CLB Hải Phòng được đầu tư 50 tỷ mỗi mùa dưới thời chủ tịch mới
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán PSV vs Juventus, 3h00 ngày 20/2 -
Công an thông tin vụ bé trai lớp 1 bị người lạ tiếp cận đưa lên xe chở điHình ảnh người đàn ông lạ mặt đi xe máy lui tới trong sân trường để tiếp cận học sinh. (Ảnh cắt từ camera) Theo Công an TP Phan Thiết, những ngày qua, dư luận xôn xao trước thông tin vào chiều 25/12 xuất hiện một người đàn ông đến Trường Tiểu học Mũi Né 2 dụ dỗ em P.T.P (học sinh lớp 1C) lên xe chở đi với nhiều biểu hiện nghi vấn. Khi bị bảo vệ và hiệu trưởng của trường chặn, đối tượng điều khiển xe bỏ chạy.
Trước thông tin trên, Công an TP Phan Thiết đã tiến hành xác minh, kết quả điều tra cho thấy người này là ông Nguyễn Minh Ph. (40 tuổi, hộ khẩu thường trú tại xã Ninh Phụng, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa), hiện sinh sống cùng vợ tại phường Mũi Né, TP Phan Thiết. Ông Ph. hành nghề thợ hồ, xe ôm… để kiếm sống.
Làm việc với cơ quan công an, ông Ph. khai nhận, vào chiều ngày 25/12 đã điều khiển xe máy biển số 86B1-662.77 đến Trường tiểu học Mũi Né 2 với mục đích tìm học sinh đi bộ hoặc chưa có người nhà đến đón sẽ đến hỏi thăm và chở về nhà. Sau đó, người này lấy tiền xe ôm từ gia đình các học sinh.
Trước khi gặp em P., ông Ph. đã chở được hai học sinh khác về nhà và được trả số tiền 17.000 đồng. Qua làm việc trực tiếp với gia đình hai học sinh trên, Công an TP Phan Thiết xác định sự việc là có thật. Đồng thời, tiến hành xác minh tại công an xã xác định ông Ph. có hộ khẩu thường trú tại địa phương, chưa có tiền án, tiền sự.
Với kết quả điều tra, xác minh Công an TP Phan Thiết khẳng định, vụ việc không phải là bắt cóc học sinh. Công an TP Phan Thiết thông tin, vụ việc trên cho thấy trách nhiệm của gia đình trong việc theo dõi, quản lý con em còn nhiều sơ hở, rất dễ trở thành điều kiện để đối tượng xấu lợi dụng.
Đồng thời, cơ quan chức năng cũng ghi nhận và đánh giá rất cao tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm của ban giám hiệu và bảo vệ Trường Tiểu học Mũi Né 2 trong phòng ngừa, ngăn chặn, tố giác tội phạm, qua đó góp phần tạo môi trường an toàn, lành mạnh cho học sinh trong quá trình học tập, sinh hoạt tại nhà trường.
Công an điều tra vụ bé trai lớp 1 bị người lạ đưa lên xe chở đi
Qua trích xuất camera, cơ quan chức năng TP Phan Thiết đã xác định được danh tính người đàn ông lạ tiếp cận học sinh lớp 1 trường Tiểu học Mũi Né 2, bế đưa lên xe máy chở đi."> -
Giảng viên trường cao đẳng y tế Quảng Nam bị nợ lương sẽ được chi trả trước TếtTrường Cao đẳng y tế Quảng Nam nhiều lớp nghỉ học vì không có giảng viên Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đang nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đảm bảo cho trường chi trả lương và các chế độ phụ cấp năm 2023 cho cán bộ, viên chức và người lao động của trường trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
UBND tỉnh xin ý kiến Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất chủ trương cho khoanh nợ đối với khoản kinh phí đào tạo không đạt chỉ tiêu của Trường Cao đẳng Y tế từ năm 2020 trở về trước, số tiền 15,5 tỷ đồng từ năm 2023 đến năm 2025.
Đồng thời, tạm hoãn việc giảm trừ dự toán của trường từ năm 2023 đến năm 2025 (mỗi năm 1,9 tỷ đồng) để có kinh phí trả lương cho cán bộ viên chức, giảng viên, người lao động.
Tỉnh tạm hoãn việc khấu trừ dự toán năm 2023 số tiền 1.322 triệu đồng do Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam cho Bệnh viện Đa khoa thuộc Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam tạm ứng năm 2021; Tạm cấp kinh phí để chi trả lương và chế độ cho cán bộ, viên chức, người lao động trước Tết Nguyên đán.
Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, ngày 14/12/2023, 18 cán bộ, giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam gửi thông báo quyết định ngừng việc tập thể. Các cán bộ này thuộc Khoa Điều dưỡng và Khoa Y tế. Thông báo ngừng việc bắt đầu từ ngày 18/12.
Lý do được những cán bộ, giảng viên này đưa ra là nhà trường đã không thanh toán tiền lương và phụ cấp cho họ trong 6 tháng, tính từ tháng 7/2023 đến nay. Trong thời gian nợ lương này, vì không muốn ảnh hưởng đến việc học của sinh viên nên các cán bộ, giảng viên vẫn đến trường làm việc.
Đến chiều 18/12, hai giảng viên khoa Y đã ngừng dạy, hơn 30 sinh viên phải nghỉ học. Cùng với đó, 9 giảng viên khoa Y cũng đã thống nhất ngừng việc tập thể từ ngày 20/12, nâng tổng số người lao động ngừng việc lên 27.
Ngày 19/12, sau cuộc họp với ban lãnh đạo nhà trường, đại đa số giảng viên đồng ý tiếp tục giảng dạy đến hết ngày 31/12 để đợi tiền lương trường con nợ. Đến ngày 20/12, UBND tỉnh Quảng Nam có quyết định cấp 1,239 tỷ đồng để “giải cứu” tạm thời vấn đề của Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam.
Số tiền lương trường nợ giảng viên trong 6 tháng là 4,9 tỷ đồng, nợ bảo hiểm xã hội 1,4 tỷ đồng và chế độ phụ cấp 1,3 tỷ đồng. Tổng cộng 7,6 tỷ đồng.
Giảng viên đồng loạt ngừng việc: Người lao động nhận 1 trong 6 tháng lương bị nợ
Cán bộ, giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam vừa nhận được tháng lương đầu tiên. Hơn 100 người lao động tại đây vẫn còn bị nợ 5 tháng lương còn lại."> -
Loạt đại học top bỏ phương thức xét tuyển học bạ: Bớt tình trạng chạy điểmẢnh minh họa: PV TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT, cho hay, xét tuyển sinh đại học bằng học bạ dễ tiêu cực, bởi dễ có tình trạng “chạy điểm” và như vậy dẫn đến hệ quả không công bằng giữa thí sinh khi đánh giá học bạ không chuẩn.
“Học bạ có thể xem là một trong các căn cứ hồ sơ học tập ghi nhận thành tích trong quá trình học tập qua đánh giá. Đánh giá qua hồ sơ học tập mới đánh giá được năng lực khách quan qua quá trình… Nếu hồ sơ học lực hay học bạ thể hiện sự đánh giá khách quan, tin cậy trong giáo dục phổ thông có thể xem là tốt hơn qua đánh giá một kỳ thi vốn mang yếu tố may rủi…
Nhưng điều đáng nói là văn hoá cảm tính “thương học trò” và bệnh thành tích khiến học bạ ở Việt Nam mất đi giá trị và ý nghĩa của nó... Do đó, trong bối cảnh hiện nay, một số trường đại học lựa chọn cách làm bỏ xét tuyển sinh đại học bằng học bạ là phù hợp và cũng là cách thể hiện đẳng cấp chất lượng của nhà trường...
Để tốt nhất cho tuyển sinh đầu vào, các trường đại học có thể kết hợp kết quả thi và phỏng vấn”, ông Vinh nói.
TS Lê Đông Phương, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục đại học của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, cho rằng, những trường đại học bỏ xét tuyển bằng học bạ là những trường có uy tín, có sự cạnh tranh rất cao.
“Mấy năm vừa rồi, qua phân tích so sánh của Bộ GD-ĐT, chúng ta thấy điểm trung bình học bạ của học sinh luôn cao hơn điểm thi tốt nghiệp THPT. Không có gì đảm bảo chắc chắn cho việc điểm học bạ không bị tác động. Việc “nâng điểm” có thể xuất hiện cho 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là nhóm học sinh khá, giỏi và muốn điểm số tốt lên để thuận lợi tối đa cho du học hoặc vào các trường top đầu trong nước.
Nhóm thứ hai là nhóm rất thấp ở dưới, thầy cô gọi là “nương tay” cho các em thuận lợi trong việc tốt nghiệp. Việc điểm bị sửa nhiều khi cũng không phải vì một động cơ tiêu cực nào cả (như nhờ vả hay chạy tiền...) mà chỉ đơn giản thầy cô thương học trò muốn cho thêm một chút, hoặc vì áp lực thi đua giữa các lớp...”, ông Phương nói.
“Đã có những trường đại học khảo sát cho thấy những sinh viên xét tuyển bằng điểm học bạ cao, quá trình học thường không được tốt như kỳ vọng. Như vậy rõ ràng, việc dùng điểm học bạ để xét tuyển vào các ngành/trường có mức điểm chuẩn 27-29 là không đủ độ tin cậy”.
Do đó, ông Phương cho rằng, việc một số trường đại học tuyên bố không dùng điểm học bạ để xét tuyển sinh cũng có nguyên nhân. Tuy nhiên, ông Phương cho rằng, nếu làm trung thực, loại trừ được việc “sửa điểm” điểm học bạ có thể giúp theo dõi quá trình học của một học sinh, từ đó cũng dễ so sánh các thí sinh với nhau hơn; trong khi điểm thi có thể mang tính nhất thời, thậm chí có trường hợp “học tài thi phận”.
“Chính vì vậy, việc dùng điểm học bạ cũng có những giá trị của nó, tuy nhiên trong điều kiện trung thực, hoàn toàn không bị tác động. Cá nhân tôi ủng hộ việc các trường top trên không sử dụng điểm học bạ làm tiêu chí duy nhất để xét tuyển sinh, bởi dù sao phương thức này khó có thể khách quan, khả năng tiêu cực cao”.
Độc giả có ý kiến về vấn đề này có thể bình luận dưới bài viết hoặc gửi email về địa chỉ: Bangiaoduc@vietnamnet.vn. Bài viết được đăng tải sẽ nhận nhuận bút theo quy định của tòa soạn. Xin trân trọng cảm ơn. ">