-
Soi kèo phạt góc Nantes vs PSG, 1h45 ngày 23/4
-
Tháng 1/2014 ĐH Kinh tế Quốc dân tuyển sinh chương trình Cử nhân quốc tế IBD@NEU khóa 10 kỳ mùa xuân năm 2014. Cơ hội dự tuyển không chỉ dành cho những thí sinh đã tốt nghiệp THPT mà còn cho những học sinh đang học lớp 12.Kế hoạch sớm cho học sinh PTTH
Với kỳ tuyển sinh IBD@NEU (International Bachelor Program at National Economics University), các học sinh sẽ có hoạch định sớm cho những kế hoạch của mình.
Nếu trúng tuyển, các học sinh sẽ không phải chịu những áp lực to lớn của kỳ thi đại học như trước kia nữa, mà sẽ có điều kiện tập trung thời gian chuẩn bị những gì cần thiết cho việc học tập của mình sau này như tiếng Anh, vốn kiến thức phổ thông vững chắc ở tất cả các môn học, sự hiểu biết sâu rộng các vấn đề xã hội và không quên rèn luyện sức khoẻ trong một tâm thế thoải mái và sẵn sàng hơn.
Cách thức tuyển sinh của chương trình cũng thiết kế phù hợp với các đối tượng học sinh đang học PTTH.
IBD@NEU chủ trương kiểm tra khả năng tư duy, vốn kiến thức xã hội, phẩm chất và khả năng giao tiếp của thí sinh, là những thứ mà thí sinh có sẵn. Do đó, thí sinh không phải trải qua một quá trình “luyện thi” căng thẳng và kỳ tuyển sinh cũng không nặng nề áp lực do thí sinh vẫn còn cơ hội thi đại học vào mùa hè tới.
 |
Sinh viên IBD@NEU hào hứng tham gia Tuần lễ Trải nghiệm quân trường Boot Camp |
Học “chuẩn” theo chương trình Anh quốc
IBD@NEU là cơ hội cho các sinh viên trong nước đạt được tấm bằng đại học của Anh quốc ngay tại Việt Nam. Chương trình do Trường ĐH KTQD quản lý và thực hiện theo chuẩn quốc tế, sinh viên có thể lựa chọn học 4 năm tại Việt Nam hoặc chuyển tiếp ra nước ngoài vào năm cuối.
Hiện tại, chương trình đã tuyển sinh được 9 khoá với tổng số gần 1000 sinh viên đang theo học các ngành Quản trị Kinh doanh (chuyên ngành Tài chính, Marketing hoặc Quản trị), Ngân hàng - Tài chính.
Sinh viên IBD@NEU có rất nhiều lựa chọn: học tiếp năm cuối tại trường ĐH KTQD để lấy bằng Cử nhân Quản trị Kinh doanh của ĐH Tổng hợp Sunderland hoặc bằng Cử nhân Ngân hàng - Tài chính của Đại học Tổng hợp West of England - Vương quốc Anh, hoặc chuyển tiếp năm cuối sang các trường đại học khác ở Anh, Úc, Mỹ.
Năm khóa đầu tiên của IBD@NEU đã tốt nghiệp và 100% các sinh viên tốt nghiệp đều thành công trong tuyển dụng hoặc học tiếp lên cao học. Chỉ sau một thời gian ngắn sau khi ra trường, nhiều SV đã được đề bạt lên các vị trí quản lý trung cấp và cao cấp tại nhiều công ty đa quốc gia uy tín như KPMG, GE, AMWAY…
Tham gia vào chương trình IBD@NEU, sinh viên được học tập theo chương trình chuẩn của các trường đại học đối tác tại Vương quốc Anh. Các môn học được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, do đội ngũ giảng viên nước ngoài và giảng viên hàng đầu của ĐHKTQD đảm nhiệm.
Chất lượng đào tạo được kiểm định chặt chẽ bởi các trường đối tác và Tổ chức Khảo thí và Cấp bằng quốc tế Edexel. Sinh viên cũng được trải nghiệm và rèn luyện trong một môi trường giáo dục năng động và đầy thử thách với các hoạt động hỗ trợ học tập và ngoại khóa phong phú.
Học phí của toàn bộ chương trình bốn năm đại học tại Việt Nam, lấy bằng Anh quốc vào khoảng 300 triệu đồng, một chi phí khá khiêm tốn so với việc học ở nước ngoài để có được tấm bằng đại học tương đương.
 |
Giảng viên và sinh viên IBD@NEU trong giờ học |
Để được dự tuyển vào chương trình, thí sinh dự tuyển sớm cần đạt điểm trung bình lớp 11 từ 6.5 trở lên; thí sinh đã tốt nghiệp PTTH cần đạt điểm trung bình lớp 12 từ 6.5 trở lên. Thí sinh cần đạt điểm thi ĐH năm 2013 tối thiểu điểm sàn theo quy định của Bộ GD&ĐT cộng 2 điểm (nếu đã thi đại học) hoặc tham gia kỳ thi kiến thức tổng hợp của chương trình.
Ngoài ra, thí sinh cần nộp một bài luận theo chủ đề yêu cầu, tham dự phỏng vấn trực tiếp và tham dự kỳ kiểm tra tiếng Anh. Tùy vào mức điểm kiểm tra tiếng Anh, thí sinh sẽ được xếp vào lớp phù hợp với trình độ của mình trong năm học đầu tiên (học tiếng Anh và các môn bổ trợ), hoặc được miễn một học kỳ nếu có chứng chỉ IELTS từ 6.0 trở lên.
Hạn chót nộp hồ sơ:7/1/2014.
Bạn đọc quan tâm đến chương trình có thể liên hệ qua địa chỉ:
Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học KTQD
Phòng 304, tầng 3, Nhà 6, phố Trần Đại Nghĩa, Hà Nội
ĐT: (04) 3869 6967, Hotline: 0912 099 706
Email: info.ibd@isneu.org
Website: www.isneu.edu.vn .
Anh Vũ" alt="HS lớp 12 cũng được dự tuyển cử nhân quốc tế"/>
HS lớp 12 cũng được dự tuyển cử nhân quốc tế
-
- Trả lời câu hỏi "nội dung nào mà ông tâm đắc trong đề án đổi mới giáo dục" để đảm bảo "mục tiêu di động" của thị trường việc làm, Bộ trưởng GD-ĐT đã ví von "giải pháp đổi mới thi cử" sẽ như trận đánh Buôn Mê Thuột của giáo dục trong "chiến dịch" đổi mới giáo dục.>>Xem phần 1: Những ngôn từ mới của giáo dục
>>Xem phần 2: Đổi mới sư phạm: Chuyển ưu đãi sinh viên sang người thầy
>>Xem phần 3: Điểm đột phá của tự do học thuật
Nhà báo Hạ Anh:Câu hỏi của bạn đọc Hoàng Minh Tuấn, 45 tuổi gửi tới Bộtrưởng Phạm Vũ Luận: Thế giới việc làm luôn thay đổi, nhu cầu kỹ năng từ thị trườngluôn thay đổi. Phải chăng ngành giáo dục đang theo đuổi một mục tiêu di động để đápứng với đòi hỏi của thế giới việc làm?
Theo Bộ trưởng thì Đề án có nội dung nào mà ông tâm đắc nhất để có thể "bắt "được những mục tiêu di động đó? Xin mời ông!
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận:Thứ nhất, đúng là thị trường lao động cũngnhư sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới diễn ra rất nhanh chóng. Điềuđó đòi hỏi những năng lực, kỹ năng, phẩm chất của học sinh, sinh viên được đào tạo raluôn phải cập nhật đòi hỏi của thị trường. Đó là một đòi hỏi của thời đại và đó cũnglà một mục tiêu quan trọng của công cuộc đổi mới.
 |
|
Tất cả nội dung của đề án đều là những bộ phận không thể thiếu được trong quátrình triển khai đề án này. Tôi không thể nói được cái nào là bắt được mục tiêu đó.Tất cả giải pháp đều phải triển khai đồng bộ. Chỉ có một điều là chúng tôi nghĩ rằngđổi mới tư duy, đổi mới nhận thức là khâu khởi đầu và có ý nghĩa rất quan trọng. Bởivì nếu anh không có nhận thức mới, không có tư duy phù hợp thì anh không thể cóchương trình, kế hoạch chuẩn xác mà triển khai được.
Thứ hai,đổi mới quản lý chúng tôi xác định là một giải pháp đột phá. Bởivì đổi mới giáo dục và đào tạo không phải là việc của riêng Bộ GD hay Bộtrưởng, mà là của gần 2 triệu thầy cô giáo, của 20 triệu học sinh, sinh viên cùngphải thay đổi. Như vậy, đòi hỏi sự chỉ đạo, phối hợp, tập huấn rất ăn khớp. Mà cũngkhông phải chỉ có 22 triệu thầy cô giáo, học sinh, sinh viên ngành giáo dục triểnkhai, mà các ngành các cấp, cả xã hội phải vào cuộc đổi mới giáo dục. Yếu tố quản lýrất quyết định.
Trong ngành giáo dục, chúng tôi xác định đổi mới thi cử là khâu có ý nghĩa độtphá. Thi cử không phải là mục tiêu, giống như giải phóng miền Nam, giải phóng BanMê Thuột hay Huế chưa phải mục tiêu cuối cùng.
Mục tiêu cuối cùng là phải giải phóng toàn bộ miền Nam, là phải vào được Sài Gòn,treo cờ lên phủ Tổng thống ngụy. Nhưng ngay lập tức vào đó thì không vào được, vìlực lượng địch còn mạnh quá, thì phải đánh Ban Mê Thuột để phá vỡ mặt trận TâyNguyên. Tương tự, đổi mới thi cử không phải là mục tiêu của chúng tôi.
Vì cải cách thi thế nào, nội dung thi ra sao sẽ quyết định cách học, cách dạy,nội dung học, nội dung dạy như vậy. Cho nên, nếu ta tác động vào điểm này thì khôngchỉ tạo nên sự thay đổi ở điểm ấy, mà nó có giá trị lan tỏa sang những khâu khác.Và điều này có thể làm được ngay mà không cần phải đầu tư nhiều các điều kiện kinhphí, cơ sở vật chất. Nếu chúng ta chuẩn bị chu đáo thì chúng ta đảm bảo được yếu tốchắc thắng, với điều kiện đảm bảo không quá cao.
Thứ ba,thi cử cũng là một khâu rất bức xúc, cả xã hội đang rất quan tâm.Chúng tôi xác định như vậy để triển khai từng bước một, tạo nên sự thay đổi ở một bộphận, dẫn đến sự thay đổi trong cả hệ thống, nhằm tạo ra một sự thay đổi về chất.
Thế còn, thay đổi quản lý thì cả hệ thống phải thay đổi. Nhưng cơ quan Bộ GD-ĐT,nói hình ảnh ra là Tổng hành dinh thì phải thay đổi và nhiều cái phải thay đổi trướcđể tạo nên xung lực, tiền đề cho sự thay đổi trong cả hệ thống quản lý này. Thế nên,mỗi cán bộ công chức trong Bộ chúng tôi không những phải tự đổi mới mình, mà từ việctự đổi mới bản thân để tạo nên sự thay đổi của cả cơ quan. Từ đó để tạo nên một độnglực, một đầu tàu để có sự thay đổi của cả hệ thống quản lý.
Nhà báo Hạ Anh:Mình có một chương trình hành động để thay đổi đầu tàu đókhông, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận:Có chứ. Có chương trình và đang triển khai rồi.
Nhà báo Hạ Anh:Vâng, cảm ơn Bộ trưởng với những chia sẻ rất thú vị. Đạidiện Ngân hàng Thế giới có thể chia sẻ quan điểm của mình về đào tạo như thế nào đểnguồn nhân lực có thể bắt kịp được những mục tiêu di động này? Xin mời các ông bà.
Ông Christian Bodewig:Những kỹ năng về mặt nhận thức ở cấp độ cao, ví dụnhư những kỹ năng về tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hành vi baogồm kỹ năng làm việc theo nhóm là những kỹ năng của tương lai. Có nghĩa là đây lànhững kỹ năng đã quan trọng ở thời điểm hiện tại. Thế nhưng, trong tương lai, nó vẫntiếp tục quan trọng và không bao giờ lỗi thời.
Cho nên, chúng ta nếu thực hiện thay đổi trong hệ thống giáo dục thì cần thay đổilàm sao để tạo ra được những kỹ năng này, xây dựng được những trình độ kỹ năng tốttrong các khía cạnh đó cho lực lượng lao động. Chúng ta thấy yêu cầu về kỹ năngchuyên môn kỹ thuật thì sẽ có thay đổi, bởi vì công nghệ thay đổi rất nhanh.
Ở Việt Nam, chúng ta cũng thấy những thay đổi rất nhanh về công nghệ như vậy. Điềuquan trọng là làm sao chúng ta có thể thay đổi được hệ thống giáo dục để hệ thốnggiáo dục nhạy bén với thay đổi của thời đại, của công nghệ…. tạo ra sự tự chủ của cơquan cung cấp dịch vụ giáo dục, hay là các cơ sở giáo dục đào tạo để họ nhạy béntrước những tín hiệu mà thị trường phát ra.
Khi có những thông tin nói rằng những công ty hoặc nhà tuyển dụng muốn tìm nhữngkỹ năng chuyên môn kỹ thuật nhưng lại không tìm được hoặc thấy không đầy đủ. Thực ra,đó có thể là một điều tốt bởi vì các nhà tuyển dụng luôn mong muốn nhiều hơn là nhữngcái mà họ có thể tìm được trên thị trường. Điều quan trọng ở đây là chúng ta phải đổimới hệ thống giáo dục để nó nhạy bén trước những tín hiệu trong thị trường cũng nhưtrước những thay đổi của thời đại.
Nhà báo Hạ Anh:Thưa quý vị và các bạn, thời gian giao lưu của chúng tachỉ có một giờ đồng hồ, trong khi đó lượng câu hỏi vẫn tiếp tục đổ về.
Chúng tôi cũng được biết rằng, ngày mai 29/11 Ngân hàng Thế giới sẽ công bố bảnbáo cáo quan trọng của mình đã được thực hiện hơn một năm nay, kết hợp qua kênh thôngtin VietNamNet cùng với sự nghiên cứu của các đơn vị khác.
Có rất nhiều câu hỏi của các bạn trẻ khác mà chúng tôi đã chọn lọc ra và có câuhỏi của bạn Vũ Điệp như ngay từ đầu đã đưa tới ông Christian. Tuy nhiên có một câuhỏi chung: bà Victoria, bà có thể chia sẻ một cách ngắn gọn nhất với các bạn trẻ ViệtNam làm thế nào để tăng sức cạnh tranh của mình trên thị trường lao động trong vàngoài nước. Xin mời bà!
Bà Victoria Kwakwa: Xin cảm ơn về câu hỏi vừa rồi. Tôi nghĩ rằng những nộidung tôi nói cũng khá tương đồng với một số điểm mà ông Christian cũng vừa nói trongnhững câu trả lời vừa rồi. Lời khuyên đầu tiên của tôi là, thực sự là các bạn thanhniên cần tự chịu trách nhiệm về tương lai của mình, về số phận của mình. Chúng tađừng chờ đợi để số phận đến với chúng ta như thế nào, chúng ta chấp nhận như vậy, màchúng ta hãy quyết định số phận của mình, chúng ta muốn đạt được mục tiêu gì trongcuộc đời mình. Và rồi chúng ta hãy tìm kiếm cơ hội, nguồn lực để thực hiện được điềumình mong muốn.
Chúng ta có rất nhiều người xung quanh như cha mẹ, thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp…có rất nhiều người có thể hỗ trợ chúng ta. Hoặc chúng ta có thể tìm nhiều nguồn lựckhác nhau để tự giúp mình định hình nên kỹ năng cho mình và tham gia một cách tíchcực, hiệu quả trong thị trường lao động cũng như là trong xã hội.
Ý quan trọng ở đây là chúng ta hãy chủ động và nhận ra rằng bản thân mình là mộtphần của giải pháp để giúp giải quyết tất cả thách thức mà mình gặp phải. Chúng tacần phải chủ động trong việc tìm kiếm thông tin, sử dụng thông tin, ví dụ như là thịtrường lao động có những phát triển như thế nào… Tất cả những yếu tố tôi nói đều quantrọng.
Vừa rồi chúng ta cũng đã trao đổi với nhau tầm quan trọng của kỹ năng hành vi, làmviệc theo nhóm… Tất cả những kỹ năng này cũng phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của bảnthân và chúng ta có thể tìm ra nhiều cách khác nhau để tự giúp mình có được những kỹnăng đó. Cũng có nhiều biện pháp, điểm thâm nhập và quan trọng ở đây tôi muốn nhấnmạnh là chúng ta hãy đặt cho mình trách nhiệm đối với sự nghiệp học tập của chínhmình, tương lai của chính mình.
Hãy sử dụng những gì mình học được một cách hiệu quả. Chúng ta phải luôn mong muốntìm tòi và hãy cố gắng đắm mình trong những trải nghiệm để đạt được mục tiêu trên cơsở xác định rõ mục tiêu mà mình mong muốn.
Nhà báo Hạ Anh: Thưa quý vị và các bạn, do thời gian có hạn nên chúngtôi chưa thể trả lời hết được câu hỏi của bạn đọc trong buổi giao lưu này.
Một số thông tin khác chúng tôi sẽ tiếp tục chuyển tới khách mời và quý vị sẽthu xếp thời gian để trả lời.
Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Bộ trưởng Bộ GD-ĐT mặc dù rất bận nhưng đãthu xếp thời gian để tới tham gia buổi trực tuyến này. Mặc dù cách đây 5 ngày ôngcũng đã tham gia một buổi đối thoại khác ở Đài Truyền hình Việt Nam, chứng tỏ sự quantâm của ông đối với phản hồi của dư luận trước những vấn đề hệ trọng.
Chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn tới đại diện của Ngân hàng Thế giới đã có những thôngtin hữu ích cho độc giả VietNamNet cũng như giới trẻ Việt Nam. Chúng tôi hi vọng buổicông bố thông tin của quý vị vào ngày mai cũng sẽ mang lại giá trị lớn cho sự nghiệpgiáo dục của Việt Nam.
Xin cảm ơn quý vị!
Phần 1: Những ngôn từ mới của giáo dục Phần 2: Cải cách sư phạm: Chuyển ưu đãi sinh viên sang đãi ngộ người thầy Phần 3: Điểm đột phá của tự do học thuật
Phần 5: "Tại sao người lớn chưa trưởng thành?"
|
" alt="'Trận đánh lớn' của giáo dục"/>
'Trận đánh lớn' của giáo dục
-
- "Nếu bạn được đề ra 3 điều luật mới cho đất nước, những điều luật đó là gì?". "Nếu được làm người lớn (30 tuổi) trong 1 ngày, bạn sẽ làm gì và tại sao?". "Nếu được gặp mặt một nhân vật nổi tiếng trong quá khứ hoặc hiện tại, bạn sẽ gặp ai? Tại sao? Bạn sẽ hỏi họ điều gì?"Nhà báo Tạ Bích Loan bắt đầu phần phát biểu của mình tại buổi họp báo giới thiệu chương trình trò chơi truyền hình "Chinh phục - Vietnam's Brainest" bằng cách nêu 3 câu hỏi mở mà chị tâm đắc.
Đây là 3 trong số 15 câu hỏi mở để sơ tuyển các thí sinh cho chương trình.
Với mục tiêu "tìm kiếm những học sinh THCS thông minh và bản lĩnh nhất", chương trình đã nhận được hơn 20.000 hồ sơ đăng ký ở 560 trường học ở 33 tỉnh, thành.
Đây là chương trình yêu cầu ngân hàng câu hỏi lớn với khoảng 350 câu hỏi cho mỗi lần, và gần 18.000 câu hỏi cho mỗi năm phát sóng.
 |
Thí sinh xếp hàng đăng ký sơ tuyển. Ảnh: Ban Tổ chức cung cấp
|
Bà Vũ Minh Châu, thành viên ban tổ chức cho biết, khác với những chương trình trò chơi truyền hình quiz-show hiện nay như"Đường lên đỉnh Olympia", "Ai là triệu phú", "Ai thông minh hơn học sinh lớp 5", "Trẻ luôn đúng",chương trình này không khai thác cùng một ngân hàng câu hỏi cho các số ghi hình mà xây dựng kịch bản câu hỏi riêng với chủ đề lớn.
Ngoài 75% số câu hỏi kiểm tra kiến thức tổng hợp, 25% câu hỏi còn lại tập trung vào chủ đề chính, chẳng hạn như: Nobel, Chiến thắng lịch sử,Giáng sinh, Văn hóa đón năm mới, v.v...
Người chơi có thể đăng ký chủ đề sở trường mà mình tự tin nhất. Điều này xuất phát từ ý tưởng của chương trình "không tìm kiếm những thí sinh biết tuốt mà tìm kiếm những thí sinh thực sự am hiểu lĩnh vực kiến thức mình say mê".
Nhà báo Tạ Bích Loan cho biết, khi "Việt hóa" từ chương trình "Brainest Kid" (đã phát sóng ở 16 nước), ban tổ chức đã tham vấn ý kiến của các chuyên gia giáo dục. Các câu hỏi tuyển sinh được xây dựng dựa trên lý thuyết về 7 loại hình trí thông minh.
Giải thưởng dành cho các thí sinh thắng cuộc gồm 1 suất học bổng du học hè tại châu Âu, nhiều học bổng du học và tiền mặt cũng như sản phẩm của nhà tài trợ.
Làm thế nào để thí sinh tham gia không bị ảnh hưởng tới chuyện học hành, chương trình không biến các trường học vào cuộc đua "giành thành tích" hoặc biến thí sinh thắng cuộc thành ngôi sao, giải pháp tâm lý nào cho những ứng viên thua cuộc...là những băn khoăn đã được đặt ra tại buổi họp báo diễn ra sáng nay (30/11).
Chương trình phát sóng vào 21h05 Thứ Tư (VTV6) - bắt đầu từ ngày 4/12 và 16h Chủ Nhật (VTV3) từ 8/12.
Nếu bạn được đề ra 3 điều luật mới cho đất nước, những điều luật đó là gì: Thí sinh Phan Lê Mỹ Duyên (Hà Nội): Giảm tải ngay chế độ học tập, tăng cường hoạt động cộng đồng và thể chất. Tử hình tất cả lũ yêu râu xanh (tất nhiên đã từng phạm tội). Nguyễn Dương Đức Anh (Quảng Nam) Xử phạt nặng với tất cả những ai xả rác bừa bãi. Trẻ em không cần trả tiền đến lớp. Giảm viện phí. Nguyễn Minh Khôi (TP.HCM) Không xả rác, nếu xả rác sẽ bị người bắt được (cho dù là công dân bình thường) phạt một trăm nghìn. Đến giờ Trái Đất, mọi người bắt buộc phải tắt đèn hoặc không sẽ bị phạt tám trăm nghìn. Bỏ phóng xạ, không được dùng phóng xạ làm điện nữa. Trần Nhật Khang (Hà Nội) Xử phạm vi phạm luật giao thông, ngoài phạt tiền, tạm giữ xe, người vi phạm sẽ phải đi lao động công ích cho xã hội 48 giờ. Tăng chế độ đãi ngộ nhân tài cho đất nước, tạo mọi điều kiện cho họ nghiên cứu phát triển đất nước. Những cơ quan nhà nước khi tuyển nhân viên sẽ cho một kỳ kiểm tra trình đọ rất gắt gao Lê Thủy Tiên (Hà Nội) Trẻ em được chọn môn học mình yêu thích. Trẻ em được tham gia trại hè, du lịch miễn phí mỗi năm một lần. 15 tuổi, trẻ em được tham gia ý kiến vào những việc quan trọng của đất nước |
" alt="'Nếu được đề ra 3 điều luật mới cho đất nước, đó là những gì?'"/>
'Nếu được đề ra 3 điều luật mới cho đất nước, đó là những gì?'
-
Kèo vàng bóng đá Barcelona vs Mallorca, 02h30 ngày 23/4: Khó tin Barca
-

Các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương sàn giao dịch thông tin công nghệ và thiết bị Techmart Vietnam.Diễn ra trong 3 ngày từ 25/11 đến hết 27/11, đây là sự kiện do Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ (KH&CN) quốc gia thuộc Bộ KH&CN tổ chức, với sự phối hợp của Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam, Hội Tự động hóa Việt Nam, Trung tâm Ứng dụng khoa học, công nghệ và Khởi nghiệp, Hội doanh nhân quốc tế Việt - Âu.
Có địa chỉ giao dịch trực tiếp tại địa chỉ 24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội và trưng bày trực tuyến tại trang Techmartvietnam.vn, sàn giao dịch thông tin công nghệ và thiết bị là tổ chức trung gian của thị trường KH&CN để kết nối các bên cung - cầu công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu; đồng thời hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trưng bày, trình diễn, triển lãm, xúc tiến giao dịch sản phẩm, hàng hóa KH&CN, góp phần phát triển thị trường KH&CN.
Trong khuôn khổ sự kiện, cùng với lễ khai trương sàn giao dịch Techmart Vietnam là lễ khai trương Showroom trưng bày các sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp KH&CN, bên cạnh các sản phẩm “Make in Vietnam” được giới thiệu trực tiếp, còn có cơ sở dữ liệu của hàng trăm sản phẩm KH&CN được trưng bày, chào bán trên trang Techmartvietnam.vn.
 |
Tại lễ khai trương còn diễn ra chương trình ký kết các thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, tư vấn và chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức. |
Sự kiện còn có 6 phiên hội thảo, tọa đàm về kết nối, xúc tiến thương mại, chuyển giao công nghệ trao đổi những vấn đề cần thiết của cộng đồng KH&CN như: Chuyển đổi số, xúc tiến thương mại hàng hóa, chia sẻ kinh nghiệm thành công, thất bại trong quá trình khởi nghiệp sáng tạo, phụ nữ đổi mới sáng tạo giải quyết các thách thức xã hội trong bối cảnh Covid-19, kết nối giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đổi mới sáng tạo giữa Việt Nam và quốc tế.
Sau 3 ngày khai trương và trưng bày sản phẩm hàng hóa KH&CN, Sàn giao dịch thông tin công nghệ và thiết bị sẽ tiếp tục hoạt động thường xuyên để giới thiệu các sản phẩm, hàng hóa KH&CN và tổ chức các hoạt động trình diễn, kết nối, xúc tiến chuyển giao công nghệ và hàng hóa trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam có 7 doanh nghiệp tham gia trình diễn các sản phẩm KH&CN tại Showroom. Đây đều là những sản phẩm do các công ty của Việt Nam nghiên cứu, phát triển và đưa sản phẩm vào ứng dụng thực tiễn đạt hiệu quả cao.
Ông Hoàng Đức Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam cho rằng việc Bộ KH&CN mở sàn giao dịch thông tin công nghệ và thiết bị tại địa chỉ techmartvietnam.vn là rất thiết thực, bắt kịp với xu thế số hóa hiện nay.
Nhận định về lâu dài các hoạt động trực tuyến trên trang techmartvietnam.vn sẽ là cầu nối rất hữu ích, ông Hoàng Đức Thảo phân tích: Khi Covid-19 còn diễn biến khó lường và đang gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh cả trong và ngoài nước của các doanh nghiệp, khiến hoạt động giao thương trực tiếp gặp trở ngại thì các khách hàng, đối tác cũng sẽ tìm kiếm qua kênh trực tuyến nhiều hơn.
“Vì thế, việc tham gia sàn giao dịch trực tuyến sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng hơn nữa hoạt động giao thương mà không bị giới hạn về không gian, thời gian, kết nối để bán các sản phẩm công nghệ hoặc mở ra nhiều hơn các cơ hội hợp tác mới”, ông Hoàng Đức Thảo nói.
Vân Anh

“Hệ sinh thái số” Make in Vietnam hỗ trợ doanh nghiệp và địa phương chuyển đổi số
Kể từ khi được Bộ TT&TT giới thiệu và bảo trợ, Vbee đã không ngừng cải tiến công nghệ và tạo thành một “hệ sinh thái số” hỗ trợ doanh nghiệp trong rất nhiều lĩnh vực và giúp các địa phương chuyển đổi số
" alt="Vận hành chính thức sàn giao dịch thông tin công nghệ Techmart Vietnam"/>
Vận hành chính thức sàn giao dịch thông tin công nghệ Techmart Vietnam
-
Những cú đánh mạnh mẽ, ra tay dứt điểm, tàn ác của trùm giang hồ Thanh Sói gây ấn tượng mạnh với khán giả khi xem phim Hai Phượng.Sự xuất hiện của nhân vật máu lạnh này làm cho hành trình tìm con của Hai Phượng thêm gian nan, khó khăn. Khi tác phẩm hành động của đạo diễn Lê Văn Kiệt ra mắt, bên cạnh sự thuyết phục của Ngô Thanh Vân, khán giả cũng dành nhiều lời khen cho vai diễn Thanh Sói của nữ võ sĩ Thanh Hoa.
Gặp nữ võ sĩ ngoài đời, người viết bất ngờ khi trước mắt mình là hình ảnh một Thanh Hoa với gương mặt hiền lành, giọng nói nhỏ nhẹ, khác hẳn sự dữ tợn, hầm hố trên màn ảnh. Cô cười nói: “Tôi đi casting nhiều vai giang hồ nhưng đều bị từ chối vì gương mặt phản chủ”.
14 năm làm cascadeur
Nhắc đến vai Thanh Sói, Thanh Hoa không giấu được sự xúc động. Cô hào hứng cho hay đây là vai diễn lớn đầu tiên trên màn ảnh rộng của mình. “Tôi từng đóng Hương Ga và một số phim khác nhưng vai diễn chỉ lướt qua như một cơn gió, không đọng lại điều gì. Tôi còn không có cơ hội để nhìn mình trên phim.
Với Thanh Sói, tôi được sống với chính nhân vật, hiểu được diễn xuất như thế nào”, cô nói.
 |
Võ sư Thanh Hoa giản dị, hiền lành ở ngoài đời. |
Để được đạo diễn Lê Văn Kiệt đồng ý vào vai trùm giang hồ, Thanh Hoa kể cô thuyết phục bằng kinh nghiệm làm cascadeur 14 năm, trình độ karate tam đẳng. Điểm trừ của cô là ngoại hình nhỏ con và gương mặt hiền. "Lần đầu tới đoàn phim, chị Ngô Thanh Vân bất ngờ, thốt lên Thanh Sói ngoài đời nhỏ nhắn, không hầm hố như hình", cô nhớ lại.
Và gương mặt thêm một lần nữa khiến nữ võ sư khốn khổ. Cô cho hay khi đi quyền, đánh đấm, gương mặt cô khá dữ, bình thường bị nhận xét quá hiền. Vì vậy, khi đến đoàn phim, người khác một lần hoá trang là xong, với cô, chuyên gia phải thay đổi liên tục.
Để có một hình ảnh Thanh Sói dữ tợn như trên phim, Thanh Hoa phải kiên trì ngồi hoá trang suốt ba ngày. Sau hàng loạt thay đổi, tạo hình của Thanh Hoa mới được đạo diễn Lê Văn Kiệt và Ngô Thanh Vân đồng ý. Khó khăn hơn cả với Thanh Hoa trong quá trình quay Hai Phượng là thực hiện những cảnh quay hành động. Nghe có vẻ vô lý bởi diễn viên đóng thế, tại sao lại khó khăn với cảnh hành động? Cô cho biết trước mỗi cảnh quay đều tập rất kỹ ở nhà. Tuy nhiên, ra hiện trường mọi thứ thay đổi, chưa kể cô phải mặc bộ đồ bó sát, đi giày cao gót.
“Nếu đóng thế, tôi chỉ quan tâm đến hành động. Lúc đóng phim, tôi không chỉ làm hành động thật tốt mà còn phải thể hiện cơ mặt, cảm xúc. Áp lực quá lớn nên đôi khi tôi thực hiện cảnh hành động không tốt. Tôi thầm giận bản thân mình. May mắn là bên cạnh tôi, còn có sự hỗ trợ, hướng dẫn của chị Ngô Thanh Vân và đạo diễn Lê Văn Kiệt”.
Thanh Hoa thú nhận cảm xúc với Hai Phượng mạnh mẽ không chỉ bởi cô có vai diễn lớn mà sự thích thú với một đoàn phim chuyên nghiệp. 14 năm, đóng thế hàng chục bộ phim Việt, Thanh Hoa cho hay không ấn tượng với bất cứ đoàn phim nào. Song với đoàn phim của đạo diễn Lê Văn Kiệt, cô thật sự cảm thấy được trân trọng.
 |
Hình ảnh hầm hố của Thanh Hoa trong phim. |
Cô cho biết đa số các đoàn phim có sự phân biệt, đối xử giữa diễn viên chính và diễn viên phụ, cascaduer càng không đáng được quan tâm. Ngược lại, trong phim của Ngô Thanh Vân, Thanh Hoa cho biết chỉ đóng vai phụ nhưng vẫn có một trợ lý đi theo, phục vụ. “Một lần, tôi đến sớm, chưa có ghế nên ngồi tạm trên bục quay phim. Chị Ngô Thanh Vân nhìn thấy đã la phó đạo diễn vì không chuẩn bị ghế cho diễn viên. Lần khác, đóng cảnh quay hành động từ 8h sáng đến 1h khuya, chị Vân đưa đồ ăn và nước uống riêng cho tôi.
Sự quan tâm này thật ấm áp, khiến tôi cảm động”, cô kể. Thanh Hoa cho rằng sự quan tâm diễn viên là cách làm phim chuyên nghiệp và cũng là sự đầu tư thông minh bởi "diễn viên không xảy ra tai nạn, không ốm đau thì phim quay nhanh hơn, đảm bảo tiến độ". “Các hãng phim Việt Nam nên học hỏi cách làm phim của chị Ngô Thanh Vân, chứ không phải diễn viên quay xong là thôi, dẹp qua một bên. Một số đoàn phim chỉ chăm sóc diễn viên chính thôi.
Cascaduer làm xong, đi về như một chiếc bóng
Để có những diễn viên, bộ phim tâm huyết thì cần có nhà sản xuất tâm huyết”, cô nhấn mạnh. Cascadeur - Nghề đứng sau vinh quang của người khác Nói đến cascadeur, Thanh Hoa cho hay muốn dùng từ đam mê hơn chữ "nghề". Trước khi đến với nghề đóng thế, cô là huấn luyện viên võ thuật tại trung tâm Văn hoá quận 4, TP.HCM. T
 |
Cô làm cascaduer 14 năm qua. |
Cơ duyên đưa Hoa Trần đến với cascadeur chỉ đơn giản là một người bạn học võ, rủ cô đến câu lạc bộ xem và tập cùng. Từ thắc mắc “môn gì mà chẳng có nổi một thế đặc trưng”, cuối cùng cascadeur đã trở thành một phần trong cuộc sống của cô suốt 14 năm qua. Thanh Hoa tâm sự cô đóng thế hàng chục bộ phim với biết bao tình huống nguy hiểm như té từ trên tầng cao, đập đầu vào tường, rơi xuống đất nhưng không nhớ cụ thể mình đóng thế cho ai.
Cô bộc bạch, đến trường quay như một chiếc bóng, thực hiện xong cảnh yêu cầu thì lặng lẽ ra về. Cô không nói chuyện với diễn viên hay đạo diễn mà chỉ vui vẻ với anh em trong nhóm cascadeur. Hoa Trần khẳng định cô không có thiện cảm với giới diễn viên. “Tôi chứng kiến diễn viên chỉ giả lả trước mặt, sau lưng nói xấu nên sợ lắm.
Đôi khi nghe họ dùng những lời không hay về cascadeur, tôi chỉ biết im lặng. Tôi nghĩ mình không kiếm sống bằng nghề này, không cần bon chen nên tôi cũng không phản ứng. Tôi chỉ cần làm tốt công việc của mình”, cô tâm sự.
 |
Thanh Hoa học võ karate trước khi làm cascaduer. |
Nhắc đến thu nhập, cô cười và xua tay: “Thực tế không ai sống đủ bằng nghề đóng thế. Nghề này đứng sau vinh quang của người khác nhưng đối diện với nhiều hiểm nguy. Gặp đoàn phim, diễn viên có tâm, được họ quan tâm, mình cũng an ủi nhưng nhiều diễn viên phũ, nghĩ đó là công việc của mình nên cascadeur có bị làm sao, họ cũng không quan tâm tới. Mình bị thương thì mình chịu thôi”.
Đến với nghề đóng thế, diễn viên sinh năm 1982 có được niềm vui giản dị với anh em trong nhóm cascadeur Quốc Thịnh. Cô cho hay nhận show vì đam mê và tình anh em với nhóm. Vì vậy, cô chưa từng trả giá cát-xê, mà trưởng nhóm đưa sao, sẽ nhận như vậy. “Anh Thịnh cũng không để anh em thiệt thòi đâu. Anh không đánh đổi tính mạng của anh em với vài đồng nhỏ nhặt. Hơn nữa, thu nhập chính của tôi từ nghề bán cá”, cô nói. Bán cá ở chợ nuôi em ăn học Bán cá là hai từ khiến Thanh Hoa ngập ngừng, bối rối trong cuộc trò chuyện. Bà trùm giang hồ Thanh Sói thừa nhận công việc này khiến cô cảm thấy tự ti, mặc cảm với mọi người.
“Suốt thời gian đi học tôi giấu kín công việc của mình với bạn bè. Tôi sợ bị khinh khi. Tuy nhiên, nguời bạn thân - diễn viên Khôi Trần mắng 'bà bán cá chứ có bán dâm đâu mà ngại', từ đó tôi mới mở lòng hơn", cô lý giải. Mở điện thoại "khoe" ảnh ngồi bán cá ở chợ, Thanh Hoa trầm ngâm cho biết gia đình cô được yên ấm như ngày nay là nhờ nghề bán cá.
Nữ võ sĩ cho hay: “Ba mẹ qua đời, hai em đang tuổi ăn học, tôi biết làm gì để nuôi hai đứa khi bằng cấp không có. Tôi tiếp quản nghề bán cá của mẹ như lẽ tất nhiên. Và công việc này là ơn nghĩa với chị em tôi”. Bà trùm của phim Hai Phượng kể gia đình quá khó khăn, cô phải nghỉ học từ lớp 5 để phụ mẹ bán cá. Sau này, nhìn các em, bạn bè được trở thành sinh viên, cô lại ao ước ngồi học ở giảng đường đại học. Và trải qua thời gian dài bon chen với cơm áo gạo tiền, thậm chí 2 năm không gặp gỡ bạn bè, Hoa Trần vẫn nuôi giấc mộng trở thành sinh viên. Đến khi hai em tốt nghiệp đại học, gánh nặng tiền bạc vơi bớt, cô bắt đầu thực hiện ước mơ của bản thân. Thanh Hoa bắt đầu học lại từ lớp 6 vào năm 27 tuổi.
Hiện nay, Thanh Hoa đã trở thành sinh viên năm 4 của Đại học Thể dục thể thao TP.HCM.
 |
Thanh Hoa quyết tâm học đại học dù phải nghỉ học từ lớp 5. |
Lịch trình của Thanh Hoa 10 năm qua là thức dậy từ 2h30 sáng đến chợ đầu mối lấy cá, 5h sẵn sàng ở chợ và buổi tối lại đến trường học. “Tôi đi học cũng không biết sau này có làm được gì không nhưng vẫn muốn chinh phục. Mặt khác, tôi nghĩ các em đều có bằng đại học. Nếu tôi không có trình độ, không bổ sung kiến thức thì sao nói chuyện được với các em.
Và thêm một điều khiến tôi quyết tâm cao như vậy là chứng minh cho các em thấy, tụi bay học được, chị được cũng học”, cô tâm sự. Sau cuộc trò chuyện với Zing.vn, Thanh Hoa lại vội vã đến trường. Cô dự định sẽ học thêm tiếng Anh khi tốt nghiệp đại học. Lần này, động lực học của cô là để tự tin giao tiếp với người nước ngoài. Ở tuổi 37, nữ võ sĩ khẳng định việc học vẫn quan trọng, còn tình duyên, "sau 3 mối tình đổ vỡ, thì chờ duyên số".
Theo Zing

Dính scandal gạ tình, Phạm Anh Khoa vẫn được giữ vai trong 'Hai Phượng'
Mặc dù dính scandal gạ tình nhưng Phạm Anh Khoa vẫn đảm nhiệm một vai mắt xích quan trọng trong bom tấn hành động mới của Ngô Thanh Vân.
" alt="Trùm giang hồ trong 'Hai Phượng': Bán cá ở chợ, học lớp 6 khi 27 tuổi"/>
Trùm giang hồ trong 'Hai Phượng': Bán cá ở chợ, học lớp 6 khi 27 tuổi
-
 quyết định mua cam về cho cả nhà vừa ăn vừa uống cho đỡ háo người. Chợ Vĩnh Hồ gần nhà chị sáng qua ê hề cam, đủ loại, với nhiều mức giá khác nhau, rẻ thì 15.000 - 20.000 đồng/kg, đắt thì lên tới 60.000 - 70.000 đồng/kg. Mấy hôm trước ham rẻ, mua của một bà bán rong vài cân “cam quê nhà trồng”, về ăn thử thấy vị chua gắt chứ không phải dôn dốt như lời bà bán hàng quảng cáo, chị đành phải vắt nước rồi hoà thêm ít đường cho dễ uống. Lần này quyết ẵm hàng ngon, chị vào quầy hoa quả ở giữa chợ, chọn loại đắt nhất. Chủ quầy cho nếm thử, vị cam ngọt thanh, lại mọng nước, chị tặc lưỡi tự nhủ “thôi thì đắt xắt ra miếng”.</p><p>Cam là một trong những loại trái cây mà cả nhà chị đều rất thích nên rất hay mua. Từng có thời gian, thấy ai mách chỗ này chỗ kia có cam ngon, chị đều tìm cách thưởng thức xem sự thật có giống như lời đồn hay không. Và rồi không ít lần chị đã phải thất vọng tràn trề, thậm chí bực bội vì cảm giác như bị lừa.</p><p>Khác với chị Tâm, chị Lan Phương ở Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân, Hà Nội) lâu nay chỉ mua cam của những hàng quen. Tuần trước, bố mẹ chị đi tiêm vắc xin phòng chống Covid-19, nghe vài người mách uống nhiều nước cam sẽ không bị sốt, hạn chế tác dụng phụ của vắc xin, chị đặt mua luôn 10kg của một người bạn có vườn cam ở Bắc Giang với giá 25.000 đồng/kg. Cam quả thật rất ngon. Thế nhưng, phí ship khá cao, lên tới 50.000 đồng cho quãng đường vận chuyển từ phố Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng) về nhà chị, nghĩa là tiền ship bằng tiền mua 2kg cam.</p><p>Cùng sống ở Hà Nội, chị Nguyễn Thị Hạnh ở Nguyễn Khoái (quận Hai Bà Trưng) lại chọn mua cam theo một cách khác. Đó là mua online. Mấy hôm trước, tình cờ nghe một cô bạn kể là hai sàn thương mại điện tử Postmart.vn của Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Voso.vn của Bưu chính Viettel (Viettel Post) đang bán khá nhiều loại cam đặc sản Việt vừa ngon vừa rẻ, chị Hạnh quyết không bỏ qua cơ hội tiết kiệm chi phí. Bởi chị nghĩ, trong lúc dịch dã phức tạp thế này, cứ bớt được đồng nào hay đồng ấy.</p><table class=)
Cam bán trên sàn Postmart.vn đều có mô tả về hình thức và chất lượng, giá trị của sản phẩm, có nguồn gốc xuất xứ, địa chỉ cụ thể.Vốn là dân văn phòng, shopping online đối với chị đã trở thành chuyện thường ngày. Thế nên chỉ cần vài cú click chuột trên sàn Postmart.vn và Voso.vn là chị có thể tìm ngay ra những loại cam ngon thuộc hàng đặc sản Việt. Chị không khỏi ngỡ ngàng khi giá bán nhiều loại cam trên sàn thương mại điện tử rẻ chẳng kém gì so với mấy hàng hoa quả ở chợ gần nhà.
Trên sàn Postmart.vn, giá bán cam Vinh là 20.000 đồng/kg, cam sành Hà Giang 20.000 đồng/kg, cam Vũ Quang – Hà Tĩnh 30.000 đồng/kg, cam Nam Đông – Thừa Thiên Huế 120.000 đồng/5kg, cam Xoàn Hồng Duyên – Trà Vinh 150.000 đồng/5kg… Hiện nhiều sản phẩm đã “cháy hàng”.
Trên sàn Voso.vn, các sản phẩm cam Cao Phong - Hòa Bình cũng đang chạy chương trình khuyến mại với giá ưu đãi khá hấp dẫn. Chẳng hạn, combo 10kg cam lòng vàng Cao Phong - Hòa Bình giảm 29% từ 399.000 đồng xuống còn 280.000 đồng, được cam kết vận chuyển trong vòng 2 - 3 ngày.
Trong tháng 11 này, sàn Voso.vn triển khai chương trình đồng giá vận chuyển chỉ từ 15.000 đồng. Khách mua cam nhập voucher mã khuyến mại sẽ được hưởng ưu đãi phí ship với các mức: 15.000 đồng cho đơn hàng 5kg, 20.000 đồng cho đơn hàng 10kg… (số kg cam càng nhiều thì phí ship sẽ cao hơn).
Một điểm khiến chị Hạnh rất ưng ý, đó là cam bán trên các sàn Postmart.vn, Voso.vn đều có mô tả về hình thức và chất lượng, giá trị của sản phẩm, có nguồn gốc xuất xứ, địa chỉ cụ thể. Chẳng hạn, cam Vietgap Vũ Quang – Hà Tĩnh được trồng bởi Minh Chiến Farm ogranic, theo hướng hữu cơ và có chứng nhận VietGap. Theo giới thiệu của nhà vườn thì cam được trồng trên vùng đồi núi dốc, có hương thơm đặc trưng, vị ngọt thanh, tép cam giòn.
Hay cam lòng vàng Cao Phong là sản phẩm của Hợp tác xã Nông nghiệp Dân chủ ở TP. Hòa Bình; cam lòng vàng Mạnh Khoa – Cao Phong là của Hợp tác xã Dịch vụ thương mại Mạnh Khoa ở số nhà 160 khu 3 thị trấn Cao Phong, tỉnh Hòa Bình…
“Các sản phẩm cam của các hộ sản xuất nông nghiệp khi đưa lên sàn thương mại điện tử của chúng tôi đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được các cơ quan chức năng chứng nhận đạt tiêu chuẩn, quy định về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, thương hiệu. Trong đó, nhiều sản phẩm đạt chứng nhận tiêu chuẩn VietGap, OCOP…”, đại diện sàn Postmart.vn khẳng định.
Nông dân phấn khởi lên sàn
Trồng cam đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn nông nghiệp sạch thì chắc chắn sẽ phải có sự đầu tư kha khá về chi phí đầu vào. Giờ bán “giá mềm” trên sàn thương mại điện tử, liệu các hộ trồng cam có còn lãi được nhiều không?
Trả lời câu hỏi của phóng viên VietNamNet, đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) cho biết: “Hiện cam Lục Ngạn bán giá gốc tại vườn từ 12.000 - 15.000 đồng/kg, loại đẹp 15.000 - 17.000 đồng/kg. Giá bán trên sàn thương mại điện tử lãi hơn so với bán cho thương lái”.
Tuy nhiên, vị này cũng thẳng thắn chia sẻ rằng “đưa cam lên sàn thương mại điện tử” vẫn đang là hướng đi mới ở Lục Ngạn. Hiện các sản phẩm cam đã lên sàn chủ yếu là của các hợp tác xã chứ chưa có nhiều hộ nông dân. Sản lượng bán qua sàn còn khiêm tốn so với bán qua thương lái (mỗi lần thương lái đến tận vườn thường mua mấy chục tấn) bởi còn tùy thuộc lượng đơn đặt hàng của khách, trong khi số lượng người mua trên sàn chưa nhiều.
 |
Trong tháng 11, sàn Voso.vn đang triển khai chương trình đồng giá vận chuyển cam. |
Có thể nói, đưa cam lên sàn thương mại điện tử là một hướng đi hiệu quả, phù hợp xu hướng chung của thế giới trong thời đại 4.0. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, từ ý tưởng đến thực tế triển khai còn rất nhiều thách thức ví như thiếu nguồn lực, nhận thức chưa đúng và chưa đủ, thiếu kinh phí đầu tư…
Để “biến cái khó thành cái dễ, cái không thể thành có thể”, cả hai doanh nghiệp bưu chính chủ sàn Postmart.vn và Voso.vn (Vietnam Post và Viettel Post) đều sẵn sàng nhập cuộc. Đội ngũ nhân viên của hai doanh nghiệp đã đến tận hộ sản xuất nông nghiệp để hướng dẫn cách thức tham gia sàn thương mại điện tử, từ quy trình đăng ký gian hàng đến đăng sản phẩm, gói bọc, giao nhận… Cùng với đó là nhiều buổi hướng dẫn trực tuyến cho bà con về app bán hàng/mua hàng, công cụ hỗ trợ cho việc bán hàng/quảng bá sản phẩm trên sàn.
“Bưu điện Việt Nam miễn phí toàn bộ các chi phí đăng ký, quản lý gian hàng trên sàn Postmart.vn cho người dân đến hết năm 2021; Xây dựng và phát triển các chương trình ưu đãi để thuận lợi cho việc đặt hàng của khách mua, quảng bá sản phẩm theo các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, flashsale, combo giá hợp lý… để khuyến khích người tiêu dùng mua cam trên sàn; Chủ động truyền thông, quảng bá sản phẩm trên hệ thống kênh truyền thông online như fanpage, group Facebook, YouTube… để thu hút người mua và gia tăng giá trị thương hiệu cho các sản phẩm/nhà cung cấp nông sản”, đại diện sàn Postmart.vn nói về một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cam trên sàn thương mại điện tử.
Đại diện sàn Voso.vn cũng cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục “xây dựng các chính sách hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã, bà con nông dân lên sàn như ưu đãi vận chuyển, miễn phí mở gian hàng và duy trì gian hàng, các chương trình combo giá tốt, flashsale phù hợp để tăng sức hấp dẫn với người tiêu dùng”.
Song song với việc triển khai các giải pháp trong tiêu thụ sản phẩm cam, các chủ sàn Postmart.vn và Voso.vn còn chú trọng đào tạo cho người nông dân tham gia các nền tảng số để tăng khả năng tiếp cận khách hàng, minh bạch hoá giá bán trong quá trình thương mại số trái cam cũng như nâng cao ý thức trong quy trình sản xuất. Từ đó, dễ dàng áp dụng các phương thức truy xuất nguồn gốc, chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Bình Minh

Đưa cam chất lượng cao giá “mềm” lên sàn Postmart, Vỏ Sò
Nhiều loại cam chất lượng cao đang được bán trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) Postmart.vn và Voso.vn với mức giá khá “mềm”. Một phần là nhờ người bán đã được chủ sàn áp dụng nhiều chính sách ưu đãi.
" alt="Lên sàn mua cam “xịn”, bà nội trợ khỏi lo “mất tiền mua bực vào thân”"/>
Lên sàn mua cam “xịn”, bà nội trợ khỏi lo “mất tiền mua bực vào thân”