Vào năm 2020, khi toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, thể thao trên toàn cầu bị gián đoạn vì đại dịch Covid-19, Messi đã quyên góp 1 triệu Euro cho bệnh viện thành phố Barcelona, Tây Ban Nha. Khoản tiền này đã đảm bảo đầy đủ vật tư y tế cho người dân địa phương.
Không chỉ đóng góp về mặt tài chính, Messi còn rất tích cực xuất hiện trong các chiến dịch tuyên truyền nâng cao ý thức chống dịch.
Kêu gọi đóng góp 30 triệu Euro cho chuyên khoa của bệnh viện Sant Joan de Deu
Đối tượng chính trong các chiến dịch từ thiện của Messi là trẻ em, bởi anh muốn mọi đứa trẻ được lớn lên tốt hơn, không phải trải qua những khó khăn như anh lúc nhỏ.
Hồi năm 2018, khi bệnh viện Sant Joan de Deu (SJD) muốn mở một chuyên khoa điều trị ung thư cho trẻ em, ngôi sao đang khoác áo PSG đã đứng ra kêu gọi tài trợ.
Với tầm ảnh hưởng của mình, Messi đã mau chóng kêu gọi được 27 triệu Euro. Ngôi sao người Argentina sau đó đóng góp thêm 3 triệu Euro để hoàn tất chiến dịch tài trợ.
"Tôi hi vọng mọi trẻ em sẽ tiếp tục kiên cường chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác. Tôi rất tự hào khi có thể góp sức cùng các em", Messi nói trong lễ khánh thành chuyên khoa của bệnh viện SJD.
Quyên góp 650.000 Euro để tân trang bệnh viện ở quê nhà
Vào năm 2013, Lionel Messi gửi 650.000 Euro để tân trang lại bệnh viện thị trấn Rosario, nơi anh được sinh ra. Tới năm 2020, khi biết bệnh viện này không có đủ thiết bị để điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 nặng, Messi đã chuyển tới 50 chiếc máy thở.
Chi trả viện phí cho một cậu bé 12 tuổi
Năm 2012, Messi được kể về một cậu bé 12 tuổi tên Waleed Kashash mắc căn bệnh giống mình khi còn nhỏ và cũng có ước mơ trở thành cầu thủ. Tiền đạo người Argentina đã đề nghị được tài trợ toàn bộ các hóa đơn y tế cho tới khi cậu bé đủ 18 tuổi.
Không những vậy, Messi còn gửi cho gia đình của Kashash bức ảnh cầm trên tay chiếc áo in hình cậu bé, kèm theo đó là những lời động viên chân thành.
Gặp gỡ một cổ động viên nhí người Afghanistan
Năm 2016, hình ảnh cậu bé Murtaza Ahmadi mặc chiếc áo có tên Messi làm bằng túi ni lông đã được chia sẻ khắp các mạng xã hội. Khi biết được thông tin này, Messi đã gửi cho cậu bé một chiếc áo thi đấu có chữ ký của mình.
Câu chuyện chưa dừng lại tại đây, khi Barcelona có chuyến du đấu tại Qatar, câu lạc bộ này đã giúp cho cậu bé người Afghanistan gặp trực tiếp thần tượng của mình. Ahmadi khi ấy đã được chính Messi bế trên tay trong đường hầm.
Không nhận quà cưới
Vào năm 2017, Messi tổ chức đám cưới cùng người bạn gái lâu năm Antonella tại quê nhà Rosaria. Trong ngày trọng đại của cuộc đời, anh đã đề nghị khách mời không mua quà cưới, mà dùng số tiền này để đóng góp cho quỹ từ thiện chuyên hỗ trợ về sức khỏe, giáo dục và thể thao cho trẻ em nghèo.
Việt Dũng
Thời gian trôi rất vội, nhưng dường như ký ức năm nào vẫn mãi nguyên vẹn. (Ảnh minh họa: L.T)
Thế nên, khi nghe được câu chuyện 22 năm ra trường, gặp lại vẫn bịn rịn như chính ngày xưa cũ. Anh kể, ngày đi học có thể không tránh khỏi những bồng bột ngây dại của tuổi trẻ, nhưng khi đã trưởng thành, ai cũng đều trân quý ký ức khó lòng phai mờ.
Thanh xuân vốn dĩ như một cơn mưa rào, ồ ạt, chóng vánh nhưng ai cũng muốn đắm chìm thật lâu trong cơn mưa ấy. Trong ký ức của anh thì lớp A2 THPT Nguyễn Trãi năm đó mãi mãi là miền nhớ đẹp nhất của cuộc đời.
Giờ đây, những người trẻ năm xưa đều đã trở thành những ông bố bà mẹ, đều đã được công nhận với danh xưng “người lớn”. Gặp lại nhau, bất chợt dòng kỷ niệm sống dậy, sừng sững như chưa bao giờ nhạt phai trong tâm trí họ.
Mỗi người đều mải miết ôm giữ lấy kỷ niệm đẹp như sương mai ấy, vì sợ rằng chỉ cần buông một chút thôi ngăn kéo quá khứ sẽ đóng lại, tình cảm cũng cần sự bồi đắp mới có được sự tròn đầy viên mãn. Kể cả trong tình yêu hay tình bạn đều như thế.
Những hình ảnh thời khắc ngày gặp lại với họ mà nói sẽ là những dấu ấn đẹp đẽ, long lanh nhất trong quãng đời mai sau. Người ta thường bảo, ngày cấp 2 ngây thơ, đơn thuần xem tình bạn là niềm vui hạnh phúc lớn lao nhất.
Và ở mỗi giai đoạn cuộc đời người ta có những nỗi sợ khác nhau. Ngày đi học, sợ kiểm tra, sợ những kỳ thi căng thẳng, những phương trình toán học khó nhằn và những bài văn viết mãi không hồi kết…
Đến khi trưởng thành, người ta bước ra khỏi những nỗi ám ảnh ấy, bước vào đoạn đường với muôn vàn lo lắng còn kinh khủng gấp vạn lần.
![]() |
Những cô cậu học trò năm xưa quay trở về, cùng ôn lại kỷ niệm cũ. (Ảnh: L.T) |
Hóa ra trưởng thành là khi quay đầu nhìn lại chúng ta phát hiện ra rằng dù bản thân mình có khát khao trở lại như ngày xưa thì cũng chẳng thể có quyền năng ấy, ngoài việc chấp nhận.
Quãng đời học sinh trôi qua như một cái chớp mắt, ngày xưa vốn nghĩ rằng kỳ thi tốt nghiệp còn ở xa lắm, thời gian dài đằng đẵng. Ấy vậy mà, ra trường, những người bên cạnh cũng đường ai nấy bước, đến lúc gặp lại thì đã hơn 20 năm cuộc đời.
Những bài học mà cuộc đời dạy, chẳng hề dịu dàng giống như ngày còn ngồi trong lớp học, bởi vốn dĩ mọi thứ vần vũ và tàn khốc. Lời hứa họp lớp năm ấy tựa như một cái hẹn để những đứa trẻ ngày xưa quay trở về, tựa vai cạnh bên, kể nhau nghe những câu chuyện bàng bạc.
Có người thành công, làm ông nọ bà kia, người kinh doanh tận trời Âu, nhưng cũng có người long đong, lận đận mãi đến tận bây giờ.
Dù thời gian có trôi đi, vạn vật có đổi dời thì những ký ức đẹp đẽ năm xưa thì vẫn còn mãi vẹn nguyên. Dẫu biết rằng con đường chúng ta không tránh khỏi những khúc quanh co, nhưng điều đáng trân quý thì mãi sáng tươi như giấc mơ thuở thiếu thời.
Mấy ngày ngắn ngủi tách khỏi công việc để ở bên nhau, chỉ mong an yên trên mỗi bước đi…
Trong tuần qua, một người đàn ông sống ở thành phố Philadelphia (Mỹ) đã leo lên một tòa nhà chung cư bị cháy để giải cứu người mẹ của mình. Hành động của anh được các tờ tin tức tại Mỹ ví như Người Nhện.
" alt=""/>Viết cho ngày họp lớp: Ai cũng từng có một thanh xuân đẹp như thếBố sau đó xin lỗi, yêu thương mẹ nhiều hơn. Nhưng mẹ không thể tha thứ cho bố. Mẹ trừng phạt bố bằng cách ngủ riêng, không đoái hoài, trò chuyện với bố. Bố muốn ly hôn, nhưng mẹ tìm mọi cách không để tòa không xử được. Mẹ nói, mẹ phải làm vậy để trừng phạt bố.
Khi nhà có khách, trong đám cưới anh em tôi, hay tiếp xúc với thông gia, mẹ đóng kịch vui vẻ, hạnh phúc, quan tâm bố. Mẹ đóng đạt đến mức, ngay cả dâu rể cũng không biết được nội tình bên trong như thế nào.
Bố tôi tiếp tục ngoại tình. Từ lén lút, bố ngoại tình công khai, rồi đưa người tình về nhà. Mâu thuẫn của bố mẹ cứ âm ỉ. Mấy anh em tôi khuyên bố mẹ nên giải thoát cho nhau, để cả hai được sống theo ý mình. Nhưng cả bố và mẹ đều không ai muốn điều đó xảy ra.
Ba anh em tôi đã họp bàn, làm mọi cách để kết nối bố mẹ, nhưng không ăn thua. Tôi tâm sự chuyện gia đình mình để mong mọi người cho lời khuyên và tìm được cách giải tỏa căng thẳng cho bố mẹ. Tôi xin cảm ơn.
Mẹ sinh ra đã bị tật một chân. 30 tuổi, mẹ sinh tôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi chỉ nghe mẹ nói, bố tôi là người đàn ông trí thức.
" alt=""/>Hơn 10 năm mẹ tôi chấp nhận nhìn bố ngoại tình