Theo Chủ tịch UBND TP.HCM, vấn đề này đã được nêu tại diễn đàn Quốc hội những ngày qua. Bộ Y tế cũng rất tích cực tham mưu để có những nghị định, thông tư, làm sao để có khung pháp lý trước mắt. Về lâu dài, các luật liên quan sẽ được sửa đổi.
Với tư cách là một trung tâm lớn của cả nước, TP.HCM phải phát hiện và đề xuất giải pháp, tự giải quyết các vấn đề của mình. Ngành y tế TP không vì khó khăn mà khiến việc mua sắm bị ách tắc, làm thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế. Ông Mãi nhấn mạnh, nếu việc thiếu thốn này làm ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng người dân thành phố, đó là điều không cho phép.
“Trong khi kiến nghị Chính phủ và Trung ương có những biện pháp tháo gỡ, chúng ta phải có những hành động kịp thời. Rất mong ngành y tế và TP cùng nhau giải quyết vấn đề trước mắt và có những đề xuất lâu dài", lãnh đạo TP.HCM chia sẻ.
Ngày 1/6, Đại biểu quốc hội Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng cho rằng, cả hệ thống y tế đã trải qua những “giờ phút không thể nào quên”. Những thành công đã được xã hội ghi nhận bằng nhiều hình thức và những sai lầm đã phải trả giá theo nguyên tắc công, tội phân minh.
“Sau cơn bão lớn, việc phục hồi phát triển tốt hơn một ngành trụ cột trong an sinh xã hội sẽ diễn ra như thế nào? Không thể vì những vi phạm xảy ra mà để cả một ngành tê liệt. Những khó khăn trước đây như thu nhập của nhân viên y tế, mua sắm đấu thầu trang thiết bị, vật tư thuốc men không được cải thiện mà còn tệ hơn bao giờ hết”, ông Hiếu nói.
Ông trải lòng, rất nhiều nhân viên y tế, cử tri, người bệnh đã gửi gắm nỗi lòng của mình, những khó khăn hiện nay và tương lai của hệ thống y tế.
Những ngày vừa qua, tình trạng thiếu thuốc xảy ra không chỉ ở bệnh viện thuộc TP.HCM mà còn ở bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế. Người bệnh BHYT phải tự tìm mua thuốc bên ngoài, máy chụp PET/CT bị "đóng băng" vì thiếu thuốc phóng xạ... Các trạm y tế cũng cho rằng không thu hút được người bệnh vì danh mục thuốc không đáp ứng được nhu cầu.
Trong bối cảnh trên, Sở Y tế TP.HCM đã có đề xuất thành lập Trung tâm Mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế để đảm bảo chuyên nghiệp, minh bạch thống nhất trong đấu thầu.
Linh Giao
Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu với Creatio, FPT Software có cơ hội tiếp cận các nền tảng, công nghệ cũng như chương trình hỗ trợ của Creatio để cung cấp các giải pháp No-code tùy chỉnh cho khách hàng.
Cụ thể, các sản phẩm của Creatio được phát triển trên kiến trúc hệ thống lượng tử (Quantum architecture), gồm nhiều cấu phần có thể phân tách và tổ hợp theo mong muốn của khách hàng. Đây là công nghệ được kỳ vọng sẽ mở ra một kỷ nguyên mới trong tự động hóa doanh nghiệp nhờ khả năng linh hoạt ứng biến với từng bài toán cụ thể. Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ này cũng rút ngắn thời gian triển khai giải pháp số trong doanh nghiệp so với cách làm truyền thống vì không đòi hỏi kỹ năng lập trình. Hiện nay, tất cả các giải pháp về xây dựng hệ thống quản lý khách hàng (CRM), và các ứng dụng chuyên ngành khác của Creatio đều được xây dựng dựa trên hướng tiếp cận trên.
Hợp tác cũng cho phép khách hàng của Creatio tận dụng nguồn nhân lực chất lượng của FPT Software gồm 1.500 chuyên gia trong mảng Low-code (Phát triển phần mềm mà không yêu cầu sự chuyên sâu về việc viết mã lập trình). Đồng thời, FPT Software sẽ phát huy tối đa lợi thế cung cấp đa dạng các dịch vụ trong mảng ngân hàng, tài chính, bảo hiểm... và mạng lưới nhân sự trên 30 quốc gia.
“Chúng tôi đang chứng kiến nhu cầu tăng cao về các giải pháp No-code tại thị trường Bắc Mỹ. Mục tiêu của chúng tôi là xóa bỏ gánh nặng kỹ thuật cho các tổ chức, đảm bảo việc triển khai các giải pháp số được thực hiện một cách dễ dàng và linh hoạt, giúp giảm chi phí và tăng cường hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Tôi tin tưởng sự hợp tác này sẽ giúp các khách hàng của chúng tôi trong khu vực và trên toàn cầu có thêm các giải pháp toàn diện hơn, đón đầu các cơ hội kinh doanh trong bối cảnh công nghệ số đang thực sự bùng nổ”,ông Đặng Trần Phương, Phó Tổng Giám đốc FPT Software nhận định
FPT Software được biết tới là đối tác của các “gã khổng lồ” về Low-code như OutSystems, Microsoft PowerApps, Mendix, Salesforce... Năm 2023, FPT Software đã hoàn thành mục tiêu doanh thu 1 tỷ USD dịch vụ CNTT từ thị trường nước ngoài. Việc không ngừng mở rộng và nâng tầm hợp tác đối với nhiều tên tuổi lớn trên thế giới được kỳ vọng sẽ tạo ra những lợi thế cạnh tranh khác biệt để chinh phục những dự án chuyển đổi số quy mô lớn; Từ đó, FPT Software sẽ hoàn thành mục tiêu 5 tỷ USD vào năm 2030 và nâng cao vị thế trong nhóm doanh nghiệp CNTT tỷ đô trên toàn cầu.
" alt=""/>FPT Software muốn thúc đẩy ứng dụng NoÔng Nguyễn Sơn Hải, Phó Tổng giám đốc VNPT Media cho biết, hiện VNPT đã chuẩn bị để sẵn sàng đề án để trình cơ quan quản lý khi Thủ tướng cho phép thí điểm dịch vụ Mobile Money. Bên cạnh đó, VNPT cũng đã chuẩn bị các phương án kỹ thuật để có thể cung cấp dịch vụ này đến khách hàng sớm nhất.
Theo tính toán của đại diện VNPT Media, Mobile Money có thể sẽ phục vụ đến 90% các giao dịch nhỏ. Tuy nhiên, ông Nguyễn Sơn Hải cho rằng, nếu so với tổng doanh thu của nhà mạng thì Mobile Money sẽ đem lại doanh thu không cao. Thế nhưng, đây chính là cơ hội để nhà mạng có thể thúc đẩy khách hàng chuyển đổi số. Bởi vì, người dùng có thể dễ dàng mua các dịch vụ hàng hóa online cũng như dịch vụ nội dung số trong hệ sinh thái của nhà mạng. Ngược lại, đây cũng là động lực cho các nhà mạng chuyển đổi số. Điều này sẽ đem lại lợi ích lớn cho xã hội để tiến tới nền kinh tế số, xã hội số trong tương lai.
Ông Hải còn nhấn mạnh, Mobile Money không phải là dịch vụ lâu dài mà nó có tính thời điểm khi xã hội vẫn còn nhiều người sử dụng điện thoại “cục gạch” và còn 50% dân số chưa có tài khoản ngân hàng. Vì vậy, khi xã hội tiến tới 100% người dân dùng smartphone và có tài khoản ngân hàng thì Mobile Money sẽ kết thúc sứ mạng của mình.
Mobile Money góp phần cung ứng cho nhóm khách hàng không có tài khoản ngân hàng một kênh giao dịch, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nhanh chóng và thuận tiện thay vì phải trực tiếp đến các cơ sở của ngân hàng thực hiện giao dịch. Từ đó góp phần làm tăng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ. Khách hàng chỉ cần thao tác trên điện thoại di động hoặc đến các đại lý, điểm giao dịch gần nhất và không bị giới hạn về thời gian, địa điểm giao dịch. Dịch vụ Mobile Money khi được cung cấp sẽ góp phần thay đổi dần thói quen thanh toán bằng tiền mặt của người dân vẫn còn khá phổ biến hiện nay. Ngay sau khi các doanh nghiệp viễn thông được Ngân hàng nhà nước cấp phép cung cấp dịch vụ Mobile Money, chỉ sau một đêm, 100% các thuê bao di động của Việt Nam có thể tham gia thanh toán điện tử một cách thuận lợi theo phương thức mới.
Cục Viễn thông Bộ TT&TT cho biết, Mobile Money sẽ giúp thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển tài chính toàn diện đến những khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là những khu vực mà hệ thống tài chính, ngân hàng chưa phát triển, người dân chưa hoặc không có khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Đồng thời tận dụng hạ tầng viễn thông, giúp giảm các chi phí xã hội để phát triển, mở rộng các dịch vụ ngân hàng truyền thống. Qua đó, Mobile Money sẽ góp phần nâng mức sống người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đối với các doanh nghiệp viễn thông, họ sẽ tận dụng được mạng lưới viễn thông, các điểm giao dịch rộng khắp cả nước để phát triển và đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, dịch vụ và đối tượng khách hàng ngoài các dịch vụ viễn thông truyền thống. Do vậy, doanh nghiệp viễn thông có thể mở rộng dư địa để tăng doanh thu và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Mobile Money sẽ cho phép các thuê bao không cần có tài khoản ngân hàng mà vẫn sử dụng được dịch vụ này. Các thuê bao có thể nạp tiền vào tài khoản Mobile Money ở các ngân hàng và các điểm đại lý của doanh nghiệp viễn thông để sử dụng dịch vụ cho mình. Cho đến thời điểm này, cả nhà nhà mạng lớn là Viettel, VNPT và MobiFone đều đã sẵn sàng cung cấp dịch vụ này. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cho biết, chỉ những thuê bao di động định danh mới được mở tài khoản dịch vụ này.
Thái Khang
Ông Bùi Sơn Nam, Phó Tổng giám đốc MobiFone cho biết, dự kiến Mobile Money sẽ chiếm khoảng 10% doanh thu của MobiFone giống như các thị trường nước ngoài cho phép cung cấp dịch vụ này.
" alt=""/>Mobile Money thúc đẩy chuyển đổi số cho khách hàng