 bắt đầu từ đó. NCS là trường chuyên đào tạo nhân sự cho Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ và cộng đồng tình báo.</p><table width=)

Một dụng cụ trông giống chiếc thước kẻ thường được sinh viên Trường Mật mã quốc gia sử dụng để vẽ sơ đồ mạng lưới thông tin. Ảnh: Washington Post
Reinsfelder – lúc đó là một giáo viên trung học dạy tiếng Tây Ban Nha – đã đồng ý nhận việc trong khi không hề biết gì về nó. Họ không thể hé lộ bất cứ thông tin gì cho tới khi anh đã là người của họ.
Trường Mật mã quốc gia là một ngôi trường không giống các ngôi trường khác. Nó được bảo vệ cực kỳ nghiêm ngặt. Các tân sinh viên phải đi qua hàng loạt trạm kiểm soát mới có thể đến được lớp học.
Danh tính của các sinh viên đôi khi được giữ kín.
Không có bài tập về nhà.
Điện thoại di động, máy tính xách tay không được phép mang vào trong. Có điện thoại cố định, một số an toàn, dùng cho công việc. Một số không an toàn, chỉ để liên lạc với gia đình.
NCS có một sứ mệnh không bình thường: dạy cho học viên cách bảo vệ quốc gia bằng cách yêu cầu họ đi đầu trong việc phát hiện ra những mối đe dọa và đi đầu về công nghệ.
Cơ quan Tình báo quốc gia (NSA) từng bị chỉ trích mạnh mẽ trong những năm gần đây về nỗ lực thu thập tất cả các loại dữ liệu. Một số cơ quan tỏ ra e ngại NSA – trung tâm của cuộc tranh luận về quyền riêng tư và an ninh quốc gia.
NSA cũng là một trong những nhà tuyển dụng lớn nhất khu vực Washington. Và tất cả nhân sự của cơ quan này luôn phải học tập không ngừng.
Reinsfelder – hiện đang là sĩ quan chỉ huy ở Trường Mật mã quốc gia – là người chỉ đạo lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường vào tuần này.
Trường Mật mã đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn cho nước Mỹ – ông Frank Cilluffo, phó chủ tịch kiêm giám đốc Trung tâm An ninh mạng và An ninh nội địa, ĐH George Washington cho hay. Trong một bài phát biểu tại lễ kỷ niệm, ông có đề cập tới việc các thông tin tình báo có tác động lớn như thế nào trong việc đưa ra các quyết sách cấp cao.
“Các bạn là những chiến binh thầm lặng. Có những lúc các bạn mặc đồng phục nhưng cũng có những lúc các bạn như thường dân” – ông nói. “Các bạn cứu mạng nhiều người”.

|
Ông Frank Rowlett – chỉ huy trưởng đầu tiên của Trường Mật mã quốc gia. Ảnh: Cơ quan An ninh quốc gia
|
Nguồn gốc thành lập NCS bắt đầu từ trước những năm 1965. “George Washington là điệp viên chỉ huy đầu tiên của nước Mỹ” – ông nói. Lúc đó, các gián điệp của Washington học cách đánh chặn các tin nhắn từ binh sĩ Anh và đánh lừa họ.
Sau chiến tranh. Washington tuyên bố tình báo là yếu tố quan trọng nhất giúp làm nên chiến thắng. Điều này cũng hoàn toàn đúng với cả hai cuộc chiến tranh thế giới.
Sau Thế chiến thứ 2, một số người nhận ra rằng họ đang làm một công việc đòi hỏi những kỹ năng mà không ai có – David Hatch, nhà sử học vể NSA, hiện đang là nhà phân tích của cơ quan này cho hay. Khi NSA lớn mạnh, giám đốc cơ quan này nhận ra nhân viên của ông cần phải được đào tạo bài bản hơn và họ cần có một chương trình đào tạo khác với cách đào tạo các binh sĩ.
Họ cũng cần những lớp học dành cho những người sẽ đầu quân vào cơ quan tối mật này: NSA 101.
Trong những ngày đầu tiên, chỉ có 8 môn học. Các phân tích viên sử dụng bút chì, một tờ giấy và một dụng cụ giống chiếc thước kẻ có 3 lỗ - một vòng tròn lớn, một vòng tròn nhỏ hơn và một hình chữ nhật – để vẽ sơ đồ mạng lưới thông tin liên lạc.
“Sách giáo khoa” là những cuốn sách in hoặc viết tay nặng trịch về truyền sóng radio, phân tích tín hiệu hoặc ngôn ngữ.
Trường Mật mã là người đi đầu về công nghệ máy tính – Hatch nói, tuy nhiên hầu hết đều đã lỗi thời ở thời điểm hiện tại.
Các chuyên gia mật mã huyền thoại là người dạy các lớp học này. Trước khi trở thành nhà mật mã học, Lambros Callimahos là một nghệ sĩ chơi sáo nổi tiếng thế giới. Ông là một chuyên gia mật mã lập dị. Ông đội một chiếc mũ nồi, mặc chiếc áo choàng của cảnh sát Paris, dùng trà đúng kiểu Anh và khuyến khích sinh viên dùng thuốc lá hít. Ông dựng lên một xứ sở huyền bí, với lịch sử riêng, nền chính trị riêng, ngôn ngữ riêng và hàng tá hệ thống mật mã mà các sinh viên của ông phải khám phá ra. Ông thường hỏi những câu đại loại như: “Ý nghĩa mật mã của ngày 16/12 là gì?”
Các lớp học thì rất khó nhằn. Một người bạn của ông Hatch từng kể rằng nếu như cậu ta lỡ làm rơi chiếc bút chì thì cũng không dám cúi xuống nhặt vì sẽ bỏ lỡ mất 3 hệ thống mã hóa.
Các cựu sinh viên nói rằng những lớp học này không chỉ dạy cho họ những kỹ năng mới, mà còn dạy những cách tư duy hoàn toàn mới. Thậm chí, một người còn tả đầu anh ta thường nhói lên vào cuối ngày.

|
Lớp học dành cho nhân viên của Cơ quan An ninh quốc gia vào những năm 1950 trước khi Trường Mật mã quốc gia thành lập vào năm 1965. Ảnh: Cơ quan An ninh quốc gia
|
Trường Mật mã quốc gia luôn luôn phải thay đổi, thích nghi với yêu cầu của những nhiệm vụ mới, từ Chiến tranh lạnh tới chiến tranh Việt Nam, từ căng thẳng ở Trung Mỹ đầu những năm 80 – thời điểm mà Reinsfelder được đưa vào để khởi động chương trình tiếng Tây Ban Nha của trường – cho tới sự sụp đổ của bức tường Berlin, từ sự kiện 11/9 cho tới ISIS. Bây giờ, những thay đổi thậm chí còn diễn ra nhanh hơn nhiều.
Năm 2006, trường có các lớp học về công nghệ thông tin, nhưng chẳng có thứ gì gọi là “mạng”. Bây giờ thì nó đã có riêng một trường thành viên chuyên về các hoạt động mạng và an ninh mạng.
Lãnh đạo nhà trường luôn phải đảm bảo rằng gần 1.300 khóa học của họ không chỉ được dạy trực tiếp tại các cơ sở thông qua vệ tinh mà còn có thể dạy trực tuyến qua các kết nối an toàn.
Họ bắt đầu có những cuộc họp thường xuyên với những nhân viên nhỏ tuổi nhất – James Aldrich, phó chỉ huy trưởng của trường cho biết, bởi vì họ nhận ra rằng sinh viên đang học theo những cách không ngừng phát triển. Đôi khi họ học tập qua các ứng dụng mà cách đó một tuần chưa hề tồn tại.
Và NCS phải tiếp tục thay đổi và thích nghi như thế trong tương lai. NCS cũng gây dựng mối quan hệ hợp tác với ĐH Bang Dakota để các nhân sự của NSA – những người vào quân đội ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông – có thể học thêm và nhận bằng chính quy về hoạt động mạng.
Trường cũng làm việc với các trường đại học, cao đẳng, trung học trên cả nước để khuyến khích đưa vào các chương trình ngôn ngữ cần thiết như tiếng Ả Rập, tiếng Trung, Dari, Hindi, tiếng Farsi, Bồ Đào Nha, Nga… Đó cũng là lý do tại sau Reinsfelder có mặt trong một phòng học lớp 1 ở Delaware, nghe bọn trẻ nói tiếng Hoa.
NSA muốn chắc chắn rằng bọn trẻ đang được học khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Tại một trại hè ở California – một trong hàng chục trại hè khắp nước Mỹ - các bé gái tới từ cộng đồng thu nhập thấp “trở về nhà với một chiếc Raspberry Pis giá 65 đô la đang thực sự hoạt động” – Reinsfelder nói. Chúng cũng được học cách đột nhập những chiếc máy bay không người lái.
Bài viết của tác giả Susan Svrluga – phóng viên chuyên trách mảng giáo dục đại học của tờ Washington Post.
- Nguyễn Thảo(Theo Washington Post)
" alt="Bí mật bên trong trường đào tạo điệp viên Mỹ"/>
Bí mật bên trong trường đào tạo điệp viên Mỹ

Hậu quả của việc không sản xuất đủ lithium có thể sẽ rất nặng nề. Đầu tư toàn cầu vào xe điện đã tăng nhanh hơn bất kỳ lĩnh vực năng lượng mới nào trong vài năm qua, vượt xa cả năng lượng gió và mặt trời.
Benchmark Mineral Intelligence cho biết giá lithium giao ngay hiện có thể khiến chi phí một chiếc xe điện tăng thêm 1.000 USD. Cùng với việc giá các loại nhiên liệu thô khác tăng cao, các nỗ lực giảm giá xe điện để cạnh tranh với xe xăng đang trở thành công cốc. Nếu các nhà sản xuất pin không có đủ lithium, việc mở rộng sử dụng phương tiện năng lượng sạch sẽ vô cùng khó khăn, đồng nghĩa các mục tiêu cắt giảm phát thải toàn cầu sẽ "phá sản".
"Có vẻ như quá trình mở rộng sản xuất không đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu", Cameron Perks, nhà phân tích tại Benchmark cho biết.
Cuộc khủng hoảng này nghiêm trọng đến mức Elon Musk phải đăng tweet hồi tháng 4 với nội dung: "Giá lithium đã tăng đến mức điên rồ. Tesla có thể phải tham gia trực tiếp vào khai thác và tinh chế trên quy mô lớn, trừ khi chi phí được cải thiện".
Tesla của Elon Musk, các nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc như BYD, Xpeng hay Li Auto đều đã tăng giá xe. Chủ tịch của Xpeng Brian Gu nói với Bloomberg TV hồi cuối tháng 3 rằng "ngành công nghiệp đang đối mặt với những sóng gió rất lớn khi chi phí leo thang".
Loại kim loại màu trắng bạc, nguyên tố nhẹ thứ 3 sau hydro và heli từng có giai đoạn 2018-2020 gặp khủng hoảng khiến giá bán giảm một nửa. Điều này gây ra tình trạng thiếu đầu tư vào các nguồn cung cấp mới ngay cả khi nhu cầu xe điện tăng cao. Đối với các nhà sản xuất pin, "tai ương" còn tăng thêm do đại dịch và xung đột Nga – Ukraine, khiến cho nguồn cung các thành phần khác gồm nickel, than chì và coban đều gặp khó khăn.
Nguồn cung thắt chặt, giá tăng cao đã thúc đẩy hàng loạt các vụ liên doanh giữa nhà sản xuất pin và nhà sản xuất ô tô, đồng thời mở ra làn sóng chủ nghĩa "dân tộc tài nguyên". Đầu tháng 6, Fitch Solutions cho biết lithium đã trở thành "khoáng sản chiến lược" và cảnh báo về "sự can thiệp ngày càng tăng của các chính phủ".
Theo ông Kwaisi Ampofo – người đứng đầu bộ phận kim loại và khai thác tại VloombergNEF, ngành công nghiệp xe điện và sản xuất pin đã thu hút lần lượt 271 và 7,9 tỷ USD trong năm 2021. Trong khi đó, "phần thượng nguồn của chuỗi giá trị (phần khai thác – tinh chế) thu hút rất ít vốn đầu tư trong vòng 5 năm qua".
Một nửa nguồn tài nguyên lithium toàn cầu hiện nằm trong cái gọi là "tam giác lithium" giữa Argentina, Bolivia và Chile – nơi các nhà sản xuất bơm nước muối giàu lithium từ các hồ dưới lòng đất và cho phép chất lỏng bay hơi trong 12-29 tháng để tạo ra một loại bùn có thể xử lý được. Công nghệ hiện tại chỉ có thể thu hồi được khoảng 50% lượng lithium trong nước muối.
Phần lớn nguồn cung còn lại đến từ trầm tích của một loại đá lửa được gọi là spodumene, trong đó Australia là nhà khai thác lớn nhất. Quặng được làm khô và lọc với axit sulfuric và cặn màu xám bạc được vận chuyển đến Trung Quốc để sản xuất thành lithium hydroxit và lithium carbonate – những hợp chất có thể kết hợp với nickel hoặc coban để tạo điện cực pin hoặc với dung môi để tạo chất điện phân.
Cách nhanh nhất để tăng nguồn cung là tăng cường sản lượng từ các nguồn hiện có này. Ganfeng Lithium, một trong những nhà sản xuất lớn nhất thế giới, cho biết sẽ sử dụng lợi nhuận kỷ lục để tăng sản lượng. Pilbara Minerals của Úc đặt mục tiêu nâng công suất sản xuất thêm 50% vào quý kết thúc vào tháng 9 bằng cách mở rộng mỏ Pilgangoora ở Tây Úc. Đây là dự án có sự tham gia của các đối tác Trung Quốc gồm Great Wall Motor và CATL.
Đối với các nhà sản xuất nước muối-lithium, việc tăng sản lượng gặp hạn chế bởi giấy phép và thời gian để chất lỏng bay hơi.
Các siêu cường khai thác mỏ như Australia và Canada đều hứa hẹn sẽ giúp phát triển các nguồn tài nguyên khoáng sản, bao gồm lithium. Trung Quốc gân đây thông báo các nhà địa chất của họ đã phát hiện ra một mỏ spodumene trên cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng ở khu vực đỉnh Everest có thể chứa hơn 1 triệu tấn oxit lithium. Tuy nhiên, sẽ phải mất nhiều năm để phát triển một mỏ mới và ở một số quốc gia, quá trình này còn gặp sự phản kháng của cộng đồng địa phương.
"Có rất nhiều lithium trong lòng đất nhưng đầu tư kịp thời mới là vấn đề", Joe Lowry – người sáng lập công ty tư vấn Global Lithium cho biết. "Tesla có thể xây dựng một nhà máy gigafactory trong khoảng 2 năm. Các nhà máy cathode có thể xây trong khoảng thời gian ngắn hơn nhưng có thể mất tới 10 năm để xây dựng một dự án nước muối lithium".
Đề xuất khai thác mỏ Jadar trị giá 2,4 tỷ USD của Tập đoàn Rio Tinto trên vùng đất nông nghiệp ở phía tay Serbia, nơi có thể trở thành mỏ lớn nhất châu Âu, bị đình trệ khi hàng nghìn người biểu tình tuần hành trên phố.
Rio cho biết mỏ này ban đầu dự kiến mở cửa vào năm 2026, tạo ra hơn 2.000 việc làm, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường cao nhất – bao gồm cả việc sử dụng nước tái chế và xe tải điện. Dự án Barroso của Savannah Resources ở Bồ Đào Nha và dự án ở Nevada của Americas Corp ở Mỹ và một số dự án khác đều đang gặp rắc rối với cộng đồng địa phương.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất lithium còn phải đối mặt với một vấn đề lớn hơn. Một phần lý do khiến người tiêu dùng sẵn sàng trả tiền cho một chiếc xe điện là vì nó tốt hơn cho môi trường. Nhưng chuỗi cung ứng lithium còn lâu mới đạt được mức độ thân thiện với môi trường như vậy.
"Các nhà sản xuất khoáng sản lithium là một trong những đơn vị đầu tiên cần giảm phát thải", Dominic Wells – nhà phân tích chi phí phát triển bền vững tại Wood Mackenzie cho biết.
Sa mạc Atacama ở phía bắc Chile là một trong những nơi khô hạn nhất trên Trái Đất nhưng việc khai thác khoáng chất từ những bãi muối khổng lồ ở đây cần rất nhiều nước. Theo BloombergNEF, có thể mất khoảng 70.000 lít nước để tạo ra một tấn lithium.
Theo Wood Mackenzie, việc khai thác spodumene tiêu tốn nhiều năng lượng. Việc vận chuyển chất cô đặc đến Trung Quốc để tinh chế có thể thải ra lượng carbon dioxide cao gấp 3,5 lần so với lithium chiết xuất từ nước muối.
Các nhà sản xuất ô tô đang nỗ lực bảo vệ hình ảnh "xanh" cho các mẫu xe điện của họ. Họ theo đuổi các công nghệ mới để cắt giảm chi phí, cắt giảm việc sử dụng nước và xanh hoá các hoạt động khai thác. Ken Hoffman, chuyên gia cao cấp của McKinsey &Co cho biết: "tiết kiệm điện và nước trong sản xuất lithium là một mục tiêu quan trọng. Bất kỳ ai có thể cung cấp công nghệ để làm việc này, họ sẽ tạo ra lợi nhuận cao".
Công việc "khó" này đang thu hút các công ty khởi nghiệp (startup). Họ theo đuổi việc chiết xuất lithium trực tiếp để tăng tốc độ sản xuất. Hoffman của McKinsey ước tính công nghệ này có thể được đưa vào vận hành vào cuối năm sau. "Bạn không cần 2 năm phơi khô để tách lithium khỏi nước muối và thay vì chỉ nhận được khoảng 40% lượng lithium, bạn có thể nhận về gấp đôi số đó".
Ngay cả khi công nghệ này thành công, chuỗi cung ứng vẫn cần thời gian để đáp ứng kịp nhu cầu thị trường. "Ngay cả khi công nghệ này hoạt động, chúng ta vẫn còn kém xa so với kế hoạch phát triển EV của các công ty xe hơi trong ít nhất một thập kỷ", Lowry nói.
Thực ra là có. Thế giới đã và đang tìm kiếm các giải pháp thay thế cho pin lithium-ion nhưng chưa có hãng nào tiến gần đến việc thay thế lithium trên thị trường ô tô và quan trọng nhất, hầu hết các công nghệ thay thế đó cần nhiều năm nữa mới có thể thương mại hoá.
"Lithium-ion vẫn sẽ là công nghệ pin thống trị, ít nhất là đến năm 2035", Ampofo của BloombergNEF cho biết. "Các nhà sản xuất ô tô nhiều khả năng phải trở thành nhà khai thác để giúp phát triển và mở rộng quy mô khai thác lithium".
Pin lithium-ion đạt độ cân bằng hoàn hảo giữa mật độ năng lượng cao và độ an toàn. Ulderico Ulissi, trưởng nhóm nghiên cứu pin tại Rho Motion dự đoán pin natri-ion thể rắn có thể sẽ thách thức pin lithium-ion trong một số ứng dụng vào nửa sau của thập kỷ này.
Một nguồn lithium tiềm năng khác là từ việc tái chế pin cũ – một hoạt động có thể đáp ứng 16% nhu cầu hàng năm vào năm 2035. Tuy nhiên, số lượng pin cần tái chế sẽ chỉ tăng lên sau năm 2030. "Về cơ bản, không có nhiều pin để tái chế thời điểm hiện tại", Hoffman của McKinsey cho biết, nói thêm rằng việc tái chế cũng gây ra các vấn đề nhất định về môi trường.
Trong khi đó, rào cản với vấn đề tăng sản lượng nằm ở chỗ không phải ai cũng tin rằng thị trường vẫn sẽ "khát" lithium trong thời gian dài. Các nhà khai thác không muốn chịu cảnh dư thừa nguồn cung khiến giá lao dốc một lần nữa giống năm 2018.
Kết quả là cuộc khủng hoảng lithium được dự báo sẽ không sớm biến mất – để lại một ngành công nghiệp ô tô như đang ngồi trên đống lửa.
(Theo Trí Thức Trẻ)

Hiện thực tàn khốc trong ngành xe điện: Hiếm có công ty nào thực sự sản xuất được xe, có doanh nghiệp vốn cạn là phải dừng hoạt động
Các nhà đầu tư vào lĩnh vực xe điện đang phải đối mặt với một hiện thực tàn khốc.
" alt="Khủng hoảng lithium – cơn ác mộng đe doạ thổi bay giấc mơ nghìn tỷ USD của ngành xe điện toàn cầu"/>
Khủng hoảng lithium – cơn ác mộng đe doạ thổi bay giấc mơ nghìn tỷ USD của ngành xe điện toàn cầu