您现在的位置是:Thể thao >>正文

'Chúng ta sẽ chiến đấu trên bờ biển', diễn văn oai hùng bậc nhất

Thể thao524人已围观

简介Sir Winston Leonard Spencer-Churchill (1874-1965) là một bậc vĩ nhân và là một trong những chính khá...

Sir Winston Leonard Spencer-Churchill (1874-1965) là một bậc vĩ nhân và là một trong những chính khách nổi tiếng toàn cầu,úngtasẽchiếnđấutrênbờbiểndiễnvănoaihùngbậcnhấmilan đấu với juventus đặc biệt trong vai trò Thủ tướng Anh từ tháng 5/1940 đến tháng 7/1945. Với tài hùng biện kiệt xuất, ông đã có nhiều bài phát biểu chứa đựng lời văn hùng hồn, rõ ràng và trong sáng, mang về cho ông Giải thưởng Nobel Văn học năm 1953.

{ keywords}
Sir Winston Leonard Spencer-Churchill (1874-1965). Ảnh: AP

Từng là một người lính, nhà báo, tác gia và họa sĩ, Winston Churchill gây ấn tượng với hình ảnh một nhà lãnh đạo bệ vệ cùng điếu xì gà trên miệng và hai ngón tay giơ hình chữ V – biểu tượng của chiến thắng. Ông từng tuyên bố sẽ cống hiến cho dân tộc Anh "máu, công sức, nước mắt và mồ hôi" để giúp dân chúng bảo vệ được tự do của họ.

Sau khi Thế chiến 2 bùng nổ, ông Churchill đã kêu gọi người dân Anh chịu đựng gian khổ, đồng thời động viên binh lính Anh chiến đấu hết mình trước quân phát xít. Tháng 6/1940, liên quân Anh – Pháp bị Đức đánh cho đại bại. Để giải cứu 340.000 quân Anh – Pháp ở cảng Dunkirk của Pháp đang bị quân phát xít bao vây, Churchill đã huy động hơn 800 tàu thuyền các loại, từ tàu chiến, tàu đánh cá đến thuyền buồm… kéo sang Dunkirk.

Nhờ sự yểm trợ của không quân Anh, đội tàu đã di chuyển dưới làn mưa đạn của quân Đức và hoàn thành sứ mệnh một cách thần kỳ. Khoảng 224.000 quân Anh và 111.000 quân Đồng minh rút lui thành công. Ngay sau khi những con tàu cuối cùng đưa binh sĩ Đồng minh về đến Anh, vào ngày 4/6/1940 trước Hạ viện, Thủ tướng Winston Churchill đã có bài phát biểu nổi tiếng trên. Nhiều báo, tạp chí, như The Guardian (Anh) và Time (Mỹ) đã xếp bài phát biểu này vào danh sách những bài diễn văn vĩ đại của thế kỷ 20.

Mở đầu bài phát biểu, ông Churchil đã tường thuật lại tình hình "khó khăn và nặng nề" trên chiến trường mà những đội quân Anh phải đương đầu. "Đúng một tuần trước, khi tôi yêu cầu Hạ viện lên lịch chiều nay để tôi có cơ hội tường trình, tôi đã e rằng tôi đành phải thông báo thảm họa quân sự tồi tệ nhất trong lịch sử lâu dài của chúng ta", ông bày tỏ.

"Quân địch tấn công dữ dội tứ phía với sức mạnh lớn lao, và lực lượng chủ yếu của họ là Không lực, với sự áp đảo về số lượng, được ném vào trận chiến hoặc tập trung ở Dunkirk cùng các bãi biển”, ông nhấn mạnh thêm.

Tuy nhiên, các binh sĩ Anh vẫn quyết tâm thực hiện nhiệm vụ. “Họ phải hoạt động dọc bờ biển khó khăn, thường là trong thời tiết xấu, trong khi bom và pháo rơi hầu như không ngớt. Và như tôi đã nói, vùng biển này đầy những mìn và thủy lôi. Trong những điều kiện như thế mà quân ta vẫn tiếp tục, ít khi hoặc chẳng nghỉ ngơi gì cả, cả ngày lẫn đêm, đi từ chuyến này đến chuyến khác trong vùng nước hiểm trở, chở những binh sĩ mà họ cứu thoát được. Số người mà họ mang về là bằng chứng cho thấy sự tận tâm và hy sinh của họ”.

Ông nói, một "phép mầu giải cứu, đạt được bằng lòng dũng cảm, bằng quyết tâm, bằng kỷ luật hoàn hảo, bằng sự phụng sự xuất sắc, bằng nguồn lực, bằng kỹ năng, bằng lòng trung kiên không gì lay chuyển được, đã đến với chúng ta. Quân thù bị đánh bật trở lại bởi những người lính Anh và Pháp đang rút lui. Họ bị thiệt hại quá nặng nên không thể đuổi kịp bước quân ta".

Nhưng, Thủ tướng Anh cũng thẳng thừng khuyến cáo: “Chúng ta phải rất cẩn thận, đừng coi cuộc giải cứu đã là chiến thắng. Không thể thắng cuộc chiến bằng các các cuộc sơ tán. Nhưng có một chiến thắng trong chiến dịch này mà ta phải ghi nhận. Đó là chiến thắng của không lực".

Winston Churchill tiếp tục lý giải về chiến thắng này, để thuyết phục những ý kiến đánh giá thấp về thành tích của không lực Anh: "Đó là cuộc đọ sức lớn giữa không lực Anh và không lực Đức. Quý vị có thể nghĩ ra một mục tiêu to tát hơn cho không lực Đức không? Mục tiêu là ngăn chặn cuộc di tản từ các bãi biển, và đánh chìm tất cả tàu thuyền tham gia lên đến con số hàng nghìn. Liệu có mục tiêu quân sự nào quan trọng hơn nữa cho toàn bộ mục đích cuộc chiến này? Họ đã cố hết sức và bị đẩy lui; họ nhụt chí trong nhiệm vụ của mình.

Chúng ta đã di tản được lục quân, còn họ phải chịu thiệt hại gấp bốn lần. Những đội hình máy bay Đức to lớn - và chúng ta cũng biết họ thuộc chủng tộc rất dũng cảm – nhiều lần hứng đòn tấn công của không lực Hoàng gia vốn có số lượng chỉ bằng một phần tư, và họ đã phải phân tán ra các hướng khác nhau. 12 máy bay bị truy kích bởi chỉ 2 chiến cơ của không lực Anh. Một máy bay thậm chí phải lao xuống nước và chạy trốn khỏi một máy bay Anh không còn đạn. Tất cả các loại máy bay của ta – Hurricane, Spitfire và loại mới Defiant – cũng như tất cả các phi công của ta đều đã được minh chứng là vượt trội so với kẻ thù".

Tiếp tục bài phát biểu, Winston Churchill dành những lời xúc động ca ngợi lục quân: "Trong một chuỗi dài các trận đánh rất ác liệt, nay ở mặt trận này, chiến đấu trên ba mặt trận cùng một lúc, hai hoặc ba sư đoàn đã đấu với một số lượng quân địch ngang bằng hoặc đông hơn, và đã chiến đấu ác liệt trên một số chiến trường cũ mà nhiều người đều biết rõ, chúng ta đã thiệt hại hơn 30.000 người, gồm cả tử vong, bị thương và mất tích. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời chia buồn của Hạ viện tới tất cả những người đã mất và những người vẫn còn lo lắng"

Sau đó, ông tuyên bố tình trạng này sẽ không tiếp tục" và "chúng ta sẽ không mãn nguyện với một cuộc chiến phòng thủ. Chúng ta có nghĩa vụ đối với đồng minh của ta. Chúng ta phải gây dựng Lực lượng Viễn chinh Anh một lần nữa...".

Đề cập hiểm họa phát xít Đức đang hướng mũi dùi chiến tranh sang Anh, Winston Churchill khẳng định: "Chưa từng có thời kỳ nào trong tất cả những thế kỷ dài mà chúng ta kiêu hãnh lại có một lời đảm bảo tuyệt đối chống lại xâm lăng có thể được hứa với người dân"

"Cá nhân tôi có niềm tin trọn vẹn rằng, nếu tất cả làm tròn nhiệm vụ, nếu không lơ là việc gì, và sắp đặt tốt nhất mọi việc, như đang diễn ra hiện nay, chúng ta sẽ một lần nữa chứng tỏ khả năng bảo vệ đảo quê hương, vượt qua bão tố chiến tranh, hóa giải mối đe dọa của kẻ bạo tàn, trong nhiều năm nếu cần, và làm một mình nếu cần. Bất luận thế nào, đó là những gì chúng ta sẽ nỗ lực thực hiện".

Kết thúc bài phát biểu, Winston Churchill đưa ra những tuyên bố đầy sức mạnh: "Chúng ta sẽ đi đến cùng, chúng ta sẽ chiến đấu ở Pháp, chúng ta sẽ chiến đấu trên những vùng biển và các đại dương, chúng ta sẽ chiến đấu trên bầu trời với niềm tin ngày càng lớn và với nghị lực ngày càng mạnh. Chúng ta sẽ bảo vệ đảo của mình bằng bất kỳ giá nào. Chúng ta sẽ chiến đấu trên những bờ biển, chúng ta sẽ chiến đấu trên những bến bãi, chúng ta sẽ chiến đấu trên những cánh đồng và những tuyến đường, chúng ta sẽ chiến đấu trên những ngọn đồi".

"Chúng ta sẽ không bao giờ đầu hàng, và kể cả nếu như vậy – điều mà tôi không tin là hiện thực dù chỉ một khoảnh khắc – đảo này hoặc một phần lớn của nó sẽ bị khuất phục và chịu đói khát, thì đế chế của chúng ta ở phía bên kia biển cả, được trang bị vũ khí và bảo vệ bởi Hạm đội Anh, sẽ tiếp tục cuộc chiến đấu, cho đến khi, vào thời điểm tốt lành của Chúa, Tân Thế giới, với tất cả sức mạnh và ý chí, tiến đến để cứu nguy và giải phóng Cựu Thế giới".

Thanh Hảo

'Tôi sẵn sàng chết đi', bài phát biểu để đời của Nelson Mandela

'Tôi sẵn sàng chết đi', bài phát biểu để đời của Nelson Mandela

"Tôi sẵn sàng chết đi" là tựa đề bài phát biểu dài 3 tiếng đồng hồ của Nelson Mandela ngày 20/4/1964, được xếp vào danh sách những diễn văn làm thay đổi thế giới.

Tags:

相关文章



最新文章

友情链接