您现在的位置是:Bóng đá >>正文
Nhận định, soi kèo Nữ Monterrey vs Nữ Puebla, 08h00 ngày 20/1: Nối dài mạch toàn thắng
Bóng đá8人已围观
简介 Linh Lê - 19/01/2025 10:12 Mexico ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Sukhothai vs Port FC, 18h00 ngày 20/1: Cửa dưới ‘ghi điểm’
Bóng đáHư Vân - 20/01/2025 04:30 Nhận định bóng đá g ...
【Bóng đá】
阅读更多Người vợ Sài Gòn nửa đời chấp nhận chồng yêu nam giới
Bóng đáNghĩ chồng có bồ nhí bên ngoài, bà Ngân lén bám theo nhằm đánh ghen. Thế nhưng bà bàng hoàng khi tận mắt chứng kiến cảnh chồng tay trong tay với một người đàn ông khác. Bà Lê Thị Kim Ngân (SN 1951) đang sống cùng “chồng” là ông Ngô Văn Sang (SN 1950, tên đi hát là Trang Kim Sa) tại ngôi nhà trọ 16m2 (phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, TP.HCM).
Một ngày của họ bắt đầu lúc gần 5 giờ sáng. Bà Ngân thức dậy, nấu ăn dành cho cả ngày hôm đó. Ông Sang vệ sinh cá nhân và chuẩn bị ăn sáng để đi bán vé số.
Do bị tai biến liệt nửa người nên ông chỉ đi bán ở gần khu ông sống. Kể từ ngày ông Sang trở về, bà Ngân đi làm giúp việc đến nay đã gần 5 năm.
Buổi trưa, ông bà trở về căn nhà trọ nhỏ để nghỉ ngơi. Chiếc giường của ông, chiếc võng của bà Ngân với đủ thứ đồ linh kỉnh khiến căn phòng trở nên chật hẹp, bí bách.
Ông Ngô Văn Sang nghỉ trưa trên chiếc giường ở căn nhà thuê 16m2. Cuộc hôn nhân buồn
Ông Sang kể, lúc còn nhỏ, ông sống cùng bố mẹ ở quận 1 (TP.HCM). Tuổi thơ êm đềm cứ thế qua đi. Đến năm 14 tuổi, ông bắt đầu nhận ra bản thân có những cảm nhận khác với mọi người. Ông luôn khao khát muốn trở thành một người phụ nữ. Thế nhưng trước mặt mọi người, ông luôn gồng mình để thể hiện bản thân như một người con trai.
“Quãng thời gian năm 14 tuổi, tôi nhận thức được tình cảm của mình. Lúc đó, tôi thấy cuộc sống của tôi không bình thường. Tôi luôn muốn trở thành phụ nữ và dành tình cảm cho phái nam. Trước đây, vấn đề kỳ thị người chuyển giới khá rõ rệt. Bởi vậy sống trong môi trường đó, tôi luôn phải né tránh, che giấu bản thân mình”, ông Sang cho biết.
Ngày đó, bà Ngân phụ bán hoa quả cho một cửa hàng cạnh nhà ông Sang. Bà Ngân cho biết, lúc đó, ông Sang đẹp trai, thư sinh, lại con nhà giàu. Sau nhiều lần tiếp xúc với người đàn ông này, bà Ngân đã thương thầm trộm nhớ. Trong khi đó, thỉnh thoảng ông Sang viết thư cho bà khiến bà nghĩ ông có tìm cảm với mình.
Lúc ông Sang đang học trung học thì bố mẹ ông mất. Vì vậy, ông phải tự lập vừa học vừa làm để trang trải cuộc sống.
Thời gian sau, ông đi nghĩa vụ quân sự, rồi làm việc tại Cần Thơ. Thời gian này, bà Ngân vẫn luôn bên cạnh và chờ đợi ông. Năm 1978, ông Sang trở về TP.HCM và sống với bà Ngân. Họ có sính lễ nhưng không tổ chức đám cưới, không đăng ký kết hôn.
Năm 1979, bà sinh con gái đầu lòng. Sống với bà Ngân nhưng trong thâm tâm, ông vẫn luôn dành tình cảm cho phái nam. Chính vì điều này, những biến cố bắt đầu xảy ra trong gia đình họ.
Hằng đêm ông Sang đều đi ra ngoài đến sáng hôm sau mới về. Mới đầu, bà Ngân nghĩ chồng ra ngoài kiếm tiền lo cho gia đình. Thế nhưng, ông không có những cử chỉ gần gũi, quan tâm bà Ngân như một người chồng. Thấy vậy, bà Ngân bắt đầu cảm thấy nghi ngờ, nghĩ chồng có tình nhân bên ngoài.
Trong một lần, bà bám theo chồng đến một quán ăn. Tại đây, bà phát hiện chồng đang ôm ấp một người có mái tóc dài. Thoạt nhìn, bà nghĩ là phụ nữ. Khi tiến lại gần, bà bàng hoàng nhận ra chồng mình đang tay trong tay với một người đàn ông khác.
"Lúc đó, tôi rất buồn và không biết mình phải nói gì với chồng. Tôi không biết ông ấy bị sao vì hồi xưa đâu có vụ đồng tính luyến ái gì đâu", bà Ngân cho biết.
Bỏ qua mọi chuyện, vợ chồng bà Ngân vẫn sống với nhau nhưng tình cảm lạnh nhạt. Sau nhiều lần giao lưu với bạn bè, biểu diễn ở đám cưới, giới nghệ sĩ biết đến giọng ca của ông. Nhờ đó ông được giới thiệu tham gia đoàn cải lương Tây Ninh.
Nhân cơ hội này, không một lời nói từ biệt, ông Sang bỏ vợ con đi theo đoàn đi biểu diễn từ Nam ra đến ngoài Bắc.
Ông Sang chia sẻ, lúc đó, ông sống với vợ nhưng không có tình cảm. Ông bỏ đi vì muốn giải thoát cho vợ. Ông không muốn làm khổ người phụ nữ đã hi sinh cuộc đời vì mình.
“Chúng tôi không chia tay nhưng không ở với nhau nữa. Bà ấy muốn làm gì thì làm. Tôi không trách bà ấy. Bà ấy không hiểu, không đồng cảm với tôi”, ông Sang nói.
Không lâu sau đó, bà Ngân cũng bồng bế con bỏ về quê. Ở đây, bà làm đầu bếp, một mình nuôi con đến tuổi trường thành rồi gả chồng cho con gái.
Về phần ông Sang, trong lúc đi hát, mới đầu, ông lấy tên và ăn mặc như con trai. Tuy nhiên, đến năm 43 tuổi - năm 1983, ông muốn được sống là chính bản thân mình nên quyết tâm thay đổi.
Trang Kim Sa (áo đen, bên phải) bên người bạn lúc còn theo các đoàn đi hát. Ảnh: Nhân vật cung cấp Số tiền đi hát được ông dành hết để mua sắm quần áo ăn mặc sao cho giống phụ nữ. Ngoài ra, để hấp dẫn trong mắt những người đàn ông khác, ông Sang còn mua silicon để tiêm nhằm có phần ngực nở nang.
Ông Sang cho biết thêm, do khao khát có vòng một “khủng” nên những người bạn của ông tiêm số lượng lớn silicon vào người. Kết quả, nhiều người đã chết sau đó.
Sau nhiều sóng gió, bà Ngân đã tha thứ cho chồng. Giờ họ coi nhau như tri kỉ. Ngày trở về
Bà Ngân chia sẻ, bà không biết chồng là người chuyển giới nên ở quê, mỗi ngày, bà đều ngóng chờ tin tức về chồng. Thế nhưng mấy chục năm liền, bà bặt vô âm tín về chồng.
Trong khi đó, có nhiều người đàn ông giàu có đem lòng yêu bà nhưng bà vẫn một mực từ chối, chờ chồng quay trở về.
“Tôi mặc cảm nên không đi thêm bước nữa. Hơn nữa, tôi cũng chưa nói một lời dứt khoát với chồng của mình”, bà Ngân cho biết.
Năm 2013, trong lúc đi hát, ông Sang bị tai biến phải nằm viện ở TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa). Khi đó, bà mới biết tin về chồng. Bà gửi ra cho ông 2 triệu đồng trả tiền viện phí và mua vé tàu xe trở về để bà chăm sóc. Bởi vì bà biết ông không còn người thân thích.
Lúc đó, bà Ngân cũng đi làm phụ giúp việc nên sống nay đây mai đó. Khi ông về, bà phải nhờ người thân cho ông Sang ở nhờ. Còn bà lặn lội đi tìm nhà trọ để có thể đưa ông về chăm sóc.
Trong căn phòng trọ, ngồi trên chiếc võng, bà Ngân cho biết: “Tôi không còn trách ông ấy nữa. Giờ chúng tôi lớn tuổi rồi nên tôi coi ông ấy cũng giống như một người bạn. Tôi vẫn làm tròn bổn phận lo cho ông ấy. Còn ngoài ra, chuyện ăn ở vợ chồng thì không có”.
Những dấu vết xăm mày, xăm mi vẫn còn rõ rệt trên gương mặt ông. Giờ đây, ông Sang không còn ăn mặc như phụ nữ nữa. Tuy vậy, trên gương mặt ông vẫn hằn in những dấu vết của việc xăm lông mày, lông mi.
“Giờ lớn tuổi rồi, tôi chỉ mặc đơn giản. Còn người ta thích gọi tôi là cô hay chú thì tùy họ đánh giá", ông Sang cho hay.
Sau nhiều sóng gió, giờ đây họ coi nhau như tri kỉ và nương tựa vào nhau lúc về già. “Bây giờ, cứ sống vui vẻ, tôi không nghĩ gì nữa. Bữa nào có tiền nhiều chút thì mua đồ ăn ngon. Không thì rau cháo sống qua ngày”, bà Nga chia sẻ.
"Người chuyển giới" là thuật ngữ miêu tả những người có bản dạng giới (suy nghĩ, cảm nhận về giới của bản thân) không trùng với cơ thể sinh học của họ khi sinh ra. Ví dụ: một người chuyển giới được nhận diện là nữ trong khi bẩm sinh có cơ quan sinh dục nam.
Sự thật bất ngờ phía sau thân hình nóng bỏng của hot girl Tây Ninh
Để có được thân hình quyến rũ, nóng bỏng, Tây Hà đã chấp nhận những cơn đau triền miên trên bàn phẫu thuật.
">...
【Bóng đá】
阅读更多Tìm lại bạn mất liên lạc 60 năm nhờ mạng xã hội
Bóng đáNhờ mạng xã hội mà sau gần 60 năm mất liên lạc, giờ đây ông Nguyễn Trương Trác (77 tuổi, Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tìm được bạn cũ, cùng nhau sống dưới một mái nhà đầy niềm vui, dạt dào kỉ niệm… Internet kì diệu
Ông Nguyễn Trương Trác (77 tuổi, Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội) vẫn không khỏi xúc động, bồi hồi khi kể lại câu chuyện gặp lại những người bạn sau bao năm xa cách.
“Khi được cử sang Trung Quốc học trường thiếu nhi Lư Sơn, chúng tôi lúc ấy có người chỉ 6,7 tuổi, người nhiều tuổi nhất mới có 13,14. Là những đứa trẻ xa bố mẹ, xa quê hương, chúng tôi có với nhau biết bao câu chuyện, biết bao kỉ niệm ở Lư Sơn. Năm 1958, chúng tôi được đưa trở lại Việt Nam, trở lại địa phương, gia đình, mỗi người nhận giấy đi học ở một ngành ở các trường đại học khác nhau, từ đó, gần 100 con người chúng tôi hầu như mất liên lạc”, ông Trác nhớ lại.
Ông Nguyễn Trương Trác cùng vợ đi du lịch khám phá những miền đất trên thế giới khi đã ở độ tuổi “thất thập cổ lai hy” Chỉ sau khi được thực sự nghỉ ngơi, rời bỏ các vị trí công tác, bỏ được bề bộn của cuộc sống với sự hỗ trợ của công nghệ thông qua internet, mọi người mới tìm lại nhau qua… mạng xã hội. Ông Trác còn nhớ như in lần đầu tiên ông vào được group của lớp: “Chúng tôi đều vô cùng ngạc nhiên và mừng rỡ, không thể hình dung là lại được gặp lại nhau như thế này, internet quả là kì diệu”, ông Trác kể.
Thế là cuộc sống mấy chục năm xa cách được tái hiện lại, như được hồi sinh, như được tiếp thêm sức mạnh sống. Mạng xã hội giờ đây đã trở thành cầu nối những người bạn từ thuở ấu thơ trở về hội tụ cùng nhau.
Nhờ mạng xã hội, những người chuyên gia về các lĩnh vực ngôn ngữ, quân sự, kĩ thuật, người có chuyên môn nào lại viết về chuyên môn đó rồi tải lên mạng cho các bạn mình biết, vì thế mà cuộc hội ngộ cứ kéo dài thêm mãi niềm vui. Ai cũng thừa nhận, qua mạng xã hội mới biết bạn mình có nhiều tài năng, rồi tâm sự gia đình, bạn bè, làm thơ, thi thơ, những người già thường xuyên trao đổi với nhau thấy gần gũi tình người, thấy cuộc sống đáng sống quá đỗi.
Những cuộc đại cách mạng về thông tin
Với những người lớn tuổi, trải qua nhiều thời kì như ông Trác không thể quên cuộc cách mạng tivi những năm 1990s đã mang đến cơ hội tiếp cận thông tin và cuộc cách mạng điện thoại mang đến cơ hội liên lạc, xóa nhòa mọi khoảng cách những năm 2000s. Giờ đây, khi cách mạng công nghiệp 4.0 đang gần kề, người người nhà nhà vừa vui mừng đón nhận những thành tựu mới của công nghệ nhưng cũng không khỏi có những lo lắng, băn khoăn. Làm sao để không tụt lùi khi công nghệ tiến lên phía trước là vấn đề mà mọi người đều quan tâm, đặc biệt là những người trung niên, người già.
Nhóm bạn Lư Sơn - Quế Lâm năm nào của ông Trác, giờ đã có người lên chức cụ, có người đã đi theo tiên tổ nhưng những người còn vẫn đang kết nối với nhau hàng ngày hàng giờ, vì thời gian của họ đã bị rút ngắn lại rất nhiều rồi. Ông Trác cho biết giờ đây, hầu như nhóm bạn của ông thường cập nhật qua Facebook trên điện thoại di động. “Còn sống ngày nào, chúng tôi còn kết nối với nhau ngày ấy và cập nhật xu hướng thức thời để tận hưởng cuộc sống, để xem con cháu tiếp nối ông cha mình như thế nào”, ông Trác chia sẻ.
Thời nay, dù đã ở độ tuổi U80 nhưng nhiều người cao tuổi vẫn bắt kịp nhịp thời cuộc với sự trợ giúp của công nghệ thông tin Tomato Data của Viettel là gói cước internet tốc độ cao trên di động và không giới hạn thời gian sử dụng bao gồm 2 gói TOMD10 (10.000đ được 200MB data tốc độ cao) và TOMD30 (30.000đ có 1GB data tốc độ cao). Để đăng ký, soạn TOMD10 hoặc TOMD30 gửi 191.
Bên cạnh ra mắt các gói cước ưu việt, Viettel cũng triển khai chương trình tặng 30 triệu GB data cho những người chưa sử dụng internet. Tham gia chương trình, mỗi khách hàng sẽ có cơ hội nhận 1GB data miễn phí, không giới hạn thời gian sử dụng. Đồng thời có thể tặng món quà này cho người thân, bạn bè chưa sử dụng internet một cách dễ dàng.
4 cách đơn giản để tặng 1GB data miễn phí cho người thân và cơ hội trúng Iphone X:
1. Soạn Số điện thoại người thân gửi 191
2. Truy cập https://viettel.vn/tomatodata
3. Vào ứng dụng My Viettel
4. Bấm gọi *098# và làm theo hướng dẫn
Cơ hội nhận 1GB cho bạn, soạn Số điện thoại của bạn gửi 191
Doãn Phong
">...
【Bóng đá】
阅读更多
热门文章
- Soi kèo góc Bologna vs Dortmund, 3h00 ngày 22/1
- Cú sốc của cô gái Bình Định và cái thai bị chối bỏ
- Du lịch Việt Nam sẽ có kho ảnh 360 độ
- Người dân đỗ xe ‘chùa’, bệnh viện cảnh báo doạ tiêm người vi phạm
- Nhận định, soi kèo Boavista vs Casa Pia, 3h15 ngày 21/1: Nối mạch bất bại
- Xe máy trượt ngã như trong phim ở ngã ba do lỗi "kinh điển"
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Kheybar vs Havadar, 19h30 ngày 20/1: Khách thắng thế
-
Vì sao người già ở Nhật không được nhường ghế trên tàu điện ngầm?
-
Cụ thể, trong thời gian 2020-2023, Bệnh viện Da Liễu TPHCM ghi nhận số ca mắc sùi mào gà cao nhất. Đỉnh điểm vào năm 2023, có hơn 38.100 ca bệnh sùi mào gà được ghi nhận (chiếm hơn 50% tổng số ca STDs).
Trong khi đó, khoảng thời gian trên ghi nhận số ca mắc giang mai tăng gấp đôi (từ gần 4.900 ca năm 2020 tăng lên hơn 10.000 ca vào năm 2023).
Nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) mắc giang mai rất thường gặp, đặc biệt là những người đồng nhiễm HIV, do nhiều yếu tố như có nhiều bạn tình, các hành vi tình dục không an toàn và sử dụng các chất kích thích. Nhiều thể giang mai hiếm đã xuất hiện (như giang mai mắt, tai, ác tính…).
Bệnh lậu có số ca mắc tăng nhẹ qua các năm, từ gần 1.300 ca vào năm 2020 đã lên đến gần 1.700 ca vào năm 2023. Các STDs khác cũng có xu hướng tăng mạnh qua từng năm.
Ngoài ra, bệnh viện ở TPHCM còn phát hiện nhiều ca bệnh viêm hầu họng, trực tràng do lậu, vi khuẩn chlamydia; viêm niệu đạo do não mô cầu hoặc do vi khuẩn M. genitalium (tác nhân mới được ghi nhận gây các ổ dịch nhỏ tại châu Âu, Mỹ).
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, với sự phát triển của khoa học và y tế, chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý nhiễm khuẩn lây qua tình dục.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy các bệnh lý này vẫn đang là gánh nặng trong cộng đồng, để lại những hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe.
Do đó, Sở Y tế TPHCM đã ban hành Kế hoạch số 12420/KH-SYT về triển khai hoạt động phòng, chống các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục trên địa bàn TPHCM, giai đoạn 2025-2030.
Theo kế hoạch, có 4 mục tiêu được đề ra.
Thứ nhất, nâng cao năng lực hệ thống phòng, chống nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục tại cơ sở y tế.
Thứ hai, triển khai nghiên cứu ước tính tỷ lệ một số STDs trong quần thể dân cư tại TPHCM.
Thứ ba, giảm tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, trong đó tập trung vào các bệnh sùi mào gà, giang mai, lậu và chlamydia.
Thứ tư, loại trừ lây truyền giang mai từ mẹ sang con.
" alt="TPHCM: Ghi nhận hơn 38.000 ca mắc loại bệnh tình dục nguy hiểm trong 1 năm">TPHCM: Ghi nhận hơn 38.000 ca mắc loại bệnh tình dục nguy hiểm trong 1 năm
-
Bạn trai hơn tôi 3 tuổi, đẹp trai, công việc ổn, tính tình thẳng thắn, khô cộc. Anh không hay nói những lời ngọt ngào nhưng biết cách quan tâm tôi.
Hồi biết tôi yêu anh, gia đình tôi không mấy hài lòng bởi hoàn cảnh gia đình hai bên không được "môn đăng hộ đối". Nhà tôi bố mẹ đều kinh doanh, kinh tế khá giả. Còn nhà anh, bố mẹ đều là công nhân sắp về hưu, sống trong ngôi nhà cấp 4 bình thường, hơi chật chội.
Bố mẹ luôn nghĩ tôi thừa sức lấy được một người chồng có điều kiện tốt hơn nên khi thấy tôi yêu anh thì có chút thất vọng, phản đối.
Bạn trai tôi là người thông minh, nhạy cảm. Mỗi lần đến nhà, nhìn thái độ và nghe những lời bố mẹ tôi nói, dù không rõ ràng, anh vẫn hiểu bố mẹ tôi chê anh nghèo. Anh luôn nói với tôi, có thể xuất phát điểm của anh không tốt nhưng anh sẽ cố gắng để bố mẹ tôi thấy con gái mình không chọn nhầm người.
Có lẽ chuyện này, anh cũng từng tâm sự với mẹ anh. Vậy nên hôm gặp mặt người lớn để bàn chuyện đám cưới, mẹ anh có nói trước mặt bố mẹ tôi rằng: "Có thể con trai tôi không đạt tiêu chuẩn giàu có như anh chị mong đợi nhưng tôi tự tin nói rằng, con trai tôi là chàng trai thông minh, tốt bụng và được nuôi dạy tốt".
Về phần đám cưới, anh nói bà con, họ hàng nhà anh chủ yếu ở quê, chỉ có một số ít lên tham dự. Bạn bè, đồng nghiệp của bố mẹ anh cũng không nhiều nên đám cưới chỉ mời gói gọn, tình cảm.
Anh cũng rào đón trước với tôi, gia đình anh không có điều kiện nên quà cưới bố mẹ cho hai đứa không có nhiều. Nếu nhà tôi cho hồi môn con gái, có thể cho trước vào hôm nhà anh đến nhà làm lễ ăn hỏi. Còn ngày hôn lễ, bố mẹ cho quà tượng trưng là được rồi. Tôi thật sự không hề để tâm đến lời dặn này.
Hôm tổ chức lễ cưới, đến phần trao quà, phía bên nhà trai có bố mẹ anh lên trao cho hai vợ chồng hai chiếc nhẫn vàng, vợ chồng chị gái anh cũng trao một chỉ vàng. Bố mẹ tôi cho hai vợ chồng một mảnh đất có sổ đỏ mang sẵn tên tôi, một cây vàng. Anh em, chú bác họ hàng nhà tôi cũng giàu có nên ai cũng đều cho cháu một chỉ vàng, tính tổng cộng hơn 2 cây vàng.
Kết thúc lễ cưới, khi về tới nhà, tôi thấy cả gia đình chồng đều tỏ thái độ không vui. Mẹ chồng nói dằn dỗi với tôi: "Biết là nhà con giàu có nhưng con gái lấy chồng, cho con cái gì có cần phải khoe lên cho mọi người biết hết thế không? Có phải bên nhà thông gia muốn chứng tỏ nhà mình giàu có hơn hay không?".
Chồng tôi cũng bất bình bảo: "Chuyện này anh đã dặn em trước rồi mà. Hay bố mẹ em sợ mọi người không biết nhà em giàu hơn? Bố mẹ làm vậy khiến bố mẹ anh cảm thấy rất "mất mặt" vì bị lép vế hơn nhà gái. Quan khách họ bàn tán rằng, anh lấy được vợ nhà giàu, "chuột sa chĩnh gạo", em có biết không?
Phản ứng của mọi người nhà chồng khiến tôi vừa bất ngờ, vừa bất mãn. Hôm nay là ngày cưới của chúng tôi, sao lại căng thẳng vì một chuyện không đáng như vậy? Bố mẹ anh không cho quà nhiều, gia đình tôi không coi trọng chuyện đó. Sao bên nhà chồng lại bực bội chỉ vì nhà gái cho con nhiều hơn?
Bố mẹ, họ hàng trao quà cho tôi cũng là cho anh chứ đâu phải cho gì riêng tôi? Tôi không xấu hổ khi lấy chồng nghèo thì thôi, sao chồng tôi lại thấy xấu hổ khi người ta nói anh lấy được vợ giàu?
Tôi không ngờ, giây phút đầu tiên đặt chân về nhà chồng lại phải đối diện với một tình huống oái oăm khiến bản thân cảm thấy ấm ức như vậy. Chẳng lẽ, con gái lấy chồng, bố mẹ, cô dì chú bác muốn trao cho con món quà trong ngày cưới cũng không được sao?
Góc "Chuyện của tôi" ghi lại những câu chuyện trong đời sống hôn nhân, tình yêu. Bạn đọc có câu chuyện của mình muốn chia sẻ vui lòng gửi về chương trình qua hòm thư: [email protected]. Câu chuyện của bạn có thể được biên tập nếu cần. Trân trọng.
" alt="Tôi ấm ức vì phản ứng kỳ lạ của nhà chồng ngay sau lễ cưới">Tôi ấm ức vì phản ứng kỳ lạ của nhà chồng ngay sau lễ cưới
-
Nhận định, soi kèo Nữ San Luis vs Nữ Club Tijuana, 06h00 ngày 21/01: Chặn đà tiến chủ nhà
-
Câu chuyện tình yêu giữa ông Hồ Đại Phước với người vợ kém ông 22 tuổi khiến không ít người ngưỡng mộ. Được biết, họ kết hôn khi ông Phước đã xấp xỉ 40 tuổi. 'Tôi 40, cưới cô ấy khi vừa 18'
Năm 2005, nhiều người biết đến ông Hồ Đại Phước (SN 1945, phường 10, quận Tân Bình, TP.HCM) khi ông được Trung tâm kỉ lục Việt Nam xác nhận là Kỉ lục gia, người chụp ảnh các ngôi chợ nhiều nhất Việt Nam.
Tuy nhiên, ít ai biết câu chuyện tình yêu lệch tuổi giữa ông và bà Đinh Thị Ngọc Sen (SN 1967), người kém ông 22 tuổi. Họ kết hôn khi ông Phước đã xấp xỉ 40 tuổi.
Kỷ lục gia Hồ Đại Phước đang sắp xếp lại những tấm ảnh mà ông đã chụp. Ảnh: Hoàng Tuân Ông Phước cho biết, ông sinh ra và lớn lên tại TP.HCM. Đến năm 1970, ông mở lớp dạy học cho những trẻ em trong xóm. Trong số học trò đó có 3 anh em bà Sen.
Tuy nhiên, ông không bao giờ nghĩ rằng cơ duyên sau này, học trò là bà Đinh Thị Ngọc Sen lại trở thành người bạn đời của ông.
Ông Hồ Đại Phước và học trò của mình chụp ảnh năm 1972. Bà Sen ngồi hàng thứ 2, vị trí thứ 7 tính từ trái sang phải. Ảnh: NVCC Kể về câu chuyện tình yêu của mình, ông Phước cho biết, thời điểm năm 1980 - 1984, ông công tác tại phòng văn hóa thông tin ở phường. Tuy nhiên, do chính sách giảm biên chế nên ông trở về nhà để làm kinh tế nông nghiệp.
Trong làng, cụ Đinh Thị Phú (sau này là mẹ vợ ông) thấy ông hiền lành, chất phác lại chăm chỉ làm ăn. Vì vậy, cụ Phú đã tác hợp con gái của mình cho ông.
Năm 1985, đám cưới của họ được tổ chức tại nhà bà Sen với sự ủng hộ của hai bên gia đình và bà con họ hàng.
Sau đám cưới, họ xây dựng và vun vén cho gia đình nhỏ. Cũng trong năm đó, niềm hạnh phúc của vợ chồng lệch tuổi như được nhân đôi khi họ đón đứa con đầu lòng. Vợ chồng ông đặt tên cho con là Hồ Đại Phương.
Đến năm 1987, họ đón thêm thành viên gia đình nữa là con gái Hồ Ngọc Phượng.
Vợ chồng ông Phước cùng hai con Hồ Đại Phương và Hồ Ngọc Phượng. Ảnh: NVCC Cuộc sống vợ chồng ông lúc đó khó khăn. Tuy nhiên, họ lúc nào cũng vui vẻ bên nhau và ít khi xảy ra những mâu thuẫn. Bà Sen luôn ủng hộ chồng trong mọi việc. Hơn hết, bà thường lui về sau để làm chỗ dựa tinh thần và chăm lo con cái cho ông yên tâm làm việc.
Năm 1996, kinh tế gia đình ông Phước gần như thay đổi hoàn toàn mà ông gọi đó là bước ngoặt. Năm đó, gia đình ông được chính quyền chính thức cấp quyền sở hữu cho số đất mà họ đang ở và canh tác sau thời gian tranh chấp.
Nhờ vậy, ông phân chia thành những lô đất để xây nhà cửa khang trang và nhà trọ cho thuê.
Năm 1999, kinh tế khá giả nên vợ chồng ông mua xe ô tô. Có phương tiện đi lại, thỉnh thoảng, gia đình ông Phước cùng nhau đi du lịch.
Từ thời điểm đó, ông có điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiều chuyến đi xa, thỏa mãn niềm đam mê nhiếp ảnh bấy lâu. Đặc biệt là sở thích kỳ lạ với việc chụp ảnh chợ.
"Chợ là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Việt Nam. Ở chợ, tôi tìm thấy những phong tục và nét đẹp rất riêng. Đặc biệt, con người ở chợ là sự pha tạp mọi thành phần. Vì vậy, nó thể hiện được sự chân thật đúng như trong đời thường", ông Phước chia sẻ.
Ông Phước cùng vợ đi du lịch và chụp ảnh chợ ở nhiều nơi. Trong ảnh, họ chụp tại hồ Gươm (Hà Nội). Ảnh: NVCC Những ngôi chợ từ ở đồng bằng cho tới miền núi, miệt vườn miền Tây, hải đảo xa xôi đều đã in dấu chân ông Phước.
Vợ chồng ông Phước chụp ảnh trước chợ Vinh. Ảnh: NVCC Trong những chuyến đi đó, thỉnh thoảng, ông đi cùng vợ. Theo ông Phước, đây cũng là cơ hội giúp vợ chồng ông thêm gắn kết tình cảm và bà Sen có cơ hội được đi du lịch đó đây.
Hạnh phúc bền chặt của gia đình kỷ lục gia
Bên cạnh những cuốn album, góc trưng bày ảnh chợ, ông Phước cũng dành khoảng không gian riêng trong nhà để lưu giữ những hình ảnh gia đình.
Ông Phước cùng hai con tổ chức sinh nhật cho bà Sen. Ảnh: NVCC Khi nhìn lại những năm tháng đã qua, ông Phước cho biết, hạnh phúc lớn nhất của vợ chồng ông chính là mỗi ngày được thấy con cái của họ lớn lên và trưởng thành. Giờ đây, hai con của ông Phước đã dựng vợ gả chồng. Họ có thêm những đứa cháu kháu khỉnh, ngoan ngoãn.
Trong căn phòng trưng bày, ông Phước cho chúng tôi xem những bức ảnh gia đình mà ông cất giữ cẩn thận. Khi lật giở cuốn album, có những tấm ảnh và dòng chữ đã phai màu thời gian.
Cuốn album ảnh gia đình được ông Phước cất giữ cẩn thận. Ảnh: Hoàng Tuân Trên đó, ông Phước viết cho hai con của mình với những lời lẽ chan chứa tình cảm yêu thương của một người cha:
“Hai con Phương và Phượng thương yêu nhất của ba! Ba ghi lại đây một số hình ảnh sinh hoạt trong ngày của gia đình ta vào thời các con còn thơ ấu. Chắc rằng sau này lớn lên, khi nhìn lại các con sẽ thấy quý biết dường nào! Bởi đây là tuổi của vô tư, hồn nhiên và hạnh phúc nhất mà sau này sẽ không còn nữa. Bởi từng bước khi lớn lên, các con càng gánh vách thêm nhiều trách nhiệm trong cuộc sống”.
Ông Hồ Đại Phước và bà Đinh Thị Ngọc Sen tại nhà của họ. Ảnh: Hoàng Tuân Ở tuổi xế chiều, cuộc sống của vợ chồng ông Phước hết sức đơn giản. Buổi sáng, ông cùng vợ thức dậy. Họ đưa cháu đi học. Sau đó, họ cùng đi ăn sáng rồi đi chợ mua thức ăn cho cả ngày hôm đó.
Trở về nhà, ông ngồi đọc báo, sắp xếp lại những tấm ảnh mà ông đã chụp trước đó. Còn bà Sen quét dọn nhà cửa, nấu cơm nước.
Ngồi ở ghế, bà Sen cho biết, ngày trước bà có thể cùng ông đi chụp ảnh cả tháng trời. Nhưng bây giờ, người phụ nữ 51 tuổi lại tất bật chăm sóc cháu. Vì vậy, thỉnh thoảng bà mới có thể cùng ông đi những chuyến đi ngắn ngày.
Ở tuổi 73, mỗi ngày ông Phước đều cố gắng chụp ít nhất một tấm ảnh. Ông duy trì thói quen này vì ông muốn ghi lại nhật ký thường nhật bằng hình ảnh. Đặc biệt, ông chưa bao giờ nghĩ rằng ông sẽ ngừng nghỉ việc chụp ảnh dù chỉ một ngày. Ông mong muốn kho ảnh của mình ngày càng phong phú hơn nữa.
Hiện tại, vợ chồng ông Phước đang sống hạnh phúc bên con cháu. Họ không có những ước muốn gì cao sang. Họ chỉ mong mỗi ngày được đi ăn sáng và đi chợ cùng nhau. Thỉnh thoảng, họ lại cùng đi du lịch, khám phá những ngôi chợ mới ở trên đất nước mình. Với họ, cuộc sống đơn giản chỉ có vậy.
Nỗi đau thầm kín của đại gia trẻ sau 3 cuộc hôn nhân
Sau 3 cuộc hôn nhân, tôi đều mang nỗi đau bị phản bội. Nguyên nhân xuất phát từ chuyện sinh con của tôi.
" alt="Thầy giáo cưới học trò kém 22 tuổi: 'Tôi 40 khi cô ấy vừa 18'">Thầy giáo cưới học trò kém 22 tuổi: 'Tôi 40 khi cô ấy vừa 18'