000 và 700.000 đồng, thời gian lắp đặt chỉ mất 5 phút. Người này còn hỏi thêm: “muốn tua km lên hay xuống?”…
Hệ lụy từ việc “tua công” ô tô
Trên một vài mẫu xe, chỉ cần cắm thiết bị vào cổng OBD là đã có thể thực hiện thao tác tua công-tơ-mét một cách đơn giản. Ảnh minh họa: Ảnh.Thanh Tùng
Cố vấn dịch vụ Hyundai Đông Đô (Tam Trinh, Hà Nội) cho hay, nếu mua xe cũ bị “tua công”, người mua sẽ không thể biết được thời điểm chính xác để thực hiện hạng mục bảo dưỡng ô tô.
Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc vận hành, thay thế các chi tiết định kỳ. Nếu xe đang trong thời gian bảo hành mà bị phát hiện “tua công” sẽ bị hãng từ chối bảo hành.
“Tại đại lý, đối với các xe bảo dưỡng đều được lưu lại thông tin. Nếu chiếc xe nào mang tới đại lý, bằng các biện pháp đối chiếu, kiểm tra bằng máy có thể biết được xe có bị “tua công” hay không, kể cả với nhiều mẫu xe đời mới”, cố vấn dịch vụ chia sẻ thêm.
Ông Trần Hữu Minh, Phó chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho hay, ở các quốc gia phát triển, tình trạng “tua công” không thể thực hiện.
“Nếu chủ xe yêu cầu xưởng sửa chữa bảo dưỡng làm theo ý mình mà việc đó không đảm bảo an toàn hoặc không trung thực (tua công) thì cũng sẽ bị từ chối.
Bởi nếu làm sai thì trách nhiệm rất nặng, tiền phạt cao, thậm chí là đóng cửa xưởng bảo dưỡng sửa chữa, những người liên quan có thể bị truy tố, thậm chí cấm hành nghề vĩnh viễn”, ông Minh cho hay.
Theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SB LAW, hành vi “tua công” là chiêu trò được nhiều đối tượng sử dụng khi bán xe cũ khiến khách hàng phải trả số tiền lớn hơn giá trị thực tế của phương tiện.
Bên cạnh đó, hành vi này còn có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của khách hàng vì các vấn đề lỗi cơ học nhiều khả năng bị bỏ qua khi thông tin bảo dưỡng bị sai lệch. Trên thế giới, hành vi này sẽ bị xử phạt rất nặng, thậm chí có thể bị ngồi tù.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, cho đến nay, vẫn chưa có chế tài cụ thể áp dụng đối với hành vi này, mà chỉ có thể tham chiếu đến hành vi gian dối được quy định là một trong những hành vi bị cấm trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.
Theo quy định tại Bộ luật Hình sự, người nào có hành vi đánh tráo, gian lận hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác với mục đích lừa dối khách hàng bằng nhiều thủ đoạn xảo quyệt và có tổ chức có thể bị phạt tù từ 1 - 5 năm.
Người bán xe cũ bị bắt vì quay ngược đồng hồ công tơ mét để bán xe kiếm lời
Chính quyền Alabama (Mỹ) đã bắt một chủ đại lý ô tô nước này vì tội quay ngược đồng hồ đo quãng...
Theo Báo Giao thông
Đi xe số sàn, nên đạp côn hay phanh trước để giảm tốc độ?
Khi được học lái xe, đa số các thày đều dạy “côn phanh dừng lại”, có nghĩa khi muốn dừng xe thì đạp côn trước, sau đó đạp phanh để đỡ chết máy. Thế nhưng trên thực tế thì cách xử lý lại khác.
">