Trong khuôn khổ 5G Day, 50 gian hàng từ các doanh nghiệp công nghệ lớn trong nước và quốc tế sẽ trưng bày các giải pháp và sản phẩm công nghệ 5G, AI, Cloud, IoT mới nhất trên thị trường.
Tại sự kiện, Viettel Telecom và các đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội sẽ giới thiệu các giải pháp dịch vụ của mình thông qua 8 nhóm sản phẩm chính bao gồm: các giải pháp và hạ tầng 5G cho doanh nghiệp và xã hội (5G B2B, Cloud, mạng 5G SA/Network Slicing) và nhóm 5G cho cá nhân và hội gia đình (trí tuệ nhân tạo AI, thực tế ảo tăng cường, truyền hình tương tác, nhà thông minh, điện thoại thông minh…).
Ban tổ chức kỳ vọng 5G Day 2024 sẽ giúp khách mời có cái nhìn tổng quan về hệ sinh thái 5G và tìm kiếm cơ hội kinh doanh từ dịch vụ này sau khi 5G được chính thức thương mại hoá tại Việt Nam.
4 triệu khách hàng của Viettel đã sử dụng 5G
Ngày 15/10/2024, Viettel khai trương mạng 5G đầu tiên và lớn nhất Việt Nam với hơn 6.500 trạm phát sóng với vùng phủ ngoài trời trên 90% khu vực thủ phủ 63 tỉnh, thành phố, các khu công nghiệp, trường học, sân bay, cảng biển,…
Mạng 5G Viettel nhanh chóng đạt mốc 3 triệu người dùng chỉ 2 tuần sau khi khai trương và tính đến nay đã có 70% thuê bao trong vùng phủ 5G Viettel đã sử dụng 5G (tương đương 4 triệu khách hàng), lưu lượng internet trên 5G đã chiếm 30% ở khu vực triển khai, cho thấy sức hút và tiềm năng của 5G tại Việt Nam là rất lớn.
Tốc độ mạng 5G Viettel có thể đạt từ 700Mbps-1Gb, gấp 10 lần so với 4G và độ trễ thấp gần như bằng 0, được triển khai đồng thời trên cả 2 nền tảng kiến trúc 5G NSA (non stand alone) và 5G SA (stand alone). Việc Viettel chính thức cung cấp dịch vụ 5G được đánh giá là cú hích để các nhà mạng khác tham gia vào tiến trình thương mại hóa một cách mạnh mẽ hơn, thúc đẩy mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, cung cấp nền tảng cho các doanh nghiệp và tổ chức áp dụng công nghệ số; đồng thời giúp cải thiện chất lượng cuộc sống người dùng.
Ông Nguyễn Trọng Tính - Phó Tổng Giám đốc Viettel Telecom cho biết, nhà mạng này đang tiếp tục mở rộng vùng phủ sóng 5G để đáp ứng nhu cầu nâng cao trải nghiệm dịch vụ của khách hàng đến các trung tâm huyện trong năm 2025 và sự kiện 5G Day được xác định một trong những bước đi trong chiến lược phổ cập 5G của Viettel.
Đăng ký tham gia sự kiện 5G Day và tham khảo thông tin chi tiết tại địa chỉ viettel5Gday.com hoặc liên hệ tổng đài 198.
Phương Dung
" alt=""/>70% thuê bao Viettel trong vùng phủ đã sử dụng 5GỞ xã Dương Phúc (Thái Thụy), việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp tổ chức hội thu hút đông đảo phụ nữ. Bà Vũ Thị Liễu, Chủ tịch Hội LHPN xã chia sẻ: Trong các hoạt động thiện nguyện, khi chúng tôi chia sẻ những câu chuyện về hành trình đỡ đầu trẻ mồ côi, người có hoàn cảnh khó khăn trên Fanpage, Zalo, đã có nhiều nhà hảo tâm tìm đến để ủng hộ.
Ngoài ra, nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, chị em đã tạo các nhóm để chia sẻ tâm tư, tình cảm, kinh nghiệm phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, nuôi dạy con ngoan, học giỏi; xem các điệu nhảy dân vũ để tập luyện, góp phần thúc đẩy phong trào dân vũ thể thao phát triển.
HTX Nông trại hữu cơ Thái Bình, xã Minh Hòa (Hưng Hà) do bà Phạm Thị Hương làm Phó Giám đốc là một trong những mô hình kinh tế tập thể tiên phong ứng dụng công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Bà Hương cho biết: HTX quy hoạch 3 vùng: trồng nấm; nuôi gà thịt; làm nhà màng trồng các loại cây như cà chua bi, nho hạ đen, nho sữa, bông cải xanh, cải bó xôi, xà lách thủy tinh, dưa lưới...
Các loại cây này được trồng theo công nghệ cao, sử dụng hệ thống tưới nước tự động bằng kỹ thuật nhỏ giọt hoặc phun sương. Khi ứng dụng công nghệ cao, mỗi vùng sản xuất đều được giám sát theo nhật ký điện tử nên lượng dinh dưỡng được giám sát chặt chẽ, không hao phí và có tính bao quát cao mà lao động thủ công khó có thể làm được. Việc tiêu thụ sản phẩm cũng được giao dịch trên các trang thương mại điện tử nên giá trị sản phẩm cũng tăng cao hơn so với trước.
Bà Phạm Thị Kim Dung, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Thái Bình cho biết: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đặt ra yêu cầu đối với các cấp hội phụ nữ về việc cần đẩy nhanh tiến trình CĐS, ứng dụng công nghệ thông tin; kết hợp trực tiếp và trực tuyến không chỉ trong chỉ đạo, điều hành. Yêu cầu đó còn đến từ khâu tổ chức hoạt động và kết nối hội viên. Song, thách thức đối với các cấp hội đó là một bộ phận cán bộ, hội viên chưa bắt nhịp, chưa tham gia sử dụng các nền tảng số...
Chính vì vậy, các cấp hội chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ hội. Từ những kiến thức được tập huấn, cán bộ hội tuyên truyền và tận dụng chính Facebook, Zalo cá nhân của từng hội viên để lan tỏa các hoạt động hội. Các cấp hội đã đổi mới cách thức đăng tải tin, bài trên các fanpage, hội, nhóm của Hội với nội dung phong phú, đa dạng, tạo sự lan tỏa, thu hút đông cán bộ, hội viên; từng bước thực hiện “phòng họp không giấy”...
Cùng với đó, thực hiện đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”, các cấp hội tập trung hỗ trợ phụ nữ tiếp cận kinh tế số gắn với phát triển kinh tế hộ gia đình, bán hàng trên nền tảng công nghệ số, kết nối, xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm.
Theo bà Dung, để đáp ứng hơn nữa yêu cầu CĐS và hội nhập quốc tế hiện nay, thời gian tới, mỗi cán bộ, hội viên, phụ nữ sẽ nỗ lực hơn nữa trau dồi kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ số trong hoạt động chuyên môn, lao động, sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và vị thế của phụ nữ trong xã hội.
TheoXuân Phương (Báo Thái Bình)
" alt=""/>Phụ nữ Thái Bình chủ động chuyển đổi sốTheo Cục Quản lý An toàn giao thông đường bộ quốc gia Hoa Kỳ (NHTSA), sau khi lái xe chuyển sang số lùi, màn hình camera lùi trên các xe Cybertruck có thể mất đến 6-8 giây mới hiển thị, trong khi quy định chỉ là không quá 2 giây. Như vậy, thời gian hiển thị camera lùi bị quá 4-6 giây so với quy định của liên bang.
Trong khoảng thời gian này, người điều khiển phương tiện không nhận được sự hỗ trợ góc quan sát cần thiết từ camera lùi, dẫn đến nguy hiểm trên đường. Vấn đề này đã được Tesla khắc phục tương đối đơn giản bằng cách cập nhật qua mạng hệ thống điều khiển màn hình hiển thị.
Cũng theo thông báo của NHTSA, những chiếc Cybertruck sản xuất sau ngày 18/9/2024, hoặc đã có bản phát hành phần mềm mới không nằm trong đợt triệu hồi này.
Sau chưa đầy một năm được phân phối đến tay khách hàng, mẫu xe bán tải thuần điện Tesla Cybertruck đang khiến không ít người dùng hoang mang, lo lắng khi đây đã là lần triệu hồi thứ 5 của mẫu xe này, với các lỗi khác nhau.
Đợt triệu hồi đầu tiên vào tháng 1/2024, ngay sau khi mẫu xe này được ra mắt liên quan đến phông chữ trên đèn cảnh báo bảng điều khiển không tuân thủ quy định liên bang.
Vào tháng 4/2024, đợt triệu hồi thứ 2 được ban hành để khắc phục một lỗi nguy hiểm khi bàn đạp ga có thể bị kẹt xuống sàn, gây ra nguy cơ tăng tốc ngoài ý muốn.
Tháng 6/2024, lần triệu hồi thứ 3 liên quan đến sự cố cần gạt nước lớn duy nhất trên kính chắn gió của xe gặp trục trặc và mảnh nhựa trang trí dọc theo mép thùng xe có thể bị lỏng và rời ra khỏi xe khi đang di chuyển.
Và gần đây nhất, vào tháng 8/2024, đợt triệu hồi thứ 4 khắc phục sự cố với mảnh trang trí gương xe có thể bị bung ra khi xe đang di chuyển, gây nguy hiểm cho những phương tiện xung quanh.
Mặc dù liên tục gặp sự cố buộc phải triệu hồi xe, Tesla vẫn báo cáo doanh số tăng khá trong quý III vừa qua. Cụ thể, hãng sản xuất xe điện hàng đầu thế giới đã giao gần 463.000 xe trên toàn cầu trong quý III, tăng 4% so với tổng số xe đã giao trong quý II và tăng 6% so với doanh số cùng kỳ năm ngoái.
Theo Carscoops