Google: SEO tốt chưa chắc giúp website hiển thị ở trang nhất tìm kiếm
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-22 16:54:18 评论数:
Ngày 8/9,ốtchưachắcgiúpwebsitehiểnthịởtrangnhấttìmkiếbóng đá giao hữu Google đã có buổi chia sẻ với phóng viên khu vực châu Á Thái Bình Dương về cách thức hoạt động của bộ máy tìm kiếm của hãng.
PV ICTnewsnêu vấn đề: Hiện nay có rất nhiều công ty thuê đội ngũ nhân viên làm SEO (tối ưu hoá bộ máy tìm kiếm) để trang web của họ xuất hiện ngay trang đầu tìm kiếm Google, qua đó đạt được lượt xem rất lớn từ người dùng. Việc này có tạo bất công đối với các trang web mới và ít chi phí làm SEO hay không?
Trả lời ICTnews, ông Danny Sullivan, làm việc ở bộ phận tìm kiếm của Google, giải thích rằng, việc tối ưu nội dung cho bộ máy tìm kiếm chỉ đơn giản nhằm giúp Google hiểu hơn về một website. Việc làm SEO tốt chưa thể bảo đảm một website có thể xuất hiện ở trang tìm kiếm đầu tiên của Google.
“Thuê một đội SEO cũng giống như bạn thuê một công ty truyền thông giỏi vậy. Công ty sẽ giải thích cho bạn cách vận hành của bộ máy, tư vấn cách xây dựng nội dung để có thể xuất hiện ở trang tìm kiếm đầu tiên. Về mặt nào đó, việc này có ích. Nhưng nó không bảo đảm website sẽ có mặt ở trang 1 khi người dùng tìm kiếm”, ông Danny ví dụ.
Thứ quan trọng nhất giúp bài viết của một trang web xuất hiện trên trang tìm kiếm của Google vẫn là nội dung câu chuyện, phía Google giải thích. Cần có nội dung hay, có liên quan đến vấn đề người dùng đang tìm, để được xuất hiện ở vị trí tốt trên trang tìm kiếm.
Ngoài ra, ông Danny đề xuất những trang web nhỏ, ít ngân sách có thể dùng những công cụ miễn phí, các bài hướng dẫn của Google để giúp bộ máy tìm kiếm nhận dạng nội dung website tốt hơn. Đồng thời, các nhà sản xuất nội dung nên tìm kiếm các thông tin hữu ích cung cấp cho người dùng Internet, khi đó thông tin sẽ dễ cạnh tranh hơn.
Trong buổi chia sẻ này, ông Danny cũng thông tin một số cách thức mà Google hoạt động. Chẳng hạn, cứ 15% các tìm kiếm mỗi ngày trên Google đều là các tìm kiếm mới.
Để đưa ra các kết quả có ích cho người dùng, ngoài việc dựa trên từ khoá, bộ máy này còn truy xuất các thông tin liên quan hữu ích trên một website để đánh giá, sau đó mới hiển thị trên Google.
Hãng công nghệ Mỹ cũng dùng BERT (Bidirectional Encoder Representations from Transformers), một kỹ thuật học máy để xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Theo đó, với công cụ này, người dùng khi gõ vào khung tìm kiếm dù không đúng chính tả hay câu văn hoàn chỉnh, máy vẫn hiểu được và đưa ra kết quả mà nó cho là đúng nhất.
Bên cạnh đó, công ty cũng có đội ngũ hơn 40 ngàn người đánh giá (rater) trên toàn cầu, làm nhiệm vụ đánh giá chất lượng các kết quả tìm kiếm. Những người này sẽ thực hiện tất cả các thể loại tìm kiếm khác nhau trên Google, sau đó chấm điểm các kết quả này có hữu ích hay không. Sau đó, bộ máy tự động sẽ dựa trên các phản hồi này để làm cho kết quả tìm kiếm có giá trị hơn.
Hải Đăng
Đức có thể khiến Apple và Google thay đổi cách bán điện thoại
Apple và Google có thể gặp khó nếu đề xuất nâng thời gian cung cấp bản vá bảo mật thiết bị lên 7 năm của Chính phủ Đức được thông qua.