当前位置:首页 > Thể thao > Nhận định, soi kèo Brighton vs West Ham, 21h00 ngày 26/4: Đội hình sứt mẻ 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Bremen vs St. Pauli, 22h30 ngày 27/4: Tiếp đà thăng hoa
Xu hướng gia tăng này vẫn còn tiếp tục, đòi hỏi các giải pháp kiểm soát chặt.
Giá "leo thang" liên tục
Tổng hợp giá giao dịch căn hộ chung cư tại hai thị trường này cho thấy: Giá bình quân các loại căn hộ chung cư (bao gồm căn hộ bình dân, trung cấp, cao cấp) tại Hà Nội tăng khoảng 2-3% so với quý IV/2020. tại TP.HCM tăng khoảng 3-4%.
Tỷ lệ tăng giá ở mỗi loại căn hộ chung cư tương đối khác nhau. Trong đó, các căn hộ bình dân có tỷ lệ tăng giá mạnh nhất, kế tiếp là căn hộ trung cấp. Căn hộ bình dân có mức giá dưới 25 triệu đồng/m2, các dự án có căn hộ bình dân với mức giá dưới 25 triệu hầu như không có, chỉ có tại các khu vực xa trung tâm và hạ tầng hạn chế.
Tại Hà Nội có một số ít dự án nhà ở xã hội với mức giá dưới 20 triệu đồng/m2 mở bán như: Nhà ở xã hội IEC Thanh Trì, CT3-CT4 Kim Chung, Ecohome tại Bắc Cổ Nhuế-Chèm, Tòa 19T4 nhà ở xã hội Lucky House phường Kiến Hưng, quận Hà Đông… và một số dự án nhà ở thương mại giá thấp như dự án Phú Thịnh Green Park, Hà Đông, chung cư Tasco Xuân Phương.
Tại TP.HCM thì hầu như không có dự án có căn hộ với mức giá dưới 25 triệu đồng/m2..
Thị trường BĐS đang thiếu sản phẩm nhà ở bình dân giá thấp. Ảnh: Danh Lam/TTXVN.
Tại Hà Nội, đa số dự án chung cư mới được đầu tư xây dựng thuộc phân khúc căn hộ trung cấp có mức giá khoảng 30-40 triệu đồng/m2. Các dự án này tập trung nhiều tại các quận Hà Đông, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Gia Lâm... Tại TP Hồ Chí Minh, chung cư phân khúc trung cấp có giá cao hơn thị trường Hà Nội, dao động từ khoảng 35-45 triệu đồng/m2.
Ở phân khúc căn hộ cao cấp có mức giá trên 50-80 triệu đồng/m2, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có nhiều dự án mới được đầu tư xây dựng với chất lượng cao, trang thiết bị hạng sang, thiết lập mức giá cao như: Chung cư cao cấp The Nine Phạm Văn Đồng, The Matrix One , D'. Le Roi Soleil-Quảng An, Grandeur Palace Giảng Võ, The Tresor-Quận 4, Saigon Royal-Quận 4, Sadora-Quận 2...
Lũy kế của sự tăng giá liên tục làm cho giá các loại căn hộ thay đổi đáng kể. Có những dự án, căn hộ trước đây thuộc phân khúc bình dân thì nay đã có mức giá thuộc phân khu trung cấp, vượt khả năng chi trả của người dân có thu nhập thấp tại các đô thị lớn.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho biết, trước năm 2020, giá nhà ở tại các đô thị lớn ổn định, đi lên thấp, tăng khoảng 23%/năm.
Nhưng hiện tại, giá nhà tại Hà Nội và TP.HCM đang tăng đột biến, có những dự án từ năm 2020 đã tăng lên khoảng 10-15%. Việc khan hiếm nguồn cung dự án tốt trong bối cảnh lực cầu mạnh tại các đô thị là nguyên nhân chính làm tăng giá trên thị trường.
"Nguyên nhân khiến giá nhà ở tại Việt Nam không giảm trong bối cảnh dịch COVID-19 là do đây vẫn là kênh đầu tư hiệu quả. Nhà đầu tư vẫn thấy cơ hội đầu tư đối với các phân khúc BĐS, trong khi nhu cầu có, nguồn cung giảm, nên giá cả tăng", Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng nhận định.
Kiểm soát giá để thị trường đi đúng hướng
Theo các chuyên gia BĐS, năm 2020, nguồn cung đưa ra thị trường giảm 34% về dự án và 30% về số lượng căn hộ so với năm 2019. Cơ cấu sản phẩm mất cân đối, chưa đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường và đảm bảo an sinh xã hội. Tỷ lệ căn hộ bình dân giảm xuống còn 51%, trong khi căn hộ trung cấp lại tăng từ 23-57%, cao cấp tăng từ 25-42%.
Đây là dấu hiệu lệch pha cung cầu khiến việc phát triển thiếu bền vững. Vì thế, thị trường BĐS cần cân bằng lại phân khúc căn hộ bình dân, đạt mức giá vừa túi tiền của đại bộ phận khách hàng, để sản phẩm này phải chiếm tỷ lệ cao nhất; tiếp theo là phân khúc căn hộ trung cấp và giảm tỷ lệ căn hộ cao cấp.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM kiến nghị Chính phủ cần sớm xem xét ban hành các văn bản quan trọng có liên quan trực tiếp đến các dự án đầu tư, dự án nhà ở và thị trường BĐS như: Sắp xếp, xử lý tài sản công; phát triển và quản lý nhà ở xã hội; cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; ban hành Đề án phát triển nhà ở thương mại giá thấp... để kiểm soát giá.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp BĐS cần tăng tỷ trọng đầu tư vào phân khúc nhà ở có giá vừa túi tiền, nhà ở thương mại giá thấp, nhà ở xã hội, xây dựng uy tín, cùng nhau kiểm soát giá nhà, không để tình trạng tăng nóng, tăng giá ảo trong năm 2021.
Ngoài ra, Sở Xây dựng các địa phương cần tăng cường kiểm soát để thị trường đi đúng hướng, nắm bắt thông tin, diễn biến của thị trường BĐS, thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời để bình ổn thị trường, không để xảy ra "sốt" giá và tình trạng "bong bóng".
Còn theo GS. TSKH. Đặng Hùng Võ, hiện tượng sốt giá BĐS cục bộ vẫn đang xảy ra tại các thành phố lớn, những vùng có cơ hội phát triển thị trường mới. Vì vậy, giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng sốt đất là đánh thuế lũy tiến với thuế suất cao vào những trường hợp nhận chuyển quyền BĐS rồi chuyển quyền ngay.
Để có một thị trường BĐS phát triển bền vững, công bằng và lành mạnh, các cấp quản lý không thể đứng ngoài cuộc, mà cần có công cụ hạn chế việc đầu cơ địa ốc gây nhiễu loạn thị trường bằng các biện pháp cứng rắn, khoa học.
Một thị trường BĐS lành mạnh sẽ không có cơ hội cho những nhóm đầu cơ hoạt động công khai, sự tăng giá trên thị trường suy cho cùng phải gắn với giá trị đầu tư thật.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 theo hướng: Tăng cường vai trò định hướng, quản lý, điều tiết thị trường BĐS của Nhà nước, đảm bảo thị trường phát triển ổn định, lành mạnh, công khai, minh bạch.
Các BĐS trước khi đưa vào kinh doanh phải báo cáo đầy đủ thông tin đến cơ quan quản lý nhà và thị trường BĐS. Bộ cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thành các chính sách tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn để hỗ trợ, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ, giá thấp, từ đó tạo nhiều nguồn cung nhà ở giá thấp phù hợp với khả năng chi trả của đại đa số người dân đô thị.
Theo Vân Sơn
TTXVN
" alt="Kiểm soát sự "leo thang" của giá bất động sản"/>(Ảnh: BERNAMA).
Hội đồng tiểu bang Kelantan đã hoãn phiên họp vào ngày 27/11, sớm hơn một ngày so với dự kiến, khi các nhà lập pháp tản ra để tập trung vào các nỗ lực cứu trợ lũ lụt do những trận mưa lớn liên tiếp trong những ngày gần đây.
Vào ngày 28/11, Thủ tướng Anwar Ibrahim đã yêu cầu Phó Thủ tướng Zahid Hamidi triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của Ủy ban Quản lý Thiên tai Quốc gia để thảo luận về tình hình mưa lũ. Sau cuộc họp, ông Zahid cảnh báo trận lũ năm nay có thể nghiêm trọng hơn thảm họa năm 2014, trận lũ từng khiến 21 người tử vong và 237.000 người phải rời bỏ nhà cửa.
Ông cũng cho biết mực nước thủy triều dự kiến sẽ dâng cao vào tuần tới khiến tình hình càng thêm trầm trọng hơn vì chúng sẽ ngăn cản nước ở các con sông thoát ra biển.
Một người dân ở Kelantan có tên là Datuk Nassuruddin đã đăng tải trên facebook hình ảnh mình mặc áo mưa, lái thuyền máy để giải cứu dân làng khỏi những ngôi nhà bị ngập lụt.
Báo Malay Mail ngày 27/11 đưa tin, một người đàn ông ở Kelantan đã bị điện giật khi cố gắng rút phích cắm máy giặt trong lúc nước lũ dâng lên khoảng 1m.
Công ty đường sắt quốc gia KTM hôm 28/11 buộc phải dừng hoạt động 7 trong số 11 chuyến tàu ở Kelantan vì đường ray xe lửa bị ngập.
Cục Khí tượng Malaysia đã ban hành cảnh báo đỏ vào ngày 27/11, dự báo mưa lớn sẽ kéo dài đến ngày 29/11 tại các bang Kelantan, Pahang và Terengganu.
Mùa mưa hàng năm tại Malaysia thường ảnh hưởng đến các bang phía đông bắc như Kelantan, Terengganu, Pahang và Johor từ tháng 11 đến tháng 1.
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã khiến lượng mưa lớn trong vài tuần qua tác động đến cả 11 bang trên bán đảo Malaysia, gây ngập lụt ở thủ đô Kuala Lumpur khi các con sông tràn bờ. Nhiều người dân phải tạm rời bỏ nhà cửa trú ẩn tại các trường học, trung tâm cộng đồng và hội trường cho đến khi nước rút.
Kim Tiến
Theo Straits Times" alt="Malaysia cảnh báo nguy cơ lũ lụt tồi tệ nhất trong một thập niên"/>Malaysia cảnh báo nguy cơ lũ lụt tồi tệ nhất trong một thập niên
Góc nhỏ chỉ rộng 7 m2 này được nhà thiết kế Kim Lewis biến hóa thành căn bếp đẹp, hiện đại nhờ những ý tưởng thông minh. Ấn tượng nhất trong số đó là hệ kệ để đồ lộ thiên. Ngoài ra, nhà thiết kế còn thận trọng trong việc chọn lựa từ màu sắc tới loại bồn rửa. Tất cả tạo nên sự hài hòa đáng kinh ngạc.
Dưới đây là những chiến lược giúp Kim Lewis biến hóa thành công một căn bếp siêu nhỏ.
Màu sắc
Với căn bếp chỉ rộng 7 m2 này, nhà thiết kế đã thận trọng trong việc chọn lựa từ màu sắc tới loại bồn rửa. Tất cả tạo nên sự hài hòa đáng kinh ngạc.
Lewis nói: "Bảng màu xanh dịu nhẹ của tủ bếp đã giúp phóng to không gian cho căn bếp này. Nhờ vậy nó cũng có vẻ rộng mở như ở ngoài trời". Những chiếc tủ màu xanh cùng bàn đảo và những bức tường trắng như mây tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo. "Đó là một màu xanh lá cây dịu nhẹ, là một màu trung tính có thể kết hợp với bất cứ thứ gì".
Bồn rửa
Theo lý giải của nhà thiết kế: "Căn bếp này không được trang bị máy rửa bát vì vậy bồn rửa phải có khả năng chứa được rất nhiều xoong nồi lớn".
Mặc dù diện tích khá khiêm tốn nhưng Lewis đã quyết định lắp đặt một bồn rửa bằng chất liệu gang dẻo phong cách farmhouse của thương hiệu Kohler. Lewis nói: "Căn bếp này không được trang bị máy rửa bát vì vậy bồn rửa phải có khả năng chứa được rất nhiều xoong nồi lớn".
Đi kèm với bồn rửa cỡ lớn này là vòi nước cũng tới từ hãng Kohler có màu đen mờ kiểu dáng đẹp, tạo nên một điểm nhấn mới mẻ, hiện đại.
Hệ thống kệ
Thiết kế bộ kệ lộ thiên giúp tổng thể quầy lưu trữ đồ không bị lộn xộn, lại vẫn giữ được tầm nhìn ra bên ngoài cửa sổ.
Thiết kế hệ kệ lộ thiên trên tường có giá đỡ bằng ống đồng có móc để treo cốc và dụng cụ nấu nướng giúp tổng thể quầy lưu trữ đồ không bị lộn xộn. Lewis đã chọn vật liệu cho bộ kệ này bằng đồng hoàn toàn từ thương hiệu Schoolhouse Electric & Supply để phù hợp với các giá đỡ bằng đường ống.
Lewis đã chọn vật liệu cho bộ kệ này bằng đồng hoàn toàn từ thương hiệu Schoolhouse Electric & Supply để phù hợp với các giá đỡ bằng đường ống.
Với thiết kế tối giản kể trên, các kệ hoàn toàn mở, tạo ra tầm nhìn qua cửa sổ. Điều này vừa đáp ứng nhu cầu lưu trữ đồ đạc vừa không làm mất tầm nhìn. Lewis nói: "Ánh sáng mặt trời phản chiếu từ các đồ thủy tinh thực sự rất tuyệt đẹp".
" alt="Biến góc nhỏ 7 m2 thành căn bếp đẹp mê ly"/>Nhận định, soi kèo Bournemouth vs MU, 20h00 ngày 27/4: Tiếp tục ôm hận
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 5442 về việc giao 18.832,8m2 đất tại xã Liên Hà (huyện Đông Anh) cho UBND huyện Đông Anh để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất thôn Hà Hương.
Vị trí, ranh giới, diện tích khu đất được xác định tại Bản vẽ Tổng mặt bằng, tỷ lệ 1/500 dự án xây dựng khu đấu giá quyền sử dụng đất thôn Hà Hương do Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng hạ tầng Hà Nội lập được UBND huyện Đông Anh chấp thuận tại Văn bản số 2528.
Một khu đất đấu giá tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội (Ảnh: Hà Phong).
Trong tổng 18.832,8m2 đất huyện Đông Anh được giao có 3.846,4m2 đất ở để đấu giá quyền sử dụng đất; 14.986,4m2 đất giao thông, cây xanh và hạ tầng kỹ thuật khớp nối. Hình thức sử dụng đất của khu đất này là Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. UBND huyện Đông Anh thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ với hạ tầng chung của khu vực theo quy hoạch được duyệt và giao cho đơn vị quản lý theo quy định.
UBND Thành phố giao UBND huyện Đông Anh (Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đông Anh) liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường để nhận bàn giao đất trên thực địa. Đồng thời, huyện này tổ chức thực hiện xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo dự án đầu tư được phê duyệt đảm bảo quy hoạch tổng thể, khớp nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật.
UBND huyện Đông Anh chịu trách nhiệm về việc lập, phê duyệt Bản vẽ Quy hoạch tổng mặt bằng đảm bảo không phát sinh diện tích đất xen kẹt, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai.
" alt="Hà Nội giao gần 19.000m2 đất cho huyện Đông Anh để xây dựng khu đấu giá"/>Hà Nội giao gần 19.000m2 đất cho huyện Đông Anh để xây dựng khu đấu giá
Làm rõ trách nhiệm trong việc chậm ban hành văn bản triển khai Luật Đất đai
Chiều nay (8/10), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản.
Phó Thủ tướng đánh giá, 3 luật trên có liên quan chặt chẽ, mật thiết đến việc triển khai các nhiệm vụ, dự án cụ thể phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng. Mục tiêu tháo gỡ khó khăn, đề ra một số chủ trương, chính sách mới để tạo nguồn lực phát triển, trong đó có thị trường bất động sản, bảo đảm chế độ chính sách về nhà ở.
Chính phủ đã cùng với các địa phương xây dựng, ban hành đồng bộ các văn bản theo thẩm quyền 15 nghị định và 2 quyết định của Thủ tướng, không có thông tư nào bị chậm ban hành.
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, đến ngày 7/10, chưa có địa phương nào ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền. Một số địa phương chưa ban hành văn bản nào để triển khai thực hiện.
Phó Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội, doanh nghiệp... trong xây dựng các nghị định, quyết định, thông tư để đưa các luật vào thực tiễn cuộc sống (Ảnh: VGP).
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các địa phương làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc chậm ban hành các quyết định theo thẩm quyền, mức độ ảnh hưởng ra sao đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, việc huy động nguồn lực đất đai, vận hành của thị trường bất động sản, việc thực hiện cơ chế, chính sách về nhà ở...
Phó Thủ tướng chỉ đạo các địa phương cần đề xuất rõ những khó khăn, vướng mắc cần Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng tháo gỡ, giải quyết. Các bộ, ngành, cơ quan phải có trách nhiệm chung tay hướng dẫn các địa phương tháo gỡ, giải quyết.
Mục tiêu cuối cùng là tăng tốc để hoàn thành việc ban hành các văn bản thi hành 3 luật đáp ứng yêu cầu hết sức cấp bách, cần thiết của cuộc sống nhằm tháo gỡ khó khăn, đưa ra những chính sách tốt hơn.
50 địa phương chưa ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở
Đối với Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết Thủ tướng đã chỉ đạo quyết liệt việc tổ chức thi hành hai luật này, nhất là việc ban hành các văn bản quy định chi tiết.
Thời gian qua, Bộ Xây dựng cũng có nhiều văn bản hướng dẫn đôn đốc các bộ, ngành, địa phương khẩn trương ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành 2 luật theo thẩm quyền.
Bộ đã có 7 văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao tại Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản.
Theo ông Sinh, báo cáo mới nhất của các địa phương cho thấy đã có 13 địa phương ban hành các văn bản quy định chi tiết Luật Nhà ở. Hiện còn 50 địa phương chưa ban hành. Trong đó, 10 địa phương đã hoàn thiện việc xây dựng và đang trình UBND tỉnh xem xét, ban hành và 40 địa phương đang trong quá trình xây dựng hoặc đang trình lấy ý kiến thẩm định của sở tư pháp.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh báo cáo về việc ban hành các văn bản quy định chi tiết Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản (Ảnh: VGP).
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương tập trung xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều văn bản chủ động đôn đốc, hướng dẫn địa phương tổ chức triển khai thi hành Luật Đất đai.
Theo ông Ngân, đến nay đã có 50/63 tỉnh, thành phố đã ban hành một số văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai. Tuy nhiên, chưa có địa phương nào ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền. Một số địa phương chưa ban hành văn bản nào để triển khai thực hiện.
Trong 50/63 tỉnh, thành phố đã ban hành văn bản, chỉ có tỉnh Hải Dương ban hành đầy đủ các nội dung được giao quy định chi tiết trong luật. Các địa phương còn lại nội dung ban hành chủ yếu liên quan đến bồi thường, hỗ trợ tái định cư, quy định về hạn mức giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, điều kiện tách thửa hợp thửa…
Có 13 tỉnh, thành chưa ban hành văn bản gồm Cao Bằng, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Nông, Tiền Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, Phú Yên, Bình Phước và An Giang.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá sau thời gian 2 tháng thi hành, với các quy định mới của Luật Đất đai, bước đầu cho thấy các chính sách mới đã mang lại hiệu quả như phân cấp, phân quyền về chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, xác định giá đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… đã tạo được sự đồng thuận của đa số người dân, cộng đồng doanh nghiệp và sự thống nhất của các cơ quan từ trung ương đến địa phương.
" alt="Chưa địa phương nào ban hành đủ văn bản triển khai 3 luật bất động sản mới"/>Chưa địa phương nào ban hành đủ văn bản triển khai 3 luật bất động sản mới
Xuất hiện những căn biệt thự có giá trên 1 tỷ đồng/m2
Theo khảo sát của phóng viên Dân trí,hiện nay trên các trang mua bán bất động sản trực tuyến, một số căn biệt thự tại Hà Nội được rao bán với mức giá vượt 1 tỷ đồng/m2.
Cụ thể, một căn biệt thự đơn lập có diện tích 307m2 thuộc một dự án trên địa bàn quận Nam Từ Liêm đang được rao bán với giá 435 tỷ đồng, tương đương 1,42 tỷ đồng/m2. Theo giới thiệu của người bán, căn biệt thự này nằm ở vị trí lô góc, sát mặt hồ. Căn nhà được xây dựng 4 tầng với 8 phòng ngủ.
Một căn biệt thự khác cũng thuộc dự án này có diện tích 310m2 đang được rao bán với giá 355 tỷ đồng, tương đương 1,14 tỷ đồng/m2. Theo giới thiệu của người bán, căn biệt thự này có mặt tiền rộng 20m, nằm ở vị trí sát mặt hồ.
Xuất hiện một số căn biệt thự có giá trên 1 tỷ đồng/m2 (ảnh chụp màn hình).
Tại khu đô thị Ciputra (quận Tây Hồ, Hà Nội) cũng xuất hiện nhiều căn biệt thự có mức giá hàng trăm tỷ đồng. Đơn cử, một căn biệt thự đơn lập có diện tích 336m2 đang được rao bán với giá 205 tỷ đồng, tương đương hơn 609 triệu đồng/m2.
Theo giới thiệu của người bán, từ cuối tháng 9, chủ nhà cần bán gấp nên giảm luôn 30 tỷ đồng xuống còn 205 tỷ đồng. Căn nhà được thiết kế 4 tầng với diện tích sàn 150m2.
Một căn biệt thự đơn lập khác tại dự án Starlake (Tây Hồ, Hà Nội) có diện tích 348m2 cũng đang được rao bán với giá hơn 186 tỷ đồng, tương đương 535 triệu đồng/m2. Theo người bán, đằng sau căn nhà là công viên nội khu, gần hồ điều hòa.
Theo báo cáo của CBRE Việt Nam, tính chung 9 tháng qua, tổng nguồn cung nhà liền thổ đạt hơn 3.500 căn, là mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Về tỷ lệ hấp thụ, số căn bán được trong quý III ghi nhận mức tăng đáng kể so với đầu năm, đạt hơn 2.500 căn, gấp gần 5 lần so với quý trước và tăng 124% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng số căn bán được trong 9 tháng là hơn 3.400 căn, gần xấp xỉ nguồn cung mở bán mới trong kỳ. Giá bán sơ cấp trung bình quý III tăng đáng kể so với quý trước, đạt 235 triệu/m2, tăng 16% theo quý và gần 27% theo năm.
Một khu liền kề, biệt thự tại Hà Nội (Ảnh: Dương Tâm).
Trong khi đó, giá bán trung bình của nhà liền thổ thứ cấp tiếp tục đà tăng từ các quý trước, đạt xấp xỉ 167 triệu đồng/m2 (đã bao gồm chi phí xây dựng và chưa bao gồm VAT), tăng 3% theo quý và gần 7% theo năm.
Còn theo báo cáo của Savills, trong quý III, nguồn cung sơ cấp biệt thự, liền kề ghi nhận 673 căn từ 15 dự án, trong đó biệt thự và liền kề mỗi loại hình chiếm tỷ trọng 38%. Lượng giao dịch quý III đạt 326 căn, tăng 194% so với quý trước và tăng 223% so với cùng kỳ, tỷ lệ hấp thụ đạt mức 48%.
Chuyên gia: Giá có thể sẽ điều chỉnh
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Thế Điệp - Phó chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội - cho rằng, nguyên nhân dẫn tới giá liền kề, biệt thự thời gian qua tăng mạnh do nguồn cung khan hiếm, trong khi nhu cầu ngày càng cao. Theo đó, không chỉ các dự án mới mà những dự án đã bỏ không nhiều năm giá cũng tăng rất mạnh.
"Bên cạnh đó, theo luật mới giá đền bù đất sẽ theo giá thị trường, do đó giá sơ cấp có thể đẩy lên rất cao. Ngoài ra, luật mới cũng cởi mở hơn với quyền sử dụng đất đối với Việt kiều sẽ kéo theo một nguồn tiền kiều hối đổ về nhiều hơn, thúc đẩy nhu cầu tăng cao. Do đó, giá bán liền kề, biệt thự có thể tiếp tục tăng cao nhưng cần thời gian lâu hơn", ông Điệp nói.
Mặc khác, ông Điệp cho rằng, giá thứ cấp phân khúc liền kề, biệt thự điều chỉnh có thể xảy ra nhưng sẽ chỉ giảm giá nhẹ. Bởi, những người đầu tư vào phân khúc này hầu hết đều là những người có năng lực tài chính vững vàng và mục tiêu nắm giữ lâu dài.
Ông Matthew Powell - Giám Đốc Savills Hà Nội - đánh giá thị trường biệt thự, liền kề đã có dấu hiệu phục hồi qua sự tăng trưởng nguồn cung, lượng giao dịch và giá bán thứ cấp. Sự cải thiện sẽ rõ ràng hơn tới 2025, đặc biệt với nguồn cung từ đại dự án mới.
" alt="Giá rao bán biệt thự tại Hà Nội lên tới 1,4 tỷ đồng/m2 gây choáng váng"/>Giá rao bán biệt thự tại Hà Nội lên tới 1,4 tỷ đồng/m2 gây choáng váng