"Hàng xóm nhà tôi nhập viện một tuần mới được ra viện, mất thêm một tuần hồi phục, một người khác biến chứng viêm phổi", bà kể và nói thêm các trường hợp này giúp bà hiểu hơn về bệnh, tăng mức độ phòng bệnh.
Lo lắng quá mức nên bà Hạnh thường xuyên yêu cầu các thành viên gia đình tổng vệ sinh, dọn dẹp, bất cứ dụng cụ chứa nước nào không có nắp đều bị loại bỏ. Để yên tâm hơn, bà lên lịch, sắp xếp cả gia đình đi tiêm vaccine.
Còn ông Hoàng Văn Quân (80 tuổi) ở trung tâm thành phố Thái Bình, hiếm khi bị muỗi đốt. Nghe tin miền Bắc đã bước vào cao điểm sốt xuất huyết, gia đình có hai cháu nhỏ, ông tìm mọi cách phòng. Thậm chí ông cùng hai cháu chơi trong màn để chắc chắn không có muỗi đốt.
"Tôi thấy mọi người khi điều trị sốt xuất huyết tốn kém hàng chục triệu đồng, vì vậy ngoài lo cho sức khỏe của cháu, tôi cũng lo các cháu sẽ tốn kém nếu nhiễm bệnh", ông nói.
Tất nhiên, cô chủ nhiệm yêu cầu tất cả học sinh không ghi tên mình vào mặt trước của tờ giấy đó (chỉ ghi ở mặt đằng sau) cũng như cố gắng thay đổi chữ viết của mình.
![]() |
Có học sinh thì nhân cơ hội này xin bố mẹ đủ thứ như: Con muốn mua điện thoại mới, Con yêu bố mẹ và cuộc sống của gia đình mình,...nhưng cô chủ nhiệm quá bất ngờ khi đọc những dòng gửi bố, mẹ của một học sinh mà theo cô "chưa thầy cô giáo nào từng phàn nàn về việc học tập và giao tiếp của em".
Buổi họp phụ huynh không thu tiền, không báo cáo thành tích bao nhiêu học sinh giỏi, bao nhiêu hạnh kiểm tốt,...cô chủ nhiệm chỉ dành 30 phút họp và đọc bức thư của học sinh đặc biệt này với lời nhắn nhủ: "Bố mẹ hãy quan tâm, làm bạn với con, nếu không chỉ vài tháng sau hoặc có khi không tới, bố mẹ sẽ lại ôm mặt khóc và nói từ biết thế..."
"Gửi bố/mẹ,
Con nghĩ bố mẹ đã nuôi dạy con khá tốt, nhưng vì lý do hay một cách thần kỳ nào đó thì con vẫn cảm thấy mình bị trầm cảm mỗi khi về nhà, thậm chí còn sợ phải về nhà. Con nghĩ phần lớn là vì cách đối xử của bố mẹ với con, nhất là bố. Trong 1, 2 năm gần đây, gần như bố không bao giờ xưng hô với con một cách tử tế mà toàn là 'mày' và 'tao'. Con biết là bố cũng thương con nhưng như vậy là hơi quá đáng. Mỗi khi con làm gì sai, bố đều chửi.
... Thực sự luôn, con bị TRẦM CẢM mỗi khi ở nhà gặp bố. Quên, bố còn rất LƯỜI nữa. Mỗi khi về, bố chỉ có ăn rồi lại lên giường và xem mấy cái review phim vớ vẩn nữa. Nếu con làm vậy, con thề là bố sẽ chửi.
Với mẹ, mẹ thỉnh thoảng vẫn cáu gắt những thứ vô lý nhưng thay vì như bố, mẹ ảnh hưởng rất lớn tới cuộc đời con, luôn vậy. Mẹ luôn là người tìm lớp học cho con, lo về học tập cho con. Chính mẹ cũng khiến con có sở thích lập trình. Con yêu mẹ khá nhiều.
Nhưng nếu bố/mẹ (hay mẹ/bố) không nhận ra được thư này thì con thật sự thất vọng. Nếu vậy thì con chẳng còn lời gì để nói luôn".
Cô chủ nhiệm chia sẻ: "Tôi lật đằng sau tờ giấy và thấy tên học sinh - được đánh giá chăm ngoan của lớp, không thầy cô nào phàn nàn cả. Thật bất ngờ và xúc động, tôi gọi điện thoại cho bố mẹ của em học sinh này và mời họ cố gắng có mặt trong buổi họp phụ huynh để có thể biết được tâm tư của con mình. Thế nhưng, phụ huynh của em lại bận. Tôi sẽ gửi bức thư này tới tận tay bố mẹ của em ấy, nếu không...
Tuổi học đường là lứa tuổi đang phát triển tâm sinh lý nên rất nhạy cảm với những tác động xung quanh. Các em dễ bị ảnh hưởng bởi những áp lực, suy nghĩ, lối sống tiêu cực dẫn đến tâm lý bi quan, chán nản, thậm chí là ý nghĩ tự sát. Cha mẹ đặc biệt cần có sự quan tâm, chia sẻ để tránh xảy ra những nguy hại do chứng trầm cảm" - cô giáo nhắn nhủ.
Ngân An
Sau buổi họp sơ kết học kỳ I, một ông bố ở Hà Nội bỗng “nổi như cồn” với bài thơ "Tâm sự của ông bố lần đầu họp phụ huynh"
" alt=""/>Họp phụ huynh, giật mình 'tâm thư' của học sinh lớp 8 ở Hà NộiVới mục tiêu giảm gần 16% lượng phát thải khí nhà kính, đảm bảo xử lý 95% nước thải đô thị và tăng GDP bình quân đầu người lên 7.500 USD. Bà Ramla Khalidi đánh giá đây là mục tiêu tham vọng và để đạt được, Việt Nam cần phải vượt qua những thách thức đáng kể như ô nhiễm rác thải, không khí và nhựa.
Theo đại diện UNDP, kinh tế tuần hoàn mang đến cơ hội để giải quyết những thách thức trên. "Chúng ta phải hành động thật nhanh chóng, gấp rút chuyển đổi từ lập kế hoạch sang hành động", bà Ramla Khalidi nhấn mạnh.