Những cánh tay vô vọng chới với
Một ngày đầu tháng giêng năm 1996, sương mù dày đặc che kín đỉnh núi. Trên mặt hồ Sông Rác vang lên tiếng la hét thất thanh khi con thuyền chở 84 người dân đi đốn củi bị chìm. Trong không gian hỗn độn chỉ còn thấy những cánh tay vô vọng chới với giữa biển nước mênh mông...
Giữa tháng 4/2018, chúng tôi tìm về thôn Thượng Phong, xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh sau 22 năm, thời điểm con thuyền chở 85 người dân bị chìm giữa đáy hồ Sông Rác.
Bà Hệ giờ đây đã già, sống với chồng trong căn nhà nhỏ chật hẹp. |
Ở xã Kỳ Phong hỏi đến nhà bà Nguyễn Thị Hệ không ai là không biết, không ít người còn nhớ như in ngày bà đã cướp khỏi tử thần 34 tính mạng trong thảm nạn chìm thuyền năm xưa.
Bà Hệ năm nay ngoài 70 tuổi, khuôn mặt khắc khổ, lưng bà oằn xuống theo những năm tháng chèo đò. Bà cùng người chồng thương binh sống trong ngôi nhà vỏn vẹn gần 30m2, xây dựng từ hàng chục năm trước.
Hỏi chuyện cứu 34 mạng người trong vụ chìm đò năm xưa, khuôn mặt bà trở nên buồn bã. Những giọt nước mắt của người đàn bà từng một thời lam lũ với sông nước lăn dài trên gò má, bà bảo: “Tôi ân hận suốt mấy chục năm qua vì không cứu được nhiều người hơn. Hơn 30 mạng người nằm lại dưới lòng hồ luôn làm tôi day dứt không thôi”. Dường như trong ký ức của bà còn vẫn còn ám ảnh bởi những bàn tay chới với dưới mặt hồ Sông Rác năm 1996.
Bà Hệ vốn người ở huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Năm 18 tuổi, bà tham gia dân quân du kích chống Mỹ cứu nước. Sau 6 tháng xông pha với bom đạn, bà trở về lấy chồng và định cư ở xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh hành nghề chèo thuyền trên hồ Sông Rác kiếm sống. Khách qua sông của bà chủ yếu những người dân miền xuôi ở các xã Kỳ Phong, Kỳ Tiến… đi kiếm củi trong các khu rừng thuộc huyện Kỳ Anh.
Ông Trung, chồng bà Hệ, là thương binh 3/4. |
Nhớ lại buổi sáng định mệnh trên hồ Sông Rác, bà Hệ Sáng kể, ngày 4/1/1996, khi đang ăn cơm với người con trai đầu Nguyễn Văn Thực (SN 1973) để chuẩn bị lên thuyền đi làm, bà nghe trên sông văng vẳng tiếng người kêu cứu.
Vội bỏ bát đũa, bà cùng con trai chạy ra bến thuyền thì chứng kiến cảnh con thuyền của anh Hồ Văn Di (trú xã Kỳ Tiến, huyện Kỳ Anh) chở 84 người đang dần chìm xuống dưới lòng hồ.
Không một chút đắn đó, bà cùng người con trai nhanh chóng nổ máy đưa thuyền hướng về phía người dân gặp nạn. Lúc này mặt sông dày đặc sương, tiếng người kêu khóc thảm thiết.
“Tôi đưa thuyền đến nơi thấy hàng chục người đang chới với giữa lòng hồ. Tôi vội dùng cây sào dài dí xuống mặt nước để những người gặp nạn bám vào, sau đó kéo từng người một đưa lên thuyền”, bà Hệ nhớ lại.
Trong số 84 người có mặt trên chiếc thuyền, 54 người được cứu sống. Trong đó chính tay bà Hệ cứu sống 34 người, 11 người còn lại được người dân đánh cá cứu sống. 30 người khác vĩnh viễn bỏ mạng dưới đáy hồ Sông Rác.
“Họ là những người dân sống ở các xã quanh đây thường xuyên lên thuyền qua hồ để vào núi kiếm củi. Rất nhiều người là khách quen của tôi, người lớn có, học sinh có, họ chết thật đau lòng”, bà Hệ nhớ lại.
Nữ anh hùng trong lòng dân
Sau 22 năm, ký ức về vụ chìm thuyền vẫn còn là nỗi kinh hoàng của những người may mắn thoát chết trên hồ Sông Rác. Trong tâm khảm của những người được cứu sống, họ luôn ghi lòng tạc dạ công lao nữ “anh hùng” chèo đò năm xưa.
Anh Bùi Ngọc Anh (trú xã Kỳ Phong), người được chính tay bà Hệ cứu sống năm xưa, nhớ lại, sáng ngày 4/1, anh đến bến hồ Sông Rác rồi lên thuyền anh Di để vào rừng kiếm củi. Trên thuyền có tất cả 84 người, họ đều là phu củi lâu năm và đi lại đều đặn trên thuyền.
Anh Bùi Ngọc Anh, một trong 34 người được bà Hệ cứu sống trong thảm nạn chìm đò năm xưa. |
“Thuyền ra đến giữa hồ bất ngờ rung lắc mạnh, nước ập vào thuyền rất nhiều. Những người trên thuyền bắt đầu hoảng loạn. Một số nhảy xuống hồ, số khác bám vào mạn thuyền bị nước nhấn chìm trong tích tắc”, anh Anh nhớ lại.
Khoảng cách từ nơi gặp nạn cách bờ 500m, thời điểm thuyền chìm lúc 7 giờ sáng, sương vây kín mặt nước nên không thể phân biệt được hướng của bờ để bơi vào. Lòng hồ sâu, nhiều người biết bơi nhưng mất phương hướng nên bơi toán loạn thành ra kiệt sức rồi chết đuối.
Trong khi chới với giữa dòng nước dữ, anh Anh may mắn tiếp cận được gần thuyền của bà Hệ, rồi được bà cứu lên thuyền đưa vào bờ an toàn. Sau đó, anh nhập viện vì bị vết cắt ở chân.
“Tôi và 33 người khác không được bà Hệ cứu kịp thời chắc bỏ mạng giữa lòng hồ 22 năm trước rồi. Bà ấy là ân nhân cứu tôi khỏi tử thần, công ơn ấy không bao giờ quên được”, anh nói.
Ông Trần Văn Chính vẫn nhớ như in hành động cứu người của bà Hệ. |
Để rõ hơn về câu người đàn bà cứu 34 mạng người năm xưa, chúng tôi tìm đến những người có chức trách ở xã Kỳ Phong thời điểm năm 1996, họ đồng thời cũng là người trực tiếp chứng kiến và cứu nạn trong vụ chìm thuyền.
Tiếp chúng tôi, ông Trần Văn Chính cho hay, thời điểm xảy ra vụ chìm thuyền ông giữ chức Phó chủ tịch kiêm Trưởng công an xã Kỳ Phong.
Ông kể, sáng ngày 4/1/1996, ông vừa đến trụ sở thì được người dân chạy lên báo thuyền anh Di chở theo hàng chục người bị chìm ở trên hồ. Ông tức tốc tới hiện trường thì bà Hệ và một số người dân đang cứu người dười hồ đưa lên bờ.
“Thuyền bà Hệ cứu được 34 người, 11 người còn lại được người dân đánh cá cứu sống. 30 người chết chúng tôi cũng huy động thuyền bè vớt được trong ngày gặp nạn. Những người tử vong sau đó đều được người thân đưa về quê an táng”, ông Chính nói.
Theo ông Chính, tai nạn thảm khốc xảy ra hơn 20 năm qua nhưng hành động cứu người của bà Hệ người dân ai cũng rõ. Sau khi cứu thành công 34 mạng người dưới lòng hồ Sông Rác, bà Hệ được Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi thư khen ngợi, biểu dương, đồng thời dành tặng cho gia đình bà số tiền 5 triệu đồng.
Cùng trong năm 1996, Chủ tịch nước ký quyết định tặng thưởng huân chương lao động hạng 3 cho bà Hệ vì đã có hành động dũng cảm cứu người trên hồ Sông Rác…
(Còn tiếp)
“Tôi nhớ rất rõ câu chuyện ấy bởi đó là một trong số những ca hiếm hoi về quấy rối tình dục nơi công sở tôi tư vấn. Thay vì đối mặt, nạn nhân thường chọn cách im lặng”, Chuyên gia tư vấn tâm lý Nguyễn An Chất chia sẻ.
" alt=""/>Buổi sáng định mệnh của người phụ nữ cứu 34 người chìm đò![]() |
"Hoàng hậu Margot" của tác giả Alexandre Dumas là tiểu thuyết lịch sử xoay quanh cuộc đời rực rỡ nhưng cũng phóng túng không kém của một hoàng hậu nước Pháp. |
Đó là thời kỳ rối ren nhất trong lịch sử Pháp. Với "Hoàng hậu Margot", Dumas đem đến cho độc giả một cái nhìn toàn diện về một nước Pháp ồn ào và đầy giận dữ, một nước Pháp nhuốm máu với những gì cực đoan nhất: mưu phản, thảm sát, đầu độc...
Đó là một nước Pháp nơi những cuộc chiến tôn giáo thiết lập luật lệ, tạo nên cuộc hôn nhân sắp đặt giữa công chúa Marguerite de Valois với người sẽ trở thành Henry IV, vị vua trẻ của Navarre.
Một cuộc hôn nhân lý trí thay vì xuất phát từ tình cảm, một hợp đồng hôn nhân phục vụ cho tham vọng chính trị của mỗi người, để một lần nữa thiết lập hòa bình giữa người Tin lành và Công giáo.
"Hoàng hậu Margot" là minh chứng cho tài năng kiến tạo tình tiết bậc thầy của Alexandre Dumas. Ông không chỉ thi vị hóa những dữ kiện lịch sử thành câu chuyện tình lãng mạn giữa hoàng hậu Margot với bá tước de La Mole, hay tình bạn khăng khít giữa de La Mole và bá tước de Coconnas, còn khéo léo cuốn người đọc vào những vòng xoay ly kỳ đến nín thở của bánh xe số mệnh đưa nhà Bourbon lên nắm quyền cai trị nước Pháp.
Thoạt đầu, "Hoàng hậu Margot" giống như một cuốn tiểu thuyết phi chính trị, một cuốn tiểu thuyết lãng mạn điên rồ phi lý trí, nơi những đam mê phải đối diện với một xã hội đầy "ồn ào và giận dữ", một cuốn tiểu thuyết không có thông điệp, được viết với mục đích duy nhất là để giải trí, nhưng trên thực tế cuốn sách lại đóng vai trò như một người đưa tin sử dụng thủ pháp hư cấu để đưa tin về lịch sử.
Nhưng có lẽ sẽ tốt hơn nếu như những định kiến tư tưởng của lịch sử không hiện diện trong tác phẩm, dù là chỗ này hay chỗ kia. Dumas cũng là một tiểu thuyết gia chính trị, giống như Hugo hay Balzac, nhưng kín đáo hơn, ông cũng có tầm nhìn thế giới, không hẳn là không tham gia vào bất cứ cuộc chiến tôn giáo nào ở thời đại của mình.
Việc lựa chọn sự kiện vụ thảm sát ngày lễ Thánh Barthélemy làm trung tâm trong cuốn tiểu thuyết của mình đã minh chứng cho sự ủng hộ sâu sắc của ông dành cho những ghi chép lịch sử của đạo Tin lành.
“Marguerite chưa đầy hai mươi tuổi mà đã trở thành đối tượng để ca ngợi của hết thảy những thi sĩ… Nàng có mái tóc đen, nước da sáng, mắt nhìn mê đắm ẩn sau hàng mi dài, đôi môi nhỏ đỏ thắm, cổ cao thanh tú, thân hình thon thả và mềm mại, bàn chân nhỏ nhắn như chân con trẻ của nàng ẩn trong đôi hài sa tanh. Những người Pháp coi nàng như quốc bảo, tự hào được thấy trên đất nước họ nở ra một bông hoa lộng lẫy đến thế. Những người nước ngoài đến nước Pháp không những lóa mắt trước sắc đẹp của nàng khi được nhìn nàng mà họ còn choáng ngợp bởi kiến thức của nàng nếu được nói chuyện với nàng. Bởi Marguerite không chỉ là người phụ nữ đẹp nhất thời đại mà nàng còn là người phụ nữ có học thức nhất”, Alexandre Dumas miêu tả Hoàng hậu Margot.
Tình Lê
Vô đối môn được nhận xét là một cuốn sách giúp người đọc tìm được sự thảnh thơi, lợi lạc ngay trong chính cuộc sống của mình.
" alt=""/>Hoàng hậu Margot: Cuộc đời đắm chìm trong trò chơi vương quyền và những câu chuyện tình"Tôi trăn trở liệu mình sẽ biến Thanh Lam và Tùng Dương xì-tin theo Linh hay Linh sẽ phải "diva", hú hét như hai anh chị ấy? Tôi không biết làm gì để kết hợp ba người "điên" này. Tôi và Tripple D tạo ra bài hát này nhưng không ai biết nó thuộc thể loại gì", anh nhớ lại. Cứ thế, Hồ Hoài Anh và Tripple D mất đến 9 tháng mới hoàn thiện phần nhạc, lời và phối khí bài này.
![]() | ![]() |
Có bài, Hoàng Thùy Linh ra Hà Nội thu âm cùng Thanh Lam và Tùng Dương, mất thêm 5 tháng mix và master. Mười ngày trước khi phát hành, Tripple D bất ngờ đổi ý khiến bản Đánh đốcuối cùng được chọn lại phút chót. Cuối cùng, Thanh Lam và Tùng Dương vào TP.HCM dành trọn 1 ngày quay MV. Cả ê-kíp làm việc cật lực, đồng lòng gần 2 năm để có sản phẩm như hiện tại.
Tại sự kiện, Tùng Dương và Hoàng Thùy Linh dành nhiều lời đẹp đẽ cho nhau. Tùng Dương nói: "Linh có sự quyết liệt đáng để tôi phải học tập. Cô ấy đã trưởng thành rất nhiều so với thời điểm chúng tôi lưu diễn Nga cùng nhau cách đây gần 20 năm. Với tôi, Linh hơn hẳn những nghệ sĩ cùng thời mình bởi trong cô ấy luôn mang hồn dân tộc. Linh làm sản phẩm giải trí hay tạo xu hướng thì tác phẩm luôn có tính tư tưởng. Vì thế, tôi không bất ngờ khi Linh mời mình. Bởi, những nghệ sĩ luôn đau đáu vì nghệ thuật sẽ đồng cảm và tìm đến nhau".
Đồng quan điểm Tùng Dương, Hồ Hoài Anh chia sẻ: "Tôi tin sứ mệnh của Linh là làm âm nhạc, đưa âm nhạc Việt Nam ra quốc tế. Thế hệ của chúng tôi già rồi, không làm được điều ấy nữa, chỉ trông cậy ở thế hệ của Linh".
Hoàng Thùy Linh khiêm tốn trả lời: "Hơn cả cảm ơn, tôi biết ơn chị Lam và anh Dương. Tôi chỉ là ngọn cỏ, nhờ bóng mát của những đại thụ như anh, chị mới có thể phủ xanh ngọn đồi âm nhạc. Dù vậy, tôi biết xung quanh mình còn rất nhiều nghệ sĩ giỏi, thú vị luôn không ngừng khai phá nghệ thuật. Nhờ vậy, chúng ta mới có một thị trường âm nhạc sôi động như vậy. Những sản phẩm gần đây của tôi được mọi người yêu thương nên phổ biến ngoài sức tưởng tượng. Tôi không nghĩ mình có tài năng gì để làm được như vậy. Mỗi sản phẩm với tôi như một đứa con tinh thần. Các bé có khôn lớn, trưởng thành hay không đều nhờ vào khán giả".
![]() | ![]() | ![]() |
Từ trang phục đen...
Thanh Lam và Tùng Dương là hai nghệ sĩ cá tính mạnh, khắt khe, đã góp phần điều chỉnh sản phẩm của Hoàng Thùy Linh thế nào?, trước câu hỏi, Tùng Dương phản hồi: "Trái với mọi người nghĩ, chúng tôi không điều chỉnh gì cả. Bước vào thế giới của Linh, chúng tôi phải hòa nhập, không thể áp đặt suy nghĩ của mình vào nội tâm cô ấy. Linh hỏi: Anh Dương ơi, đoạn vừa rồi anh diễn thấy thích chưa?, tôi tự biết phải quay lại. Một cảnh khác, Linh bảo chị Lam quay lại, chị ấy gật đầu vào quay lại ngay và luôn".
Ý tưởng bài hát Đánh đốbắt nguồn từ những hoài nghi của Hoàng Thùy Linh khi đi sâu vào sự thất thường trong tâm hồn mình. Từ đó, cô và nhà thơ Ngân Vi dành 3 tháng biến ý tưởng thành thơ. Lời bài hát là sự trăn trở, người đàn ông không biết đâu là con người thật của cô gái qua câu: Khác gì đánh đố?
MV Đánh đốgiải quyết câu hỏi, rằng khi hai người đủ dịu dàng, cảm thông, chia sẻ với nhau sẽ không thấy sự đánh đố nữa. Đầu MV, cả 3 nghệ sĩ đều khoác trang phục đen, ẩn dụ cho sự chưa thấu hiểu chính mình. Cuối MV, Hoàng Thùy Linh tìm thấy màu xanh lá, Thanh Lam tìm thấy sắc vàng còn Tùng Dương tìm được sắc xanh của mình. Họ tự tin với màu sắc của mình, tôn trọng màu sắc của người khác, hòa vào nhau tạo thành một thế giới đại đồng.
Trích đoạn MV 'Đánh đố'
Gia Bảo
" alt=""/>Lý do gì Thanh Lam, Tùng Dương nhận lời hát cùng Hoàng Thuỳ Linh?