Nhận định, soi kèo Shanghai Port vs Meizhou Hakka, 19h00 ngày 2/4: Bữa tiệc bàn thắng
本文地址:http://casino.tour-time.com/news/20a693377.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Yokohama FC vs Vissel Kobe, 17h00 ngày 2/4: Khách hoan ca
Việc đóng cửa các trường học trong suốt thời gian dịch bệnh Covid-19 đã gây tổn hại nặng nề đến sức khoẻ tinh thần của các bà mẹ, nhưng không ảnh hưởng gì đến hạnh phúc của các ông bố, nghiên cứu ở 1.500 phụ huynh trong tháng 4, 5, 6, 7, 9 và tháng 11 năm ngoái cho hay.
Vừa trông trẻ, vừa dạy học tại nhà, vừa làm việc khiến cho các bà mẹ có con nhỏ cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ và cảm thấy mình vô dụng.
Đại dịch làm gia tăng các vấn đề sức khoẻ tâm thần ở các bậc cha mẹ nói chung. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, các bà mẹ phải chịu đựng gánh nặng, trong khi các ông bố gần như không ảnh hưởng gì.
Các học giả tới từ ĐH Essex, Surrey và Birmingham cho biết, việc đóng cửa các trường học để ngăn chặn sự lây lan của virus có “tác động bất lợi đáng kể” đối với sức khoẻ tâm thần của các bà mẹ. Tuy nhiên, “với các ông bố, điều đó không có gì khác biệt”.
Phát hiện được đưa ra sau khi đã khảo sát 1.500 phụ huynh có con từ 4 đến 12 tuổi về cách họ ứng phó từ khi trường học đóng cửa đợt đầu tiên vào tháng 3/2020. Nghiên cứu xem xét sự khác biệt giữa các phụ huynh có con được phép trở lại trường từ đầu tháng 6 với những phụ huynh có con không trở lại trường cho đến tháng 9.
Kết quả cho thấy những bà mẹ có cả con trai và con gái không được học kỳ mùa hè bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Câu trả lời của họ cho 12 câu trong bảng câu hỏi sức khoẻ tinh thần tổng quát cho thấy sự suy giảm lớn so với trước khi đại dịch bắt đầu.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những bà mẹ có ít nhất 1 con không nằm trong nhóm được ưu tiên đi học lại vào tháng 6 năm ngoái “có nguy cơ bị mất ngủ nhiều hơn, từ đó dẫn đến lo lắng, căng thẳng liên tục, cảm thấy như thể không vượt qua được khó khăn của mình, không vui hoặc chán nản”. Ngoài ra, họ còn phải nhận các tác động như: mất tự tin vào bản thân, nghĩ rằng mình vô dụng và cảm thấy không thể tận hưởng các hoạt động hằng ngày một cách bình thường.
“Tác động của việc trẻ em nghỉ học lên sức khoẻ tâm thần của các bà mẹ là rất lớn và một sự mất mát quan trọng khó có thể thấy do ảnh hưởng của virus” - tiến sĩ Laura Fumagalli, một trong số 4 tác giả nghiên cứu nhận định.
“Chúng tôi ước tính rằng việc đóng cửa trường học có thể khiến sức khoẻ tâm thần của các bà mẹ suy giảm một nửa. Điều đáng chú ý là sức khoẻ tâm thần của các ông bố dường như không bị ảnh hưởng chút nào” - bà Fumagalli nói.
Các nhà nghiên cứu cũng xác định rõ nguyên nhân là do sự cô đơn, cô lập xã hội và mất liên lạc với bạn bè ở cả trong và ngoài trường học dẫn đến sự suy giảm sức khoẻ tâm thần của các bà mẹ. Họ nhận thấy đây là nguyên nhân quan trọng hơn việc phải làm thêm giờ hay mất việc.
Những bà mẹ có con không được đi học trở lại cho biết họ cảm thấy cô đơn hơn những bà mẹ có con trở lại trường vào tháng 6 năm ngoái.
Trước đó, đã từng có nghiên cứu cho thấy phụ nữ nói chung, các bà mẹ sống với con nhỏ nói riêng là một trong những nhóm phải chịu nhiều đau khổ hơn về tinh thần trong đại dịch, cũng giống như những người có sức khoẻ kém, những người thuộc hộ gia đình có thu nhập thấp và người gốc Á. Tuy nhiên, đây là nghiên cứu mới nhất cho thấy sức khoẻ tinh thần của nam giới hầu như không thay đổi.
“Những phát hiện của nghiên cứu này rất đáng lưu tâm. Các bậc cha mẹ, đặc biệt là các bà mẹ đang phải gánh vác gánh nặng khổng lồ khi vừa phải làm việc ở nhà vừa phải chăm sóc con cái trong thời kỳ đại dịch. Họ bị kiệt quệ về thể chất và tinh thần” - bà Munira Wilson, nghị sĩ Đảng Dân chủ tự do nhận định.
“Sức khoẻ tâm thần của các bà mẹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau nhiều lần giãn cách xã hội. Trong khi sự hỗ trợ mờ nhạt của chính phủ đơn giản là không giúp ích được gì”.
Đăng Dương(Theo The Guardian)
Sau nhiều tháng phải tạm ngưng cuộc sống hẹn hò vì dịch Covid-19, Harrison Forman, nhà sản xuất kiêm diễn viên hài 28 tuổi ở thành phố New York đã cảm thấy cô đơn đến mức sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm.
">Đại dịch Covid
Mang triệu ly sữa đến các em nhỏ kém may mắn
Chiến dịch do Vinamilk tổ chức đã nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng mạng với kết quả gần 31.000 ly sữa sẽ được trao cho trẻ em |
Hashtag #hanhphuc của chiến dịch đã được cộng đồng mạng lan tỏa trong suốt thời gian qua. Những khoảnh khắc hạnh phúc, những câu chuyện về niềm vui đã được chia sẻ, không chỉ là để bản thân mình cảm thấy tích cực, hạnh phúc hơn mà còn giúp mang đến những ly sữa yêu thương cho các em nhỏ kém may mắn qua chiến dịch của Vinamilk.
Anh Trần Tuấn Việt (Hà Nội), một nhiếp ảnh gia nổi tiếng thường được gọi là “người đưa hình ảnh đẹp Việt Nam ra thế giới” cho biết, trong gần 15 năm đi dọc ngang đất nước, hạnh phúc của anh là được gặp, được thấy, được nghe, được chụp, được chia sẻ niềm hạnh phúc qua từng bức ảnh. Hơn ai hết, anh hiểu một tấm ảnh chứa đựng niềm vui và tình yêu có thể lan tỏa nguồn năng lượng tích cực như thế nào.
Chính sự đồng điệu đó đã khiến anh Việt nhanh chóng tham gia chiến dịch “Triệu ly sữa yêu thương, triệu nụ cười hạnh phúc”, đồng thời không quên kêu gọi sự hưởng ứng của mọi người xung quanh để cùng nhau góp sữa đến trẻ nhỏ.
![]() |
Bài viết hưởng ứng chiến dịch của nhiếp ảnh gia Trần Tuấn Việt đã nhận hơn 2.000 lượt thích và chia sẻ |
Còn theo Nhà văn Trang Hạ, thì khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình chị luôn gắn liền với các hoạt động ngoài trời, khi các con của chị được trải nghiệm về cuộc sống và qua đó, cũng vun đắp tình cảm gia đình. “Cùng mình lan tỏa yêu thương nhé!” là điều nữ nhà văn này kêu gọi mọi người hãy ủng hộ chiến dịch “Triệu ly sữa yêu thương, triệu nụ cười hạnh phúc”, để niềm vui được lan tỏa đến với các em nhỏ qua những hộp sữa được trao đi.
Đó là một trong những câu chuyện về hạnh phúc đã được chia sẻ trong 3 tuần qua để ủng hộ chiến dịch của Vinamilk.
![]() |
Nhà văn Trang Hạ cũng tích cực hưởng ứng chiến dịch “Triệu ly sữa yêu thương, triệu nụ cười hạnh phúc” |
Vinamilk đồng hành cùng sự phát triển của trẻ em Việt
Chia sẻ về kết quả của chiến dịch này khi được cộng đồng hưởng ứng, ông Nguyễn Quang Thái - Giám đốc Phát triển Hoạt động Cộng đồng của Vinamilk cho biết, “Triệu ly sữa yêu thương, triệu nụ cười hạnh phúc” là chiến dịch mà Vinamilk thực hiện để khởi đầu cho hành trình của Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam năm thứ 14 này.
“Thông qua chiến dịch, chúng tôi vui mừng khi biết rằng cộng đồng luôn dành sự quan tâm và sẵn sàng đồng hành cùng Vinamilk trong hành trình mang sữa đến với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn. Các em chính là những cây non cần được chăm sóc của cộng đồng để vươn cao. Sự chung tay của chúng ta sẽ giúp các em có thêm động lực để thực hiện những ước mơ của mình, hướng đến một tương lai khỏe mạnh, hạnh phúc”, đại diện Vinamilk chia sẻ.
Với ý nghĩa đó, hành trình của Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam năm 2021 sẽ không chỉ trao tặng cho các em những ly sữa bổ dưỡng mà còn mang đến cả niềm vui qua những “Vườn mơ hạnh phúc”. Đây sẽ là nơi các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn được vui chơi, trải nghiệm, thỏa sức mơ ước và cảm nhận được sự yêu thương của cộng đồng dành cho mình.
Hành trình mang triệu ly sữa yêu thương cho những “vườn mơ hạnh phúc” của Vinamilk sẽ bắt đầu từ tháng 5/2021 với những điểm dừng chân đặc biệt khắp mọi miền đất nước.
Các em nhỏ nhận sữa từ chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam trong năm 2020 |
Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam là một trong những chương trình vì cộng đồng hướng đến trẻ em tiêu biểu của Vinamilk, được thành lập từ năm 2008 với sự đồng hành của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tính đến năm 2020, hơn 37 triệu ly sữa, tương đương khoảng 163 tỷ đồng, đã được gửi tặng cho hơn 460 nghìn trẻ em trên khắp 63 tỉnh thành, từ vùng địa đầu tổ quốc Hà Giang đến đất mũi Cà Mau. Trong năm 2020, Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã mang hơn 1,7 triệu ly sữa Vinamilk đến với 19 nghìn trẻ em, giúp các em nâng cao sức khỏe để phòng chống dịch bệnh. |
Tuyết Nhung
">Gần 31.000 ly sữa được cộng đồng góp tặng từ chiến dịch online của Vinamilk
Đại sứ quán cũng hỗ trợ người nhà nạn nhân nhận lại tư trang do phía cảnh sát Thái Lan bàn giao và tiếp tục tư vấn, hướng dẫn các thủ tục lãnh sự liên quan. Đại sứ quán đã chuyển thông tin chi tiết đến các cơ quan chức năng trong nước, đề nghị hỗ trợ thủ tục nhập cảnh thi hài.
Sứ quán cho biết họ sẽ tiếp tục theo sát tình hình, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng làm rõ thông tin và triển khai tiếp các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết.
Thi thể 4 người Việt tử vong ở Thái Lan sắp được đưa về nước
Nhận định, soi kèo Petrocub Hincesti vs Milsami, 22h00 ngày 3/4: Đánh mất lợi thế
Tháng trước, trường thông báo ngưng tuyển sinh, chuẩn bị cho bước giải thể. 45 cán bộ và giáo viên, 600 học sinh đến từ sáu xã miền núi nhao nhác. Sở giáo dục cho hay, huyện có hai trường trung học phổ thông nhưng đều không đáp ứng điều kiện số lượng học sinh và số lớp theo quy định mới của Bộ Giáo dục nên phải giải thể và sáp nhập. Vấn đề là, sáu xã của huyện nằm trong vùng rốn lũ, hàng năm đều chịu thiên tai. Nếu giải thể ngôi trường, hơn 200 học sinh sẽ phải đi học với quãng đường gần 20 km ở địa hình miền núi và thường xuyên có lũ.
Các phụ huynh đã làm đơn gửi các cơ quan chức năng để phản đối, xin giữ lại trường. Không nhận được phản hồi, hàng chục người kéo nhau lên trụ sở ủy ban tỉnh. Ngoài việc lo cho quãng đường rất xa con em mình sẽ phải vượt qua đến lớp, người thân, họ hàng tôi còn bảo, họ xót ruột cho một công trình tốn rất nhiều tiền của, mồ hôi, công sức, nhưng chỉ để sử dụng trong thời gian rất ngắn, gần như không đem lại nhiều lợi ích cho dân.
Sai lầm bén rễ từ 10 năm trước, khi chính quyền quyết định xây trường. Trước đó, thời tôi còn đi học, trong mấy chục năm, con em hơn chục xã trong huyện chỉ có một trường cấp ba. Trường khi đó chỉ gồm những dãy nhà cấp bốn nhưng vẫn phục vụ cho tất cả con em tại thời điểm dân số địa phương đạt ngưỡng cao nhất. Sau này, khi dân và học sinh trên địa bàn ngày càng ít đi bởi các đợt di cư ra thành phố, số người ở huyện giảm đi, nhưng chính quyền vẫn quyết định xây thêm hai ngôi trường cấp ba nữa. Và tới bây giờ, họ muốn dừng hoạt động một trường. Còn trường kia, quy mô xây dựng tương đương, số học sinh hàng năm trên 300 em, cũng đang bị đe dọa dừng hoạt động.
Vấn đề là, những ngôi trường hàng trăm tỷ đồng bằng tiền của công sau giải thể có thể dùng vào việc gì? Sân bóng, khu thể thao, nhà văn hóa đều không phù hợp và lãng phí vô cùng, trong khi địa phương còn hàng trăm hộ nghèo.
Mỗi xóm ở quê tôi đều mới được đầu tư xây dựng các ngôi nhà hai tầng to lớn, gọi là "nhà hội quán". Chính quyền giải thích đó là nơi hội họp của bà con thôn. Đồng thời, nhà hai tầng này sẽ là nơi tránh lũ cho dân làng khi có lũ lụt lớn - bởi quê tôi hay có lũ lụt. Trước đó, dăm bảy năm trước, các thôn xóm đều đã được xây công trình gọi là "nhà văn hóa thôn" từ ngân sách. Thành thử, sau khi xây "hội quán kiêm tránh lũ" là ngôi nhà hai tầng kia, các công trình "văn hóa thôn" khang trang và rất ít được sử dụng đều bị đập bỏ không tiếc thương.
Thực tế, khi có lũ lụt lớn, ngôi nhà hai tầng kia chỉ có thể chứa được mấy chục người trong tổng số dăm bảy trăm nhân khẩu của thôn. Và nếu ở trên đó, họ gần như không thể sinh hoạt gì bởi thiết kế đã không hề tính đến tình huống đó. Một "công trình chống lũ" cho dân nhưng được thiết kế rất qua loa đại khái cho thấy cách người ta đã xây dựng theo số lượng có lẽ chỉ nhằm hợp lý hóa cho chu trình đập - xây dự án bằng tiền chùa.
Vòng xoáy "xây - đập" vô tội vạ các công trình công cộng tốn hàng chục tỷ đồng như trên không chỉ diễn ra tại quê tôi. Nó cho thấy một kiểu ý thức đã tồn tại dai dẳng của những người quản lý xã hội và quản lý đồng tiền ngân sách. Chỉ nhìn thấy cái trước mắt, hoặc đã không nhìn, không đặt tiền của dân đi với lợi ích của dân, không hề công khai và đối thoại với người sử dụng khi rót nhiều tỷ đồng vào các công trình "cho dân".
Người dân hầu như không hề có thông tin về dự toán và chi tiêu ngân sách của các đơn vị nhà nước, theo Báo cáo Chỉ số công khai ngân sách bộ, cơ quan trung ương (MOBI 2019) vừa được công bố hôm 1/7 bởi các cơ quan nghiên cứu độc lập. Báo cáo này cho thấy những ngạc nhiên. Mặc dù Luật Ngân sách Nhà nước 2015, các thông tư của Bộ Tài chính đã qui định các bộ, cơ quan trung ương phải công khai ngân sách hàng năm, nhưng mức độ thực thi gần như con số không.
Cụ thể, trong số 44 đơn vị trung ương được khảo sát năm 2019, có 35 bộ, cơ quan "ít hoặc không công khai thông tin về ngân sách"; 8/44 bộ, cơ quan "công khai chưa đầy đủ"; chỉ duy nhất một đơn vị "công khai tương đối". Đặc biệt, không có bộ, cơ quan nào công khai thông tin về ngân sách "ở mức đầy đủ". Vô lý là mặc dù luật và các quy định đã yêu cầu, nhưng có 18 bộ, cơ quan trung ương không có thư mục công khai ngân sách và tài liệu ngân sách trên cổng thông tin điện tử của đơn vị tại thời điểm khảo sát - tháng 4/2020. Thậm chí, ngay cả những cơ quan giúp việc cho Quốc hội, Chính phủ và Kiểm toán nhà nước, Tòa án và Viện Kiểm soát nhân dân tối cao - những cơ quan có chức năng xây dựng, thực thi và giám sát sự tuân thủ pháp luật - cũng không công khai ngân sách theo các quy định do chính mình đã xây dựng và đang vận hành.
Việc công khai ngân sách của các đơn vị khảo sát được dựa trên bốn tiêu chí, gồm: tính sẵn có, tính đầy đủ, tính kịp thời và tính thuận tiện. Và kết quả, hầu hết các đơn vị đều không đạt cả bốn tiêu chí này, nghĩa là không cung cấp dữ liệu, cung cấp chậm, thiếu hoặc nếu có thì người đọc cũng không hiểu được. Báo cáo tuy chỉ dừng ở các cơ quan trung ương, nhưng cũng đủ để chúng ta liên tưởng tới việc minh bạch ngân sách ở huyện, xã như quê tôi, quê bạn thì thế nào. Những công trình ở mọi nơi, chúng vẫn mọc lên, rồi bị đập đi hàng năm, nhưng dân chúng thì tuyệt nhiên không biết gì về các lý do sau đó, trừ việc chắc chắn đó là tiền ngân sách - tiền của chính mình.
"Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" là hiệu lệnh chính trị đã được thể chế hóa đến nay hơn 20 năm. Chỉ là tôi không thấy và không hiểu nguyên tắc đó đang được vận hành và thực thi cụ thể thế nào.
Đặng Quỳnh Giang
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn">Những công trình ‘của dân’
Toni Breidinger (21 tuổi) xuất thân là một người mẫu, tay đua ôtô sống tại Hillsborough, California (Mỹ). Tháng 3 vừa qua, cô làm nên lịch sử với tư cách là tay đua nữ người Mỹ gốc Arab đầu tiên gia nhập NASCAR - công ty điều hành và quản lý đua xe ôtô nổi tiếng của Mỹ - sau khi ra mắt tại Đường đua quốc tế Daytona. Breidinger hiện giữ danh hiệu tay đua nữ hàng đầu trong lịch sử đường đua USAC với 19 lần vô địch.
![]() |
Cùng với sự nghiệp thành công, Breidinger nhận được rất nhiều sự chú ý và cả bàn tán không hay về chủng tộc, giới tính của mình. "Mỗi cuộc đua tôi đều nhận được ít nhất một bình luận có thể bị coi là phân biệt giới tính. Những nhận xét miệt thị chủng tộc cũng đầy rẫy trên mạng xã hội. Tôi thực sự không để tâm vì biết rằng chỉ những người thiếu hiểu biết mới nói những điều như vậy". |
![]() ![]() |
Breidinger nói rằng cô chỉ gặp những bình luận phân biệt ở ngoài đường đua. Còn khi đã nhập cuộc đua, cô không thấy mình khác biệt với bất kỳ ai. "Tôi ở đó để giành chiến thắng trong các cuộc đua, cạnh tranh và được đối xử bình đẳng. Chiếc xe không biết giới tính, đường đua không biết phân biệt", tay đua cho biết. |
![]() |
Breidinger đã nghiện lái xe từ khi còn nhỏ. Cha chính là người khơi dậy niềm đam mê trong cô và chị gái Annie (cũng là một tay đua) khi ông mua cho họ những chiếc xe go-kart. |
![]() |
"Tôi tham gia đường đua go-kart từ năm 9 tuổi. Và kể từ đó, tôi biết rằng đây chính là đam mê mình có thể theo đuổi suốt cuộc đời này", tay đua cho biết. |
![]() ![]() |
Xuất thân là một người mẫu và từng là đại sứ cho các thương hiệu như Skims - bộ sưu tập nội y định hình của Kim Kardashian, Breidinger nhận không ít lời gièm pha khi chuyển hướng nghề nghiệp. "Họ nói rằng tôi cố gắng trở thành một tay đua xe hơi chỉ vì muốn nổi tiếng. Trước đây không một ai nghĩ rằng tôi thực sự nghiêm túc". |
![]() |
Tuy nhiên, bằng những thành tựu đạt được trên đường đua trong vài năm qua, tay đua 21 tuổi dần dẹp bỏ mọi bàn tán không hay về mình. "Tôi rất vinh dự và vui mừng khi là người Mỹ gốc Arab đầu tiên gia nhập NASCAR, nhưng không muốn trở thành người cuối cùng. Tôi hy vọng mình cũng có thể mở đường cho các tay đua nữ khác trong tương lai", cô nói với CNN. |
Theo Zing
Xinh đẹp, tài năng, giỏi giang, đương nhiên sẽ đặt ra nhiều tiêu chuẩn chọn bạn trai, nhưng cũng chính vì những tiêu chuẩn đó mà cô nàng MC xinh đẹp gặp không ít tổn thương trong chuyện tình cảm.
">Nữ tay đua xinh đẹp 19 lần giành cúp vô địch
Cuối ngày, người dân tại chung cư Lý Văn Phức (Quận 1, TP.HCM) bất ngờ khi nhìn thấy hai cô gái ôm thùng khẩu trang cùng dung dịch sát khuẩn đi phát từng nhà.
Hai cô gái tặng khẩu trang cho người dân tại chung cư Lý Văn Phức. |
“Dịch bệnh diễn biến phức tạp, chúng tôi thực hiện chương trình tặng khẩu trang 3D cùng dung dịch sát khuẩn cho các hộ gia đình tại chung cư Lý Văn Phức và một số điểm khác trên địa bàn TP.HCM”, một nhân viên nói.
Hai cô gái cho biết, họ phải đợi đến cuối ngày mới đem thùng chứa 500 chiếc khẩu trang cùng dung dịch sát khuẩn đi phát tặng bởi vào giờ này, người dân trong chung cư mới trở về nhà sau giờ làm.
Người dân được tặng kèm thêm 1 chai dung dịch sát khuẩn. |
Để tặng khẩu trang, cả hai đến từng căn hộ, gõ cửa và hỏi thăm số nhân khẩu của mỗi gia đình. Vì số lượng có hạn, mỗi gia đình được nhận 5 chiếc khẩu trang 3D cùng 1 chai nước sát khuẩn.
Sau khi phát tặng hết các hộ ở tầng trệt chung cư, hai cô gái liên tục leo cầu thang bộ để phát hết cho các hộ dân cư sinh sống trên 4 tầng lầu của chung cư. Công việc thiện nguyện kết thúc cũng là lúc ánh đèn đường được bật sáng.
Phát cơm 0 đồng
Đa số người đến nhận cơm là người già, người khuyết tật, lao động nghèo. |
Trong khi đó, tại số 96 Nguyễn Chí Thanh, phường 2, Quận 10, TP.HCM, Hội Pháp Hoa Ấn Quang và quán chay phối hợp với UBMTTQ Việt Nam Quận 10, UBND phường 2 (Quận 10) và các mạnh thường quân phát hơn 300 phần cơm và khẩu trang cho người nghèo.
Do lượng người đến nhận cơm quá đông, lực lượng chức năng phải hỗ trợ, đảm bảo người dân giữ đúng khoảng cách để phòng chống dịch. |
Địa điểm này phát cơm 0 đồng này thông báo sẽ phát cơm lúc 10h30. Tuy nhiên, khoảng 10h sáng, nhiều người dân đã đến xếp hàng bên đường để nhận cơm. Càng về trưa, số lượng người đến nhận cơm 0 đồng càng đông.
Bà Trâm cho biết, nhờ những điểm phát cơm từ thiện, bà có thể tiết kiệm được chút ít để đóng tiền phòng trọ. |
Khoảng 11h, những người này đã xếp thành hàng dài. Để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh, lực lượng chức năng Quận 10 có mặt, hỗ trợ, yêu cầu người dân giữ khoảng cách khi nhận cơm. Việc phát cơm diễn ra trong trật tự, an toàn.
Người dân cho biết, ngoài cơm, họ còn được nhận khẩu trang. Đây là vật dụng cần thiết trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp. |
Đa số người đến nhận cơm đều là người già, người khuyết tật, lao động nghèo... Mỗi một phần cơm 0 đồng gồm 1 hộp cơm chay, canh, sữa tươi và khẩu trang.
Nhận phần cơm từ người phát, bà Nguyễn Thị Ngọc Trâm (74 tuổi, tạm trú Quận 8, TP.HCM), bán vé số dạo, bùi ngùi chia sẻ: “Tôi bán vé số kiếm cơm qua ngày. Già cả lại thêm tật ở chân, ngày bán không được bao nhiêu vì không đi nhiều được”.
Chỉ sau khoảng 30 phút, hơn 300 suất cơm đã được phát hết. |
Dịch bệnh bùng phát, hàng quán nghỉ, tôi bán càng ế hơn, tiền đóng phòng trọ phải tính từng ngày. Rất may có những điểm phát cơm như thế, tôi đỡ được bữa ăn, tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy”, bà cho biết thêm.
Điểm bán cơm này cho biết sẽ tiếp tục phát cơm, sữa, khẩu trang 0 đồng suốt mùa dịch. Nếu có nhu cầu, mọi người dân đều có thể đến địa chỉ trên để nhận cơm, khẩu trang miễn phí.
Một người đàn ông đến trễ nên đã không kịp nhận cơm, khẩu trang, sữa 0 đồng. |
“Tôi cũng khổ nhưng phải chia sẻ với người khổ hơn”
Cách điểm phát cơm trên không xa, quán nước vỉa hè của bà Nguyễn Thị Hòa (59 tuổi, ngụ Quận 10, TP.HCM) cũng để tấm bảng ghi dòng chữ “Cơm từ thiện”.
Bà Hòa cho biết, số cơm từ thiện này là do bà và con cháu trong nhà góp tiền, tự nấu để hỗ trợ người cần.
Điểm phát cơm từ thiện của bà Hoa cũng được nhiều người khó khăn tìm đến nhận cơm. |
Bà nói, bà bán cơm vỉa hè mấy chục năm qua vẫn phải đi ở nhà trọ. Nhiều năm lăn lộn, bà thấu hiểu nhiều cảnh khổ nên khi dịch bệnh diễn biến phức tạp bà càng thương những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
“Tôi khổ nhưng phải chia sẻ với người khổ hơn lúc khó khăn này”, bà Hòa nói.
Bà Hoa nói, bà và con cháu trong nhà góp tiền để nấu cơm từ thiện nên mỗi ngày chỉ có thể tặng người cần từ 50-60 suất. |
Thấy bà Hòa cùng con cháu trong nhà góp tiền nấu cơm từ thiện, người dân trong hẻm cũng san sẻ, ủng hộ tiền, nhờ bà nấu thêm phần cơm cho người nghèo. Bà nói, mỗi ngày bà và con cháu của mình chỉ có thể hỗ trợ cho người khó khăn 50-60 suất cơm.
Nguyễn Sơn
Dù đang ở nhà thuê, nhưng đôi vợ chồng vẫn nấu hàng trăm suất cơm từ thiện để phát cho người nghèo. Việc làm thiết thực này của họ được Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp gửi thư khen.
">Gõ cửa từng nhà tặng khẩu trang, chung tay phát cơm 0 đồng
Các trường hợp lốp hỏng buộc phải thay mới
友情链接