Bộ trưởng phản hồi, người cha dạy xin lỗi
- Sau khi thông báo lùi thời gian thảo luận đề án đổi mới chương trình,ộtrưởngphảnhồingườichadạyxinlỗheidenheim đấu với chelsea sách giáo khoa, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khiến các đại biểu "rất tiếc" bởi ông đã về sớm. Trong khi đó, để dạy cho cô con gái bé bỏng nói và nhận lời xin lỗi, một ông bố Mỹ đã kiên nhẫn vô bờ. Đó là những câu chuyện giáo dục được quan tâm nhất trong tuần qua.
Những phản hồi...lùi lại
Đầu tuần, nói về số tiền 34.275 tỷ đồng của đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông (một trong những "đầu việc" của việc lớn "đổi mới giáo dục"), Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết đó là con số tính toán của các chuyên gia, một sơ suất và nhầm lẫn trong lúc ông đi công tác nước ngoài, chứ bản thân ông cũng không đồng tình với con số này.
Phiên họp của UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng QH sáng nay (25/4) dự kiến thảo luận thẩm tra dự án nghị quyết QH về đổi mới chương trình và sách giáo khoa. Nhưng ngay từ đầu phiên họp, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã đích thân đọc công văn của Chính phủ xin hoãn trình dự án. |
Tiếp đến, vào ngày 25/4, Bộ GD-ĐT thông báo do cần thời gian nghiên cứu về kinh phí thực hiện việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa nên chưa trình ra Quốc hội để thảo luận.
Đánh giá cao quyết định "lùi lại" khi sự chuẩn bị chưa thấu đáo này, các chuyên gia giáo dục cũng đặt tiếp vấn đề: Những người làm chính sách có thực lòng muốn sửa?
Về phía các đại biểu Quốc hội, ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội phân tích hồ sơ do Bộ được Chính phủ ủy quyền trình quá sơ sài, chưa có báo cáo tổng kết việc thực hiện nghị quyết cách đây 14 năm, nếu Bộ tách bạch các khoản chi và làm rõ những kinh phí tối thiểu cần có và kinh phí đầu tư lâu dài thì dư luận sẽ không bức xúc.
Còn bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm ủy ban nói "rất tiếc" khi Bộ trưởng đến thông báo "lùi thời gian" mà không ở lại để tiếp thu ý kiến của các thành viên trong ủy ban tại phiên họp ngày 25/4.
TS Giáp Văn Dương (cổng giáo dục trực tuyến Giapschool) bình luận: Người quan tâm đến cải cách giáo dục thở phào vì một đề án dở tạm thời không được triển khai. Chính phủ có lẽ cũng thở phào vì chưa phải chi một khoản tiền quá lớn, khi nợ công ngày càng tăng cao, và dự kiến trong năm nay phải vay 400.000 tỉ đồng để trả nợ và chi tiêu.
Nhưng đó chỉ là cái thoảng qua, vui gượng. Còn xét về đại thể, đây là một câu chuyện buồn cho giáo dục. Buồn bởi lẽ mọi thứ vẫn dậm chân tại chỗ trong khi thời gian, niềm tin và khí thế. Ông Dương đặt câu hỏi: Tư duy giáo dục đã trở thành tư duy dự án, thời của giáo dục đã trở thành thời của dự án?
"Chuẩn giáo viên": 150 tín chỉ
Nhập cuộc với "trận đánh" đổi mới giáo dục, với lý do "những lần cải cách trước chưa có cải cách sư phạm", Trường ĐH Sư phạm Hà Nội vừa đề xuất đổi mới chương trình đào tạo giáo viên. Theo khung chương trình, việc đào tạo sẽ được chia làm ba bộ phận: Môn chung, chuyên môn và nghiệp vụ. Tổng số tín chỉ cần đạt được của sinh viên là 150 (đại học), 90 (cao đẳng). Điểm nhấn còn tranh luận là trường sư phạm có thể cấp bằng cao đẳng. Đã có nhiều phản bác về đề xuất này.
Chạy đua tìm tiến sĩ
Một "cú đánh nhỏ" của "trận đánh lớn" được đưa ra từ đầu năm là quyết định dừng đào tạo 207 ngành đào tạo khi chưa đảm bảo điều kiện giảng dạy (chủ yếu là thiếu giảng viên trình độ tiến sĩ).
Sau khi "gươm" vung ra, với quá trình rà soát và bổ sung nhanh chóng, đến nay số ngành được mở lại đã chiếm hơn nửa.
Theo tìm hiểu của báo Tuổi Trẻ, sau động thái "vung gươm" này, nhiều trường ĐH đang ra sức chạy đua tuyển giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ; các bộ chủ quản (Y tế, Văn hóa) cũng ra tay hỗ trợ nóng các trường trực thuộc.
Trường không kịp "trở tay" thì lấy tên của người khác “gắn” vào trường mình, tuyển giảng viên cơ hữu nhưng không kiểm tra kỹ dẫn đến một giảng viên đứng tên ở nhiều trường khác nhau. Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết đang sở hữu một phần mềm và cơ sở dữ liệu đặc biệt, có thể “test” nhanh việc báo cáo không trung thực về đội ngũ giảng viên.
Hiệu trưởng tự trọng và người cha trách nhiệm
Thảm họa chìm phà ở Hàn Quốc khiến gần 300 học sinh và giáo viên mất tích gây chấn động lớn trên toàn thế giới.
Thầy hiệu phó Kang Min-kyu, 52 tuổi, người dẫn đầu đoàn học sinh, dù được cứu sống, đã treo cổ tự vẫn. Ông chia sẻ trong thư tuyệt mệnh: “Sống sót một mình thật quá đau đớn trong khi 200 người vẫn đang mất tích. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự việc này. Một lần nữa, tôi sẽ lại trở thành thầy giáo của những học sinh đã mất tích ở bên kia thế giới”.
Hành vi của ông, cùng với hành vi đệ đơn từ chức của Thủ tướng Hàn Quốc mới đây được một bạn đọc bình luận: "Mình cảm phục lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm của người Hàn. Xúc động và rơi nước mắt. Và hy vọng cho những điều tốt đẹp sẽ tới với đất nước Việt Nam".
CLIP Cha dạy con nói lời xin lỗi |
Cũng trong tuần này, một clip 5 phút được lan truyền với tốc độ chóng mặt về cách ông bố người Mỹ dạy con gái nói lời xin lỗi đã làm hàng triệu người trên thế giới rơi lệ xúc động.
Một bạn đọc bình luận :"Clip giáo dục này rất hay, không những giáo dục thế hệ trẻ mà còn giáo dục tất cả mọi người, mọi thế hệ đang sống". Độc giả khác thì so sánh "giáo dục cần phải kiên nhẫn, chứ không phải nóng vội để đạt được mục đích "thông qua dự án" như đề án có con số khai toán hơn 34.000 tỷ mà ngành giáo dục rập rình đưa ra.
Những nữ sinh tươi sáng
Ngày cuối tuần, những thông tin về các nữ sinh đã làm ấm lòng người quan tâm tới giáo dục. Đó là câu chuyện về sự trung thực của cô bé học sinh lớp 7 Hồ Thị Bảy ở Nghệ An, tình cờ nhặt được bọc tiền trên đường đến lớp, em đã tất tả chạy đến nhờ ban giám hiệu trường liên hệ trả lại cho người đánh rơi.
Một gương mặt thành công khác là Lã Hồ Minh Khuê, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, có lẽ là trường hợp duy nhất được ĐH Harvard tặng suất học bổng 320.000 USD. Ở Khuê là sự tự tin, thông minh nhưng vô cùng điềm đạm và khiêm tốn.
Hai mẹ con Hải Âu - Minh Khuê |
Kết quả của Khuê phải kể tới vai trò lớn của người mẹ, chị Hồ Thị Hải Âu. Với chị, việc nuôi dạy con là niềm đam mê. Không có thói quen đổ tại ai, chị lặng lẽ giáo dục con theo triết lý học để phát triển tố chất.
Trong khi nền giáo dục và những người chèo lái "con thuyền giáo dục" đang tiến tới, tiến lui trước đòi hỏi "chấn hưng giáo dục, mệnh lệnh của cuộc sống" và dường như còn loay hoay xác định triết lý giáo dục, thì người mẹ này hơn 10 năm qua đã âm thầm xác định và theo đuổi một triết lý giáo dục khai phóng, giáo dục là nhằm phát triển tối đa các tố chất của con người.
- Song Nguyên (tổng hợp)