Ê kíp 'Phượng khấu' lên tiếng khi bị dân mạng Trung tố đạo 'Diên hy công lược', 'Như Ý truyện'

Thế giới 2025-04-26 08:52:18 711

Blogger này mô tả Phượng khấu bằng ngôn từ nặng tính dè bỉu như "kiệt tác đạo phẩm",ÊkípPhượngkhấulêntiếngkhibịdânmạngTrungtốđạoDiênhycônglượcNhưÝtruyệlịch âm dương "phiên bản sao chép thấp kém"... và hoàn toàn không có gì là bản sắc văn hóa của Việt Nam.

"Chỉ một đoạn trailer của Phượng khấu cũng có thể thấy sự đạo nhái rẻ tiền phim cung đình thời Thanh, đạo Diên hy công lược một cách triệt để, hoàn toàn không thấy chút gì truyền thống của Việt Nam. Từ phục trang, bối cảnh phim đến âm nhạc đều sao chép y nguyên Diên hy công lược. Đã đạo nhái mà còn không ra hồn, từ trang phục màu Morandi sang trọng bỗng chốc biến thành cái màu bùn đất nhà quê, rẻ tiền", tài khoản này trình bày cùng loạt ảnh so sánh trang phục, bối cảnh hai bộ phim.

Loạt so sánh mà blogger xứ Trung đưa ra:

Đáng lưu ý, blogger "Kim Ngư Cơ đợi gió" chỉ trích gay gắt: "Suốt ngày chỉ sao chép tác phẩm Trung Quốc? Thế có dám tách khỏi tác phẩm Trung Quốc và trang phục mua trên Taobao (trang mua hàng điện tử của Trung Quốc - PV) để tự mình làm không? Hô hào trong nước thì cũng cho qua đi nhưng đạo nhái thấp kém như thế mà "thủy quân" bên ấy (từ chỉ nhóm người dùng mạng được thuê để bình luận không trung thực - PV) vẫn còn mặt mũi sang đây tỏ vẻ à?".

Trước đây, cũng chính tài khoản này từng tố ekip Nguyễn Trần Trung Quân và Denis Đặng đạo nhái ý tưởng, trang phục của tiểu thuyết mạng Trung Quốc để làm MV Tự tâm, Canh ba. Blogger này luôn cho rằng ekip của của Nguyễn Trần Trung Quân tự mua "thủy quân" khen ngợi các sản phẩm của mình trên Weibo. 

{ keywords}
So sánh khó hiểu giữa Cố Cung Bắc Kinh và Đại nội Huế.

Không chỉ bị tố đạo Diên hy công lược, Phượng khấu cũng bị so sánh với Như Ý truyện, Chân Hoàn truyện. Một tài khoản khác có tên Bạo Mễ Hoa Q Tiên Sâm tiếp tục so sánh hai bộ phim để kết luận rằng Phượng khấu là "Như Ý truyện phiên bản Việt", "nỗ lực đưa Như Ý lên màn ảnh Việt"...

"Đạo diễn bộ phim Việt Nam này là người hâm mộ Như Ý truyện và Chân Hoàn truyện chăng?", tài khoản này mỉa mai. 

Những bài đăng nói trên thu hút rất nhiều bình luận về phim Việt cũng như "thực trạng phim Việt đạo nhái phim Trung".

Loạt ảnh ghép hầu như không có gì tương đồng:

Thông tin trên khiến nhiều diễn đàn Việt "nóng" vì tranh cãi. Khán giả Việt bức xúc khi phim trong nước bị so sánh, chế giễu vô lý. Bạn Nguyễn Ngọc Duy viết: "Thật nực cười khi kẻ đạo nhái lại đi tố người khác đạo nhái". 

Bạn Lê Ngọc bình luận: "Giống nhau thật đấy, khác mỗi cái ảnh. Có cung đình là đạo, đầu đội cái gì đấy tròn tròn là đạo, áo trùng màu là đạo, thậm chí áo không trùng màu cũng là đạo luôn. Sống sao cho vừa lòng người?".

Bạn Hoàng Phú hài hước: "Ừ thì đạo kiến trúc cung đình, chắc họ quên Tử Cấm thành do 1 trong 4 KTS trưởng là người Việt thiết kế?".

Đến thời điểm hiện tại, phim Phượng khấu chỉ mới có teaser chính thức chứ chưa phát hành trailer chính thức. Ngày 5/3 sắp tới, ekip phim mới tổ chức công chiếu tập đầu tiên. 

Trao đổi với đại diện truyền thông của phim Phượng khấu, anh này nói ekip đã đọc bài viết trên Weibo từ vài ngày trước nhưng chọn cách im lặng vì thấy chưa ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, khi trong cộng đồng bắt đầu lan truyền đường link này, anh và ekip buộc phải lên tiếng để bảo vệ hình ảnh phim cũng như bảo vệ cổ phục Việt Nam.

"Trong bài viết trên Weibo, có thể thấy, khán giả Trung Quốc đã so sánh hoàn toàn không có cơ sở và hoàn toàn cảm tính. Ví dụ, họ đem một loạt các trang phục có sự tương đồng về màu sắc của chúng tôi lên so. Trong khi trên thực tế, tất cả các trang phục mà họ so đều là dạng thức trang phục gọi là ngũ thân tay chẽn, được ra đời vào nửa cuối thế kỉ thứ 18 trong đợt cải cách trang phục Đàng Trong của Chúa Nguyễn Phúc Khoát.

Dạng thức ngũ thân tay chẽn này chính là "quốc phục", dạng trang phục thông dụng và tiêu biểu nhất của thời Nguyễn, từ Hoàng gia, Quý tộc cho đến dân thường đều sử dụng loại ngũ thân tay chẽn này. Đây cũng chính là tiền thân của chiếc áo dài hiện đại.

Họ đặt hình ảnh của những chiếc áo ngũ thân tay chẽn được may theo đúng phương pháp cổ truyền để so sánh với những chiếc kỳ bào, tiện phục của phi tần nhà Thanh là một điều rất vô lý, vì cơ bản đây là 2 dạng thức trang phục khác nhau.

Bên cạnh đó, họ còn đem so sánh "điền tử" (một loại phục sức đội đầu của phụ nữ Mãn Thanh) với "khăn lươn" truyền thống của Huế. Thậm chí họ còn đem so sánh mô hình Kinh thành Huế được phục dựng lại 80% nguyên bản để sử dụng trong Phượng Khấu để so với mô hình Cố Cung Bắc Kinh, đây là một điều hoàn toàn không đúng về mặt lịch sử", vị đại diện này nói.

Theo đó, ekip Phượng Khấu có thể còn thiếu sót về nhiều mặt, khó có thể so với độ hoành tráng của phim Diên hy công lược nhưng nếu nói bộ phim đạo nhái trang phục của tác phẩm Trung Quốc là sai nghiêm trọng về lịch sử lẫn tạo hình.

Hỏi anh đâu là bản sắc rõ nét nhất của cổ phục Việt, của Phượng khấu để người dùng mạng Trung Quốc lẫn Việt Nam dễ nhận thức hơn? Anh này cho biết: "Trang phục Việt Nam thời Nguyễn, rất may mắn vẫn còn khá đầy đủ tư liệu từ thành văn cho đến hiện vật và hình ảnh. Thế nên, ekip Phượng khấu hoàn toàn có thể tự tin về vấn đề này.

Nói một chút về trang phục Phượng khấu, phần form dáng trang phục chúng tôi tuân thủ nghiêm ngặt quy cách truyền thống của triều Nguyễn. Các hoa văn trên các loại áo triều phục, cát phục, nhật bình đều sử dụng bộ hoa văn của triều Nguyễn. Các loại trang phục thường ngày của phi tần vẫn giữ đúng form áo ngũ thân, nhưng hoa văn có đôi chút cách điệu để thêm phần đa dạng và phong phú cho tạo hình nhân vật".

Gia Bảo

'Phượng khấu' thu hút với cổ vật thật, áo bào 80 triệu, cúc phượng vàng ròng

'Phượng khấu' thu hút với cổ vật thật, áo bào 80 triệu, cúc phượng vàng ròng

Tại phim trường Phượng khấu ở làng cổ Phước Lộc Thọ (Long An), đoàn phim cho thấy sự đầu tư kỳ công từ công nghệ quay đến bối cảnh, trang phục, đạo cụ.

本文地址:http://casino.tour-time.com/news/34a198817.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Telavi vs Iberia, 22h00 ngày 24/4: Thất vọng kéo dài

Đại sứ quán Singapore vừa thông báo tuyển sinh học bổng ASEAN cho Việt Nam, năm học 2018.

Học bổng chi trả toàn phần cho 4 năm học ở Singapore cho đến khi đạt chứng nhận GCE “A”. Các em học sinh nhận được học bổng này sẽ học 2 năm phổ thông và 2 năm dự bị đại học tại các trường chọn của Singapore.

{keywords}
Đất nước Singapore

Học sinh nhận được học bổng này sẽ được miễn học phí và phí dự thi lấy chứng nhận GCE “O” và GCE “A”, nhận trợ cấp hàng năm với mức 2.200 đô la Singapore cho cấp phổ thông và 2.400 đô la Singapore cho cấp dự bị đại học, được bố trí ở ký túc xá, được nhận trợ cấp ban đầu 400 đô la Singapore, được cấp vé máy bay khứ hồi, được ưu đãi y tế và được trả bảo hiểm tai nạn.

Đối với thí sinh Việt Nam, thí sinh đáp ứng các tiêu chí sau có thể nộp hồ sơ dự thi học bổng: Là công dân Việt Nam, sinh năm 2001 đến 2003, đã có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (đối với học sinh đang học lớp 10), có thành tích tốt trong các kỳ thi cử, học giỏi tiếng Anh và tham gia tích cực trong các hoạt động ngoại khóa.

Đại sứ quán Singapore khuyến khích các thí sinh đăng ký thi học bổng trực tuyến thông qua trang web của Bộ Giáo dục Singapore (https://www.moe.gov.sg/admissions/scholarships/asean/vietnam).

Các thí sinh có thể truy cập trang web nói trên để tìm hiểu thêm thông tin về thủ tục nộp hồ sơ dự thi, ngày dự kiến tổ chức thi và các lưu ý quan trọng khác.

Hạn chót nộp hồ sơ là 22h (giờ Việt Nam) ngày 14/4/2017.  

Các thí sinh gặp khó khăn khi đăng ký trực tuyến có thể điền mẫu đăng ký in ra từ trang web nói trên và gửi trực tiếp cho Bộ Giáo dục Singapore.  

Học bổng ASEAN do Chính phủ Singapore trao tặng cho giới trẻ các nước ASEAN, với mục đích tạo cơ hội cho các em phát triển tiềm năng của mình cũng như trang bị các kỹ năng quan trọng trong tương lai.

Ngân Anh

">

Bắt đầu nhận hồ sơ dự thi học bổng ASEAN năm 2018

Nhận định, soi kèo RKC Waalwijk vs Utrecht, 23h45 ngày 25/4: Thắng để chen chân Top 3

Tác giả Phạm Anh Xuân tại buổi ra mắt sách.

"Khi tôi tròn 40 tuổi, tôi bắt đầu viết thơ, viết tưng bừng không cản được, viết như lên đồng, tôi không kịp nghĩ, và dường như những câu thơ đó có sẵn trong túi tự lôi ra viết vậy. Sản lượng thơ của tôi tăng kinh khủng với 728 bài thơ cho trẻ con. Tôi chỉ viết thơ ngắn, ngại viết thơ dài vì có lẽ cũng ít người đọc. Khi mang các bài thơ của tôi tới Nhà xuất bản thì cũng không có nhiều đơn vị mặn mà, họ bảo phải bán được mới in. Rất may, tôi đã in được 4 tập thơ và có những cuốn đã bán hết. Với Nghé ọ Hai Xoáytôi mất có 4 đêm để hoàn thành. Cuốn sách có chi tiết liên quan tới trò chơi dân gian, bởi tôi được chơi tất thảy các tròn đó. Đó là dữ liệu cuộc sống mà không phải tuổi thơ của ai cũng có được. Và những dữ liệu đó, tôi gom góp vào cuốn sách này", Phạm Anh Xuân chia sẻ tại buổi ra mắt sách.

Nghé ọ Hai Xoáy khai thác đề tài về những đứa trẻ làng quê, sự hòa nhập cùng thiên nhiên và các trò chơi dân gian. Nổi bật trong đám trẻ mục đồng là nhân vật Hùng với ước mơ và khát vọng học tập. Vì mải mê đọc sách mà Hùng để con trâu sắp đến ngày sinh gặp nạn. Trước khi chết, nó đã sinh ra chú nghé có hai xoáy trên đầu. 

Qua câu chuyện, độc giả sẽ thấy được tình cảm ấm áp, chân thành của xóm làng mỗi khi có biến cố xảy ra. Làng quê gần gũi, bạn bè thân thương, kí ức ấu thơ và tình yêu thương của cha mẹ sẽ luôn ở bên mỗi người trong hành trang bước vào đời. Đó cũng là động lực tinh thần cho bước khởi đầu của nhân vật Hùng, giúp cậu bé vững chãi trên con đường thực hiện ước mơ. 

Giống như tác giả Phạm Anh Xuân, có thể với nhiều độc giả, tuổi thơ là bầu trời rộng lớn, là cây cỏ, sông nước, là nơi có thể thả sức tưởng tượng, nơi có những trò nghịch ngợm mà không phải đứa trẻ nào cũng có. Đó là ký ức sống động, mỗi khi nhớ về là cảm xúc lại dâng lên. Bởi thế, khi đọc cuốn sách nhỏ này, chúng ta chắc chắn sẽ tìm thấy thấy sự đồng cảm.

Trong cuốn sách Nghé ọ Hai Xoáy, tác giả Phạm Anh Xuân đã đi rất sâu vào cuộc sống của vùng quê. Những câu văn miêu tả đậm chất thôn quê ấy chắc chắn sẽ khiến nhiều người ao ước được trở về quê sống giữa khung cảnh yên bình.

Tác giả Phạm Anh Xuân chia sẻ: “Tuổi thơ của tôi là bầu trời rộng lớn, là cây cỏ, sông nước, nơi tôi có thể thả sức tưởng tượng, nơi có những trò nghịch ngợm mà không phải đứa trẻ nào cũng có. Đó là ký ức sống động, mỗi khi nhớ về là cảm xúc lại dâng lên và tôi viết”.

Với cuốn sách này, tác giả muốn nhắn nhủ đến độc giả nhí dù ở thành thị hay nông thôn cũng phải rèn luyện kỹ năng, chăm chỉ học hành để làm chủ cuộc phiêu lưu của chính mình. Còn đối với người trưởng thành, cuốn sách sẽ như một tấm vé quay trở về tuổi thơ yên bình, bởi người lớn đã từng là trẻ con nhưng đôi khi lại quên đi ký ức ấy.

“Tôi hiểu được đôi khi không gian văn hóa làng quê hiện nay bị phá vỡ và đi theo hướng đô thị hóa, nhưng tôi mong với cuốn sách này, mỗi người sẽ cảm nhận được phút bình yên trong tâm hồn để tìm về tuổi thơ của mình”, tác giả Phạm Anh Xuân nói.

Tại buổi giao lưu, nhà văn – nhà thơ Bảo Ngọc chia sẻ điều quan trọng của người viết sách cho thiếu nhi là phải tạo ra được một thế giới mà ở đó, cả người lớn và trẻ con đều muốn hòa mình vào. 

Nhà báo Vũ Thu Hương (Báo Thiếu niên tiền phong và Nhi đồng) cho rằng đây là câu chuyện có nội dung lớn, mang nhiều thông điệp giáo dục ý nghĩa với thanh, thiếu nhi và cả người lớn; đồng thời thấm đẫm chất hương đồng cỏ nội của làng quê, được viết nên bằng những tư duy mới mẻ và khá hiện đại. 

">

Miền quê yên ả của những đứa trẻ mục đồng

友情链接