TIN BÀI KHÁC:
Người nói tiếng Ukraina ồ ạt rời Donetsk" alt=""/>Y tá dán băng keo vào miệng trẻ sơ sinhToàn cảnh buổi giao lưu trực tuyến |
Trong buổi bàn tròn trực tuyến về chủ đề "kỹ năng cho phát triển, góc nhìn doanh nghiệp", nhiều bạn đọc đã đặt những câu hỏi đáng lưu tâm liên quan tới kỳ thi đại học. Trả lời của các khách mời cũng là đáp trả từ thực tế của thị trường lao động, giúp ích cho nhiều phụ huynh và học sinh khi chọn lựa con đường đại học.
Nguyễn Thị Quỳnh(nữ, 22 tuổi):
Tôi vừa tốt nghiệp ĐH Văn hóa, chuyên ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số. Tôi đi học theo chỉ tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội và doanh nghiệp của tỉnh Lạng Sơn. Sau khi tốt nghiệp loại Khá, tôi đi khắp tỉnh nhưng không có cơ quan nào có nhu cầu hết. Thế thì tôi hiểu cái đào tạo theo nhu cầu xã hội và doanh nghiệp kia chỉ là lợi ích nhóm. Cụ thể là một số người có trách nhiệm lấy cớ để thu tiền những người đi học thôi chứ cái ngành tôi học thì xã hội không có nhu cầu. Gia đình tôi vay ngân hàng chính sách 30 triệu cho tôi ăn học. Bây giờ tôi muốn xin anh vào một công ty may nào đó lương ổn định và có thời gian làm thêm.
Ông Lê Tiến Trường:Tôi nghĩ làm công nhân may thì không khó. Chỉ có điều, bạn nên cân nhắc giữa việc đã bỏ ra rất nhiều thời gian để học một ngành.
Bây giờ, từ bỏ hết quá trình đào tạo đó thì bạn phải tính toán cái gọi là chi phí cơ hội của bạn như thế nào thôi.
Còn đối với chúng tôi, tiếp nhận một người lao động có thu nhập ổn định ở mức độ là công nhân trực tiếp của ngành may thì chẳng có gì là khó cả.
Tuy nhiên, chắc chắn khi bạn đi làm công nhân may thì không ai trả lương cử nhân cho vị trí đó cả. Người ta sẽ trả đúng lao động mà bạn đóng góp.
Trần Văn Thanh(30 tuổi): Thưa bà Hồng Ánh, bà là người có kinh nghiệm lâu năm trong công tác tuyển dụng. Bà nghĩ sao về yêu cầu đầu tiên của đa số các doanh nghiệp hiện nay là bằng đại học hệ chính quy chứ không phải là tại chức hay từ xa mà không phải là vấn đề kinh nghiệm làm việc?”
Bà Phạm Thị Hồng Ánh |
Bà Phạm Thị Hồng Ánh: Vâng, tôi có thể trao đổi thực tế về việc tuyển dụng tại công ty chúng tôi.
Tôi nghĩ rằng quan trọng là chuyên ngành bạn học có đáp ứng được nhu cầu mà chúng tôi tuyển dụng hay không. Chuyện từ xa hay tại chức tôi nghĩ không phải là quá quan trọng. Vấn đề là bạn có qua được vòng tuyển dụng mà chúng tôi yêu cầu hay không. Đó là điều rất quan trọng.
Ngô Thị Phương(42 tuổi): Tôi có con năm nay lên lớp 12, cũng sắp chọn trường để thi nhưng rất phân vân không biết chọn trường nào để khi học xong có việc làm ở đúng ngành đã học?
Ông Lê Tiến Trường:Trước hết, tôi nghĩ rằng chọn trường nào để thi thì phụ thuộc vào năng lực cá nhân, cả về sở thích phát triển nghề nghiệp sau này.
Khi cháu đã 18 tuổi thì hoàn toàn đã có những ý tưởng để phát triển nghề nghiệp, phát triển tương lai của mình.Cần phải tôn trọng sở thích đó.
Điểm thứ 2 là cũng phải xuất phát từ sự đánh giá về trình độ, khả năng có thể đạt được ở mức độ như thế nào để lựa chọn trường thi cho vừa sức.
Còn lại, nếu đã có sự hứng thú và đảm bảo quá trình học có hiệu quả tôi nghĩ một người tốt nghiệp ở loai khá, loại tốt dù bất cứ ngành nghề nào thì cơ hội cũng lớn hơn ở những ngành nóng nhất nhưng lại ở mức trung bình và kém.
Bà Phạm Thị Hồng Ánh: Đồng ý là phụ huynh có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng cho con em mình.
Nhưng như anh Trường đã nói, các bạn đã 17, 18 tuổi rồi. Đặc biệt là với tình hình hiện nay việc tiếp cận thông tin rất dễ và các bạn ấy luôn luôn có thể biết được năng lực, điểm mạnh của các bạn ấy ở môn học nào để có thể đảm bảo sự thành công khi vào trường đại học.
Ngoài ra, tôi cũng muốn các bạn ấy nên có một sự chủ động hơn trong việc quyết định công việc của mình.
Bởi vì với công việc của mình, tôi làm việc và phỏng vấn rất nhiều sinh viên Việt Nam, đặc biệt là các bạn học ở trường của Việt Nam ra.
Trong đó, nhiều bạn khi hỏi tại sao lại chọn ngành học này, công việc này thì bạn ấy bảo là tại gia đình muốn thế.
Tôi nghĩ rằng điều này không đảm bảo được tính lâu dài, ổn định của công việc cũng như niềm đam mê của các bạn.
Tại vì chúng ta nên định hướng cho con em như anh Trường đã nói là từ những bậc học thấp nhất, phải định hướng được chuyên ngành mình đã học rồi.
Hoặc khi các bạn lên đến tầm trung học thì cũng phải định hướng được công việc trong tương lai mà các bạn muốn làm.
Từ những môn học mà các bạn có thế mạnh, các bạn sẽ luôn luôn chủ động trong việc tìm trường đại học để thi.
Và có thể có những lựa chọn khác trong trường hợp họ không thành công ở lựa chọn kia.
Chúng ta phải luôn linh hoạt và tôn trọng con em trong việc quyết định nghề nghiệp. Nhưng ngoài ra sự định hướng, hướng dẫn của bố mẹ tôi nghĩ rằng cũng rất quan trọng.
Ông Luis Benveniste:Tôi cũng xin bổ sung một ý như thế này. Các bạn cần phải nhìn chương trình học của họ, rồi các giảng viên, giáo viên hay khoá học ấy như thế nào. Và trường đó có mối quan hệ đối tác với những cơ sở như thế nào. Nếu tất cả đều theo những sở thích, thiên hướng của bạn sinh viên ấy thì nó đúng là chương trình mà bạn ấy nên lựa chọn.
Ông Christian Bodewig: Tôi cũng xin bổ sung là các sinh viên khi lựa chọn các trường đại học để thi vào thì cũng nên xem thông tin rằng sinh viên từ trường ấy sau khi tốt nghiệp ra trường tìm việc làm được đến mức độ nào, công việc tốt đến đâu.
Nếu các trường đều đưa ra các thông tin như vậy thì chúng ta sử dụng đúng thông tin ấy để lựa chọn giữa các trường với nhau xem như thế nào.
Thực hiện: Ban Giáo dục
" alt=""/>Cử nhân muốn làm công nhân may để trả nợHai vợ chồng mang tới cho số phát sóng đầu tiên không gian ngọt ngào bởi những cái siết tay thật chặt, nụ cười ấm áp, ánh mắt tin yêu và cả những nụ hôn lãng mạn. Qua phần trò chuyện cùng MC Nguyên Khang và hai quản gia, khán giả sẽ hiểu hơn về hành trình tình yêu với cảm xúc ban đầu, những giây phút bão giông, cách họ vượt qua những thử thách cuộc sống. Từ đó, Ngọc Mai - Quốc Nghiệp gửi tới khán giả thông điệp về giá trị của tình thân, giản dị mà đầy thiêng liêng.
Theo tiết lộ từ chương trình, sẽ có màn cầu hôn lãng mạn của Quốc Nghiệp dành tặng cho "một nửa" của mình ngay trên sân khấu. Anh chia sẻ: "Có nằm mơ cũng không bao giờ nghĩ ra được". Còn Ngọc Mai cũng dâng trào cảm xúc khi mặc chiếc váy cô dâu, cô nói: "Đám cưới là minh chứng tình yêu qua nhiều thử thách".
Lấy bối cảnh là một khách sạn nhằm mang tới không gian trò chuyện thư giãn cho khách mời và khán giả - chương trình có sự đan xen ở nhiều thể loại: gameshow với cuộc thi vui nhộn giữa hai vị quản gia, phần talkshow mang đến những câu chuyện riêng đầy cảm xúc, âm nhạc cùng những tiết mục hoà quyện với nội dung.
Thông qua tình huống, khách mời trải nghiệm sẽ chia sẻ câu chuyện của bản thân, những cung bậc cảm xúc trên chặng đường họ đi qua và mang lại giá trị tích cực tới khán giả.
Mỗi tập trong chương trình được dẫn dắt bởi MC Nguyên Khang cùng hai quản gia. Nếu như MC Nguyên Khang sâu lắng, luôn tạo được sự kết nối đồng cảm với khách mời thì 2 quản gia, mỗi người sở hữu một phong cách, người tung kẻ hứng tạo nên những khoảnh khắc hài hước, thú vị cho Khách sạn 5 sao.
Điểm nhấn của chương trình chính là sự hiện diện của khách mời qua từng số phát sóng. Cặp đôi Quốc Nghiệp - Ngọc Mai đưa khán giả đi từ cảm xúc này tới bất ngờ khác qua câu chuyện tình yêu giúp mỗi bên hoàn thiện mình hơn. Hai vợ chồng diễn viên Lê Khánh - Tuấn Khải trải qua những tình huống của chương trình đưa ra đã thốt lên lời cảm ơn mà rất lâu rồi họ mới bày tỏ.
Với vợ chồng huấn luyện viên Mai Đức Chung lại là niềm vui, cảm động với câu chuyện tình yêu thời đi bộ kéo dài tới 47 năm, nỗi niềm của người vợ chăm sóc gia đình khi chồng vắng nhà. Mỗi cặp khách mời mang tới một màu sắc riêng nhưng đều có điểm chung: cho dù vất vả, có lúc chông chênh song nếu cả hai cùng biết trân trọng, yêu thương sẽ sánh bước bên nhau trọn đời.
Chương trìnhKhách sạn 5 sao sẽ phát sóng ngày 29/1 trên VTV3.
" alt=""/>Osen Ngọc Mai mặc váy cưới, được cầu hôn trên truyền hình