Những ngày qua, một số tài khoản mạng xã hội tại TT-Huế đưa clip ghi lại cảnh nhóm người thuộc Ban quản lý chợ Tứ Hạ có dấu hiệu lạm quyền, ra khỏi khu vực mình quản lý để cưỡng chế người dân bán hàng rong khiến nhiều người bức xúc. |
Người đàn bà bán hàng rong ngất xỉu sau khi bị cưỡng chế |
Thông tin đăng tải trên mạng xã hội cho biết, vụ việc xảy ra tại vỉa hè giao lộ Nguyễn Khoa Minh - Nguyễn Khoa Thuyên (tổ dân phố 7, phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà) vào chiều 1/3.
Thời điểm trên, người phụ nữ tên là Hoàng Thị Thu Hải (38 tuổi, ngụ xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền) đến bày bán hàng rong có dấu hiệu lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, vi phạm trật tự đô thị cạnh Trường mầm non Tứ Hạ (đường Nguyễn Khoa Thuyên).
Khi đang bán hàng, chị Hải bị một nhóm 4 người thuộc Ban quản lý chợ Tứ Hạ gồm ông Trần Quang Bình - Trưởng ban cùng kế toán, nhân viên, bảo vệ của đơn vị này đến kiểm đếm, phân loại và dịch chuyển lượng lớn hàng trái cây, hoa quả của chị Hải; cưỡng chế đưa chiếc xe bán hàng của chị Hải vào bên trong chợ Tứ Hạ.
 |
Ông Bình (đội mũ cối) huy động lực lượng ra khỏi khu vực mình quản lý để cưỡng chế người bán hàng rong. |
Trong quá trình giằng co, chị Hải bất ngờ bị choáng, ngã đập đầu xuống đất nằm bất động nhiều phút nhưng nhóm người thuộc Ban quản lý chợ Tứ Hạ không có động thái sơ cứu hay hỗ trợ đưa nạn nhân.
Nạn nhân chỉ được đưa đến Bệnh viện Trung ương Huế (cơ sở 2) từ sự phối hợp hỗ trợ của lực lượng công an phường và người dân địa phương.
Ông Nguyễn Tự Lực, Phó Chủ tịch UBND phường Tứ Hạ cho biết, chính quyền phường lâu nay chỉ yêu cầu lực lượng Ban quản lý chợ Tứ Hạ tuyên truyền, vận động một bộ phận người dân bán hàng rong bên ngoài vào kinh doanh ổn định ở trong chợ, chứ không có chủ trương để lực lượng này ra phố tổ chức cưỡng chế, thu giữ hàng hóa, phương tiện bán hàng rong trái phép, làm thay chức năng của công an, trật tự đô thị.
Trong khi đó, một lãnh đạo thị xã Hương Trà cho biết, đã nắm thông tin vụ việc và sẽ cho kiểm tra, xử lý nếu nhóm người của Ban quản lý chợ Tứ Hạ có dấu hiệu lạm quyền, vi phạm các quy định pháp luật.
Quang Thành

Cụ bà bán rong bị nhân viên quán phở khiêng ra đường gây phẫn nộ
Diễn đàn Facebook dậy sóng khi một clip ghi lại cảnh nhân viên một quán phở khiêng cụ bà khoảng 90 tuổi bán dạo bỏ ra đường vì…làm phiền khách.
" alt="Người đàn bà bán hàng rong ngất xỉu sau khi bị cưỡng chế sai"/>
Người đàn bà bán hàng rong ngất xỉu sau khi bị cưỡng chế sai
Nút thắt thị trườngNgày 15/9, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch & Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ liên quan nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động, hoàn thiện hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư, báo cáo Chính phủ xem xét quyết định.
Trao đổi về việc sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư luật sư Đoàn Trọng Bằng, Giám đốc Công ty Luật Black&White cho biết, theo báo cáo gửi Chính phủ ngày 29/9 của Bộ Tư pháp nội dung đề xuất sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư đang có hai hướng:
Một là, theo đề xuất của Bộ Kế hoạch và đầu tư trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung quy định này theo hướng các doanh nghiệp chỉ cần sở hữu quỹ đất ở hoặc các loại đất khác “phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai” sẽ được lựa chọn là chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại.
 |
Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA, BĐS không xin Chính phủ hỗ trợ tiền mà chỉ xin Nhà nước tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật |
Hai là, Bộ Tư pháp đề xuất sửa đổi theo hướng doanh nghiệp cần sở hữu quỹ đất ở hợp pháp hoặc các loại đất khác “phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai”.
Theo luật sư Bằng, thực tiễn, số ít các nhà đầu tư khi thực hiện dự án nhà ở thương mại mới có quyền sử dụng đất ở hợp pháp để đầu tư xây dựng dự án bởi hầu hết các dự án khu đô thị lớn thường cách xa trung tâm nơi chỉ có các loại đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở).
“Nếu điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư được sửa đổi theo đề xuất của Bộ Kế hoạch và đầu tư doanh nghiệp chỉ cần sở hữu quỹ đất “phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” thì vừa giải quyết được vấn đề quản lý nhà nước là quản lý đất đai theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đồng thời tháo gỡ được khó khăn cho các nhà đầu tư muốn thực hiện dự án nhà ở thương mại mà chỉ có loại đất khác không có đất ở” – luật sư Bằng đánh giá.
Cũng theo luật sư việc sửa đổi theo đề xuất trên còn giúp tăng nguồn cung nhà ở thương mại cho người dân, góp phần giảm giá nhà đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid 19; tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và khai thác được nguồn lực đất đai: có nhiều dự án sẽ được triển khai hơn nguồn thu của ngân sách sẽ tăng thêm thông qua việc thu tiền sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong khi đó, trường hợp sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư theo hướng của Bộ Tư pháp tại báo cáo gửi Chính phủ ngày 29/9/2021 bổ sung nội dung: “đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở”, luật sư cho rằng dễ gây hiểu lầm là nhà đầu tư phải chuyển đổi mục đích sử dụng của 100% quyền sử dụng đất thành đất ở mới được lựa chọn là chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ở thương mại.
“Theo quy định của pháp luật về đất đai để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở thì nhà đầu tư phải là chủ đầu tư và cần phải thực hiện rất nhiều thủ tục theo quy định của pháp luật về Đầu tư, Quy hoạch, Xây dựng, Môi trường trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như: Quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Lập và thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng……..
Như vậy sẽ lặp lại vướng mắc về công tác chuẩn bị đầu tư cho các nhà đầu tư dự án nhà ở thương mại trong gần 1 năm theo quy định của Nghị định 30/2021/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Nhà ở với quy định là nhà đầu tư phải có đất ở hợp pháp và các loại đất khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở” – luật sư phân tích.
Sửa luật, kéo giảm giá nhà
Theo Giám đốc Công ty Luật Black&White, việc sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư theo hướng đề xuất của 3 Bộ Tài Nguyên và môi trường, Xây dựng, Kế hoạch và đầu tư là nhà đầu tư có “đất ở hợp pháp hoặc các loại đất khác phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai” là phù hợp và tháo gỡ được vướng mắc cho các doanh nghiệp đầu tư dự án nhà ở thương mại.
“Việc sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư theo hướng nêu trên là một sửa đổi rất quan trọng đối với các nhà đầu tư dự án nhà ở thương mại, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, khai thác được tối đa nguồn lực đất đai, đồng thời tăng nguồn cung cho thị trường bất động sản, góp phần vào việc giảm giá nhà ở trong thời gian tới” – luật sư Bằng nói.
Đặt ra ý kiến quan ngại cho rằng việc sửa đổi, bổ sung điểm c Khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư mở rộng thêm việc công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đối với các trường hợp nhà đầu tư có 100% đất nông nghiệp, hoặc có 100% đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, thì sẽ dẫn đến làm thất thu ngân sách nhà nước, làm thất thoát tài sản công và nguồn lực từ đất đai. Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA cho hay, quan ngại này không có cơ sở, mà chính việc chậm sửa đổi, bổ sung điểm c Khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư mới là tác nhân làm sụt giảm nguồn cung dự án nhà ở thương mại dẫn đến làm sụt giảm nguồn thu ngân sách nhà nước, làm chậm việc đưa đất vào sử dụng gây lãng phí tài nguyên đất đai.
Số liệu của HoREA cũng cho thấy các dự án nhà ở thương mại tại TP.HCM hiện nay gồm 3 nhóm. Nhóm 1 là các dự án có 100% đất ở chiếm số lượng rất ít, không quá 5% tổng số dự án nhà ở thương mại.
Nhóm 2 là các dự án có đất ở và các loại đất khác chiếm khoảng 80% tổng số dự án nhà ở thương mại.
Nhóm 3 là các dự án có đất nông nghiệp hoặc có đất phi nông nghiệp không phải là đất ở thường có quy mô diện tích lớn, chiếm khoảng 10% tổng số dự án nhà ở thương mại.
Vì vậy, theo Hiệp hội việc sửa đổi quy định của Luật đầu tư năm 2020 thời gian tới sẽ "cởi trói" cho hàng trăm dự án nhà ở thương mại đang bị ách tắc trên cả nước.
Hiện các bộ, ngành liên quan đều đã có công văn nêu ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư. Thị trường BĐS đang trông chờ việc sửa đổi sẽ được Bộ Tư pháp trình Chính phủ trong thời gian tới.
Huỳnh Anh

Bộ Xây dựng đề xuất sửa luật, cò đất hết cửa náo loạn thổi giá ăn chênh
Theo Bộ Xây dựng hiện có không ít môi giới bất động sản yếu kém về chuyên môn, đạo đức làm ăn “chụp giật”, gây thiệt hại cho khách hàng khi tư vấn không đúng, thậm chí còn lũng đoạn thị trường, góp phần gây ra những cơn “sốt ảo”.
" alt="Chờ sửa luật Đầu tư gỡ vướng hàng trăm dự án bất động sản"/>
Chờ sửa luật Đầu tư gỡ vướng hàng trăm dự án bất động sản
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có văn bản hoả tốc giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp cùng Sở Tài chính, UBND huyện Đất Đỏ và UBND huyện Côn Đảo rà soát, cung cấp hồ sơ liên quan đến hai khu đất đấu giá. Đó là khu đất 9.994,8m2 tại đường Bến Đầm, huyện Côn Đảo và khu đất 20.040,1m2 toạ lạc tại thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ. Người trúng đấu giá cả hai khu đất này là bà Trần Ngọc Bích (SN 1984, ngụ đường Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh, TP.HCM), ái nữ của đại gia Trần Quý Thanh, tức “Dr Thanh”.
Trước đó, ngày 19/9/2021 Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có văn bản yêu cầu UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cung cấp hồ sơ liên quan đến hai khu đất nói trên.
 |
Một khu đất ven biển tại thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ đang bỏ hoang. |
Như VietNamNetđã thông tin, khu đất 9.994,8m2 tại đường Bến Đầm, huyện Côn Đảo có mục đích sử dụng là sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, tức đất thương mại dịch vụ. Hình thức sử dụng đất là Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê, thông qua hình thức bán đấu giá quyền sử dụng đất.
Thời hạn cho thuê đất là 50 năm, kể từ ngày ban hành quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá. Theo quy hoạch xây dựng, khu đất này được quy hoạch là công trình du lịch nghỉ dưỡng và dịch vụ du lịch; mật độ xây dựng 25%; tầng cao công trình là 3 tầng, chiều cao tối đa 14m.
Giá khởi điểm quyền sử dụng gần 10.000m2 đất nói trên là 64 tỷ đồng. Có hai tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá là bà Trần Ngọc Bích và Công ty TNHH MTV Thương mại Thanh Dung (trụ sở tại huyện Bình Chánh, TP.HCM).
Tại vòng đấu giá thứ 8, phía bà Trần Ngọc Bích đã trả giá 80,1 tỷ đồng, trong khi đó đại diện Công ty TNHH MTV Thương mại Thanh Dung xin rút. Ngày 28/2/2020, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ra quyết định công nhận kết quả đấu giá.
Còn khu đất 20.040,1m2 tại thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, mục đích sử dụng của khu đất này là thương mại - dịch vụ, Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê bằng hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.
Thời hạn cho thuê đất là 50 năm, kể từ ngày UBND tỉnh ra quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá. Quy mô dự án tại khu đất là xây dựng khu du lịch, nhà nghỉ theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 được phê duyệt.
Ngày 4/3/2020, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có quyết định công nhận bà Trần Ngọc Bích trúng đấu giá quyền sử dụng khu đất này với giá 170 tỷ đồng. Số tiền trúng đấu giá được thanh toán bằng hình thức chuyển khoản và được chia làm 2 đợt trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công nhận kết quả trúng đấu giá.

Nữ đại gia trúng đấu giá khu đất hơn 80 tỷ đồng ở Côn Đảo là ai?
- Khu đất gần 10.000m2 được quy hoạch là đất dịch vụ du lịch ở huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa được bán đấu giá thành, một nữ đại gia đã chi hơn 80 tỷ đồng để sở hữu khu đất này.
" alt="Bộ Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ 2 khu đất ái nữ nhà ‘Dr Thanh’ trúng đấu giá"/>
Bộ Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ 2 khu đất ái nữ nhà ‘Dr Thanh’ trúng đấu giá