Thanh Hương là khách mời của chương trìnhLời tự sự lên sóng VTV3 tối 4/7. Trong chương trình, cô chia sẻ về vai Luyến đang được yêu thích của Cuộc đời vẫn đẹp sao cũng như những tâm sự riêng tư. Sau khi phim đóng máy được hơn một tháng, Thanh Hương đã lấy lại vóc dáng và năng lượng.
Nữ diễn viên cho biết trong giời gian quay Cuộc đời vẫn đẹp sao, cô luôn cảm thấy chông chênh, không còn là chính mình và hiện đã tự tin hơn, lấy lại sức lực như cũ. "Tôi cố gắng chạy lại cơ thể mình để tiếp tục đến với vai diễn mới", cô nói.
Thanh Hương đôi khi vẫn nhớ nhân vật Luyến, mỗi khi xem lại các phân đoạn mình đóng trên sóng.
Khi được hỏi về ý kiến của khán giả, nữ diễn viên Quỳnh búp bê nói cô hiểu mỗi người có gu và quan điểm khác nhau nên từ lâu không quan tâm đến ý kiến khen chê của mọi người, kể cả đồng nghiệp của mình.
"Không phải họ chê đã là xấu, không phải ai khen mình đã là tốt. Tôi không bao giờ buồn vì bị chê. Nếu buồn cũng chỉ là vì vai diễn. Hơn 10 năm làm nghề tôi thấy mình bản lĩnh, mạnh mẽ, chững chạc hơn nhiều", cô nói.
Thường đóng những vai diễn số phận, khổ và bi kịch đến tận cùng, Thanh Hương có sợ vai diễn vận vào đời? Trước câu hỏi này, nữ diễn viên cho biết, về mặt duy tâm có lúc cũng sợ một chút nhưng không vì thế mà không nhận đóng những vai như vậy.
"Vì khổ quen rồi, nên đóng vai sướng là không chịu được và tôi cũng không hiểu sao các đạo diễn lại phấn khởi khi mình khổ như vậy và nỗi khổ cứ tăng dần", Thanh Hương hài hước nói.
Nữ diễn viên chuẩn bị cho vai diễn nhờ kinh nghiệm mình trải qua và cả những câu chuyện nhìn thấy, nghe thấy từ bạn bè, những người xung quanh. Thanh Hương chịu khó quan sát từ khi còn nhỏ và có trí nhớ rất tốt.
"Tôi có thể quên một ai đó, quên để tiền ở đâu nhưng cái gì liên quan đến nghề nghiệp và vai diễn thì không bao giờ quên. Phải rất bản lĩnh, mạnh mẽ mới có thể ở bên những nghệ sĩ như Hương. Vì có lẽ tôi sống cho nghề nhiều hơn là bản thân", nữ diễn viên chia sẻ.
Thanh Hương tâm sự không tránh khỏi những lúc hụt hẫng, cô đơn. "Có khi 3-4h sáng lái xe đi quay về, trời mưa bão và xe nổ lốp giữa đường không liên lạc được với ai, tôi đóng cửa xe khóc như mưa nửa tiếng. Có lúc tôi trầm cảm vì không tìm thấy lối đi trong vai diễn".
Nữ diễn viên nói đến giờ cô vẫn ngây thơ, tin người, ngốc nghếch như 20 năm trước. Tuy nhiên, Thanh Hương biết cách giữ thăng bằng giữa công việc và cuộc sống riêng. Chính vì vậy gần đây cô không xuất hiện nhiều và chỉ chọn dự án phù hợp để làm mình tỏa sáng, dùng thời gian còn lại dành cho những người mình yêu thương.
Clip Thanh Hương trong 'Cuộc đời vẫn đẹp sao':
Clip: VTV
Cụ thể, cho đến 18h ngày 18/4, đã có 804.331 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia 2017. Số thí sinh đăng ký xét tuyển là 601.477 thí sinh, chiếm 74,78%.
Số thí sinh tự do (không thi tốt nghiệp THPT) là 60.001, chiếm 7,46%.
Tỉ lệ thí sinh chọn bài thi KHXH cho đến thời điểm hiện tại vẫn nhiều hơn số thí sinh chọn bài thi KHTN. Cụ thể, số thí sinh đăng ký bài thi KHXH là 396.052 thí sinh, chiếm 49,24%. Trong khi đó số thí sinh chọn bài thi KHTN chỉ là 205.707, chiếm 38,01%.
Số thí sinh chọn cả 2 bài thi này là 68.212 thí sinh, chiếm 8,48%.
Cho tới hiện tại, đã có 552.520 hồ sơ đăng ký xét tuyển được nhập lên hệ thống, đạt 91,86% so với số đăng ký xét tuyển. Trong đó, số thí sinh đăng ký từ 5 nguyện vọng trở lên chỉ chiếm khoảng hơn 30% số hồ sơ đăng ký xét tuyển.
Thông tin từ Bộ GD-ĐT cũng cho hay, tới cuối ngày 18/4 đã có 24 tỉnh thành đã hoàn thành việc nhập dữ liệu đăng ký dự thi THPT quốc gia và đăng ký xét tuyển đại học 2017 lên hệ thống.
Lê Văn
" alt=""/>Thi THPT quốc gia 2017: Chỉ hơn 70% thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại họcSẵn sàng thí điểm những chính sách mới về kinh tế số
Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở TT&TT cho biết, kinh tế số là một lĩnh vực rất mới nên việc TP.HCM tổ chức hội thảo là để tìm giải pháp về chính sách, hoạt động thực tiễn, công nghệ… nhằm thúc đẩy kinh tế số phát triển một cách nhanh, bền vững. Làm sao để kinh tế số lan toả, chính sách của Nhà nước đi vào thực tiễn.
Đồng thời ông khẳng định, TP.HCM sẵn sàng thí điểm những chính sách mới của ngành TT&TT hoặc lĩnh vực kinh tế số ngay trên địa bàn trong thời gian tới. Sở TT&TT sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp, từ đó đề xuất lãnh đạo Thành phố có những chính sách thử nghiệm về lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, TP.HCM sẽ không bó hẹp trong vài doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp chuyên trách để thực hiện kinh tế số, mà ở đây càng nhiều doanh nghiệp tham gia càng tốt.
“Nếu các doanh nghiệp có giải pháp, ý tưởng, sáng kiến, Sở TT&TT sẵn sàng kết nối để phát triển sự nghiệp chung của Thành phố. Việc của chúng ta bây giờ là bắt tay nhau và làm sao để mang lại hiệu quả chung cho từng doanh nghiệp, cho Thành phố”,ông Lâm Đình Thắng nhấn mạnh
Cần đào tạo nguồn nhân lực để phát triển kinh tế số
Trao đổi tại Hội thảo, PGS.TS Trần Hùng Sơn, trường Đại học Kinh tế - Luật (thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết, hiện có khoảng 20% trong tổng việc làm tại khu vực dịch vụ của TP.HCM tham gia các loại hình dịch vụ quan trọng đòi hỏi kỹ năng cao, thuộc nhóm các dịch vụ đổi mới sáng tạo toàn cầu. Đây là một thuận lợi trong việc phát triển kinh tế số thông qua việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế số.
Do đó, TP. HCM cần đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho chuyển đổi số, kinh tế số. Cụ thể, Thành phố cần quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và đặt hàng các cơ sở đào tạo nhân lực số cho các ngành nghề ưu tiên phát triển kinh tế số.
Ngoài ra, theo ông Trần Hùng Sơn, có khoảng 18% tổng việc làm trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ trọng yếu có thể tham gia thương mại. Do vậy, trọng tâm đào tạo cần đổi mới theo phương hướng tăng cường kỹ năng của người lao động (đặc biệt là các kỹ năng số) và năng lực của doanh nghiệp cũng như cán bộ quản lý.
Tuy nhiên, đại diện đến từ trường Đại học Kinh tế - Luật cũng băn khoăn, khi đặt ra một số câu hỏi về quản lý cần được TP.HCM nghiên cứu tìm câu trả lời đó là chính sách nào để thúc đẩy đào tạo nhân lực số cho các ngành nghề ưu tiên phát triển kinh tế số; Làm thế nào để khuyến khích sự hợp tác giữa cơ sở đào tạo và các đơn vị sử dụng lao động để tăng cường đào tạo nhân lực số, kỹ năng số cho người lao động; Cơ quan nào sẽ thúc đẩy chương trình hợp tác này và nguồn lực triển khai đào tạo lấy từ đâu?
Theo ông Alex Phan, đại diện Hiệp hội Blockchain Việt Nam, nền kinh tế số đang rất mới không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới nên có tính rủi ro, không bền vững. Kinh tế số TP.HCM đang có 2 điểm nghẽn là nguồn lực con người và tài chính. Do đó, ông cho rằng, chính sách phát triển kinh tế số phải nhìn nhận trên góc độ thị trường, trên cơ sở kinh tế số là nền kinh tế rất mới, rất nhiều rủi ro để tiếp cận một cách mềm mại hơn.
Để giải quyết những điểm nghẽn này, đại diện đến từ Hiệp hội Blockchain đề xuất TP.HCM cần có chính sách thu hút thêm nhiều nhân tài, nhân lực trẻ trong lĩnh vực công nghệ. Cũng như cần có nguồn quỹ để tài trợ cho các startup lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP. HCM, cho rằng kinh tế số tại TP.HCM dù mới chỉ ở giai đoạn đầu của sự phát triển nhưng cũng đã đạt nhiều kết quả nổi trội, đặc biệt là các lĩnh vực như thương mại điện tử, thanh toán điện tử, du lịch trực tuyến… Thành phố đã có những bước đi khá vững vàng về chuyển đổi số để tiến tới kinh tế số thành công là nhờ sự chung tay đóng góp, hiến kế rất lớn từ đội ngũ chuyên gia, trường viện, công đồng doanh nghiệp, hiệp hội.
Theo ông Phạm Bình An, để phát triển kinh tế số, TP.HCM cần tập trung nhóm chính sách về phát triển hạ tầng số, ứng dụng các nền tảng số; Phát triển và khai thác dữ liệu; Phát triển hạ tầng thiết yếu. Cần đưa kinh tế số vào các chương trình kích cầu và cần phải có nguồn nhân lực nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, Thành phố cần phát triển nguồn nhân lực số thông qua việc tập trung đào tạo tổ chức các nhóm tập huấn, tư vấn chuyên nghiệp… và phải phát triển ở tất cả ở các ngành.
Bình Minh và nhóm PV, BTV" alt=""/>TP.HCM sẵn sàng thí điểm những chính sách mới về kinh tế số