TP.HCM sơ kết 18 tháng triển khai Đề án Đô thị thông minh

作者:Kinh doanh 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-22 15:46:26 评论数:

Sau 18 tháng triển khai thực hiện,ơkếtthángtriểnkhaiĐềánĐôthịthôcác trận bóng hôm nay Đề án đã đạt được một số kết quả bước đầu, là bước chuẩn bị cơ bản, quan trọng để triển khai các nội dung của Đề án trong giai đoạn tiếp theo.

Về vấn đề xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở, Thành phố đã triển khai Hệ thống tích hợp và chia sẻ dữ liệu, tích hợp một số CSDL quan trọng như CSDL văn bản điện tử, CSDL một cửa điện tử, CSDL khiếu nại tố cáo, CSDL đường dây nóng, CSDL cơ sở khám chữa bệnh, CSDL cơ sở giáo dục... về kho dữ liệu dùng chung của thành phố đặt tại Công viên Phần mềm Quang Trung. Ngoài ra Thành phố đã triển khai thử nghiệm Cổng thông tin dữ liệu mở data.hochiminhcity.gov.vn, cung cấp thông tin về cơ sở khám chữa bệnh và chứng chỉ ngành nghề y, thông tin về cơ sở giáo dục và dịch vụ...

Về xây dựng Trung tâm điều hành chỉ huy của đô thị thông minh, Thành phố đã triển khai thí điểm kết nối, tích hợp dữ liệu các camera giám sát của Sở Giao thông vận tải, UBND các quận (quận 1, 2, Phú Nhuận, Gò Vấp). Tổng số camera được tích hợp về Trung tâm điều hành là hơn 1.000 camera, trong đó phân tích nâng cao dữ liệu cùng lúc 50 camera gồm nhận diện khuôn mặt, nhận diện các loại phương tiện, phát hiện đám đông, các sự cố về giao thông, an ninh trật tự...

{ keywords}
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phúc Nguyễn.

Nâng cấp hệ thống 1022 thành Cổng thông tin tiếp nhận và giải đáp thông tin cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp với nhiều phương thức tiếp nhận phản ánh như gọi điện thoại, nhắn tin tới đầu số 1022, gửi email [email protected], website 1022.tphcm.gov.vn, ứng dụng 1022 trên điện thoại thông minh hay qua fanpage 1022 trên mạng xã hội Facebook.

Hệ thống quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị trên nền bản đồ số (GIS) được xây dựng với vai trò một nền tảng tích hợp tất cả các cơ sở dữ liệu về hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn thành phố gồm: bưu chính, viễn thông, điện lực, cấp nước.

Về xây dựng Trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế - xã hội, Thành phố đã hoàn thành tập tài liệu tổng hợp các phương pháp khoa học dự báo, từ đó ứng dụng các mô hình dự báo chuỗi thời gian để dự báo một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu cho năm 2019 và năm 2020. Ứng dụng công nghệ trực quan hoá dữ liệu để xây dựng bộ dashboard trình diễn dữ liệu và kết quả dự báo xu hướng phát triển của các chỉ số kinh tế. Các bộ dữ liệu vĩ mô và vi mô được khai thác trong điều kiện kỹ thuật cho phép để mô hình hoá nhằm phân tích một số nội dung thuộc về đặc điểm kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố.

Về thành lập Trung tâm An toàn thông tin, UBND Thành phố cũng đã phê duyệt Đề án thành lập Công ty Cổ phần vận hành Trung tâm An toàn thông tin thành phố. Trên cơ sở đề án được phê duyệt, sẽ tổ chức thành lập công ty với phần vốn góp của nhà nước chiếm từ 51% trở lên vốn điều lệ, với sự tham gia góp vốn của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân có kinh nghiệm trong lĩnh vực an ninh thông tin.

Về xây dựng Chính quyền điện tử, UBND Thành phố ban hành và công bố Quyết định số 4250/QĐ-UBND ngày 28/09/2018 về phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Hồ Chí Minh. Đây là kế hoạch tổng thể giúp định hướng triển khai một cách thống nhất và đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước, nhằm thực hiện quá trình chuyển đổi số, hướng đến xây dựng chính quyền số, đáp ứng các mục tiêu chiến lược của TP.HCM về phát triển một đô thị thông minh, hỗ trợ hiệu quả các chương trình đột phá của thành phố, đặc biệt là chương trình cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ người dân.

{ keywords}
Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả 18 tháng triển khai Đề án Đô thị thông minh. Ảnh: Phúc Nguyễn.

Hiện nay, Thành phố đang tập trung triển khai chính quyền điện tử thành phố (LGSP) với các hệ thống tích hợp, dịch vụ dùng chung như Hệ thống tích hợp dữ liệu, Trục liên thông kết nối, dịch vụ đăng ký, xác thực người dùng và đăng nhập một lần, các dịch vụ dùng chung cho các ứng dụng Một cửa điện tử và Dịch vụ công trực tuyến, các dịch vụ dùng chung cho các ứng dụng Văn bản điều hành.

Với vai trò là quận thí điểm triển khai Đề án Đô thị thông minh trong thời gian qua, quận 1 và quận 12 đã có những chia sẻ về những kết quả đạt được. Theo đó, quận 1 đã triển khai thí điểm Trung tâm điều hành đô thị thông minh đặt tại Trụ sở UBND quận 1, trong đó tích hợp hệ thống camera tại địa bàn dân cư và trụ sở công an 10 phường với trên 750 mắt camera, đầu tư lắp các camera quan sát tầm xa tại những vị trí trọng điểm an ninh trật tự trên địa bàn quận. Trong hơn một năm triển khai thí điểm, hệ thống đã hỗ trợ, phục vụ tốt các đơn vị trong công tác chỉ đạo, điều hành, xử lý các tình huống phát sinh vào ngày lễ, Tết, phòng chống các tình huống bạo động, biểu tình, gây rối trật tự công cộng...

Về phía quận 12 đã triển khai xây dựng Trung tâm chỉ huy hình ảnh và an ninh đặt tại trụ sở công an quận, trong đó tích hợp hơn 600 camera hiện hữu tại các khu dân cư. Ngoài ra, quận cũng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của đơn vị, cụ thể triển khai phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc; phần mềm quản lý hồ sơ hành chính; hệ thống quản lý địa bàn khu dân cư; hệ thống thông tin quản lý quy hoạch; triển khai ứng dụng ảnh viễn thám trong công tác quản lý đô thị, tài nguyên môi trường. Bên cạnh đó, quận cũng tăng cường triển khai dịch vụ công trực tuyến và thanh toán trực tuyến; triển khai hệ thống đánh giá sự hài lòng của người dân, hệ thống trả lời tự động hướng dẫn thủ tục hành chính; ứng dụng tiếp nhận, quản lý, trả lời phản ánh, góp ý của người dân thông qua Facebook, Zalo.

Phát biểu bế mạc hội nghị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu trong 18 tháng tới với sự hỗ trợ của 5 doanh nghiệp lớn (VNPT, Viettel, FPT, MobiFone, AIC), các sở ban ngành cần phải tăng tốc quyết liệt, chuyển sang giai đoạn ứng dụng một cách rộng rãi có bài bản công nghệ khắp các quận huyện để đạt được kết quả tốt.

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo với khối xây dựng cơ sở dữ liệu của từng ngành trên địa bàn thành phố cần có lộ trình để thực hiện. Hết năm nay chúng ta cập nhật dữ liệu của những ngành nào, đến mức nào. Gắn với cơ sở dữ liệu này thì quy chế sử dụng dữ liệu rất quan trọng, vì dữ liệu là tài nguyên, vừa có thể làm kinh doanh, cũng vừa có thể bị kẻ xấu lợi dụng phá hoại. Vì thế trong quý 3 này phấn đấu rà soát và thông qua quy chế sử dụng dữ liệu thành phố.

Các bài toán Đô thị thông minh đặt cho các quận huyện là giống nhau về bản chất, vì vậy chúng ta có thể sơ kết lại, hướng dẫn sâu hơn để các quận huyện cùng triển khai đồng bộ. Cần trả lời câu hỏi tư vấn về công nghệ cho 24 quận huyện là bao nhiêu công ty, cách thực hiện như thế nào. Chúng ta có thể phân nhóm một số công ty phụ trách một số quận huyện hay một số công ty phụ trách từng mảng vấn đề, cần phải làm rõ...

Các sở ngành đều phải xây dựng dữ liệu chuyên ngành của mình, quản lý các đối tượng của mình, các sở ngành phải quản trị thông minh, và cũng có những đặc thù riêng. Do đó các sở ngành cần xây dựng nhiệm vụ quản lý ngành thông minh của mình và phục vụ đối tượng khách hàng của mình theo nội dung như thế nào, tổ chức triển khai đấu thầu đơn vị tư vấn cho mình.

Cuối cùng, chúng ta cần có chương trình nâng cao trình độ người dân sử dụng các dịch vụ số hóa, để người dân trở thành một nhân tố tích cực, công dân số thông minh tham gia vào đô thị thông minh của thành phố.

Ngày 23/11/2017, UBND thành phố đã ban hành quyết định số 6179/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2025”. Việc triển khai xây dựng đô thị thông minh được xác định là một trong những giải pháp hữu hiệu hỗ trợ thúc đẩy thành phố phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, đẩy nhanh quá trình thu hẹp khoảng cách với các thành phố khác trong khu vực.