Đoạn trailer giới thiệu bối cảnh và cách chơi cơ bản của game online 3D hành động từng 'chấn động' một thời tại thị trường game Hàn Quốc và Trung Quốc. Bên cạnh đó, Dragon Nest còn nhận được khá nhiều nhận xét hoa mỹ của các trang tin game Việt khi còn chưa chính thức ra mắt tại Việt Nam.
Dragon Nest là game trực tuyến nhập vai hành động 3D do hãng Eyedentity Games, Hàn Quốc, phát triển. Trò chơi giới thiệu hơn 10 lớp nhân vật với hơn 20 nhánh phát triển khác nhau, kèm theo đó là cơ chế chiến đấu non-target (đòi hỏi kỹ năng cao), và lối dẫn truyện mạch lạc, lôi cuốn. Dragon Nest từng nhận được các giải thưởng cao quý của ngành game Hàn Quốc, và trở thành một trong những tựa game online được ưa chuộng nhất Trung Quốc trong khoảng thời gian dài.
Hiện nhà phát hành VGG vẫn chưa công bố ngày ra mắt chính thức của Dragon Nest phiên bản Việt. Tuy nhiên, với động thái tung trailer giới thiệu đầy kích thích này, người hâm mộ có lẽ sẽ không còn chờ đợi lâu nữa.
" alt=""/>Dragon Nest Việt Nam ra mắt Trailer chính thức 'Rồng Việt thức tỉnh'Trong báo cáo mới công bố, VietnamWorks cho biết, qua phân tích số liệu về số lượng việc làm ngành CNTT bao gồm cả lĩnh vực phần mềm và phần cứng từ đầu năm 2015 cho đến nay, tình hình thị trường tuyển dụng ngành CNTT đang có xu hướng chậm lại.
![]() |
Minh chứng cho xu hướng tăng trưởng chậm lại của nhu cầu nhân lực ngành CNTT, cùng với việc đưa ra con số tỷ lệ tăng trưởng về số lượng việc làm CNTT tính chung cả phần mềm và phần cứng chỉ là 6% so với cùng kỳ năm ngoái, VietnamWorks cũng hay, tính riêng 2 lĩnh vực phần cứng và phầm mềm thì trong nửa đầu năm 2016, số lượng việc làm về phần mềm tăng 14% và việc làm thuộc phần cứng tăng 6%.
Bên cạnh đó, báo cáo của VietnamWorks phân tích, nếu so sánh với số liệu nhu cầu nhân lực giai đoạn 2012 - 2015, khi số lượng công việc ngành CNTT - Phần mềm tăng trung bình 47% mỗi năm thì hiện tại mức tăng này chỉ là 33%. “Những con số này phần nào cho thấy thị trường tuyển dụng CNTT có xu hướng đang dần chậm lại”, VietnamWorks nhận định.
![]() |
Trong khi nhu cầu nhân lực ngành CNTT đang có xu hướng tăng chậm lại, theo nhận định của VietnamWorks, nguồn cung nhân lực ngành CNTT (số lượng người tìm việc ngành CNTT) tại Việt Nam tăng ngày càng nhanh.
Cụ thể, trong khi 6 tháng đầu năm 2015 chứng kiến mức giảm 6% so với 6 tháng đầu năm 2014 thì cùng kỳ năm nay, nguồn cung nhân lực CNTT đã tăng đến 40% so với năm ngoái. Có thể thấy thị trường nhân lực CNTT đang ngày càng mở rộng và cố gắng thu hẹp khoảng cách với nhu cầu nhân lực tăng đột biến trong vài năm trở lại đây.
" alt=""/>Nhu cầu nhân lực CNTT tại Việt Nam trong nửa đầu năm 2016 tăng rất ítNhờ ở gần đường đổi ngày quốc tế, thời điểm mở bán chính thức iPhone 7 ở New Zealand diễn ra sớm hơn vài tiếng đồng hồ so với ở Australia. Nhà mạng Spark đã không bỏ lỡ cơ hội này khi cử một quân đoàn robot mini tham gia xếp hàng để giành cơ hội chạm tay đầu tiên vào các smartphone đời mới của Apple.
Đây không phải là lần đầu tiên robot được dùng thay thế người chờ mua iPhone vào ngày mở bán. Năm ngoái, một phụ nữ Australia đã dùng một "robot viễn tải" (thực tế là một chiếc iPad đặt trên các bánh xe) để giữ chỗ cho cô trong hàng dài người chờ mua iPhone 6S.
Năm nay, nhà mạng Spark sử dụng 100 robot Alpha 1, do công ty Trung Quốc UBtech, chế tạo để xếp hàng thay cho các khách hàng của họ.
Mỗi robot được điều khiển bằng một ứng dụng điện thoại và được lập trình nhảy múa cũng như chuyển động nhịp nhàng. Chúng cũng được chuẩn bị phát hình trực tiếp quang cảnh xếp hàng chờ mua iPhone 7.
Clive Ormerod, giám đốc phụ trách marketing và dịch vụ khách hàng của Spark, tuyên bố, các robot mang đến cho mọi người cảm giác hồi hộp khi xếp hàng dưới dạng số hóa.
"Xếp hàng là một phần mang tính biểu tượng của văn hóa hâm mộ thiết bị mới. Chúng tôi muốn mang tới cho khách hàng của mình trải nghiệm về không khí cũng như sự phấn khích của đám đông xếp hàng, dù họ không thực sự phải mất công xếp hàng và chờ tới lượt trong ngày mở bán", ông Ormerod nhấn mạnh.
Tuấn Anh(Theo CNET)
" alt=""/>Nhà mạng huy động cả quân đoàn robot xếp hàng mua iPhone 7