Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam từ 21 – 23/3, Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) Francis Gurry đã tham dự và phát biểu tại lễ khai mạc hội thảo “Đổi mới sáng tạo - Động lực để phát triển bền vững đất nước” được tổ chức hôm qua, 22/3.
Hội thảo "Đổi mới sáng tạo- Động lực để phát triển bền vững đất nước” có 2 chủ đề gồm Hội thảo về IP-Hub (từ ngày 22-24/3) nhằm khởi động Dự án IP-Hub về thương mại hóa tài sản trí tuệ và Hội thảo về Chỉ số sáng tạo toàn cầu (GII). Đây được xem cơ hội để Việt Nam thúc đẩy quan hệ song phương đồng thời tranh thủ sự trợ giúp của WIPO trong các vấn đề về sở hữu trí tuệ (SHTT) và đổi mới sáng tạo trong bối cảnh Chính phủ đang chỉ đạo đẩy mạnh lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong thời gian tới.
Theo công bố mới nhất của WIPO về chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST), năm 2016, Việt Nam xếp thứ 59 trong tổng số 128 quốc gia và nền kinh tế trong bảng xếp hạng. Xác định vai trò quan trọng của môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh và hoạt động đổi mới sáng tạo trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020. Nghị quyết đã xác định rõ Việt Nam cần “có nỗ lực cải cách mạnh mẽ, toàn diện cả về quy mô và cường độ trên tất cả các lĩnh vực”. Với tư cách là cơ quan chủ trì xây dựng Chỉ số ĐMST toàn cầu, WIPO tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực mới này, bắt đầu bằng sự trợ giúp về phương pháp tính toán, xử lý số liệu và tư vấn giải pháp cải thiện các chỉ số đổi mới sáng tạo.
![]() |
Hiện nay, WIPO vẫn tiếp tục các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật dành cho Việt Nam theo hướng nâng cao năng lực và hiện đại hóa hệ thống quản lý SHTT, nâng cấp công cụ tra cứu, cơ sở dữ liệu, khai thác, phát triển tài sản trí tuệ, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức. Thời gian tới đây, WIPO sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc triển khai một số dự án như xây dựng Chương trình quốc gia về sở hữu trí tuệ; IP-Hub về thương mại hóa tài sản trí tuệ...
" alt=""/>Tổng Giám đốc WIPO: Việt Nam cần thúc đẩy ý thức về bảo hộ sở hữu trí tuệThông tin từ Cục An toàn thông tin cho hay, ngày 14/02/2018, Cơ quan năng lượng Mỹ (DOE) cho biết sẽ thiết lập một đơn vị mới có tên là CESER (Cybersecurity, Energy Security, and Emergency Response). CESER hỗ trợ việc bảo vệ lưới điện quốc gia và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác trước những cuộc tấn công mạng và thiên tai.
Cục An toàn thông tin cho hay, tại Hội thảo an toàn thông tin Munich 2018 diễn ra từ ngày 16/02/2018 đến ngày 18/02/2018, Siemens cùng với một số công ty đa quốc gia khác như IBM, Airbus… đã đưa ra một bản điều lệ có tên là Trust. Một trong các mục tiêu cơ bản của bản điều lệ Trust là bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng trên toàn thế giới trước các cuộc tấn công mạng.
Trước đó, đại diện CMC InfoSec cho hay, trong một cuộc chiến tranh mạng diện rộng giữa 2 nước, các mục tiêu hàng đầu sẽ là: hệ thống thông tin liên lạc (truyền hình, đài phát thanh…), hệ thống năng lượng (thủy điện, nhiệt điện…), hệ thống giao thông (hệ thống đèn giao thông, giao thông công cộng…)… Đại diện Viettel cũng cho hay, đối với một cuộc tấn công lớn tầm cỡ quy mô quốc gia, những lĩnh vực trọng yếu như viễn thông, giao thông, điện lực... có thể sẽ là tầm ngắm đầu tiên của hacker.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, tuy tại Việt Nam chưa ghi nhận các vụ việc hacker tấn công gây thiệt hại nghiêm trọng cho hệ thống mạng ngành điện lực như tại một số quốc gia trên thế giới như Israel, Ucraina, Mỹ… từ nhiều năm nay. Đối với Việt Nam, đến nay chưa có trường hợp nào hacker tấn công làm tê liệt máy tính điều khiển dẫn tới sập lưới điện như các vụ việc nêu trên tại nước ngoài, chỉ có các vụ việc tấn công ở mức độ nhẹ nhắm vào website của công ty điện lực thành viên. Ví dụ năm 2013, website của Điện lực Đà Nẵng đã bị hacker tấn công để phát tán hàng nghìn truyện sex.
" alt=""/>Mỹ lập đơn vị bảo vệ công trình trọng yếu trước các cuộc tấn công mạng, Việt Nam thì sao?